‘The Vietnam War’ và
Khi Đồng Minh Tháo Chạy
Nguyễn Tiến Hưng
BBC 9-Thg10-2017
Ánh lửa từ những bó đuốc của đoàn người da trắng đi tuần
hành tại Charlottesville tháng 8 vừa qua làm sáng rực bầu trời khuôn viên trường
Đại Học Virginia (UVA) gợi lại cho chúng tôi bao nhiêu kỷ niệm về vấn đề da màu
và biểu tình trong suốt bảy năm theo học tại nơi đây, 1958-1965.
PHÂN TÍCH TRẬN ẤP BẮC,
MỘT TRẬN ĐẦU VOI ĐUÔI CHUỘT
Bùi Anh Trinh
*( Trích sách “Giải Mã Những Bí Ẩn Của Chiến Tranh Việt Nam”
của Bùi Anh Trinh ).
Năm 1963, ngày 2-1, quân đội VNCH mở cuộc hành quân trực
thăng vận và thiết vận xa để bao vây tấn công hơn 2 đại đội CSVN tại Ấp Bắc,
huyện Cai lậy, Mỹ Tho. Cuộc hành quân dưới sự chỉ huy của Thiếu tướng Tư
Lệnh quân Khu 4 Huỳnh Văn Cao, Tư lệnh Sư đoàn 7 bộ binh Đại tá Bùi Đình Đạm,
Cố vấn Sư đoàn 7 Trung tá Jean Paul Vann, Tiểu khu trưởng Tiểu khu Định Tường
Thiếu tá Lâm Quang Thơ, Chi đoàn thiết vận xa dưới sự chỉ huy trực tiếp của Chi
đoàn trưởng Chi đoàn 7 Đại úy Lý Tòng Bá
Điểm
tin báo ngày Chủ nhật 15 tháng 10 năm 2017
Tự do và quyền lực
Bởi AdminTD
14/10/2017
Phạm Phú Khải
13-10-2017
Để một quốc gia chuyển từ độc tài sang dân chủ thì quốc gia
đó phải được trang bị bằng một số yếu tố căn bản, từ tư tưởng chính trị đến cơ
cấu xã hội cũng như dân tình (trí, khí, sinh).
Trong các yếu tố căn bản nhất này, sự thẩm thấu của người
dân về các khái niệm trừu tượng như tự do, dân chủ và quyền lực là nền tảng.
Càng nhiều người dân hiểu biết về nó càng tốt. Thiếu sự hiểu biết và nhận thức
sâu sắc thì mọi nỗ lực để dân chủ hoá xã hội, chính trị và văn hoá sẽ khó thể
nào đưa đến kết quả mong muốn.
Quan niệm quyền lực
Hoa Kỳ đang đánh mất
Châu Á vào tay Trung Quốc
Posted on 17/07/2017 by The Observer
Nguồn: Ely Ratner & Samir Kumar, “The United States Is
Losing Asia to China”, Foreign Policy, 12/05/2017.
Biên dịch: Vũ Thành Nam | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp
Song ngữ Việt Anh
Với việc Washington đang ở trong tình trạng hỗn độn, Diễn
đàn Vành đai và Con đường bắt đầu vào cuối tuần này ở Bắc Kinh là một sự báo động
cho thấy vị thế lãnh đạo của Mỹ ở Châu Á đang gặp nguy hiểm. Trong hai ngày,
Trung Quốc sẽ đón tiếp hơn 1.200 đại biểu đến từ 110 quốc gia, trong đó có 29
nguyên thủ quốc gia. Sự kiện sẽ tập trung vào chương trình “Một vành đai, một
con đường” của Trung Quốc – gần đây đã được đổi tên thành “Sáng kiến Vành đai
và Con đường” (Belt and Road Initiative – BRI) – nhằm cung cấp cơ sở hạ tầng cần
thiết để kết nối Châu Á, Trung Đông và Châu Âu.
PHẢN BÁC BÀI VIẾT: “MỸ
ĐANG ĐÁNH MẤT CHÂU Á VÀO TAY TC” CỦA TÁC GIẢ ELY RATNER & SAMIR KUMAR
NGUYỄN VĨNH LONG HỒ
14/10/2017
Nhìn vào những hoạt động chính trị và quân sự của Hoa Kỳ nổ
lực trong chiến lược xoay trụ trở lại Châu Á – TBD ngày càng trở nên dồn dập vì
mức độ quan trọng ở vùng nầy với 2 lý do “an ninh & kinh tế” và được các quốc
gia ở khu vực Đông Nam Á tiếp đón nhiệt tình vì chủ nghĩa bành trướng, bá quyền
hung hăng, côn đồ ngang ngược của bọn lãnh đạo Trung Nam Hải trên Biển Đông.
Trước tình hình căng thẳng hiện nay, được Trung Tâm Chiến Lược & Nghiên cứu
Quốc Tế CSIS đánh giá như sau:
Hoa Kỳ muốn giữ vùng Biển Đông và Châu Á -TBD là khu vực
hàng hải thương mại quốc tế tự do và an toàn.
Myanmar 'bất mãn' quốc
tế vì vụ Rohingya
Anbarasan Ethirajan BBC News
Đến thủ đô Yangon, bạn sẽ không biết về cuộc khủng hoảng
nhân đạo đã xảy ra hơn một tháng nay tại vùng Rakhine ở phía tây Myanmar.
Hơn nửa triệu người Hồi giáo Rohingya đã vượt biên qua biên
giới Bangladesh từ khi quân đội tấn công cảnh sát hôm 25/8 vừa qua, nổ ra cuộc
đàn áp quân sự nghiêm trọng.
Chính quyền Miến Điện chịu áp lực lớn về việc chấm dứt bạo lực
và bất ổn tại Rakhine, cũng như cho phép trợ cấp nhân đạo.
Chuyện Việt Nam:
Bão số 11 kèm mưa lớn
sắp đổ bộ, còn 62 xã đang bị cô lập
NLĐ 14/10/2017 18:01 GMT+7
Trong khi cơn bão số 11 rất mạnh sắp đổ bộ, thì mưa lũ khủng
khiếp những ngày qua đã làm 60 người chết, 37 người mất tích; 62 xã ở các tỉnh
Thanh Hoá, Hoà Bình, Ninh Bình vẫn đang bị cô lập.
Chiều nay 14-10, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn Nguyễn Xuân Cường chủ trì cuộc họp của Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống
thiên tai, để bàn biện pháp ứng phó với bão số 11.
62 xã đang bị cô lập do mưa lũ
Cả phòng họp cười ồ
khi đại diện Hà Nội nói "vỡ đê có kế hoạch"
13/10/2017 19:23
(NLĐO)- Mọi người trong phòng họp về phòng chống thiên tai
chiều 13-10 đã cùng cười ồ khi nghe ông Đỗ Đức Thịnh, Chi cục trưởng Chi cục đê
điều và phòng chống lụt bão TP Hà Nội, nói: "dân nhìn vào nói vỡ đê Hữu
Bùi, nhưng chúng ta có thể nói là có vỡ nhưng vỡ có kế hoạch, chứ không phải bất
ngờ".
Chiều 13-10, Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên
tai, tổ chức họp thông tin về công tác ứng phó với đợt mưa lũ từ ngày 10 đến
12-10. Một thông tin được các báo và dư luận đang quan tâm, là có hay không việc
vỡ đê Hữu Bùi ở huyện Chương Mỹ, TP Hà Nội.
Dự báo lượng nước về
hồ khác xa thực tế
14/10/2017 06:51
TP - Chiều 13/10, tại cuộc họp về công tác ứng phó với đợt
mưa lũ từ 10-12/10 vừa qua, Văn phòng Ban chỉ đạo T.Ư về Phòng chống thiên tai
cho biết, lượng nước đổ về hồ Hòa Bình khác xa so với dự báo của cơ quan khí tượng.
Dự báo chênh lệch quá lớn
Ông Nguyễn Văn Hải, Trưởng phòng Điều hành ứng phó, Cục Ứng
phó và khắc phục hậu quả thiên tai (Tổng cục Phòng chống thiên tai) cho biết,
thông tin giữa dự báo và lượng nước về hồ chênh lệch quá lớn.
Theo ông Hải, tại bản tin dự báo số 32 của Trung tâm Dự báo
Khí tượng Thủy văn T.Ư (ban hành lúc 15h15 ngày 10/10), dự báo lúc 1 giờ ngày
11/10, lưu lượng nước về hồ Hòa Bình là 3.800 m3/s, trong khi thực tế nước về tới
9.360 m3/s, chêch lệch gần 6.000 m3. Tiếp đó, vào thời điểm 15h cùng ngày, cơ
quan dự báo nhận định lưu lượng nước về là 2.900 m3/s, trong khi thực tế về tới
11.290 m3/s, chênh lệch hơn 8.000 m3/s.
Lỗi không hẳn thuộc về...
ông trời
Lao Động 14/10/2017 06:30 GMT+7
55 người chết, 38 người mất tích, 189 ngôi nhà bị sập, 1.216
căn bị hư hỏng, tốc mái, 83.862ha hoa màu, thủy sản hư hại; 26 cầu sập, 44.877
gia súc, gia cầm bị chết... Quá kinh hoàng, quá khủng khiếp cho một đợt mưa lũ
dù chỉ là ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới. Nhưng lỗi rõ ràng không phải chỉ do
trời.
Nếu có một hình ảnh ám ảnh nhất trong đợt lũ năm nay, có lẽ,
đó là hình ảnh những con lợn cuối cùng trong trại lợn 4.000 con ở Thanh Hoá, da
thịt tím tái vì ngâm nước nhiều giờ, bơi đến phía người chủ với hy vọng được cứu.
Đến cả súc vật, thưa ông giời, cũng cầu xin trong giây phút
thảm khốc. Nhưng bức ảnh ấy ám ảnh ở nỗi bất lực, ở sự tuyệt vọng khi mà ngay cả
những người chủ/con người còn chẳng biết làm gì, chẳng thể cứu được mình.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét