Thứ Sáu, 13 tháng 1, 2017

Bản tin ngày 13 tháng 1 năm 2017 - Tưởng niệm 42 năm trận Hải chiến Hoàng Sa 1974.



Tưởng niệm Hải chiến Hoàng Sa 1974



Năm 1973, với Hiệp Ðịnh Paris, Hoa Kỳ và Ðệ Thất Hạm Ðội sau khi rút quân và thiết bị ra khỏi quần đảo Hoàng Sa đã xem việc bảo vệ quần đảo này là việc riêng của Việt Nam Cộng Hòa.
Năm 1974 khi một phái đoàn của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa thăm dò một số đảo Hoàng Sa trong việc chuẩn bị thiết lập phi trường có khả năng chuyên chở vận tải cơ hạng nặng C-7 Caribou thì khám phá ra sự hiện diện của hải quân Trung Quốc, và giao tranh xảy ra sau đó…

Ý nghĩa lịch sử trận hải chiến Hoàng Sa
Trần Gia Phụng. 


Sự hy sinh của Ngụy Văn Thà và đồng đội trong trận hải chiến Hoàng Sa ngày 19-01-1974 là thiên anh hùng ca bất tử, mãi mãi vang vọng như nhạc hồn đất nước trong lịch sử hào hùng bất khuất của dân tộc Việt Nam.
Trận hải chiến Hoàng Sa ngày 19-01-1974, đã được nói và viết đến nhiều. Nhân kỷ niệm 35 năm xảy ra trận hải chiến nầy, ở đây chỉ xin ôn lại vài ý nghĩa lịch sử của trận chiến anh dũng của Hải Quân Việt Nam Cộng Hòa.

Trường Sa và Hoàng Sa là của Việt Nam
TS. Nguyễn Nhã 


Luận điểm đầu tiên của chính quyền tỉnh Quảng Đông khi công khai khảo sát Hoàng Sa mà Trung Quốc gọi là Tây Sa vào năm 1909, là cho rằng quần đảo "Tây Sa" là đất vô chủ (res nullius), hải quân tỉnh Quảng Đông cắm cờ trên đảo và bắn 21 phát súng đại bác tại một số đảo ở Hoàng Sa năm 1909.
Sau khi dùng vũ lực một cách bất hợp pháp cưỡng chiếm Hoàng Sa vào trung tuần tháng giêng năm 1974, Trung Quốc đã cố gắng tìm kiếm tài liệu để cố gán ghép bằng cách cắt xén, nếu cần thì xuyên tạc với sự đóng góp của các nhà học giả như Sử Lệ Tổ đưa ra luận điểm cho rằng "các đảo Nam Hải từ cổ xưa đến nay là lãnh thổ Trung Quốc", do nhân dân Trung Quốc "phát hiện sớm nhất", "kinh doanh sớm nhất", do chính phủ các triều đại Trung Quốc "quản hạt sớm nhất" và viện dẫn nhiều tài liệu lịch sử mang tính suy diễn để dẫn chứng (Quang Minh Nhật Báo, 24-11-1975).

Tây Sa và Nam Sa trong sử liệu Trung Quốc
Phạm Hoàng Quân


“Quốc vụ Viện Trung Quốc vừa phê chuẩn việc thành lập thành phố hành chính cấp huyện Tam Sa (thuộc tỉnh Hải Nam) trực tiếp quản lý ba quần đảo trên Biển Đông, trong đó có hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam” (báo Tuổi trẻ ra ngày thứ Ba - 4-12-2007). 
Theo như tên gọi này – Tam Sa – thì thành phố mới của Hải Nam còn có thêm tên của quần đảo Trung Sa thuộc chủ quyền của Trung Quốc. 
Sự thiết lập cơ quan quản lý hành chính đối với các quần đảo – thuộc chủ quyền hoặc không thuộc chủ quyền của mình – của Chính phủ CHND Trung Hoa vốn bắt đầu từ năm 1959, “năm 1959 thiết lập “Tây – Nam - Trung Sa Quần đảo Biện sự Xứ”, thuộc sự quản lý của khu hành chính Hải Nam. Đến năm 1969, cơ quan này đổi tên là “Tây Sa - Trung Sa - Nam Sa Quần đảo Cách mạng Uỷ viên Hội”, trực thuộc tỉnh Quảng Đông. Đến năm 1988, khi thành lập tỉnh Hải Nam, hai quần đảo Tây Sa và Nam Sa thuộc sự quản lý của tỉnh này” (Tô Độc Sử - Sở Nghiên cứu học thuật quân sự hải quân – Quý san Trung Quốc biên cương sử địa nghiên cứu. 1-1992. Trung Quốc Xã hội Khoa học Viện – ISSN 1002 - 6800). 

Nhớ Ngày Kỷ Niệm Một Năm Thất Thủ Hoàng Sa
Hàn Nguyên Nguyễn Nhã


..Ngày 20 tháng 1 năm 1975 là ngày đáng nhớ của tôi, cách đây 40 năm, lần đầu tiên tôi rơi lệ vì Hoàng Sa và đã có nhiều người ôm nhau khóc ròng, các vị Quốc lão, trong đó có Nhà thơ yêu nước Á Nam Trần Tuấn Khải đốt trầm khai mạc, chiêng trống vang rền mà Báo Sóng Thần hồi ấy đưa tin với tít lớn: “Khai mạc Triển lãm Sử liệu Hoàng Sa”…., cũng là ngày giới thiệu phát hành Tập San Sử Địa số 29, Đặc khảo về Hoàng Sa & Trường Sa.
Quên làm sao được khi mà với tính cách Trưởng Ban Tổ chức gồm Ủy Ban Vận Động Xây Dựng Đền Quốc Tổ Hùng Vương ( GS Ngô Gia Hy đại diện) , VoViNam Việt Võ Đạo(Võ sư Trần Huy Phong đại diện) và Nhóm Chủ Trương Tập San Sử Địa( Nguyễn Nhã đại diện) hình như hồn thiêng sông núi khiến tôi đã xúc động khi giới thiệu 5 vị Quốc lão đốt trầm khai mạc. ..

Đặc san Sử Địa số 29. Đặc khảo về Hoàng Sa, Trường Sa



Hoàn cảnh lịch sử dẫn đến tranh chấp  chủ quyền của Việt Nam tại quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa  – Nguyên nhân và giải pháp –
Hàn Nguyên Nguyễn Nhã


Sự thực lịch sử về chủ quyền và những hoàn cảnh lịch sử dẫn đến sự tranh chấp cùng nguyên nhân xâm phạm chủ quyền của Việt Nam đã quá rõ ràng, nên giải pháp phải là “cái gì của César phải trả lại cho César”. Bất kỳ chính quyền nào cũng như bất cứ người Việt Nam nào, dù khác chính kiến, đều coi trọng việc lấy lại Hoàng Sa về với Việt Nam và bảo toàn toàn vẹn Trường Sa. Lịch sử đã chứng minh dù có hàng ngàn năm bị lệ thuộc rồi cũng có ngày với sự kiên cường, bất khuất, cuộc đấu tranh sẽ thành công. - Hàn Nguyên Nguyễn Nhã

Hoàng Sa lãnh thổ  Việt Nam Cộng Hòa.
Tài liệu của Bộ Dân Vận Chiêu Hồi năm  1974
















Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét