Việt-Mỹ bắt đầu các cuộc đàm phán khó khăn về thương mại
14/03/2012
Bảo Anh chuyển ngữ, CTV Phía Trước
Raymond Burghardt*, East-West Center
* Raymond Burghardt là cựu Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam từ năm 2001-2004. Hiện nay ông là Giám đốc Hội thảo Đông-Tây (East–West Seminars) tại Trung tâm Đông Tây (East–West Center).
Hai nước cựu thù xem xét hướng đến gần hơn trong lĩnh vực kinh tế và hợp tác chính trị.
Việt Nam và Hoa Kỳ đã cùng nhau tham gia buổi lễ kỷ niệm đánh dấu 10 năm hai nước ký kết Hiệp định Thương mại Song phương Việt-Mỹ tại Hà Nội hồi cuối tháng Mười hai năm ngoái. Hiệp định Thương mại Song phương Việt-Mỹ có hiệu lực từ lúc cả hai ký kết vào tháng Mười hai năm 2001. Buổi họp mặt gồm có các nhà đàm phán thương mại trước đây cũng như hiện hành, các nhà ngoại giao và lãnh đạo doanh nghiệp. Tại buổi lễ, đôi bên trao đã đổi những câu chuyện dí dỏm rằng bên nào là người đàm phán khó khăn nhất trong quá trình này. Tuy nhiên, trọng tâm chính cho cả hai phía Hoa Kỳ và Việt Nam là các triển vọng tích cực cho tương lai mối quan hệ Việt-Mỹ trên nhiều lĩnh vực thương mại và các chiến lược mang đến lợi ích chung.
Việt-Mỹ đánh dấu kỷ niệm 10 năm ký kết Hiệp định Thương mại Song phương Việt-Mỹ tại Hà Nội. Ảnh: vietnam.usembassy.gov
Đối với những người như chúng tôi từng phục vụ ở Việt Nam trong những năm chiến tranh, lễ kỷ niệm này là lời nhắc nhở mới nhất về những biến đổi đáng chú ý của một mối quan hệ từ kẻ thù cay đắng sang đối tác chiến lược. Quan hệ giữa Hoa Kỳ và Việt Nam đã dần được cải thiện kể từ khi hai nược được chính thức bình thường hóa vào năm 1995, nhưng tốc độ này dường như đã được tăng tốc trong ba năm qua. Việc này được thúc đẩy một phần bởi các mối quan tâm do sự hung hăng của Trung Quốc trong vấn đề chủ quyền ở Biển Đông.
Washington xem Việt Nam là một quốc gia cỡ trung đang phát triển nhanh chóng với dân số khoảng 90 triệu người, và Hà Nội đã tăng cường vai trò lãnh đạo của họ trong khu vực Đông Nam Á – khu vực mà Hoa Kỳ gần đây đã chuyển hướng thành mối quan tâm hàng đầu trong chính sách đối ngoại. Trong đó, lãnh đạo Việt Nam đang tìm kiếm sự ổn định khu vực, hội nhập toàn cầu, các dự án đầu tư nước ngoài, và thị trường cho ngành công nghiệp xuất khẩu, nên các mục tiêu này đòi hỏi Việt Nam phải có mối quan hệ tốt hơn với Hoa Kỳ.
“Trục” Châu Á–Thái Bình Dương của Hoa Kỳ
Buổi lễ kỷ niệm Hiệp định Thương mại Song phương tại Hà Nội được diễn ra ngay sau khi Tổng thống Barack Obama tổ chức Hội nghị Thượng đỉnh Asia–Pacific Economic Cooperation (APEC) giữa tháng Mười một tại Honolulu, chỉ vài ngày sau khi ông tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á tại Bali. Tổng thống Obama và Ngoại trưởng Hillary Clinton đã sử dụng các cuộc họp thượng đỉnh này để công bố “trục” mới của Hoa Kỳ, và tuyên bố rằng Hoa Kỳ trở lại châu Á sau khi rút quân từ hai cuộc chiến tranh lâu dài ở Iraq và Afghanistan. Chính quyền của Obama đã nói rõ ràng rằng trong khi ngân sách quốc phòng của Hoa Kỳ bị cắt giảm thì điều này sẽ không gây ảnh hưởng đến việc triển khai quân lính đến toàn khu vực ở châu Á–Thái Bình Dương.
Một thành phần quan trọng trong chính sách “trục” châu Á của chính quyền Obama là thắng lợi từ các thỏa thuận thương mại tự do Quan hệ Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (Trans-Pacific Partnership). Đây cũng là một chủ đề lớn được quan tâm ở Hội nghị Thượng đỉnh APEC. Chín quốc gia châu Á–Thái Bình Dương, bao gồm luôn cả Hoa Kỳ và Việt Nam, đang tham gia vào các cuộc đàm phán về thỏa thuận này. Một trong những mục tiêu quan trọng trong mối quan hệ này đối với Hoa Kỳ là để chống lại xu hướng của Trung Quốc trong những năm gần đây đã ký kết các hiệp định thương mại với các nước láng giềng châu Á, trong đó họ đã loại bỏ Hoa Kỳ ra khỏi các cuộc đàm phán.
Việt Nam tham gia đàm phán Đối tác Xuyên Thái Bình Dương
Trong tháng Mười một năm 2010, Hoa Kỳ và các bên đàm phán khác hoan nghênh sự quyết định của Hà Nội tham gia vào các cuộc đàm phán TPP, mặc dù hai điểm trọng tâm là sự tham gia của Việt Nam cũng như sự chào đón nồng nhiệt của các nước khác đều là những điểm gây khá nhiều ngạc nhiên. Trong số chín nước tham gia đàm phán TPP, Việt Nam là nền kinh tế kém phát triển nhất trong số các thành viên, và cho tới nay thì Việt Nam cũng có nền kinh tế “hỗn hợp” nhất – nền kinh tế thị trường và phi thị trường. Các doanh nghiệp nhà nước (State-owned enterprises) thường được ngân hàng nhà nước trợ cấp và cho vay ưu đãi một cách hào phóng, và đây là một tính năng quan trọng trong hệ thống kinh tế của Việt Nam. Mô hình này được cho là gần giống với mô hình “chủ nghĩa tư bản nhà nước” của Trung Quốc. Một trong những mục tiêu chính của Washington đối với TPP là có được một thỏa thuận thương mại trong đó các công ty tư nhân và doanh nghiệp nhà nước đều có thể cạnh tranh công bằng trên một sân chơi bình đẳng. Mục tiêu này phản ánh sự thất vọng nghiêm trọng của Hoa Kỳ với những gì họ thấy như là lợi thế không công bằng mà các doanh nghiệp nhà nước Trung Quốc đạt được trong nền thương mại thế giới.
Vấn đề doanh nghiệp nhà nước sẽ làm khả năng của Việt Nam tham gia vào cuộc đàm phán TPP gay go và khó thành công hơn. Bởi vì thất vọng với doanh nghiệp nhà nước Trung Quốc – và đây không chỉ riêng Hoa Kỳ – việc này sẽ mang lại ít kiên nhẫn hơn so với năm năm trước đây để Việt Nam giữ lại các ưu điểm mà họ mang lại cho các công ty nhà nước.
Quan hệ đối tác chiến lược của Hoa Kỳ
Chính sách “trục” mới hoặc “tái cân bằng” của chính quyền Obama về cơ bản là mang lại cho khu vực kinh tế năng động nhất của thế giới những chú ý mà họ xứng đáng được nhận. Tuy nhiên, sự tái tập trung của Hoa Kỳ vào khu vực châu Á–Thái Bình Dương phải bao gồm sự hợp tác với các nước láng giềng nhút nhát nằm bên cạnh Trung Quốc nhằm bảo vệ các rủi ro trong trường hợp Bắc Kinh có thể sử dụng sức mạnh quân sự và tầm ảnh hưởng của họ. Với một lịch sử lâu dài giữa mối quan hệ khó khăn với người láng giềng khổng lồ của mình, Việt Nam là một đối tác hợp lý nhất. Có nhiều hoạt động trong vòng ba năm qua, đặc biệt là hợp tác hải quân, đã mang đến các tín hiệu tốt trong việc hội tụ chiến lược giữa hai nước Mỹ–Việt.
Sự hội tụ giữa Hoa Kỳ và Việt Nam, bao gồm cả việc chào đón Hà Nội tham gia vào các nhóm đàm phán TPP, là một phần quan trọng trong “trục” mới của Hoa Kỳ. Trong buổi Lễ kỷ niệm 10 năm hồi tháng Mười hai năm ngoái, các hai quan chức ở hai phía Hoa Kỳ và Việt Nam đều nhận xét rằng Việt Nam tham gia vào các cuộc đàm phán TPP là một “quyết định chiến lược” đối với cả Hà Nội lẫn Washington. Trong khi đây là cuộc đàm phán về thương mại, nhưng với sự hợp tác của hai nước thì việc này có thể thành công dựa trên các mối liên kết chiến lược chung và niềm tin cậy lẫn nhau.
Một lợi ích chung về hòa bình và an ninh có thể giúp sự thỏa thuận diễn ra êm thắm hơn nhưng đông thời cũng có không ít khó khăn ở phía trước. Các đối tác đàm phán của Việt Nam sẽ nhấn mạnh vào một thỏa thuận thương mại và đầu tư có chất lượng cao. Việc này yêu cầu Việt Nam phải minh bạch, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, quyền lao động và bảo vệ môi trường cũng như hạn chế về lợi thế cho các doanh nghiệp nhà nước.
Đối với Việt Nam, yêu cầu tự do hóa và hiện đại hóa nền kinh tế của họ đến trong thời điểm mà các vấn đề nghiêm trọng về kinh tế và nội bộ chính trị cũng như đường hướng của đất nước đang được mang ra tranh luận một cách nóng bỏng. Lạm phát tại Việt Nam đã liên tục tăng lên đến hai con số trong vài năm qua, trong đó có hai lần lên trên ngưỡng 20%. Thị trường chứng khoán Việt Nam trong năm 2011 được cho là tồi tệ nhất ở khu vực châu Á, với các cam kết đầu tư trực tiếp nước ngoài sụt giảm và cả ba cơ quan xếp hạng tín dụng đã hạ cấp tín dụng của Việt Nam.
Các lãnh đạo hàng đầu của Việt Nam nhận ra rằng đây là những vấn đề nghiêm trọng nhưng hiện đang có những bất đồng gay gắt về việc làm thế nào để đối phó với các vấn đề này. Một vấn đề chính của cuộc tranh luận là cần phải cải cách hệ thống doanh nghiệp nhà nước đến bao nhiêu. Các ngân hàng nhà nước hiện đang là gánh nặng bởi các khoản nợ xấu mà các doanh nghiệp này gây ra và nhiều trong số họ đang hoạt động rất kém hiệu quả. Vinashin – một tập đoàn đóng tàu nhiều tỷ đô của Việt Nam đứng bên bờ vực phá sản trong năm 2010 đã làm tăng cường cuộc tranh luận về vấn đề của các doanh nghiệp nhà nước.
Một số người đặt câu hỏi rằng nếu các cuộc tranh luận nội bộ của Việt Nam tiếp tục, cùng với mối quan tâm của Hoa Kỳ về các doanh nghiệp nhà nước Việt Nam, thì liệu các điểm này có ngăn chặn cả hai nước tiến đến sự thống nhất trong các cuộc đàm phán TPP hay không. Sự kết thúc thành công của Việt Nam trong các cuộc đàm phán TPP yêu cầu các nhượng bộ từ phía Hà Nội cũng như các đối tác đàm phán, trong đó có cả Hoa Kỳ. Sự thành công yêu cầu cả hai phải ưu tiên mối quan hệ đối tác chiến lược đã được tôi luyện trong những năm gần đây.
Hoa Kỳ đã xác định Việt Nam là một trong những đối tác chiến lược quan trọng ở châu Á. Việt Nam xem Mỹ như là chìa khóa chính trong việc duy trì cân bằng chiến lược ở Đông Nam Á. Nhiều người trong số chúng tôi đã chứng kiến mối quan hệ song phương giữa hai nước đi từ chiến tranh đến quan hệ đối tác trong vòng 35 năm hy vọng rằng điều này sẽ chia sẻ tầm nhìn chiến lược cũng như cung cấp cho các nhà đàm phán thương mại những khuyến khích cần thiết để tìm thấy các điểm chung.
Lưu ý: Bản gốc của bài bình luận này xuất hiện trên EWC Asia Pacific Bulletin vào ngày 29 tháng 2, 2012.
New Strategic Partners U.S. and Vietnam Begin Tough Trade Talks
By Raymond Burghardt
(Note: This commentary originally appeared as an EWC Asia Pacific Bulletin article on Feb. 29, 2012)
Vietnamese and Americans joined together in Hanoi last December for a happy celebration, commemorating the tenth anniversary of the entrance into force of the US-Vietnam Bilateral Trade Agreement signed in December, 2001. The gathering of current and former trade negotiators, diplomats, and business leaders exchanged witty anecdotes about who had been the toughest negotiator. However, the main focus for both American and Vietnamese participants was on the positive prospects for future US-Vietnam relations across the spectrum of trade and strategic common interests.
For those of us who served in Vietnam during the war years, this celebration was the latest reminder of the remarkable transformation of a relationship from one of bitter foes to strategic partners. Ties between the United States and Vietnam have steadily improved since they were formally normalized in 1995, but the pace has accelerated during the past three years, motivated in part by shared concern over China’s aggressive maritime claims in the South China Sea.
Washington views Vietnam as a rapidly developing mid-sized country of some 90 million people, and Hanoi has been increasing its leadership role in Southeast Asia, a region that has America’s renewed attention. In turn, the Vietnamese leadership seeks regional stability, global integration, new foreign investment, and markets for its export industries, goals that require good relations with the United States.
America’s Asia-Pacific “Pivot”
The Hanoi commemoration of the Bilateral Trade Agreement came soon after President Barack Obama’s mid-November hosting of the Asia-Pacific Economic Cooperation (APEC) summit in Honolulu, followed a few days later by his attendance at the East Asia Summit in Bali. President Obama and Secretary of State Hillary Clinton used these summit meetings to announce America’s “pivot” back to Asia as the United States withdraws from its two long wars in Iraq and Afghanistan. The administration has made clear that while the U.S. overall defense budget is reduced, it will not affect the U.S. forward deployment throughout the Asia- Pacific region.
An important component of the Obama administration’s Asia “pivot” policy has been its championing of the Trans-Pacific Partnership (TPP) free trade agreement, which was a major topic of interest at the APEC summit. Nine Asia-Pacific countries, including the United States and Vietnam, are now engaged in negotiating this agreement. A major objective for the United States has been to counter the trend of recent years in which China has signed trade agreements with its Asian neighbors that have excluded the United States.
Vietnam Joins Trans-Pacific Partnership Talks
In November 2010, the United States and other negotiating parties welcomed Hanoi’s decision to join the TPP negotiations, though both Vietnam’s interest and the welcome extended by other countries were somewhat surprising. Vietnam is the least developed economy among the prospective TPP members, and also by far the most “mixed” economy—market and non-market— among the nine. State-owned enterprises (SOE), are subsidized by generous loans from state-owned banks, and are an important feature of Vietnam’s economic system, which closely resembles China’s “state capitalism” model. One of Washington’s major goals for the TPP is a trade agreement in which private and state-owned companies compete on a level playing field. This goal reflects the serious American frustration with what it sees as unfair advantages that Chinese SOEs have in world trade.
This state enterprise issue will complicate Vietnam’s ability to negotiate successfully the country’s entrance into the TPP. Because of frustration with Chinese SOEs—and not just on the part of the United States—there will be less tolerance than there might have been five years ago for Vietnam retaining the advantages it gives to its state companies.
Our Strategic Partnership
The administration’s “pivot” or “rebalancing” policy is fundamentally about giving the world’s most economically dynamic region the attention it deserves. But U.S. refocus on the Asia-Pacific region includes cooperation with China’s nervous neighbors in hedging against how Beijing might use its increased power and influence. With a long history of troubled relations with its huge neighbor, Vietnam is a logical partner. Many activities in the last three years, particularly naval, have signaled U.S.-Vietnamese strategic convergence.
This convergence between the United States and Vietnam, including welcoming Hanoi into the TPP negotiating group, is a significant piece of the “pivot” policy. During the 10th Anniversary Commemoration last December, both American and Vietnamese officials commented that Vietnam’s entrance into the TPP negotiations was a “strategic decision” by both Hanoi and Washington. While these are trade talks, they are made possible by joint strategic alignment and mutual trust.
A common interest in regional peace and security could help to smooth the way toward agreement, but tough negotiations lie ahead. Vietnam’s negotiating partners will insist on a high-quality trade and investment agreement that will require transparency, protection of intellectual property rights, labor rights, and environmental protection as well as restraints on advantages given to SOEs.
For Vietnam, requirements to liberalize and modernize its economy come at a time of serious economic problems and heated internal political debate regarding the country’s direction. Inflation in Vietnam has repeatedly surged into double digits in the past few years, twice spiking well above 20 percent. Vietnam’s stock markets in 2011 were the worst performing in Asia, pledges of foreign direct investment declined, and all three major ratings agencies downgraded the country’s sovereign credit rating.
Vietnam’s top leaders recognize that these are serious problems, but have sharp disagreements about how to deal with them. A major issue of debate is how much to reform the system of SOEs. State banks are burdened by bad loans to these enterprises and many are performing poorly. The multi-billion dollar default of Vietnam’s shipbuilding industry group—Vinashin—in 2010 intensified the SOE debate.
Some are asking if Vietnam’s internal debates, along with US concerns about Vietnamese SOEs, will prevent both countries from reaching agreement in the TPP talks. Vietnam’s successful conclusion of the TPP negotiations will require concessions by Hanoi as well as its negotiating partners, including the United States. Success will require that both give priority to the strategic partnership that has been forged in recent years.
The United States has identified Vietnam as one of its important new strategic partners in Asia. Vietnam sees America as the key to maintaining strategic balance in Southeast Asia. Many of us who have witnessed the bilateral relationship go from war to partnership within 35 years hope that that this strategic shared vision will give trade negotiators the incentive needed to find common ground.
Raymond Burghardt served as U.S. Ambassador to Vietnam, 2001-2004. Currently, he is Director of East- West Seminars at the East-West Center.
http://www.eastwestcenter.org/news-center/east-west-wire/new-strategic-partners-us-and-vietnam-begin-tough-trade-talks
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét