Thứ Sáu, 13 tháng 11, 2020

Bản tin ngày Thứ sáu 13 tháng 11 năm 2020

Trả lại rừng cho thế hệ con cháu mai sau…

Diễm My 

13/11/2020

https://drive.google.com/file/d/1Yj9m3Nrl-LnNUxfQpvYxKwTMLaonadvh/view?usp=sharing

Ông Phó thủ tướng bảo các đồng chí hãy xem ảnh kia, rừng của mình còn nhiều lắm …

Vâng tôi cũng xem ảnh ông Phó thủ tướng ạ.

Tôi chỉ thấy rừng đã bị vạt sạch trên google maps ở vô số vùng đất trên khắp cõi Việt Nam.

Tôi thấy ảnh dân tôi ngụp lặn trong mưa lũ. Tôi thấy ảnh dân tôi bị đất lở vùi chết sống tức tưởi. Tôi thấy ảnh những khu rừng trồng không có lấy một cọng cỏ. Tôi thấy những gốc cây ứa nhựa uất ức.

Hãy trả lại rừng cho thế hệ con cháu mai sau… Tôi muốn nhìn thấy ảnh chim chóc, muôn thú sinh sôi nảy nở trong các cánh rừng trồng.

Ba thế hệ phụ nữ và con đường dẫn họ đến hoạt động chính trị

Tác giả: Ada Tseng

Los Angeles Times, November 3, 2020.

US Vietnam Review

(Bản dịch của Vũ Tường. US Vietnam Review được tác giả Ada Tseng cho phép đăng bản dịch)

11/11/2020

https://drive.google.com/file/d/1gv536Oh5TEn1lbGP0JfY2O4lEzCLyFAn/view?usp=sharing

Lacy Lew Nguyen Wright, 23 tuổi, đã “đi bầu” từ khi còn là một em bé.

Mẹ của cô, Annie Wright, lần đầu tiên đưa cô bằng xe đẩy vào phòng bỏ phiếu khi cô mới 5 tháng tuổi. Khi Lacy khoảng 5 tuổi, mẹ bắt đầu để cô ấy đục lỗ trên thẻ. Khi Lacy 10 tuổi, cả hai đã cùng nhau xem qua lá phiếu mẫu để thảo luận về các ứng cử viên địa phương và lập trường của họ.

Annie cũng đưa Lacy đến cuộc biểu tình đầu tiên khi cô chưa được một tuổi. Đó là vào năm 1999, khi một chủ cửa hàng video ở Little Saigon treo cờ Việt Nam có ảnh của Chủ tịch Bắc Việt Nam Hồ Chí Minh. Đám đông lên đến 15.000 người, trong đó có nhiều người tị nạn đã chạy trốn khỏi chế độ cộng sản sau khi Sài Gòn sụp đổ. Họ tập hợp nhau lại và biểu tình suốt hai tháng.

Đỗ Ngà – Mảnh đất màu mỡ cho hàng fake

13/11/2020

https://drive.google.com/file/d/1_NX4KtTNugqhfE76lnJT2wFbcG2DbwhP/view?usp=sharing

Hiện tượng cuồng nó sẽ nảy nở và phát triển bên trong những người tiếp nhận thông tin mà không biết kiểm chứng. Hiện tượng cuồng Hồ nó tồn tại lâu dài, và thậm chí nó sẽ tồn tại mãi với người đó nếu người đó chỉ biết nghe hoặc đọc mà không biết kiểm chứng. Rất dễ nhận ra là hiện nay, Việt Nam chính là mảnh đất màu mỡ cho fake news, cộng thêm vào đó người không biết kiểm chứng đông áp đảo nên xã hội này mới làm hồi sinh hiện tượng cuồng lãnh tụ quái đản như nó đã từng cách đây nửa thế kỷ. Có nơi nào hiện tượng cuồng lãnh tụ bùng phát mà văn minh bao giờ? Cuồng lãnh tụ là một hiện tượng xã hội, nó tạo nên sự vững chắc cho độc tài bám rễ, đó là thực tế. Vậy nên, để có một Việt Nam dân chủ thế hệ này là điều không thể. 100% không thể.

Căn cứ nào cho chỉ tiêu tăng trưởng GDP 6% năm 2021 của Việt Nam?

RFA
12/11/2020

https://drive.google.com/file/d/1akPkiEhS6CuVOg-uUdPxr6EeNi71j1Z1/view?usp=sharing

Tiến sĩ Nguyễn Trí Hiếu phân tích có hai vấn đề quan trọng mà Việt Nam phải đối diện:

 “Thứ nhất, nếu dịch COVID-19 trên thế giới trở nên nghiêm trọng hơn trong những tháng tới và trong năm 2021 cũng chưa kiểm soát được dịch bệnh, mà nền kinh tế Việt Nam lệ thuộc rất nhiều vào nền kinh tế thế giới và xuất nhập khẩu của Việt Nam trong năm 2019 lại gần gấp đôi GDP. Thành ra, Việt Nam lệ thuộc vào thế giới mà thế giới lao đao thì chắc chắn sẽ tác động đến xuất nhập khẩu của Việt Nam. Do đó, GDP của Việt Nam sẽ bị tác động.”

Vấn đề thứ hai, theo tiến sĩ Nguyễn Trí Hiếu, là còn tùy vào tình hình chính trị tại Hoa Kỳ. Trong trường hợp Mỹ bị khủng hoảng chính trị thì hậu quả là kinh tế bị khủng hoảng theo. Sự khủng hoảng đó sẽ tác động đến mức tăng trưởng GDP của Việt Nam, bởi do Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam.

BS Võ Xuân Sơn – Hệ thống Dominion

13/11/2020

https://drive.google.com/file/d/1HylsWB6toLt6d86B0sYCkhX82hBEMBEF/view?usp=sharing

Có thể nhận định của chúng ta khác nhau, thậm chí, nguồn thông tin của chúng ta khác nhau, kinh nghiệm sống khác nhau... dẫn đến chúng ta nhìn nhận vấn đề khác nhau. Ở ngoài đời và cả trên mạng, chúng ta đều là bạn của nhau, thì không có lí gì phải công kích nhau, cho rằng người này người kia cố tình tuyên truyền sai sự thật, hay ngu dốt...Chỉ vài tháng nữa, câu chuyện Trump - Biden sẽ khép lại. Tất cả chúng ta lại phải lo toan với những câu chuyện thực tế, đụng chạm trực tiếp đến bản thân chúng ta, gia đình chúng ta. Đừng làm tổn thương nhau để còn cùng nhau chống lại những kẻ lăm le thâu tóm mọi thứ vào tay để trục lợi, chống lại các cuộc đua tìm cách bòn rút của dân...

Ảnh hưởng của Việt Nam tại Campuchia và Lào đang suy yếu trước Trung Quốc

Vietnam Is Losing Its Best Friends to China

Nguồn: Derek Grossman, “Vietnam Is Losing Its Best Friends to China”, The Diplomat, 02/11/2020.

Derek Grossman là chuyên gia phân tích cao cấp về quốc phòng tại RAND Corporation và là giáo sư thỉnh giảng tại Đại học Southern California.

Người dịch: Huỳnh Mỹ Xuyên

https://drive.google.com/file/d/1t8UU5CUxrsORfp25yU1E-xs2GBoaGmT1/view?usp=sharing

Trong những năm qua, sức hút kinh tế của Trung Quốc đã bắt đầu kéo Campuchia và Lào ra khỏi quỹ đạo của Việt Nam.

Trong quan hệ ngoại giao của Việt Nam, các nhà quan sát nhận thấy Hà Nội duy trì ba cấp độ quan hệ rõ rệt. Theo thứ tự về tầm quan trọng từ trên xuống thì cao nhất là “đối tác chiến lược toàn diện”, kế đến là “đối tác chiến lược”, và sau đó là “đối tác toàn diện”. Ở cấp độ cao nhất, “đối tác chiến lược toàn diện” đôi khi bao gồm cả tính từ “hợp tác”. Theo đó, chỉ có Nga, Ấn Độ và Trung Quốc được xếp vào diện cao cấp nhất này trong thế giới quan của Việt Nam – trong đó Trung Quốc được xác định là “đối tác hợp tác chiến lược toàn diện”.

Jason Nguyen  - Châu Á chìm trong lũ

Lược dịch từ bài viết Flooded Asia: Climate change hits region the hardest, đăng trên Nikkei Asia ngày 6/10/2020.

13/11/2020

https://drive.google.com/file/d/1A4ddY7svinYJjbt33S9SMC1pgWq-MLym/view?usp=sharing

Thiệt hại do lũ lụt tại Trung Quốc trong năm nay là 25 tỷ USD và chưa có con số thống kê cho phần còn lại của khu vực. Một nghiên cứu trên tạp chí Nature cho biết, tính đến năm 2100, nếu không làm gì để thay đổi, 12-20% GDP toàn cầu sẽ có thể gánh chịu nguy cơ thiệt hại từ lũ lụt.

Nhiều quốc gia châu Á đang mở rộng các biện pháp tài khóa để hỗ trợ tăng trưởng trong bối cảnh đại dịch. Một số biện pháp trong đó có liên quan đến môi trường. Vào tháng Bảy, Hàn Quốc đã tiết lộ kế hoạch “Thỏa thuận xanh mới” đến năm 2025 (”Green New Deal”) trị giá 73 nghìn tỷ won (63 tỷ USD). Mục tiêu chính của dự án này là loại bỏ khí carbon trong sản xuất điện cũng như đầu tư vào các tòa nhà tiết kiệm năng lượng.

Điểm tin thế giới ngày Thứ sáu 13 tháng 11 năm 2020

Võ Thái Hà tóm lược

https://drive.google.com/file/d/1gagzLE4zUQHf2bpKnam00XrcMFXElF-7/view?usp=sharing

Chiến Tranh Và Những Ngọn Đèn Báo Hiệu Chiến Tranh..

Ban Tu Thư TVVN

12/11/2020

https://drive.google.com/file/d/1D8W50YXpLiCRbMZDTafTGOTJRB57006n/view?usp=sharing

“Leo thang” là từ “phù hợp” hơn cả trong bối cảnh “chiến tranh công hàm” giữa các bên Mã lai, Phi, VN và TQ gởi Ủy Ban Ranh Giới Thềm Lục Dịa (UBRGTLĐ), thông qua tổng thư ký LHQ trong những ngày gần đây. 

Nội dung các công hàm nhằm phản bác các yêu sách, lập trường đối nghịch lẫn nhau giữa các bên, như tranh chấp chủ quyền lãnh thổ, tranh chấp do chồng lấn thềm lục địa và vùng kinh tế độc quyền, tranh chấp về yêu sách quyền lịch sử, tranh chấp quyền chủ quyền, quyền tài phán… ở Biển Đông cùng các thực thể địa lý chìm nổi trong vùng biển này. 

GiôngTố Phía Trước – Sự Quay Trở Lại Của Chiến Tranh Giữa Các Cường Quốc

Coming Storms: The Return of Great-Power War

Christopher Layne Foreign Affairs November 2, 2020

Biên dịch: Trần Thành Đạt | Hiệu đính: Nguyễn Trịnh Đôn

13/11/2020

https://drive.google.com/file/d/17gifmy0mO8zWnBH7_WS5thGNxHbeDlRt/view?usp=sharing

Các nhà hoạch định chính sách Mỹ ngày càng coi đối đầu Mỹ-Trung không chỉ là một cuộc cạnh tranh quyền lực truyền thống giữa các cường quốc mà còn là cuộc đối đầu giữa dân chủ và chủ nghĩa cộng sản. Tháng 7/2020, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo đã có bài phát biểu với mục tiêu chính là mô tả căng thẳng Mỹ-Trung dưới góc độ ý thức hệ. “Chúng ta cần phải nhớ rằng chế độ đó [Đảng Cộng sản Trung Quốc – ĐCSTQ] là một chế độ Marx-Lenin,” ông nói. 

Tổng Bí thư Tập Cận Bình là người thực sự tin vào một ý thức hệ toàn trị đã phá sản… vốn làm nền tảng cho ước muốn hàng thập kỷ của mình về địa vị bá chủ toàn cầu của chủ nghĩa cộng sản Trung Quốc. Nước Mỹ sẽ không tiếp tục bỏ qua những sự khác biệt ý thức hệ và chính trị cơ bản giữa hai quốc gia, giống như ĐCSTQ chưa bao giờ bỏ qua chúng vậy. 

Phỏng Vấn Walter Russel Mead: Bầu Cử Tổng Thống Mỹ: Donald Trump Là Một Sức Mạnh Chính Trị Ghê Gớm

Thực hiện bởi: Laure Mandeville/Le Figaro

Biên dịch: Trần Tịnh Hiền

Về người dịch: GS.TS Trần Tịnh Hiền nguyên là Chuyên gia Tư vấn Cấp cao, Đơn vị Nghiên cứu Lâm sàng Đại học Oxford. Bản gốc tiếng Pháp: Présidentielle américaine: «Donald Trump demeure une formidable force politique».

12/11/2020

https://drive.google.com/file/d/13cxYs8SQlQELLejrLJJ0_jQDsjzCVHx5/view?usp=sharing

Là Giáo sư Quan hệ Quốc tế tại Đại học Bard, và là một nhà báo nổi tiếng, Walter Russell Mead là một trong số ít trí thức Mỹ quan sát hiện tượng Trump vượt trên cái nhìn về một cá nhân, mà không rơi vào những phân tích có tính quỷ hoá hoặc chứa cảm xúc. Tranh chân dung: Fabien Clairefond/Le Figaro (*)

Le Figaro: Trong cuộc phỏng vấn độc quyền này, Walter Russel Mead đặt việc Donald Trump bước vào chính trị trong bối cảnh lớn hơn của “những biến động có tính cách mạng” ở thời điểm hiện tại. Đối với ông, doanh nhân người New York chỉ là “dấu hiệu báo trước” về “thời khắc nguy hiểm trong lịch sử nước Mỹ và thế giới” mà chúng ta đã bước vào. Ông cũng nhấn mạnh một cách đúng đắn về tình trạng hỗn loạn của một giai cấp chính trị phải đối mặt với một người đàn ông không hoạt động giống như các chính trị gia khác, và đại diện cho sự quay trở lại hình thức chính trị thế kỷ 19, trước khi có sự xuất hiện nhà nước kỹ trị. “Những người đánh giá thấp Trump đã sai lầm sâu sắc”, ông lưu ý, và chỉ ra sự ủng hộ tiếp tục mà Trump đang thu được, bất chấp đại dịch và hậu quả là suy thoái kinh tế. (*)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét