Thứ Ba, 10 tháng 1, 2017

Bản tin ngày 10 tháng 1 năm 2017



CSVN VAY NỢ AI VÀ TỪ LÚC NÀO.
Bùi Anh Trinh  


Năm 2003, ngày 19-8, bản tin của đài RFA : “Để phát triển nguồn năng lượng cần thiết cho sản xuất và đời sống dân chúng, chính phủ Việt Nam cho hay sẽ phải huy động tới gần 4.5 tỷ đôla đầu tư để xây thêm 11 nhà máy phát điện mới trong năm tới ”.
*Phân tích:  4.5 tỉ đôla cho điện lực chỉ là con số nhỏ so với nhu cầu điện của Việt Nam theo như chiết tính của các chuyên gia điện năng quốc tế.  Nhu cầu điện của một quốc gia được tính theo mức phát triển kinh tế.  Với đà phát triển kinh tế từ 7% tới 9% mỗi năm thì Việt Nam cần phải có nhà máy phát điện nguyên tử mới đủ đáp ứng nhu cầu.
Có thể một ai đó sẽ cho rằng John Perkins đã nói láo, dựng đứng con số lên để gây hấp dẫn, sách bán chạy và được nổi danh.  Tuy nhiên con số này thực tế dã xảy ra tại Việt Nam và người đã phát hiện rồi đưa nó ra trước công luận là Tiến sĩ Nguyễn Khắc Nhẫn, nguyên cố vấn Nha Kinh Tế Dự Báo Chiến Lược (IDF, Paris), hiện là giáo sư Viện Kinh Tế Chính Sách Năng Lượng Grenoble, giáo sư trường Đại Học Bách Khoa Grenoble (Pháp) :
“Theo những con số tôi vừa được biết thì năm 2020 các đồng nghiệp bên nhà nói rằng chúng ta sẽ cần 294 tỷ Kilowatt/giờ, tức là 3 lần lớn hơn con số đã đưa ra vào năm 2010. Trong khoảng thời gian rất ngắn 10 năm, 2010 – 2020, mà chúng ta phải nhân gấp 3 tổng sản lượng điện toàn quốc, như thế là không thiết thực chút nào cả.
Không có nước nào có một tốc độ quá mạnh, quá nhanh như thế, một mức tăng trưởng luỹ thừa, 16-17% một năm, có nghĩa là cứ 3 năm ta phải nhân gấp đôi tất cả các nhà máy và hệ thống điện trên toàn lãnh thổ.  Liệu ta có đủ khả năng tài chánh không? và sức người cũng có hạn”…

Kinh tế Việt nam và viễn ảnh 2017
Nguyên Lam & Nguyễn-Xuân Nghĩa
RFA Ngày 161228


Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Tôi xin được nhắc lại bối cảnh chung, rồi mình sẽ tập trung vào những thách đố kinh tế cho Việt Nam.

- Từ khi tiến hành đổi mới và mở cửa để hội nhập vào thế giới bên ngoài, kinh tế Việt Nam đã có nhiều thay đổi qua 30 năm, với tốc độ tăng trưởng cao hơn. Đây là hiện tượng chung, đã từng thấy lại các nước từ bỏ hệ thống kinh tế tập trung quản lý mà áp dụng quy luật thị trường để tăng trưởng và phát triển.

- Nhưng tăng trưởng phải dẫn đến phát triển chứ không tất nhiên là phát triển, nếu không thì nền kinh tế quốc gia chỉ có thể nâng cao lợi tức quốc dân trong một giới hạn nào đó rồi mắc kẹt trong cái bẫy của lợi tức trung bình. Nhiều quốc gia đi trước, kể cả Trung Quốc và nhất là Trung Quốc, có thể đang nằm trong cái bẫy đó. Từ mấy năm trước, giới chuyên gia tư vấn đã cảnh báo về rủi ro này cho Việt Nam.

- Ngược lại, khi Trung Quốc đang bước lên một trình độ sản xuất khác, với giá nhân công cao hơn, nhiều cơ hội cũng mở ra cho Việt Nam để thu hút đầu tư nước ngoài thay cho thị trường Trung Quốc. Tiết mục chuyên đề của chúng ta đã đề cập tới triển vọng này từ năm 2013 trở về sau.

2016: Vì sao tiền ‘kiều bào ta’ gửi về Việt Nam giảm?
Phạm Chí Dũng


Chủ nghĩa lạc quan kiều hối của giới quan chức kim tiền Việt Nam đã bị giáng một đòn đau điếng khi lượng kiều hối thực về Việt Nam năm 2016 lao dốc hiếm thấy.
Âm 25%!
Sài Gòn – nơi vẫn được “trung ương” xem là “điểm sáng” về kiều vận đồng bạc xanh chủ yếu từ khối “kiều bào” ở Mỹ – chỉ nhận được $4.3 tỷ tính đến hết Tháng Mười Một, 2016, thấp hơn dự kiến đến 10%.
Với cái tên cũ là Sài Gòn và là địa chỉ đã được ước tính có đến vài triệu người có thân nhân ở nước ngoài, thành phố này thường tập trung đến 50% lượng kiều hối chuyển về Việt Nam. Nếu lượng kiều hối về Sài Gòn giảm thì kiều hối chảy vào Viẹt Nam tất yếu giảm theo. Theo đó, lượng kiều hối “tất cả cho chủ nghĩa xã hội” chỉ vào khoảng $9 tỷ trong năm 2016, thấp hơn tới 25% so với dự báo là khoảng $12 tỷ.

Điểm nhấn trong ngày…


Đưa vàng trong dân vào kinh doanh
Ngân hàng Nhà nước trở lại mua vào ngoại tệ
Gặp Donald Trump, tỷ phú Trung Quốc cam kết tạo 1 triệu việc làm cho người Mỹ
Yahoo đổi tên sau khi bán tài sản cho Verizon

Bánh Chưng Mùa Xuân Cũ 


- Hôm nay em sẽ mang bánh tặng gia đình em mình và chị bạn thân, những người này sẽ thông cảm cho những chiếc bánh chưng bánh tét xấu của em. Phải là chỗ thân tình mới nhận được món qùa xấu bên ngoài ngon bên trong của em đấy nhá?
Anh Bông đi vào phòng tắm đánh răng rửa mặt, chị Bông lo chuẩn bị món bánh chưng để hai vợ chồng cùng ăn thử công lao của mình..
Ngoài khung cửa sổ gío vẫn se lạnh, mây vẫn trôi chậm âm u của mùa Đông chưa qua và mùa Xuân chưa đến nhưng chị Bông đã thấy một mùa Xuân khác, có nắng nhiệt đới ấm áp rực rỡ, có hoa Xuân nở tưng bừng.
Những chiếc bánh chưng mới làm hôm nay chị sẽ bày ra đón Tết. Ở quê người mà hương vị bánh chưng vẫn thơm ngon của những mùa Xuân cũ, của đất trời quê xa.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét