Thứ Hai, 9 tháng 11, 2020

Bản tin ngày Thứ hai 9 tháng 11 năm 2020

Tưởng Năng Tiến – Nhân Chủng Học

https://drive.google.com/file/d/1Nd3M1mpSLbq_VtEtyg2cZdB7GssuIr76/view?usp=sharing

Thứ nữ của nhà văn Vũ Khắc Khoan, chị Vũ Thị Gấm, có lẽ hiện đang sống đâu đó trong Silicon Valley (nơi còn được người Việt “mệnh danh” là Thung Lũng Hoa Vàng) của tiểu bang California.

Bốn mươi năm qua, tôi cũng vẫn quanh quẩn ở địa phương này nhưng chưa gặp lại chị Gấm lần nào. Thế mới biết là quả đất tuy tròn nhưng quá lớn nên cơ hội gặp lại cố nhân (để có dịp thưa thốt một lời thâm tạ) cũng chả dễ dàng chi.

Tôi tới Hoa Kỳ vào cuối năm 1980. Qua năm 82, sau khi tiêu hết đến đồng bạc trợ cấp cuối cùng, tôi xin đi bán săng và ghi danh vào một trường đại học cộng đồng – West Valley College – nơi mà chị Vũ Thị Gấm đang làm cố vấn (academic counselor) cho những sinh viên vừa nhập khóa.

Nguyên Ngọc - Đất chảy

8/11/2020

https://drive.google.com/file/d/1Bp8uHENz_EwLWcnmQeXFgH3Pl1elol3a/view?usp=sharing

Mùa bão lũ năm nay chưa hết, tháng 10 (dương lịch) đã chiếm kỷ lục, tháng 11 đã có báo động mấy cơn có thể là siêu bão (ouragan), thậm chí không thể nói đến tháng 12 sẽ không còn nữa.

Tôi nghe một số nhà khoa học nói đến nguyên nhân là do sự trở lại của La Nina ở Đông Nam Á, chắc hẳn là đúng rồi. Và nhìn lại quá khứ, cũng không phải ta chưa từng chứng kiến, lúc này lúc khác, những năm tai họa tương tự.

Song tôi có cảm giác dường như năm nay, đến giờ này, thì không còn có thể nói đến “tương tự” được nữa. Năm nay đã có cái gì đó mới, khác, cái khác đó lại là cơ bản, rất cơ bản. Tất nhiên ở đời không có gì đùng một cái bỗng xảy ra; cái điều tôi thấy và muốn nói là mới, khác, mà lại là mới, khác một cách cơ bản năm nay, tất nhiên đã từng có dấu hiệu những lần trước rồi, nhưng là lẻ tẻ, thỉnh thoảng, trong một điều kiện cực đoan bất chợt nào đó.

Dân tù đày, nhiều người sống cả đời trên mặt mước

(A People in Limbo, Many Living Entirely on the Water)

Ben Mauk – Bình Yên Đông lược dịch

The New York Times – March 28, 2018

https://drive.google.com/file/d/1HQDZE_KPRfVInYOACMnBorRbTIdt2oMu/view?usp=sharing

Bài viết nầy được sự bảo trợ của Trung tâm Tường trình Khủng hoảng Pulitzer.

Người thợ khéo tay nhất trong số thuyền nhân ở Chong Koh tên là Taing Hoarith.  Hầu hết mọi ngày, Hoarith thức dậy lúc 5:00 sáng và mua một tô mì từ một thuyền tam bản đi ngang, một loại cửa hàng bán dạo tương tự như của vợ anh, Vo Thi Vioh, bán rau cải từ nhà nổi nầy qua nhà nổi khác.  Khi chị rời nhà trong ngày, khoảng 6:00, Hoarith cuốn chiếc chiếu của họ và đi làm.

Chong Koh là một trong hàng trăm làng nổi, gồm có hàng chục ngàn gia đình, trên Tonle Sap và hồ cùng tên ở Cambodia.  Nguy hiểm trên làng nổi tăng gấp nhiều lần trong mùa mưa.  Khi tôi đến đây lần đầu tiên, vào cuối tháng 7, luôn luôn có việc để Hoarith làm: sửa một vách lá bị hư vì giông gió, dọn lục bình tấp vào trước hiên nhà.  Thỉnh thoảng, nhà phải được kéo gần bờ để giông gió hay sóng từ các tàu đi qua không lật được.  Cứ vài tháng, anh lại bắt cái máy bơm hơi làm việc và lặn xuống bên dưới nhà, miệng ngậm ống cao su, để bơm các bồn xi măng giúp nhà nổi trên mặt nước.  Anh trông chừng các con trăn.

Điểm tin thế giới ngày Thứ hai 9 tháng 11 năm 2020

Võ Thái Hà tóm lược

https://drive.google.com/file/d/1GDBOXcrrCQRPOkljGpIWE06P6Gu-_fBw/view?usp=sharing

CEO Facebook bị cáo buộc chi tiền khủng tác động kết quả bầu cử

Cao Vân

9/11/2020

https://drive.google.com/file/d/1WmYhmqQOcXM8qvMhGDIKLbCzcL2Y18ji/view?usp=sharing

Giám đốc điều hành Facebook Mark Zuckerberg bị cáo buộc tung tiền khủng đến một số bang chiến trường, bao gồm cả “bổng lộc” cho các thẩm phán bầu cử nhằm cố gắng gây ảnh hưởng và thay đổi cục diện bầu cử.

Theo đơn kiện được đệ trình lên Tòa án Trung tâm Pennsylvania vào ngày 19/10, Giám đốc điều hành Facebook, Zuckerberg đã chi đến 10 triệu USD cho Trung tâm Công nghệ và Đời sống Công dân (CTCL) để yêu cầu Philadelphia mở cửa không ít hơn 800 điểm bỏ phiếu mới, bao gồm cả “bổng lộc” cho các thẩm phán giám sát việc kiểm phiếu và xử lý các tranh chấp về kết quả kiểm phiếu.

‘Không có gì bình thường’ về cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2020

Lee Smith - There Is Nothing Normal About the 2020 Presidential Election

Tác giả: Lee Smith là một nhà báo kỳ cựu có tác phẩm xuất hiện trong Real Clear Investigations, The Federalist và Tablet.

Lê Minh lược dịch

9/11/2020

https://drive.google.com/file/d/1Z1jE-fR4-AcXdhcrzWPb1GAtxEYE3THv/view?usp=sharing

Các cáo buộc về những gian lận bầu cử trên toàn nước Mỹ dẫn đến việc ông Biden giành được Nhà Trắng - đã làm lu mờ những tin tức đáng chú ý khác - nhưng phương tiện truyền thông dòng chính của Mỹ đang cố gắng bóp nghẹt điều này.

Nhưng các kịch bản cũng dự đoán rằng bạo lực sẽ bùng phát trên khắp đất nước. Và theo Đảng Dân chủ, đây là cách câu chuyện được cho là kết thúc - trong mọi tình huống, quyết định cuối cùng về cuộc bầu cử không được giao cho Tòa án Tối cao, không quan tâm đến cử tri, mà là giao cho Lầu Năm Góc.

Mối quan tâm hiện giờ của người Mỹ không chỉ đơn giản là về một cuộc bầu cử có thể đã bị đánh cắp, mà là bản chất của chính phủ Hoa Kỳ đã bị thay đổi. Nếu đúng như vậy, Tổng thống Donald Trump có thể sẽ đi vào lịch sử với tư cách là tổng thống Mỹ cuối cùng được công chúng Mỹ lựa chọn (bởi vì kết quả sau đó đều là gian lận) .

 

Dự báo chính sách Châu Á – Thái Bình Dương của chính quyền Biden

A Biden presidency’s impact on the Asia Pacific

8 November 2020

Author: Robert A Manning, Atlantic Council

Nguồn: Robert A Manning, “A Biden presidency’s impact on the Asia Pacific”, East Asia Forum, 08/11/2020.

Robert A Manning là nghiên cứu viên cao cấp tại Trung tâm Chiến lược và An ninh Brent Scowcroft thuộc Hội đồng Đại Tây Dương, và là thành viên Sáng kiến ​​Tầm nhìn Chiến lược của tổ chức này.

Người dịch: Trần Hùng

https://drive.google.com/file/d/14q-FOWuk0_1LUHA38chf-EF1upSh-8jE/view?usp=sharing

Vấn đề an ninh trước mắt có thể là việc chính quyền Biden sẽ giải quyết vấn đề hạt nhân Triều Tiên như thế nào. Ông kế thừa hơn 25 năm ngoại giao thất bại của Hoa Kỳ, và thực tế rằng Bình Nhưỡng đã là một quốc gia có vũ khí hạt nhân trên thực tế. Nếu quá khứ là chỉ dấu cho tương lai, Biden sẽ được chào đón bằng sự khiêu khích, có thể là một vụ thử tên lửa SLBM hoặc ICBM, dẫn tới một không khí giống như khủng hoảng. Biden nói rằng ông sẽ sẵn sàng tham dự một hội nghị thượng đỉnh nếu các liên hệ ngoại giao cấp độ làm việc tạo điều kiện cho một giải pháp.

Năm câu hỏi cho Joe Biden về nền kinh tế

Natalie Sherman

Phóng viên kinh doanh BBC, New York

8/11/2020

https://drive.google.com/file/d/1Sdyym_EkhbUioFGlFD0kAvYReK9ra-QJ/view?usp=sharing

Joe Biden sẽ trở thành tổng thống thứ 46 của Hoa Kỳ sau khi đánh bại Tổng thống Donald Trump đương nhiệm trong một cuộc bầu cử gây chia rẽ gay gắt diễn ra khi đất nước vẫn đang quay cuồng với đại dịch virus corona.

Tuy nhiên, các kế hoạch của ông trong 4 năm tới có thể sẽ đối mặt với thách thức của một chính phủ bị chia rẽ, khi đảng Cộng hòa tuyên bố chiến thắng quan trọng tại Quốc hội.

Đó là một tình huống mà nhiều nhà phân tích cho rằng khiến những kế hoạch tham vọng nhất trong chương trình nghị sự của ông Bide "tử vong" ngay khi ông nhậm chức.

Dưới đây là năm câu hỏi mà ông phải đối mặt với nền kinh tế Hoa Kỳ.

Trung Quốc  Ấn Độ: Căng thằng quanh những con đập

9/11/2020

https://drive.google.com/file/d/1rYJIbxfED5KyxX_q-sZJ7lwIp5vvYu6e/view?usp=sharing

Ông Jagannath Panda, một chuyên gia tại Viện Nghiên cứu và Phân tích Quốc phòng Manohar Parrikar ở New Delhi, cho biết viễn cảnh sẽ có thêm nhiều đập gần Ấn Độ làm dấy lên những mối lo ngại ở New Delhi.

Ông Panda nói: "Những dự án xây đập này đã gây ra lo lắng ở Ấn Độ khi Trung Quốc xây dựng các con đập gần LAC, cùng với những tranh chấp ranh giới Ấn Độ-Trung Quốc, đây có thể là ý đồ chiến lược của Trung Quốc nhằm tạo ra sự chia rẽ giữa Ấn Độ và các con sông ở Himalaya". 

Bên cạnh việc lo ngại về vị trí địa lý nhạy cảm của dòng sông, tại Ấn Độ và Bangladesh cũng đang có những lo rằng việc có thêm nhiều đập hay những can thiệp lớn của Trung Quốc đối với đường thủy sẽ mang lại các tác động tiêu cực đối với môi trường, đối với hệ sinh thái và làm trệch đi hướng chảy của dòng sông. 

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét