Với châu Á và Việt Nam, ông Joe Biden sẽ có chính sách gì?
BBC News
8/11/2020
https://drive.google.com/file/d/1yjoPPA7jmEyb31FDFOcbwOVUbiRXL8pC/view?usp=sharing
BBC News Tiếng Việt ghi nhận một số quan điểm về khả năng chính sách đối ngoại của tân tổng thống Joe Biden với Đông Nam Á, Trung Quốc và có thể liên quan cả đến Việt Nam:
Grant Newsham viết trên Asia Times 06/11:
'Sự phục hồi (quyền lực) của ông Biden khiến Bắc Kinh vui sướng'
[Tại Mỹ] không thiếu quan chức, công ty và các hãng tại Wall Street rất nóng lòng muốn quay trở lại thời kỳ Mỹ có chính sách mềm nhũn (softly-softly) với Trung Quốc.
"Dù người ta cứ nói "cứng rắn với Trung Quốc nay là chủ đề của cả hai đảng Cộng hòa và Dân chủ, tôi không hề thấy một mảnh bằng chứng rằng khái niệm đó có nghĩa cho nhóm xung quanh Biden giống như cho nhóm của Trump".
Ông Newsham cũng nhắc đến các quan chức Mỹ ở cả đảng Cộng hòa và Dân chủ "có làm ăn với Trung Quốc" và duy trì quan điểm rằng con trai của ông Joe Biden là Hunter Biden cũng đã có mối quan hệ làm ăn tại CHND Trung Hoa. Bản thân ông Biden bác bỏ mọi liên quan.
Có thật ngườii Việt Nam lo cho nước Mỹ hơn nước Việt?
Trung Nam – Thoibao.de (Tổng hợp)
08/11/2020
https://drive.google.com/file/d/1vYcAkPJaUcLi3HZAuoDZ30HgtA8Qa161/view?usp=sharing
Người Việt nam trong nước quan tâm đến bầu cử nước Mỹ còn hơn bầu cử nước mình, đó là một hiện thực. Bởi vì cuộc tranh cử nước Mỹ hấp dẫn và khó đoán, bởi vì tổng thống Trump nhen nhúm cho người Việt hy vọng kháng cự lại với Trung quốc nghênh ngang thoải mái ngoài Biển Đông.
Và cũng bởi một sự thật đau đớn nhục nhã mà người Việt đang cố giả vờ say sưa với cuộc bầu cử nước Mỹ để tìm quên, đó là người Việt không có quyền chọn Tổng thống cho mình.
Hoàng Ánh - Bao giờ chính trị thôi ngăn cách con người?
Bầu cử Mỹ trong mắt một người Việt ở Mỹ
7/11/2020
https://drive.google.com/file/d/13yKM9YFu-POseqcW23KrD8A5ySLnxHmD/view?usp=sharing
Trở lại với lần bầu cử có một không hai năm nay. Có một không hai vì đây là lần đầu kỳ bầu cử được tham gia bởi số cử tri đông đảo nhất. Có một không hai vì đây là lần đầu bầu cử diễn ra trong tình trạng dịch bệnh ngặt nghèo trên toàn thế giới chứ không riêng gì Mỹ. Có một không hai vì đây là kỳ bầu cử diễn ra trong bối cảnh nước Mỹ bị chia rẽ nhất. Có lẽ từ sau nội chiến Nam Bắc, chưa bao giờ lòng dân lại chia rẽ một cách nặng nề như hiện nay. Tất nhiên ứng cử viên nào cũng có người ủng hộ cuồng nhiệt riêng mà theo tình hình hiện tại phải là người có đầu óc tỉnh táo, cởi mở nhất mới có thể giữ vững hòa khí được với người của phe bên kia.
Điểm tin thế giới ngày Chủ nhật 8 tháng 11 năm 2020
Võ Thái Hà tóm lược
https://drive.google.com/file/d/156ol04CCH4rjhwf5JEG90DZ9vBa8Wim4/view?usp=sharing
Bầu cử Mỹ: Giấc mơ chiếm Quốc Hội của Dân Chủ đã tan
Thụy My RFI
7/11/2020
https://drive.google.com/file/d/1BqypxyIh2p3eJ4lC73WbJIQob_3P4BWZ/view?usp=sharing
Bầu cử tổng thống Mỹ và Hồi Giáo cực đoan chọn Pháp làm mục tiêu tấn công là hai chủ đề chính của các tuần báo Pháp kỳ này. Trang bìa Courier International đăng hình một người thợ chụp ảnh đầu trùm kín trong lá cờ Mỹ, ống kính hướng vào một chiếc ghế bỏ trống, chạy tựa « Tổng thống bí ẩn ».
« Nước Pháp đối mặt với Quốc tế Hồi giáo », Le Point báo động, với ảnh tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ trên trang nhất. L’Obs đăng ảnh một cô gái mang khẩu trang với hàng chữ « Khủng bố », « Phong tỏa » và chạy tựa « Nước Pháp trước thử thách ». L’Express dùng nền đen làm bìa báo, với bản đồ nước Pháp màu đỏ trong tầm ngắm của họng súng và hàng tựa lớn « Tại sao phe Hồi giáo cực đoan căm ghét nước Pháp ».
Vũ Linh - Theo dõi cuộc bầu Thượng viện và Hạ viên liên bang Hoa kỳ.
Trich Tin vắn Hoa kỳ trong tuần
7/11/2020
https://drive.google.com/file/d/1OdrLMY7KREtvfjNZvn7DKfJkcy4RyzK7/view?usp=sharing
Bầu cử TT Hoa Kỳ năm 2020: Các cách nhìn của Gs Nguyễn văn Tuấn, BS Võ Xuân Sơn và BS Nguyễn Đan Quế
8/11/2020
https://drive.google.com/file/d/1cig4MWcUHRp_yullBuRadGyAfjAukUbS/view?usp=sharing
GS Nguyễn văn Tuấn - Định luật vô thường và bầu cử
Cuối cùng thì kết quả tổng tuyển cử cũng khá rõ ràng: ông Joseph Robinette Biden sẽ là tổng thống thứ 46 của Mĩ. Ông Trump trước hay sau thì cũng phải chấp nhận qui luật vô thường (impermanence) trong chánh trị, và nên ghi nhận đó là một lực dẫn đến tiến bộ xã hội.
Kết quả trên thật ra cũng không quá ngạc nhiên, nhưng kết quả đó cũng khó nói rằng ông Biden đã 'thắng'. Số cử tri bầu cho ông Trump cũng chẳng kém bao nhiêu so với số bầu cho ông Biden. Tân tổng thống thừa biết rằng gần phân nửa công dân Mĩ không muốn ông là tổng thống của họ. Ông đắc cử không phải do có chương trình nghị sự rõ ràng, mà do thành công trong việc 'mạ kẽm' Trump như là một mối đe doạ đến nền dân chủ Hoa Kì [1].
Liệu Biden có nhu nhược trong đối ngoại như Obama?
Watch what you wish for, including a Biden victory
Donald Trump has done much to restore the credibility of US power
Bilahari Kausikan is former Permanent Secretary of Singapore's Ministry of Foreign Affairs.
Nguồn: Bilahari Kausikan, “Watch what you wish for, including a Biden victory”, Nikkei Asia, 03/11/2020.
Người dịch: Phan Nguyên
https://drive.google.com/file/d/1do7-JmSMzpPGhUbwnoPOrBxv2nxq41UM/view?usp=sharing
Donald Trump đã làm được nhiều điều để khôi phục sự khả tín của quyền lực Mỹ.
Chính sách đối ngoại của Mỹ sẽ không tự động trở lại trạng thái tinh khôi, đáng ngưỡng mộ nếu Joe Biden trở thành Tổng thống thứ 46 của Hoa Kỳ. Chúng ta không nên lý tưởng hóa các chính sách trước thời Trump.
Nghe Barack Obama nói về “xoay trục” sang châu Á quả là thú vị. Thật tuyệt khi ông dành thời gian đến dự các cuộc họp ASEAN. Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương, hay TPP, là một thành tựu đáng kể.
Y Chan - Những điều (thực sự) thú vị về bầu cử Mỹ
Bầu cử Mỹ không phải chỉ có hai ông lão và những ngày đếm phiếu dài đằng đẵng.
7/11/2020
https://drive.google.com/file/d/1mmsgkVes4fHcZsfWovYdMxPIh5P50pPA/view?usp=sharing
Nhìn chung, các đảng phái, ứng viên tranh cử và ủy ban bầu cử địa phương được quyền chỉ định những “giám sát viên dân sự” này. Theo thông lệ, đại diện của cả hai đảng Cộng Hòa lẫn Dân Chủ cũng như cử tri của hai đảng này hay cử tri độc lập đều được chọn có mặt trong phòng kiểm phiếu để giám sát. Tất cả đều phải giữ khoảng cách nhất định để không ảnh hưởng đến công việc của những người kiểm phiếu.
Giám sát kiểm phiếu là quy trình bình thường lâu nay trong các cuộc bầu cử ở Mỹ, nhưng trong cuộc bầu cử lần này, nó trở thành chuyện nổi trội khi Donald Trump cùng các thành viên đảng Cộng Hòa liên tục đưa ra những cáo buộc rằng các phòng kiểm phiếu tại những bang chiến địa không cho người của họ vào giám sát.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét