Thứ Bảy, 28 tháng 11, 2020

Bản tin ngày Thứ bảy 28 tháng 11 năm 2020

Mỹ mang thông điệp gì tới Việt Nam về mối đe dọa từ Trung Cộng?

27/11/2020

https://vietquoc.org/my-mang-thong-diep-gi-toi-viet-nam-ve-moi-de-doa-den-tu-trung-cong/#more-33936

Lời người post: bài viết liên quan đến chuyến đi của Cố vấn An Ninh Quốc Gia Hoa Kỳ đến thăm Việt Nam từ ngày 19-22/11/2020

Kết thúc chuyến thăm Việt Nam, trả lời câu hỏi của Zing News tại buổi họp báo trực tuyến từ Manila hôm 23/11, được đăng trên website Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ Robert C. O’Brien cho biết: “Thông điệp của chúng tôi là sẽ tiếp tục hiện diện ở đây, chúng tôi đã hỗ trợ các bạn và chúng tôi sẽ không rời đi. Chúng tôi sẽ không bị đẩy ra khỏi khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương. Chúng tôi sẽ chiến đấu cho một khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tự do và mở rộng với tất cả bạn bè và đối tác của chúng tôi. Và tôi nghĩ khi chúng tôi gửi đi thông điệp đó – thông điệp hòa bình thông qua sức mạnh – là cách để răn đe Trung Cộng. Đó là một cách để đảm bảo hòa bình, và là một cách để đảm bảo rằng không có chiến tranh trong khu vực.”

Vụ án Hồ Duy Hải:  bà Kim Ngân chờ đợi cái gì?

Gió Bấc
27/11/2020

https://drive.google.com/file/d/1gQjcSAa8vMM7slr9jCgq0UMq0c8EGAuW/view?usp=sharing

Trong nhiệm kỳ Quốc hội khóa 13, Ủy Ban Tư Pháp Quốc Hội đã giám sát,, có báo cáo ghi nhận hàng chục điểm vi phạm của hồ sơ vụ án nhưng với thế lực và sự thăng tiến của hai Bình. Ủy Ban Thường Vụ Quốc Hội không ra kiến nghị giám đốc thẩm.Phải chăng lần này, lịch sử sẽ lập lại?

Hồ Duy Hải sẽ tiếp tục làm tử tù lót đường cho Trương Hòa Bình thăng tiến làm Chủ tịch nước hay Thủ tướng? Liệu các nguyên thủ quốc gia khác có dám bắt tay với bàn tay đẫm máu của kẻ giết người bằng quyền lực quốc gia?

Trở lại với bà Kim Ngân, xin nhắc lại với bà lời tâm huyết của cử tri Nguyễn Văn Hạnh (81 tuổi, ngụ phường 22, quận Bình Thạnh, TPHCM) đã gửi tới bà và Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng: “Nếu cứ tắc trách, muốn xử tội tử hình một cách dễ dãi như thế đối với Hồ Duy Hải thì đây là nỗi buồn, điềm lo của dân và cho ngành Tư pháp nước nhà”

Trân Văn  Việt Nam  nơi… uy tín ngang hàng với… giả?

27/11/2020

https://drive.google.com/file/d/1Fl3aQstj0GEg9oTQCn4irU20tRTlANAA/view?usp=sharing

Trần Hưng An nhắc lại chuyện mới xảy ra cách nay vài tháng với hai giảng viên Đại học Tôn Đức Thắng khi đề nghị xử lý Bí thư Đắk Lắk gian dối học thuật để trả lời cho trăn trở của Cô bé Cát Linh: Tố cáo đạo văn còn bị nhốt thì không cung cấp danh tính là… rất tỉnh táo! Vương Gia Văn ngậm ngùi: Uy tín của những kẻ giả dối! Thật cay đắng khi chúng lại đang nắm quyền lực trong tay! Trong khi Calvin Van phỏng đoán: Nếu xử lý tất cả những người có uy tín mua bằng thì sẽ không còn đảng viên nào nữa để làm việc cho bác Trọng! Pháp Chính an ủi bạn bè: Giả dối, lừa đảo... là bản chất cua chế độ mà! Thật thà không có chỗ đứng ở thiên đường này đâu (7)!

Điểm tin thế giới ngày Thứ bảy 28 tháng 11 năm 2020

Võ Thái Hà tóm lược

https://drive.google.com/file/d/1Z2poeivRCvQ9WSYKR4oXSN85iHdT0-0k/view?usp=sharing

Bầu cử TT Hoa kỳ năm  2020: Phiên điều trần quan trọng nhất trong lịch sử nước Mỹ

Đông Phương

28/11/2020

https://drive.google.com/file/d/14eOvQSjvk_yAMq-d6jrj8yYfgiVSLHve/view?usp=sharing

Gây sốc hơn nữa là lời nhân chứng Stansdrome cũng sống ở Delaware, ông là cựu chiến binh và hiện là nhà phân tích dữ liệu có chuyên môn về phân tích gian lận đầu tư. Ông làm giám sát viên ở Chester và đi cùng với một nhân viên kiểm phiếu của Đảng Cộng hòa, cả Chester chỉ có hai giám sát viên Đảng Cộng hòa. Sau đó ông đến trung tâm kiểm phiếu để quan sát, thấy có hơn chục giám sát viên Dân chủ kiểm tra phiếu bầu dành cho đảng Cộng hòa. Dựa trên kinh nghiệm làm nhà khoa học dữ liệu và theo dõi gian lận đầu tư, ông tin rằng có 100.000 đến 150.000 phiếu bầu không rõ nguồn gốc, trong khi toàn bộ hạt Deleware chỉ có 425.000 cử tri đã đăng ký, tại sao nói như vậy? Bởi vì nhân viên làm việc đã tách rời bì thư và lá phiếu đã gửi qua bưu điện, làm như vậy khác gì phá hủy bằng chứng về tính hợp pháp của phiếu bầu? Dù bạn kiểm tra lại phiếu bầu như thế nào, thì lần nào cũng có kết quả như nhau, nhưng không biết phiếu bầu đó có hợp pháp hay không, vì cái gốc là bì thư đã mất.

Kết quả phân tích: Máy chủ của Dominion được kết nối đến Iran và Trung Quốc

Nguyễn Minh

28/11/2020

https://drive.google.com/file/d/1qccgYWmGfN6gYNF4b2hoIDuZS8qK9Eqt/view?usp=sharing

Kết quả quét các nút giao mạng của Dominion phát hiện một số kết nối với các thực thể nước ngoài, bao gồm cả việc một hệ thống mạng ở tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc có quyền truy cập vào máy chủ của Dominion.

Một nhà cựu phân tích tình báo quân sự đã tiến hành các phân tích trên máy chủ của Dominion. Dựa trên kết quả phân tích, chuyên gia tình báo quân sự đã tìm ra “bằng chứng rõ ràng” và tuyên bố có thể dễ dàng truy cập vào các máy chủ của công ty Dominion Voting Systems từ xa. Ông khẳng định chúng “chắc chắn đã bị xâm phạm bởi những kẻ xấu, chẳng hạn như từ Iran và Trung Quốc”.

Nhà phân tích này có tên trong bản lời khai có tuyên thệ gửi kèm hồ sơ kiện của luật sư Sidney Powell đối với các quan chức bầu cử bang Michigan.  

Trần Trung Chính  - Tổng tiến công. Tổng nổi dậy  và Tổng phản công

26/11/2020

https://drive.google.com/file/d/176JDmbiNjh0uIerWiTifG0pAXGoVXSB6/view?usp=sharing

10.3 Trong trường hợp, ông Biden bị xử thua nhưng ông Trump cũng không được xử thắng, có nghĩa là vào ngày 8 tháng 12 năm 2020, Thượng Viện Hoa Kỳ công bố cả 2 ứng cử viên không ai hội đủ 270 phiếu cử tri đoàn (tôi không mong điều này xảy ra) thì Hạ Nghị Viện Hoa Kỳ có nhiệm vụ tổ chức bầu cử Tổng Thống chiếu theo Tu Chính Án số 12, có nghĩa là 50 tiểu bang mỗi tiểu bang chỉ có 01 phiếu đại biểu để bầu Tổng Thống Hoa Kỳ (đại biểu này đại diện cho Hành Pháp của Tiểu Bang) . Ứng Cử Viên nào vượt qua con số 26 thì sẽ là President Elected đúng nghĩa, hiện nay Đảng Dân Chủ chỉ có 22 đại biểu nên cùng bất đắc chí phải sử dụng Tu Chính Án số 12 thì ông Trump vẫn thắng.

TS Hoàng Anh Tuấn - Bầu cử TT và chính trị Mỹ: Một góc nhìn khác

 Phần 1

27/11/2020

https://drive.google.com/file/d/1EqP26k2pgC3F6oE2QPvjy8l3oFbruZ-7/view?usp=sharing

 

DAD: Thế sao năm nay họ không lập luận lại như vậy?

DAUGHTER: Chính vì kết quả năm 2000 có tranh chấp nên cả Al Gore lẫn ông Bush chả ông nào tiếp cận được với GSA. Còn chính quyền DC của Clinton chuyển giao sang cho ông Al Gore thì chả vấn đề gì. Cái chính là "nhằm" vào ông Bush của CH.

Ngày 13/12/2000 sau phán quyết của Tòa án Tối cao liên bang Mỹ và ông Al Gore đọc diễn văn chấp nhận thua cuộc thì đến ngày 14/12 nhóm chuyển giao quyền lực của ông Bush mới được tiếp cận toàn bộ quy trình chuyển giao từ GSA. Tức thời gian tiếp cận với GSA còn sau bây giờ cả 3 tuần "lận" đấy Ba nhé.

Đảng CH và ông Bush cũng chả có "ý kiến ý cò" gì vì đó là luật.

Cũng chính "luật" đó, nhưng năm nay Đảng DC lại nói "luật này" lạc hậu, không thích hợp vận dụng vào trường hợp "Cụ" Biden. Cho nên khi đọc báo chí và tìm hiểu chính trị Mỹ thì Ba cũng cần biết "luật gì" được dùng, "ai" muốn áp dụng và trong bối cảnh nào.

Ông Vương Hỗ Ninh mất chức vụ quan trọng, thời vận đã hết?

Miêu Vi

28/11/2020

https://drive.google.com/file/d/1cacatI2jRo9kvDfpJApPqxS4HYTtDXfZ/view?usp=sharing

Ngày 21/11, ông Alex Payette, học giả chính trị Canada và chuyên gia về Trung Quốc, đã đăng một bài báo trên trang web Asialyst rằng, ông không tin việc thay đổi nhân sự này sẽ ngay lập tức thay đổi địa vị của ông Vương Hỗ Ninh, nhưng ông tin rằng đây có thể là khởi đầu của một trình tự nào đó.

Ông nói, sau Hội nghị Trung ương 5 của Ban Chấp hành Trung ương ĐCSTQ, con đường thăng tiến của ông Vương Hỗ Ninh vào giới cấp cao của đảng đã kết thúc. Đối mặt với Đại hội toàn quốc lần thứ 20 của ĐCSTQ vào năm 2022, đến thời điểm đó, ông Vương Hỗ Ninh sẽ bước sang tuổi 67 , có 4 khả năng.

TT Trump sa thải 11 thành viên cấp cao khỏi Ban Chính sách Quốc phòng, gồm cả Kissinger

Lê Xuân

28/11/2020

https://drive.google.com/file/d/1H_FXV-Sz3bMNN6DafH5v9scVre6bEmyn/view?usp=sharing

Theo nguồn tin của Foreign Policy, nhiều thành viên cấp cao của ủy ban cố vấn liên bang hàng đầu cho Bộ Quốc phòng đã bị chính quyền TT Trump sa thải hôm thứ Tư (25/11). Đây là đợt sa thải lớn thứ hai đối với các chuyên gia chính sách đối ngoại và an ninh quốc gia lâu năm trong những tháng cuối của nhiệm kỳ Tổng thống thứ nhất của ông Trump. 

Liên lạc viên Nhà Trắng của Lầu Năm Góc Joshua Whitehouse đã gửi đi một chỉ thị vào chiều thứ Tư, loại bỏ 11 cố vấn cấp cao khỏi Ban Chính sách Quốc phòng, bao gồm các cựu Ngoại trưởng Henry Kissinger và Madeleine Albright; cựu đô đốc Gary Roughead – người từng đứng đầu lực lượng hải quân; và Jane Harman, thành viên của Ủy ban Tình báo Hạ viện. Rudy De Leon, cựu giám đốc điều hành của Lầu Năm Góc, người từng được Bộ trưởng Quốc phòng James Mattis lúc bấy giờ cân nhắc cho vai trò cố vấn chính sách cấp cao, cũng bị cách chức.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét