Tưởng Năng Tiến – Cuối Năm Nói (Chơi) Về Chuyện Cuối Đời
https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzLU9MZ3dneFBpcFE/view?usp=sharing
… Có bữa, đang ngồi hớt tóc, tôi chợt nhìn thấy vài đốm tóc trắng (li ti) chen lẫn với tóc đen trên chiếc khăn choàng. “Cái ông thợ cúp này làm biếng, không thay khăn mới, cũng không rũ sạch cái cũ nên nên mới còn sót lại tóc tai tùm lum của người khách trước – một khứa lão (mắc dịch) nào đó,” tôi nghĩ vậy.
Vài phút sau, tôi hốt hoảng nhận ra rằng: những vụn tóc đen, lấm tấm cùng với tóc trắng xuất hiện mỗi lúc một nhiều. Té ra, đó là tóc bạc của chính mình chớ còn “khứa lão” (mắc dịch) nào vô đó nữa!
Thằng Chó Đẻ Của Má
https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzLUpQdGlEcnF4Vlk/view?usp=sharing
… Má ơi ! Bữa nay là ngày 23 tháng chạp, ngày đưa ông Táo. Không biết những người Việt lưu vong như tụi con có còn giữ phong tục hằng năm cúng đưa ông Táo về Trời hay không, chớ vợ của con năm nào đến ngày này cũng mua hoa quả bánh ngọt cúng đưa ông Táo, cũng thành khẩn như ngày xưa, hồi còn ở bên nhà.
Năm nay, nhờ vợ của con lau dọn bàn thờ ông Táo để sửa soạn bày lễ vật ra cúng, nên con mới nhớ ra là ngày 23 tháng chạp. Ngày này cũng là ngày sanh của má. Hồi đó, má hay nói : « Ngày sanh của đứa nào còn khó nhớ, chớ ngày sanh của tao là ngày ông Táo về Trời, không dễ gì quên ! ». Và ngày này hồi đó, khi cúng vái, má hay cầu khẩn : « Ông về ở trển nhờ tâu lại bữa nay tôi lên thêm một tuổi, cầu xin Ngọc Hoàng bớt cho tôi chút đỉnh khổ cực … ».
Những Pavlov mang họa
https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzQmdDcjBnYzlDZWM/view?usp=sharing
… Kính thưa quý vị,
Với tôi, đây là một sự vinh hạnh khi được mời lên diễn đàn này trình bày về tác phẩm cuối cùng, là di cảo mới nhất, của nhà văn Bùi Ngọc Tấn.
Sau cả vạn người đã đọc ông và cả trăm người đã phát biểu về con người và văn nghiệp của Bùi Ngọc Tấn, tôi là người muộn màng đẩy một cánh cửa đã mở sẵn. Vì vậy, xin quý vị thông cảm cho nếu chẳng nói điều mới lạ.
Hôm mùng năm vừa rồi và sáng nay lên chùa, tôi đã thắp một nén nhang cầu nguyện nhân dịp 49 ngày tạ thế của Bùi Ngọc Tấn. Nơi đây, hiển nhiên là quý vị cũng đã tưởng niệm như rất nhiều người Việt khác trên địa cầu trong thời gian qua.
08/02/2015 Kỷ niệm 25 năm thành lập Đoàn Văn Nghệ Dân Tộc- Giới Trẻ La San
Đoàn văn nghệ dân tộc La San: 25 năm tiếng trống rạng danh hồn dân tộc
Bài và ảnh: Raymond Nhựt Nguyễn
Cơn mưa do bão gây ra vào những ngày cuối tuần tại thung lũng hoa vàng San Jose đã không làm chùn bước khán thính giả đến với nhà hát Flint Center thuộc thành phố Cupertino, nơi nổi tiếng với những màn giới thiệu sản phẩm mới của đại gia công nghệ Apple. Vào lúc 2 giờ chiều ngày 8 tháng 2 năm 2015, khán phòng với sức hứa hơn 2000 người đã ngồi chật kín để chờ xem màn trình diễn đặc biệt của các em giới trẻ La San thuộc đoàn văn nghệ dân tộc La San một chương trình đặc biệt nhầm đánh dấu kỷ niệm 25 năm thành lập. Các em còn được biết đến với một cái tên khác là “Đoàn Trống La San” do khả năng đánh trống điêu luyện cùng với tài diễn xuất mang đậm sắc thái dân tộc của các em. Mở đầu là hồi trống rước cờ với hơn 30 em hầu hết còn rất trẻ trong quốc phục áo dài khăn đóng chỉnh tề, cùng vang lên hồi trống nghiêm trang để rước 2 lá quốc kỳ Việt- Mỹ. Xuyên suốt chương trình người xem như hoà mình vào dòng chảy lịch sử được tái hiện trên sân khấu với những tiếng trống trận nổi tiếng như tiếng trống Mê Linh, trống Trận Tây Sơn hùng dũng đã một khiến quân thù khiếp sợ mà tháo chạy. Hoà vào đó là những vũ diệu dân gian vui tươi tràn ngập không khí xuân và thắp lên hồn dân tộc.
Ngoài ra, chương trình còn dẫn dắt người xem dọc theo chiều dài đất nước từ ải Nam Quang đến tận mũi Cà Mau, như muốn khẳng định, dù đi xa quê hương, nhưng các em không bao giờ quên nguồn cội sinh ra của mình.
Phần hai của chương trình là một hoạt cảnh đầy khí thế hào hùng tái hiện lại chiến thắng của vua Quang Trung trên sông Rạch Gầm, Xoài Mút trước quân Xiêm, và chiến thắng mùa xuân dẹp tan quân Thanh xâm lược tại Thăng Long. Tất cả tiết mục điều muốn nói lên lòng ái quốc, niềm tự hào dân tộc, một sự hãnh diện là con cháu Lạc Hồng, ngoài ra còn khẳng định khí thế của người nước Nam, không run sợ trước bạo quyền, và nhất định giành lại chủ quyền trên lãnh hải lãnh thổ của dân tộc.
Chương trình kết thúc với bài hát Việt Nam Việt Nam của nhạc sĩ Phạm Duy khiến cả khán phòng đứng lên cổ vũ và hát theo, thật đáng tự hào vì chúng ta có một đoàn dân tộc biết gìn giữ và phát huy hồn dân tộc như giới trẻ La San.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét