Tưởng Năng Tiến – Đầu Năm Nói Chuyện
Cuối Đời
Tự do cho mỗi đời nô lệ
Sữa để em thơ, lụa tặng già
Tố Hữu
Sữa để em thơ, lụa tặng già
Tố Hữu
Có
bữa, tôi chợt nhìn thấy vài đốm tóc trắng (li ti) chen lẫn với tóc
đen trên chiếc khăn choàng, phủ quanh mình, khi đang ngồi hớt tóc. “Cái
ông thợ cúp này làm biếng dữ, không thay khăn mới, cũng không rũ sạch
cái cũ nên nên mới còn sót lại tóc tai tùm lum của người khách
trước – một khứa lão (mắc dịch) nào đó,” tôi nghĩ vậy.
Vài phút sau, tôi hốt hoảng
nhận ra rằng: những vụn tóc đen, lấm tấm cùng với tóc trắng xuất hiện mỗi lúc một nhiều. Té
ra, đó là tóc bạc của chính mình chớ còn “khứa lão” (mắc dịch)
nào vô đó nữa!
Nguyễn Thông
…
Sau
này, người ta cứ đổ qua đổ lại thất bại của chính sách giá – lương – tiền, của
cuộc đổi tiền năm 1985 tối tăm trời đất cho ông Tố Hữu, nhà thơ làm kinh tế.
Đành là ông Tố Hữu cũng có trách nhiệm bởi ông ấy làm Phó chủ tịch thường trực
Hội đồng Bộ trưởng (tức Phó thủ tướng thứ nhất) chuyên trách về kinh tế, nhưng
trút hết rác rưởi vào ông nhà thơ là hành vi tầm thường, tiểu nhân. Chủ tịch Hội
đồng Bộ trưởng (thủ tướng) khi đó là ông Phạm Văn Đồng, Tổng bí thư là ông Lê
Duẩn, rồi còn đám ông Đỗ Mười, Phạm Hùng, Trường Chinh, bao nhiêu ông thét ra lửa,
cuối cùng chạy tội, né tránh cả. Đến đại hội 6 vào tháng 12.1986, ông Tố Hữu bị
văng ra, và người ta xoa tay coi như đã làm hả hê lòng dân chúng khi trị tội một
kẻ đã đẩy nền kinh tế của đất nước, cuộc sống của mấy chục triệu người đến bờ vực
thẳm. Cũng chỉ là trò Tào Tháo mượn đầu quan coi lương Vương Hậu để yên lòng
quân sĩ thời Tam Quốc mà thôi.
Những kẻ tham quyền cố vị, dốt nát, chỉ cốt bảo toàn đường lối chính trị, khi chúng làm kinh tế, ắt chúng sẽ phá nát nền kinh tế. Một xã hội mà cứ đổi tiền xoành xoạch, đủ biết tài cán làm kinh tế của những kẻ cai trị đến mức nào. Đồng tiền thấm bao nhiêu mồ hôi, nước mắt con người, in dấu số phận con người, trong tay những kẻ ấy, cũng chả khác chi tờ giấy lộn. Cho nên, cứ nhớ đến chuyện đổi tiền lại rùng mình khiếp đảm.
Những kẻ tham quyền cố vị, dốt nát, chỉ cốt bảo toàn đường lối chính trị, khi chúng làm kinh tế, ắt chúng sẽ phá nát nền kinh tế. Một xã hội mà cứ đổi tiền xoành xoạch, đủ biết tài cán làm kinh tế của những kẻ cai trị đến mức nào. Đồng tiền thấm bao nhiêu mồ hôi, nước mắt con người, in dấu số phận con người, trong tay những kẻ ấy, cũng chả khác chi tờ giấy lộn. Cho nên, cứ nhớ đến chuyện đổi tiền lại rùng mình khiếp đảm.
Bản “tù ca” bất hủ sau 40 năm đã ra tù
Văn
hóa và nghệ thuật với người cộng sản cần thiết phải hiểu như thế này: Họa sĩ
biến vần thơ thành bức tranh, nhạc sĩ biến bức tranh thành tác phẩm âm nhạc,
người cộng sản biến tác phẩm âm nhạc thành... những kẻ thù. Bởi vì: Trong lịch
sử loài người từ cổ chí kim dẫu có đi cùng trời cuối đất cũng không thấy một
triều đại phong kiến, nhà nước hay chính phủ nào “tướt đoạt tự do, cầm tù” một
bài hát mà có đến hàng chục triệu người yêu mến đến thuộc nằm lòng như bài hát “Ly
Rượu Mừng” của nhạc sĩ Phạm Đình Chương dưới chế độ CSVN. Chúng ta thử
một lần nữa đọc lại lời “cáo trạng” mà tác giả Phạm Đình Chương đã sử dụng
trong bài ca Ly Rượu Mừng để từ đó tác phẩm âm nhạc này bị chế độ CSVN qui chụp
là ca khúc phản động, kết án 40 năm “tù giam”…
Quân
sư… con cóc
Xuân Dương
…
Người
xưa có câu “sĩ phu Bắc Hà” để nói về đội ngũ trí thức phía Bắc, thế nhưng ngày
nay có lẽ câu nói đó chỉ còn là hoài niệm của một “thời xa vắng”.
Mở đầu năm 2015, một số vị lãnh đạo Bộ Giáo dục & Đào tạo và thành phố Hà Nội cùng nhau tô chữ khai xuân (theo nét bút chì vạch sẵn như kiểu học sinh lớp 1).
Cuối năm 2016, Sở Giáo dục & Đào tạo Hà Nội tổ chức “Dâng hương cho học sinh giỏi Thủ đô” thì đủ thấy câu nói dân gian “văn hay chữ tốt không bằng kẻ dốt lắm tiền” đã và đang đúng biết nhường nào.
Mở đầu năm 2015, một số vị lãnh đạo Bộ Giáo dục & Đào tạo và thành phố Hà Nội cùng nhau tô chữ khai xuân (theo nét bút chì vạch sẵn như kiểu học sinh lớp 1).
Cuối năm 2016, Sở Giáo dục & Đào tạo Hà Nội tổ chức “Dâng hương cho học sinh giỏi Thủ đô” thì đủ thấy câu nói dân gian “văn hay chữ tốt không bằng kẻ dốt lắm tiền” đã và đang đúng biết nhường nào.
Hai câu chuyện nêu trên dù sao cũng chỉ là “sai sót”
nhỏ, không ảnh hưởng lớn đến chủ trương chính sách giáo dục, thế nhưng vẫn những
con người ấy khi ngồi làm đề án, khi ban hành thông tư, quyết định… lại là chuyện
khác bởi nó liên quan đến hàng chục triệu học sinh, giáo viên và chất lượng
giáo dục nước nhà.
Đọc sách Giáo dục trước 1975.
Sách xuất bản
năm 1971. Chương trình đào tạo giáo chức về luân lý chức nghiệp
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét