Chủ Nhật, 1 tháng 1, 2017

Bản tin ngày 1 tháng 1 năm 2017



Tưởng Năng Tiến – Lực Lượng C.S.C.Đ & Hội Nhà Văn


Dịch giả Phạm Nguyên Trường ví von giới người cầm bút hiện nay “là những anh mù sờ voi,” và chia họ ra làm bốn loại:

1. Đáng trọng là những người sờ được chỗ nào thì mô tả trung thực chỗ đó, to nói là to, dài nói là dài, cứng nói là cứng, mềm nói là mềm... tập hợp mô tả của những người đó có thể cho người ta hình ảnh tương đối trung thực về con voi.

2. Sợ nhất là những người mới sờ được cái chim hay cái bướm voi liền la toáng lên và bắt mọi người tin rằng đấy là cả con voi. Họ là những người thích độc quyền chân lí. Marx, Lenin... thuộc loại những người như thế.

3. Đáng ghét nhất là bọn, ví dụ, sờ được cái tai hay cái vòi, nhưng không chịu mô tả cái mình sờ được mà lại ngoạc mồm ra chửi những người đang mô tả một cách trung thực cái ngà hay cái đuôi voi rằng đấy không phải là voi.

4. Đáng khinh nhất là bọn kí-sinh-trùng-văn-nô-bồi-bút sống bằng mồ hôi nước mắt của các bà nông dân một nắng hai sương, chủ muốn con voi như thế nào thì mô tả như thế ấy.

Làm ơn bớt lố!
01/01/2017
Lã Yên


Đêm 30, ngồi một mình nghĩ về chuyện đất nước mà thấy sầu não. Muốn tìm một đề tài hay để viết cho khuây khỏa nhưng đầu óc cứ lung tung. Chẳng nghĩ được gì lại lấy sách ra đọc, cuốn Hồ Chí Minh toàn tập đọc hồi hôm vẫn để trên bàn, lật dở trang sách đúng ngay bài "Những trò lố hay là Va-Ren và Phan Bội Châu" (viết 1925, đăng trên báo người cùng khổ). Phải công nhận Nguyễn Ái Quốc là con người có óc tưởng tượng, chỉ dựa vào một sự kiện Toàn quyền Đông Dương Va-Ren gặp cụ Phan thôi mà có thể hư cấu nên câu chuyện như thật - Tác phẩm được viết với mục đích cổ động phong trào của nhân dân trong nước đòi thả Phan Bội Châu.
Nghĩ lại, thấy đất nước ngày nay còn có nhiều trò lố hơn thời thực dân phong kiến ấy chứ. Nhưng tiếc là không ai viết nên truyện, dựng thành phim. Cả năm thì nhiều chuyện không thể kể hết, chỉ lược qua một vài chuyện trong tháng cuối năm để thấy được "trò lố" thời nay nó thế nào.

Nghĩ lan man về "Kĩ thuật cao và tiêu hoá Hà Nội"
Nguyễn Văn Tuấn


Nhìn danh xưng của cái trung tâm trong hình này làm tôi phân vân. Thuở  đời nay tên trung tâm mà lẫn lộn giữa công nghệ và chuyên khoa: "Trung tâm kĩ thuật cao và tiêu hoá Hà Nội"! Còn phần tiếng Anh thì lại còn đáng bàn hơn: "Hanoi High Tech and Digestive Center." Xin cho tôi 2 phút giải thích ... 

Cách mới chữa bệnh ung thư: Thử nghiệm trên chuột lành bệnh chỉ sau 70 ngày


Việc điều trị ung thư hiện nay của Tây y hầu như chỉ có cách là cắt khối u, đưa hoá chất, xạ trị vào diệt tế bào ung thư. Tuy nhiên việc sử dụng thuốc độc không chính xác tế bào ung thư, dẫn đến tế bào lành tính bị đầu độc sẽ khiến cơ thể con người suy yếu. Vậy nên Tây y vẫn đang đau đầu nghiên cứu cách dẫn thuốc hoá chất vào chính xác tế bào ung thư.
Theo Engadget, các nhà khoa học tại đại học Michigan (Mỹ) đã có những thành công bước đầu trong việc thử nghiệm những chiếc “đĩa nano” kích thước chỉ 10nm. Những chiếc đĩa đặc biệt này sẽ “dạy” cho cơ thể cách thức tiêu diệt tế bào ung thư. Mỗi đĩa sẽ chứa đầy kháng nguyên ung thư mới được tạo ra (neoantigens) hoặc các đột biến đặc hiệu u (tumor-specific mutations) sẽ thông báo cho các tế bào T của hệ thống miễn dịch trong cơ thể nhận ra các neoantigens và giết chúng. Khi kết nối hệ thống này với các thuốc ức chế kiểm soát miễn dịch (có tác dụng thúc đẩy phản ứng của tế bào T), nó không chỉ tiêu diệt các khối u đang tồn tại, mà còn ngăn chặn chúng hình thành trở lại sau đó.

Câu chuyện đầu năm : Phép lạ của tiếng cười
Trà Lũ


Mục đích cuộc đời này là đi tìm hạnh phúc và hưởng hạnh phúc. Biểu hiệu của hạnh phúc là tiếng cười. Tiếng cười đây là tiếng cười chân thực, hồn nhiên, thoải mái và tự phát, tiếng cười ròn rã, cười ngặt nghẽo, bò lăn bò càng, cười tít mắt, chứ không phải tiếng cười gượng hay xã giao.

Đầu năm đọc sách:

Tài liệu về Hoàng Sa do Bộ Dân vận và Chiêu Hồi Việt Nam Cộng Hòa phát hành năm 1974




















Nước Nhựt Bổn - 30 năm Duy Tân
Đào Trinh Nhất - xuất bản năm 1936


.. Rồi đến giữa thế kỷ 19, ngó thấy sức mạnh của Tây-Phương dồn-dập sang Đông, có thể lấn lƣớt cả những Cù-lao Cửu-châu Tứ-quốc (九州四国 Kyushu Shikoku), ngƣời Nhựt tự nghĩ nếu mình không mau tự cường bình đẳng với Tây-phương, tất cũng mang họa vong quốc như ai. Ấy là lúc mầm giống nằm sẵn dưới lớp đất sâu đã được thời tiết thúc giục cho nứt mộng trồi đầu lên trên. Tức thời, từ trào-đình, mạc-phủ, quan-lại, cho đến sĩ-phu, hào kiệt, nhơn-dân, hết thảy đều tỉnh giấc thủ- cựu, dốc lòng tự tán, ai nấy hăm-hở như nhau. Dân tộc đã sẵn có tư-cách lực-lượng rồi, lại được vua quan sĩ thứ đồng tâm nhứt đức, thành ra ngày nay hô lên, ngày mai làm liền, công cuộc duy-tân phăng phăng đi tới như sóng tràn gió thổi : con đường văn-minh Âu-Mỹ đi chẩm rải trên ba thế kỷ, người Nhựt rút lại có ba chục năm !
Muốn thì được ; thật người Nhựt đã biết muốn văn-minh, quyết lòng tự-cường, họ đã được văn-minh tự-cường đó. Bao nhiêu ý chí và nghị lực của con người ta, phô bày ra một mực rất cao. Chính họ đã treo lên lớn bự chói lòa một tấm gương “sống chết tự mình cho tất cả những quốc-gia suy-vị, những dân-tộc hậu-tấn trong thiên- hạ cùng soi, nên soi !
Vậy thì cuốn sách này chính là một cuốn sách nên viết ra ; mà viết ra chắc không đến nỗi vô ích cho quốc-nhơn đồng bào thì phải.
ĐÀO - TRINH - NHẤT
(Saigon, Octobre 1936)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét