Thứ Bảy, 24 tháng 3, 2012
BUỔI ĐIỀU TRẦN NHÂN QUYỀN TẠI LIÊN HIỆP QUỐC, 2012
Buổi điều trần Nhân Quyền tại Liên Hiệp Quốc, 2012
Hàng năm từ cuối tháng hai đến đầu tháng tư, những vị nguyên thủ quốc gia hay đại sứ đại diện của 164 thành viên LHQ hội tụ vể trụ sở tại Geneva, Thụy Sĩ tham dự Hội Nghị Quốc Tế Nhân Quyền.
Với mục đích tranh đấu cho nhân quyền và dân chủ tự do cho quê hương, Cộng Đồng Việt Nam tại Hoa Kỳ đã nhiều lần đến LHQ để trình bày và tố cáo những vi phạm trầm trọng về nhân quyền tại Việt Nam.
Mặc dù bận rộn với cao trào Thỉnh Nguyện Thư, phái đoàn VN chúng ta cũng đã cố gắng vào điều trần trước khi Cao Ủy đi Thụy Sĩ.
Đúng 11 giờ sáng ngày thứ sáu 9/3/ 2012, phái đoàn Việt Nam do ông Nguyễn Văn Tần, chủ tịch Ban Chấp Hành Trung Ương Cộng Đồng Người Việt Tỵ Nạn tại Hoa Kỳ, hướng dẫn cùng với ông Ngô Thế Bảo, chủ tịch CĐ tại Allentown, Pennsylvania, Ông Nguyễn Trọng Hiếu, PCT CĐ người Việt tại Tarrant, Texas; Bà Huỳnh Thu Lan, Phó Chủ Tịch CĐ Grand Rapids, Michigan và bà Ngô Mỹ Hạnh P/chủ tịch CĐ Allentown, Pennsylvania, ông Lương Hoàng Long, truyền thông của Liên Minh Dân Chủ Đông Dương. Ngoài ra có ba vị đại diện đến từ tiểu bang Connecticut: ông Trần Văn Giỏi chủ tịch cộng đồng Tiểu Bang Connecticut, cùng haià thành viên BCH Cộng Đồng : ông Nguyễn Quang Vinh và ông Nguyễn Phước Hiền.
Trong chuyến đi này cũng có sự hiện diện của khối 8406 do bà Nguyễn Thị Hoa ở Massachusetts đại diện. Ngoài ra còn có sự tham dự của một số hội đoàn như sự hiện diện BS Cấn Thị Bích Ngọc, Chủ tịch BCH Hội Quốc Tế Y Sĩ Việt Nam Tự Do, Mục sư Y Hin Nie, Chủ tịch Giáo Hội Tin Lành tại Cao Nguyên và mục sư Y Daler Bya. Về phía các quốc gia bạn, có Tiến Sĩ Wìliam K. Bouarouy Chủ tịch Đảng Dân Chủ Lào, ông Meas Chea chủ tịch đảng đối lập Sam Rainsy tại Cam Bốt và ông Tổng thư Ký Ros Visa. Phiá người Trung Hoa tự do có phái đoàn Pháp Luân Công với sự hiện diện của BS Charles Lee, phát ngôn viên của Pháp Luân Công tại Trung Hoa (Global Mission for Recuing Persecuted Falun Gong Practitioners in China) , Tiến sĩ Dayong Li Tổng Giám Đốc “Đảng Viên CS Trung Cộng từ bỏ đảng” ( Global Service Center for Quitting the Chinese Communist Party). Đặc biệt năm nay còn có ông Jun Wang chủ tịch đảng Dân Chủ Trung Hoa, ông đã là phục viên đào thoát khỏi Trung Hoa và có nhiều cơ cấu trong nội địa .
Phái đoàn đã được Cao Ủy Nhân Quyền (Human Rights High Commission Officer) bà Ann Syauta cùng phụ tá tiếp kiến.
Trong buổi thảo luận, các phái đoàn đã trình bày những tình trạng xâm phạm nhân quyền tại các quốc gia độc tài và cộng sản. Các Đại diện đã trình bày nguyện vọng của mình, sau đó các thỉnh nguyện thơ đã được trao tận tay bà Syauta.
Trong phần thuyết trình, phái đoàn Việt Nam do ông Nguyễn Văn Tần đại diện, đã tố cáo những hành vi tội ác của CSVN và yêu cầu LHQ có thái độ thích đáng với thành viên của họ. Cuối phần trình bày, ông Nguyễn Văn Tần đã trao cho bà Syauta danh sách của các người tù lương tâm tại Việt Nam.
BS Cấn Thị Bích Ngọc đã trình bày thảm trạng buôn người ngày càng gia tăng dưới các hình thức cho con nuôi, môi giới hôn nhân với người ngoại quốc và xuất khẩu lao động với sự bao che của nhà cầm quyền CSVN. Bà yêu cầu LHQ buộc Việt Nam phải thi hành nghiêm chỉnh đạo luật chống buôn người mà Quốc Hội Việt Nam đã thông qua dưới áp lực của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ (đưa VN vào danh sách các quốc gia cần theo dõi về nạn buôn người), và phải có những chương trình giúp đở thiết thực các nạn nhân.
Mục sư Y Hin Nie cũng tường trình về những vi phạm tự do tôn giáo qua sự kiện CSVN đưa một thiếu tướng đảng Cộng Sản để làm chủ tịch Ủy Ban Tôn Giáo Việt Nam. Danh sách của trên 400 tù nhân tôn giáo tại các nhà tù Hà Nam, Phú Yên, Thanh Hoá, Nghệ Tĩnh, Kon Tum, Tuy Hoà…cũng đã được trao lại cho đại diện Cao Ủy Nhân Quyền.
Phiá 8406, bà Nguyễn Thị Hoa đã đưa ra những bằng cớ CSVN đã giam cầm trái phép những nhà đấu tranh dân chủ, trong đó có nhiều người bị mất tích không ai liên lạc được (Điếu Cày Nguyễn Hoàng Hải). Bà cũng đề cập đến tình trạng tù tội của linh mục Nguyễn Văn Lý và những nhà đấu tranh dân chủ khác và yêu cầu CSVN phải trả tự do cho những người này
Để đúc kết, Tiến Sĩ Hà Văn Hải thuộc Liên Minh Dân Chủ Đông Dương đã thêm vào nghị trình:
- Việt Nam là thành viên của Liên Hiệp Quốc. Do đó những quốc gia thành viên và nhất là LHQ phải có thái độ nghiêm khắc trước những sự chà đạp nhân quyền tại Việt Nam.
- Yêu cầu LHQ vận động giúp định cư cho những người tỵ nạn còn kẹt lại ở Cam Bốt và Thái Lan.
- TS Dayong Li , đại diện Pháp Luân Công Trung Hoa đã tố cáo những hành vi tra tấn dã man của CS Trung Hoa đối với các thành viên Pháp Luân Công. Ông đã đưa ra danh sách các nạn nhân PLC tại Trung Hoa. Theo TS Hải, tại VN cũng có nhiều thành viên Pháp Luân Công cũng đang bị CSVN bạo hành, nhưng trường hợp của họ ít được biết đến.
- Ông Wang đã mạnh dạn tố cáo CS Trung Cộng với những sự tra tấn bắt bớ người trái phép,
Sau khi lắng nghe sự trình bày của tất cả các phái đoàn Việt, Miên, Lào, Trung Hoa. Bà Syauta cho biết là LHQ nhất là Cao Ủy Nhân Quyền đã rất chú tâm và đã gửi khuyến cáo (rapporters) đến Việt Nam nhiều lần. Bà hứa sẽ đúc kết hồ sơ cùng các thỉnh nguyện thư hôm nay đem đến Thụy Sĩ ngày 12 tháng 3 này . Bà cũng đã không quên cám ơn phái đoàn đã tạo cơ hội cho Bà được biết thêm về tình trạng nhân quyền ở Việt Nam cũng như tại các quốc gia độc tài, Cộng Sản.
Tiếp theo, phái đoàn đã đi qua trụ sở của tòa đại sứ Hoa Kỳ. Bà Huỳnh Thu Lan đại diện CĐNVQG/HK đã trao Thỉnh Nguyện Thư nhờ chuyển đến tòa Đại sứ Hoa Kỳ tại LHQ. (Tại LHQ, ngoài bà Susan E. Rice đại sứ chính, Hoa Kỳ còn có những vị Đại sứ khác như bà Rosemary A. Dicarlo, ông Đại sứ Jeffrey Delaurents, đặc trách về Special Political Affairs mà nhiều phái đoàn đến New York thường gặp, ông Đại sứ Joseph M. Torsella). Sau đó phái đoàn lại tiếp tục vào toà Đại sứ Bangladesk, tại đây ông Nguyễn Trọng Hiếu đã đại diện CĐ NVQG/HK trình thỉnh nguyện thư. Được biết, trước khi trở thành đại sứ Bangladesk, ông Abdul Momen đã là giáo sư tại tiểu bang Massachusetts và từng tiếp xúc với những người Việt Nam đấu tranh cho dân chủ và tự do.
Phái đoàn đã vui vẻ trở về khi biết rằng những tài liệu, thỉnh nguyện thư sẽ đến Geneva, Thuỵ Sĩ và sẽ được đưa vào nghị trình.
Tiếp đó, một vài phái đoàn đã đến tiếp sức tổ chức Tây Tạng biểu tình tố cáo Trung Cộng giết hại những người dân vô tội và lên tiếng yểm trợ công cuộc đấu tranh đòi độc lập cho người dân Tây Tạng.
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét