The Diplomat
http://thediplomat.com/2012/09/25/asean-gets-tough-with-internet-crackdown/?all=true
Tác giả: Mong Palatino
Người dịch: Đan Thanh
25-9-2012
Camera giám sát ở các quán café Internet, các webmaster phải tuân theo quy định giải trình rất gắt gao, và bóng ma tự kiểm duyệt ám ảnh, tất cả đã đặt ra rất nhiều câu hỏi về tương lai của tự do Internet.
Sự phát triển của công nghệ thông tin và truyền thông đã không chỉ tạo ra một cuộc cách mạng trong cách thức con người tương tác với nhau, mà còn buộc nhiều chính quyền phải vận hành trong một khung cảnh chính trị có rất nhiều thay đổi lớn.
Trong một số trường hợp, chính quyền có thể góp phần giải phóng toàn bộ tiềm năng của một không gian Internet tự do và cởi mở; chẳng hạn, bằng việc bảo đảm rằng ai cũng có thể vào được Internet. Mặt khác, chính quyền lại cũng có thể tìm cách để ngăn chặn đường vào đó.
Khả năng thứ hai có lẽ đang xảy ra ở Đông Nam Á, nơi mà, núp dưới cái vỏ truy quét tội phạm mạng, các chính quyền ban hành vô số luật phá hoại tự do Internet và tự do dân sự của người dân.
Thứ Năm, 27 tháng 9, 2012
Thứ Tư, 26 tháng 9, 2012
ĐẢO ĐIẾU NGƯ, THUYẾT ÂM MƯU VÀ TÍNH HỢP PHÁP CỦA CHÍNH QUYỀN ĐẢNG CỘNG SẢN TRUNG QUỐC
BÌNH LUẬN CỦA boxun.com:
http://boxun.com/news/gb/china/2012/09/201209242234.shtml
24-9-2012
Người dịch: Quốc Thanh
Sóng gió nổi lên ở Thái Bình Dương, cuộc khủng hoảng đảo Điếu Ngư bùng nổ, từng “thuyết âm mưu” một tiếp bước xuất hiện: Mỹ Nhật hợp mưu đàn áp Trung Quốc, mượn cớ đó để làm sống lại chủ nghĩa quân phiệt Nhật; đấu tranh quyền lực trước Đại hội 18 Trung Quốc ngày càng nóng lên, các thế lực phe phái mượn cớ đảo Điếu Ngư để tranh nhau xuất vị; tàn dư phái tả Mao và Bạc Hy Lai quật mồ đứng dậy, mưu đồ khuếch đại quyền nói năng của các cường nhân quân sự; lãnh đạo khóa tiếp lợi dụng khủng hoảng đảo Điếu Ngư để đánh bóng đăng trường, làm nổi lên tầm quan trọng; người lãnh đạo trước hí diễn xong rồi vẫn còn chưa chịu rút lui khỏi vũ đài chính trị, đã lợi dụng đảo Điếu Ngư để cản trở sự tiếp nhận quyền lực suôn sẻ của lãnh đạo mới.
Những thuyết âm mưu này dĩ nhiên là khỏi cần chứng minh, cho dù có mâu thuẫn trước sau, bởi nếu không thì sao còn gọi được là “thuyết âm mưu”, thế rồi, âm mưu về “thuyết âm mưu”, cùng âm mưu của âm mưu về “thuyết âm mưu” lại ập tới, gây xôn xao, nó hứa hẹn một Trung Quốc lớn cũng bị trùm phủ trong một âm mưu cực lớn, một hòn đảo hoang nhỏ xíu cách xa đất liền bỗng nhiên làm cho Thần châu đại địa mù mịt chướng khí. Nguyên cớ do đâu?
http://boxun.com/news/gb/china/2012/09/201209242234.shtml
24-9-2012
Người dịch: Quốc Thanh
Sóng gió nổi lên ở Thái Bình Dương, cuộc khủng hoảng đảo Điếu Ngư bùng nổ, từng “thuyết âm mưu” một tiếp bước xuất hiện: Mỹ Nhật hợp mưu đàn áp Trung Quốc, mượn cớ đó để làm sống lại chủ nghĩa quân phiệt Nhật; đấu tranh quyền lực trước Đại hội 18 Trung Quốc ngày càng nóng lên, các thế lực phe phái mượn cớ đảo Điếu Ngư để tranh nhau xuất vị; tàn dư phái tả Mao và Bạc Hy Lai quật mồ đứng dậy, mưu đồ khuếch đại quyền nói năng của các cường nhân quân sự; lãnh đạo khóa tiếp lợi dụng khủng hoảng đảo Điếu Ngư để đánh bóng đăng trường, làm nổi lên tầm quan trọng; người lãnh đạo trước hí diễn xong rồi vẫn còn chưa chịu rút lui khỏi vũ đài chính trị, đã lợi dụng đảo Điếu Ngư để cản trở sự tiếp nhận quyền lực suôn sẻ của lãnh đạo mới.
Những thuyết âm mưu này dĩ nhiên là khỏi cần chứng minh, cho dù có mâu thuẫn trước sau, bởi nếu không thì sao còn gọi được là “thuyết âm mưu”, thế rồi, âm mưu về “thuyết âm mưu”, cùng âm mưu của âm mưu về “thuyết âm mưu” lại ập tới, gây xôn xao, nó hứa hẹn một Trung Quốc lớn cũng bị trùm phủ trong một âm mưu cực lớn, một hòn đảo hoang nhỏ xíu cách xa đất liền bỗng nhiên làm cho Thần châu đại địa mù mịt chướng khí. Nguyên cớ do đâu?
TÔI DỰ PHIÊN TÒA XỬ CÂU LẠC BỘ NHÀ BÁO TỰ DO Ở CÔNG AN PHƯỜNG BẾN THÀNH
PHẠM ĐÌNH TRỌNG
Sáng ngày 24 tháng chín, năm 2012, Sài Gòn nắng đẹp. Đi trong nắng mùa thu trên đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa tôi lại nhớ đến câu hát thôi thúc ngày nào: Mùa thu rồi / Ngày hăm ba / Ta đi theo tiếng gọi sơn hà nguy biến . . . Câu hát của thế hệ đàn anh của tôi vào ngày 23 tháng chín năm 1945. Họ hát lời đất nước kêu gọi rồi bừng bừng dũng khí đi vào cuộc kháng chiến chín năm chống Pháp xâm lược. Hạnh phúc biết bao thế hệ được hát lời kêu gọi của đất nước rồi lên đường cứu nước. Thế hệ của tôi không có được hạnh phúc đó. Thế hệ chúng tôi cũng rầm rập ra trận, lúc đó chúng tôi tưởng rằng đi giải phóng miền Nam và hào hứng hát: Giải phóng miền Nam / Chúng ta cùng quyết tiến bước . . . Hóa ra không phải chúng tôi đi giải phóng miền Nam mà chúng tôi đi vào cuộc nội chiến Nam – Bắc tương tàn, chúng tôi chỉ là công cụ mang học thuyết Mác Lê nin, học thuyết đấu tranh giai cấp sắt máu áp đặt cho miền Nam, để cả nước bị nô dịch bởi học thuyết Mác Lê nin, để học thuyết đấu tranh giai cấp sắt máu thống trị cả dân tộc Việt Nam, đánh phá tan tác khối đoàn kết dân tộc Việt Nam, đánh phá tan nát đạo lí và văn hóa Việt Nam.
Thứ Ba, 25 tháng 9, 2012
TỬ THỦ TRÊN NÚI NỢ
Nguyễn-Xuân Nghĩa
"Kinh Tế Cũng Là Chính Trị"
Cử Tri Trong Thế "Xin-Cho" Giữa Đầm Lầy Chính Trị
* Quốc hội Hoa Kỳ - hay con thuyền say sóng... nợ *
Qua một bài xã luận trên tờ Wall Street Journal ngày 17 tuần trước, năm giáo sư thuộc hạng danh dự về kinh tế vừa gióng hồi chuông báo động về tình trạng tài chánh nguy ngập của Hoa Kỳ. Trong số này, một vị có thể lãnh giải Nobel Kinh tế năm nay, xin chờ tháng tới!
Là chuyên gia đã phục vụ chính quyền liên bang của cả hai đảng, năm tác giả góp ý về lãnh vực chuyên môn của họ với câu nhập đề lạnh mình: "Vị Tổng trưởng Ngân khố sắp tới sẽ gặp vấn đề nguy ngập tới độ Alexander Hamilton cũng khó bảo vệ được niềm tin và khả năng trả nợ của Hoa Kỳ". Hãy tưởng tượng đến một lời báo động gần gũi hơn với chúng ta: "Nguy cơ ngoại xâm trầm trọng tới độ Hưng Đạo Vương cũng thấy khó!"
Alexander Hamilton là Tổng trưởng Ngân khố (Tài chánh) đầu tiên trong Nội các George Washington, có chủ trương can thiệp vào thị trường để tìm sự quân bình chứ không cổ xuý tự do kinh tế. Lý do báo động là vì từ bốn năm qua, ngân sách Hoa Kỳ bị thâm thủng liên tục với mức chưa từng thấy, mỗi năm hơn ngàn tỷ, nên chính quyền mới đi vay. Và chất lên đầu mỗi hộ gia đình một gánh nợ vô hình, trung bình là 55 ngàn Mỹ kim. Khi đã đi vay thì phải trả tiền lời, chi phí tài chánh ấy lại đắp thêm vào núi nợ và sẽ có ngày núi lở khi sau này lãi suất gia tăng....
MYANMAR: TRƯỞNG BAN KIỂM DUYỆT ĐẬY NẮP BÚT
The New York Times
Tác giả: Thomas Fuller
Người dịch: Đỗ Uyên
21-9-2011
Văn phòng của ông ta một thời là trung tâm thẩm vấn, do các nhân viên cảnh sát quân sự đáng sợ của Nhật Bản điều hành, suốt Thế chiến II. Và đó là lý do vì sao quý ông Tint Swe mang biệt danh: kẻ tra tấn chữ nghĩa.
“Chúng tôi không bắt, không tra tấn ai cả, nhưng chúng tôi phải tra tấn những gì họ viết” – ông Tint Swe nói, bộ mặt nghiêm nghị nhường chỗ cho một nụ cười mơ hồ.
Ông Tint Swe là tổng kiểm duyệt gia cuối cùng của Myanmar, là viên trọng tài hùng mạnh phán xét những gì công chúng được phép đọc – và phán xét xem cái gì sẽ bị xóa khỏi chính sử.
Suốt gần 5 thập kỷ, các chính quyền quân sự ở Myanmar kiểm tra từng cuốn sách, từng cái tựa đề, từng bức ảnh và tranh minh họa, từng bài thơ, trước khi chúng được in ra. Đó là một công việc quan trọng sống còn đối với quân đội – lực lượng tìm cách kiểm soát gần như toàn bộ mọi mặt của đời sống dân sự.
Tác giả: Thomas Fuller
Người dịch: Đỗ Uyên
21-9-2011
Văn phòng của ông ta một thời là trung tâm thẩm vấn, do các nhân viên cảnh sát quân sự đáng sợ của Nhật Bản điều hành, suốt Thế chiến II. Và đó là lý do vì sao quý ông Tint Swe mang biệt danh: kẻ tra tấn chữ nghĩa.
“Chúng tôi không bắt, không tra tấn ai cả, nhưng chúng tôi phải tra tấn những gì họ viết” – ông Tint Swe nói, bộ mặt nghiêm nghị nhường chỗ cho một nụ cười mơ hồ.
Ông Tint Swe là tổng kiểm duyệt gia cuối cùng của Myanmar, là viên trọng tài hùng mạnh phán xét những gì công chúng được phép đọc – và phán xét xem cái gì sẽ bị xóa khỏi chính sử.
Suốt gần 5 thập kỷ, các chính quyền quân sự ở Myanmar kiểm tra từng cuốn sách, từng cái tựa đề, từng bức ảnh và tranh minh họa, từng bài thơ, trước khi chúng được in ra. Đó là một công việc quan trọng sống còn đối với quân đội – lực lượng tìm cách kiểm soát gần như toàn bộ mọi mặt của đời sống dân sự.
Thứ Ba, 18 tháng 9, 2012
THE NEVERENDING STORY: RAMA IN THE SOUTH CHINA SEA
Chuyện không bao giờ kết thúc: Kịch tính trên biển Đông
By Trefor Moss Trefor Moss
http://thediplomat.com/2012/09/07/the-neverending-story-drama-in-the-south-china-sea/
The Diplomat, September 07, 2012
The Diplomat, 7 tháng Chín 201
While many have put their faith in a Code of Conduct some wonder if China is stalling for time. A real solution may take years, if ever.
Mặc dù có nhiều người đặt tin tưởng vào một bộ Quy tắc ứng xử cho vấn đề biển Đông, một số người khác lại tự hỏi là liệu Trung Quốc có cố tình trì hoãn để mua thời gian hay không. Như vậy, một giải pháp đích thực, nếu có, cũng phải mất nhiều năm mới hình thành.
The South China Sea is often presented as one of the world’s thorniest territorial disputes. A group of objective, completely disinterested observers, however, would likely find this characterization peculiar. Indeed, to these hypothetical people, it would seem painfully obvious what needed to be done to at least significantly reduce the tensions in the South China Sea. Such a plan would likely start with four simple steps:
Biển Đông thường được mô tả như là một trong những cuộc tranh chấp lãnh thổ gai góc nhất thế giới. Tuy nhiên, nếu có một nhóm quan sát viên đủ khách quan và hoàn toàn không thiên vị, họ sẽ nhận thấy lối mô tả vừa nói là lạ lẫm. Thật vậy, đối với nhóm quan sát viên giả định này, những gì cần phải thực hiện để chí ít làm giảm bớt tình hình căng thẳng tại biển Đông một cách đáng kể, trông có vẻ hiển nhiên đến khó chịu. Một kế hoạch như thế có thể sẽ bắt đầu bằng bốn giai đoạn đơn giản:
Thứ Hai, 17 tháng 9, 2012
THIÊN TRIỀU LAO ĐAO
Nguyễn-Xuân Nghĩa - Ngày 120915
"Tập Thái Tử" Đâu Rồi? Ôm Một Bình Ga Lặn Rất Sâu!
Chưa đầy hai tháng trước khi Đảng Cộng Sản Trung Hoa họp Đại hội khóa 18 và Phó Chủ tịch Tập Cận Bình sẽ lên thay Hồ Cẩm Đào làm Tổng Bí thư và Chủ tịch Nhà nước thì việc họ Tập vắng mặt trong hai tuần liền kể từ đầu Tháng Chín làm dư luận xôn xao, đồn đoán và ngờ vực.... Cùng với cuộc khủng hoảng tại Hoa Kỳ vì làn sóng phản đối và bạo động trong khối Hồi giáo, xin hãy nhìn vào sự ổn định đáng ngại của Trung Quốc.
Năm Nhâm Thìn 2012 này là năm cực động cho nội tình Trung Quốc khi kinh tế toàn cầu và cả kinh tế xứ này đang bị suy trầm, khi động loạn xã hội là mối đe dọa cho lãnh đạo với các cuộc biểu tình bạo động ở nhiều nơi, hơn 50 vụ tự thiêu của tăng ni và người dân Tây Tạng.
VIỆT NAM : CON HỔ KHỐN CÙNG
Việt Long RFA, lược dịch từ "The Economist"
2012-09-14
Bản Anh Ngữ tiếu bài Việt Ngữ
Với ít ỏi triển vọng cải tổ có ý nghĩa, nền kinh tế sẽ còn lung lay thêm nữa.
Cơn ác mộng
Những tuần lễ vừa qua là cả một cơn ác mộng cho giới lãnh đạo Cộng Sản Việt Nam, những người tự hào là đã đem lại ổn định chính trị và kinh tế cho 90 triệu người dân Việt.
Những ngân hàng bị khách đổ xô tới rút tiền, những giám đốc bỏ trốn, bị bắt giam, khủng hoảng tín dụng bùng nổ với số lượng cao hơn nhiều năm từ trước tới nay cộng lại.
Cơn sốt cao độ khiến phó thống đốc ngân hàng trung ương hồi cuối tuần trước, (rồi đến Thủ tướng chính phủ vào tuần này), phải vội vã bác bỏ tin đồn chính phủ hỏi vay tiền của Quỹ tiền tệ quốc tế để tránh phá sản. Chỉ một nhóm chuyên viên của IMF xuất hiện ở thủ đô Hà Nội cũng có vẻ như gây nên sự chao đảo niềm tin.
Tuy nhiên sự khó chịu gần đây nhất thực sự phát khởi từ hôm 20 tháng 8 với vụ bắt giam ông Nguyễn Đức Kiên, một doanh gia thích khoa trương, sáng lập viên Ngân hàng thương mại cổ phần châu Á, ACB, một trong những ngân hàng lớn nhất trong nước.
Tuy ông Kiên đã rời khỏi Hội đồng quản trị ngân hàng từ năm ngoái, vụ bắt giam với những cáo buộc mơ hồ gọi là “kinh doanh bât hợp pháp” cũng đủ khơi mào cho việc rút tiền ồ ạt, kèm theo một thời kỳ lao dốc của thị trường chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh.
Niềm tin càng lung lay khi Tổng giám đốc ACB lại bị bắt tiếp theo, với cáo buộc “sai phạm trong quản trị kinh tế”.
Thứ Sáu, 14 tháng 9, 2012
KINH TẾ VIỆT NAM: BẮT BỚ CÓ PHẢI LÀ GIẢI PHÁP?
Khó khăn và bất ổn kinh tế của Việt Nam là chủ đề báo chí nước ngoài tập trung phân tích qua một loạt bài báo từ ngày 10 tới 15 tháng Chín. BBC điểm lại một số bài đáng chú ý.
Tạp chí của Anh có uy tín ngày 15/09 nhận định nền kinh tế Việt Nam có thể còn bấp bênh hơn nữa với triển vọng thiếu sáng sủa trong nỗ lực cải cách có thực chất.
Bài báo dẫn chiếu các vụ bắt giữ doanh nhân (Nguyễn Đức Kiên và Lý Xuân Hải) để nhận định “giai thoại này nhắc nhở các nhà đầu tư rằng sau nhiều năm quản lý lỏng lẻo và cho vay vô độ, các ngân hàng của Việt Nam bị khánh kiệt; và rằng tham nhũng và lãng phí đã ăn sâu vào nền kinh tế.
Thực ra đó là thực trạng “ai cũng biết” nhưng trong những năm hưng thịnh (tăng trưởng 8%, đầu tư nước ngoài đổ vào nhiều) thì chẳng mấy ai quan tâm.
Nay với tăng trưởng chậm lại, doanh nghiệp nợ nần nhiều và cạnh tranh từ những nước như Campuchia, Indonesia và Miến Điện thì các vấn đề lại càng trở nên nguy hiểm hơn.
Bài báo đề cập tới thực trạng nợ xấu lên tới 10%, là mức gấp đôi số chính phủ đưa ra không lâu trước đó, và mô tả điều họ gọi là “số nợ xấu thực có thể gấp hai hoặc ba lần”.
Những vụ bắt bớ doanh nhân như “Bầu Kiên” và cả lãnh đạo các tập đoàn lớn của nhà nước (Vinashin, Vinalines) được đánh giá theo các góc nhìn khác nhau.
Một nhà đầu tư nước ngoài theo hướng dài hạn ở Việt Nam biện luận vụ bắt ông Kiên "nhìn chung là cần thiết và tích cực", kể như là chỉ dấu cho thấy nỗ lực chống tham nhũng đang có đà.
Tuy nhiên các nhà phân tích khác lại hoài nghi hơn với biện luận rằng các vụ bắt giữ thiếu hương vị của nỗ lực chống tham nhũng và nặng mùi đấu đá quyền lực ở thượng tầng của Đảng, điển hình là giữa Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Chủ tịch Trương Tấn Sang.
Thứ Năm, 13 tháng 9, 2012
THỰC TẾ CỦA THỊ TRƯỜNG
http://www.econlib.org/library/Columns/y2005/Robertsmarkets.html
http://www.invisibleheart.com/archives.php
13/09/2012
Russell Roberts*, Econlib.org
Nguồn: Thư viện Kinh Tế và Tự Do
Bạn đang ngồi trong nhà đọc sách trong một ngày hè, ngoài trời nóng bức, bỗng dưng bạn cảm thấy lạnh. Chiếc máy lạnh trong nhà bạn đang rồ lên chạy ào ào. Bạn đứng dậy và kiểm tra cái điều nhiệt kế, và quả nhiên những điều bạn nghi ngờ đã được kiểm chứng-ai đó trong nhà đã tăng độ lạnh của chiếc máy điều hòa nhiệt độ. Bạn chỉnh lại nhiệt độ trên điều nhiệt kế đúng theo ý bạn và trở lại phòng đọc sách.
Hay là giả sử rằng bạn phải đi ra ngoài làm vài công việc lặt vặt nào đó. Khi mở cửa ra đường, bạn thấy trời đang mưa. Chẳng có nút vặn nào để “tắt” mưa cả. Bạn quay vào nhà lấy áo mưa hoặc chiếc dù để che mưa trước khi bước ra ngoài.
Ta có thể chia ra một cách dễ dàng những điều ta trải nghiệm trong thế giới này thành hai loại hiện tượng–một loại là những điều như nhiệt độ trong nhà của ta; sự tăng, giảm nhiệt độ là kết quả của hành vi và ý định của con người, và một loại, như là mưa ngoài trời, không phải là hành vi và ý định cuả con người
Nhưng cũng còn một loại kinh nghiệm thứ ba nữa–những hiện tượng xảy ra là vì hành vi của con người nhưng lại không phải do ý định của con người.
Ngôn ngữ là một thí dụ của hiện tượng này. Chẳng có ai chế tạo hay kiểm soát tiếng Anh cả. Cũng có một số chuyên gia tự cho mình nhiệm vụ kiểm tra và ảnh hưởng đến sự tiến hóa của Anh ngữ, nhưng thực ra cũng chẳng làm được gì nhiều, cũng giống như chính phủ Pháp đã cố bắt dân Pháp đừng dùng từ “le weekend” để chỉ hai ngày nghỉ cuối tuần nữa, mà thay vào đó là cụm từ dược chính quyền phê chuẩn là “fin de semaine” (cuối tuần lễ).
MỘT CÁCH LÀM BÁO KỲ LẠ
Nguyên Ngọc
Ngày 12/09/2012, báo Quân đội nhân dân đăng bài “Tây Nguyên thương nhiều, yêu nhiều và ưu tư cũng nhiều” của hai phóng viên Quang Hồi và Duy Thành, ghi là trao đổi ngắn với nhà văn Nguyên Ngọc. Tôi đọc và kinh ngạc: Tôi bị nhét vào mồm nhiều câu rất vớ vẩn lẫn những ý rất bậy bạ.
Đọc kỹ đôi chút, có thể thấy hai phóng viên này có hai cách chính để sáng tác nên một bài phỏng vấn như sau:
- Một: Tự mình đặt ra một số câu hỏi, rồi dựa vào một số điều nghe loáng thoáng ở đâu đó, đoán mò người được phỏng vấn có thể nghĩ như thế này, thế này …, lấy những đoán mò của họ làm câu trả lời có thực của đương sự, cứ thế đăng đại lên! Chẳng hạn đọan rất sếnh họ cho tôi nói về “Tây Nguyên như bầu sửa mẹ …tạo nên ngôn ngữ văn chương Nguyên Ngọc…”; hoặc đoạn từ ý của anh Trung Trung Đỉnh nói ở Pleiku ngày 4-9 rằng “không ai làm cũ được NN”, tưởng tượng và bịa ra toàn bộ câu trả lời rất lảm nhảm của tôi về những cái gọi là “tư duy”.
- Hai: Nhặt nhạnh lỏm bỏm một số ý, một số chi tiết trong vài bài viết vào lúc nào đó của người được phỏng vấn, từ đó tự mình đặt ra câu hỏi (mà chính người được phỏng vấn không hề biết), tự mình sáng tác ra câu trả lời, liều lĩnh đăng lên, bất chấp tất cả. Chẳng hạn đoạn họ gán cho tôi nói (một cách ngu dốt) về “hai thành tố (?) Tây Nguyên đặc sắc đó là căn phòng chung và sử thi” … Tôi không hề nói một lời nào với họ về hai chuyện ấy. Tôi viết ở chỗ khác, đàng hoàng, chặt chẽ, và không hề bảo rằng đó là “hai thành tố Tây Nguyên đặc sắc”.
Trước đây tôi cũng có làm báo, cũng có thời làm báo quân đội; đã lâu không còn làm báo. Không ngờ báo chí ta, có cả báo quân đội, đã đạt được … tự do đến thế!
N.N.
Thứ Tư, 12 tháng 9, 2012
NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO
BLOG CỦA ALAN NGÀY THỨ TƯ 12/9/2012
Tôi gặp Bill lần đầu trong một bữa nhậu của 8 ông Việt kiều tại quán Hợp gần khu Bolsa, Little Saigon. Bill tự giới thiệu là “nông dân” vừa xuống California chơi từ Vancouver. Anh dành diễn đàn sau đó,gần như độc thoại và “nổ” không kém các đại gia ở đây.
Tôi hào hứng nghe chuyện làm nông của anh vì khác với tinh thần nông nghiệp cổ truyền, anh có vẻ là một nông dân biết nắm bắt những công nghệ hiện đại nhất của thế giới. Sau 10 phút, tôi mới vỡ lỡ là sản phẩm nông nghiệp của anh là “cần sa”. Cuối bữa ăn, tôi còn biết thêm là anh vừa ra khỏi tù với bản án 3 năm; và anh giải thích thêm là bây giờ anh “đồng tính” vì thói quen trong tù.
Khi tôi nói về nông nghiệp công nghệ cao cho kinh tế Việt Nam, tôi không bao giờ nghĩ là nó đã được nhóm Việt kiều ở Canada thử nghiệm và ứng dụng sâu rông như vậy. Những nông trại cần sa thường nằm dưới lòng đất để tránh bị cảnh sát phát giác. Họ thường khám phá ra các trại này do khối lượng điện và nước sử dụng rất cao so với một gia cư trung bình (vì không có ánh nắng mặt trời nên các nông dân phải dùng đèn thay thế vả giữ ấm). Giải pháp hiện đại mới là thay thế đèn bằng một hỗn hợp của tia laser hồng ngoại và bóng LED.
Tôi gặp Bill lần đầu trong một bữa nhậu của 8 ông Việt kiều tại quán Hợp gần khu Bolsa, Little Saigon. Bill tự giới thiệu là “nông dân” vừa xuống California chơi từ Vancouver. Anh dành diễn đàn sau đó,gần như độc thoại và “nổ” không kém các đại gia ở đây.
Tôi hào hứng nghe chuyện làm nông của anh vì khác với tinh thần nông nghiệp cổ truyền, anh có vẻ là một nông dân biết nắm bắt những công nghệ hiện đại nhất của thế giới. Sau 10 phút, tôi mới vỡ lỡ là sản phẩm nông nghiệp của anh là “cần sa”. Cuối bữa ăn, tôi còn biết thêm là anh vừa ra khỏi tù với bản án 3 năm; và anh giải thích thêm là bây giờ anh “đồng tính” vì thói quen trong tù.
Khi tôi nói về nông nghiệp công nghệ cao cho kinh tế Việt Nam, tôi không bao giờ nghĩ là nó đã được nhóm Việt kiều ở Canada thử nghiệm và ứng dụng sâu rông như vậy. Những nông trại cần sa thường nằm dưới lòng đất để tránh bị cảnh sát phát giác. Họ thường khám phá ra các trại này do khối lượng điện và nước sử dụng rất cao so với một gia cư trung bình (vì không có ánh nắng mặt trời nên các nông dân phải dùng đèn thay thế vả giữ ấm). Giải pháp hiện đại mới là thay thế đèn bằng một hỗn hợp của tia laser hồng ngoại và bóng LED.
CHỦ NGHĨA DÂN TỘC TRÊN BIỂN Ở CHÂU Á
http://www.project-syndicate.org/commentary/asian-nationalism-at-sea-by-joseph-s--nye
Tác giả: Joseph S. Nye
Người dịch: Huỳnh Phan
03-09-2012
Joseph S. Nye, cựu trợ lý Bộ trưởng quốc phòng, Chủ tịch Hội đồng Tình báo Quốc gia Hoa Kỳ, là Giáo sư Đại học tại trường Đại học Harvard và là một học giả hàng đầu thế giới …
CAMBRIDGE – Chiến tranh sẽ nổ ra ở các vùng biển Đông Á chăng? Sau khi các nhóm dân tộc chủ nghĩa của Trung Quốc và Nhật Bản tranh đua tổ chức đổ bộ lên các khối đất đá cằn cỗi mà Trung Quốc nói đến như là quần đảo Điếu Ngư và Nhật Bản gọi là quần đảo Senkaku (Tiêm Các), những người biểu tình giận dữ ở thành phố Thành Đô phía tây nam Trung Quốc hô vang, “Chúng ta phải giết sạch bọn Nhật”.
Tương tự như vậy, một cuộc giằng co giữa các tàu Trung Quốc và Philippines trên bãi cạn Scarborough ở biển Đông đã dẫn đến các cuộc biểu tình ở Manila. Và bước tiến trong hợp tác hoạch định từ lâu giữa Hàn Quốc và Nhật Bản đã bị trúng ngư lôi khi Tổng thống Hàn Quốc đến thăm hòn đảo cằn cỗi mà Hàn Quốc gọi là Dokdo (Độc đảo), Nhật Bản gọi là Takeshima (Trúc đảo), và Hoa Kỳ gọi Liancourt Rocks.
Ta không nên quá hoang mang. Mỹ đã tuyên bố rằng quần đảo Senkaku (do quận Okinawa cai quản khi nó được giao lại Nhật Bản vào năm 1972) nằm trong vòng bảo vệ theo hiệp ước an ninh Mỹ-Nhật. Trong khi đó, bế tắc trên bãi cạn Scarborough đã dịu lại, và dù Nhật Bản triệu đại sứ ở Hàn Quốc về qua sự cố Dokdo, không chắc hai nước sẽ đi đến đánh nhau.
Thứ Ba, 11 tháng 9, 2012
ĐẦU TƯ ĐA NGÀNH LÀ CĂN BỆNH HOANG TƯỞNG
September 10, 2012
Trả lời VnExpress.net, Tiến sĩ Alan Phan –
Chủ tịch Quỹ đầu tư Viasa tại Hong Kong và Thượng Hải – cho biết đầu tư đa ngành chẳng khác nào cho người bệnh ở cùng với người khỏe để thành dịch bệnh nguy hiểm.
- Nhiều tập đoàn, doanh nghiệp lớn của Việt Nam đang rơi vào thua lỗ nặng nề sau cơn say đầu tư trái ngành. Ông nhìn nhận bài học này như thế nào?
- Đó là căn bệnh của lòng tham và sự hoang tưởng. Khi thành công trong một vài lĩnh vực, con người thường có hoang tưởng là có thể thành công trong nhiều lĩnh vực. Không riêng gì các nhà kinh doanh Việt Nam mà phần lớn trên thế giới hay bị bệnh này. Thành ra tôi không ngạc nhiên. Khi có tiền trong tay và có một vài thành công ban đầu thì họ nghĩ như vậy.
CỰU QUAN CHỨC NGOẠI GIAO HOA KỲ: TRẬN CHIẾN SẮP TỚI SẼ LÀ BIỂN ĐÔNG
http://www.businessinsider.com/the-south-china-sea-sparks-arms-race-2012-8
10/09/2012
Đỗ Đăng Khoa chuyển ngữ, CTV Phía Trước
Brian P. Klein, Business Insiders
Căng thẳng tiếp tục gia tăng trở lại trong khu vực Đông Nam Á khi các tuyên bố chủ quyền ở vùng Biển Đông giàu nguồn tài nguyên đẩy vấn đề phức tạp này thêm sôi sục.
Hải quân Hoa Kỳ hoạt động trong vùng Biển Đông. Ảnh: Georgetown Journal of International Affairs
Một loạt hành động khiêu khích mới nhất mà Trung Quốc đã đưa ra gồm đội tuần tra “sẵn sàng chiến đấu”, kêu gọi đấu thầu tại các lô ở ngoài khơi [Việt Nam] và thiết lập một đơn vị đồn trú cùng với chính quyền mới trên đảo Tam Sa. Việt Nam liên tiếp phản đối những hành động này bằng cách đưa các chuyến bay quân sự ra quần đảo Trường Sa bất chấp cảnh báo từ các quan chức Trung Quốc.
Riêng với Philippines, tổng thống Aquino tuyên bố sẽ cấp 1,8 tỷ USD để nâng cấp các lực lượng quân sự. Việc này có thể thấy rằng cạnh tranh quân sự là điều không thể tránh khỏi tại khu vực Đông Nam Á.
Một số người hy vọng rằng các quốc gia trong khu vực này sẽ phối hợp một số hành động chung với nhau. Và hy vọng này có thể bị đặt sai chỗ.
ĐỂ NGÀY MAI TƯƠI SÁNG HƠN
September 10, 2012
Tôi viết bài dưới đây cho báo Đất Việt vào cuối năm 2011. Sau gần một năm, tình hình và tinh thần tạo đông cơ cho bài viết vẫn không gì thay đổi. Đó là một điều đáng buồn, cho thấy chúng ta vẫn dậm chân tại chỗ. Tệ hơn nữa, trong khi niềm tin đang thấp thỏm ra đi, chúng ta lại loay hoay với những giải pháp cũ, những bài diễn văn cũ và những diễn viên cũ. Sau khi ở California về, tôi có cảm giác như Việt Nam của tôi đã “già” hẳn sau vài tháng. Sự hoang mang, mệt mỏi…hiện lên trong tầm mắt và các nụ cười gượng gạo. Tâm trí thì xa vời.
Anh Viên của Vinamit nói với tôi rằng “thiên thần sẽ hiện ra trong những tình thế tuyệt vọng nhất”. Tôi cũng hy vọng như vậy. Bởi vì chúng ta đang ở giờ thứ 25. Hoặc chúng ta làm chủ định mệnh; hay chúng ta sẽ bị cuốn đi trong một cơn lốc xoáy khác của lich sử. Cái khác biệt duy nhất là ý chí muốn thay đổi, sẵn sàng chấp nhận cuộc giải phẫu, để…ngày mai tươi sáng hơn….
Thứ Hai, 10 tháng 9, 2012
THỦ TƯỚNG VIỆT NAM ĐANG BỊ ĐE ĐỌA
http://www.asiasentinel.com/index.php?option=com_content&task=view&id=4799&Itemid=188%3Cbr%20/%3E
David Brown/Asia Sentinel
Lê Quốc Tuấn. X-CafeVN chuyển ngữ
Khả năng kiểm soát chính phủ Việt Nam của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đang bị suy yếu. Vị Thủ tướng Việt Nam đang bị tấn công bởi các đối thủ trong nội bộ đảng, thành phần vốn không ưa những người bạn giàu có và lỗi lầm trong quản lý kinh tế của ông ta.Nếu Dũng đi xuống, những thay đổi quan trọng trong quản lý các vấn đề kinh tế và xã hội của Việt Nam có khả năng sẽ xảy ra.
Như một quy luật, Đảng Cộng sản Việt Nam không vạch áo cho công chúng xem. Phát ngôn viên của đảng đã làm việc cần mẫn để duy trì hào quang thẩm quyền và không thể sai lầm của đảng. Đảng viên không mách lẻo chuyện nội bộ với người bên ngoài. Các quyết định thực hiện bởi Bộ Chính trị hay Uỷ ban trung ương đảng của họ được miêu tả như một sự đồng lòng nhất trí.
Điều 4 của Hiến pháp của Việt Nam rất rõ ràng về quyền lực chính trị độc quyền của Đảng Cộng sản: Đảng "là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội." Một trong 30 người Việt Nam - tổng cộng khoảng 3 triệu người - là đảng viên. Các cấp uỷ đảng hiện diện trong mọi làng quê, mọi khu dân cư của các tỉnh thành.
Đảng đổi mới giới lãnh đạo của mình tại các đại hội đảng được xoay sở bằng nhiều tháng trời thay đổi đồng minh và dàn xếp phe phái. Thông thường đây không phải là một dịp của việc người thắng cuộc ăn cả, mà đúng hơn là để nhằm cập nhật sự cân bằng trong nội bộ giữa các phe phái và quyền lợi khi các nhà lãnh đạo già về hưu một cách ít đổ máu.
David Brown/Asia Sentinel
Lê Quốc Tuấn. X-CafeVN chuyển ngữ
Khả năng kiểm soát chính phủ Việt Nam của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đang bị suy yếu. Vị Thủ tướng Việt Nam đang bị tấn công bởi các đối thủ trong nội bộ đảng, thành phần vốn không ưa những người bạn giàu có và lỗi lầm trong quản lý kinh tế của ông ta.Nếu Dũng đi xuống, những thay đổi quan trọng trong quản lý các vấn đề kinh tế và xã hội của Việt Nam có khả năng sẽ xảy ra.
Như một quy luật, Đảng Cộng sản Việt Nam không vạch áo cho công chúng xem. Phát ngôn viên của đảng đã làm việc cần mẫn để duy trì hào quang thẩm quyền và không thể sai lầm của đảng. Đảng viên không mách lẻo chuyện nội bộ với người bên ngoài. Các quyết định thực hiện bởi Bộ Chính trị hay Uỷ ban trung ương đảng của họ được miêu tả như một sự đồng lòng nhất trí.
Điều 4 của Hiến pháp của Việt Nam rất rõ ràng về quyền lực chính trị độc quyền của Đảng Cộng sản: Đảng "là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội." Một trong 30 người Việt Nam - tổng cộng khoảng 3 triệu người - là đảng viên. Các cấp uỷ đảng hiện diện trong mọi làng quê, mọi khu dân cư của các tỉnh thành.
Đảng đổi mới giới lãnh đạo của mình tại các đại hội đảng được xoay sở bằng nhiều tháng trời thay đổi đồng minh và dàn xếp phe phái. Thông thường đây không phải là một dịp của việc người thắng cuộc ăn cả, mà đúng hơn là để nhằm cập nhật sự cân bằng trong nội bộ giữa các phe phái và quyền lợi khi các nhà lãnh đạo già về hưu một cách ít đổ máu.
Thứ Sáu, 7 tháng 9, 2012
AI, NHỮNG AI ĐANG "CÕNG RẮN CẮN GÀ NHÀ" ?.
Friday, 24 August 2012 17:38
Trần Mạnh Hảo
Bài viết “Phải biết hổ thẹn với tiền nhân”: Thứ Năm, 23/08/2012, 07:30 (GMT+7) Phải biết hổ thẹn với tiền nhân (*) http://tuoitre.vn/Chinh-tri-Xa-hoi/508023/Phai-biet-ho-then-voi-tien-nhan-.html của chủ tịch nước Trương Tấn Sang được in trên hàng trăm tờ báo lề phải và lề trái đã bị dân mạng trong nước chê bai, thậm chí coi thường, rẻ rúng. Chỉ xin trích lời hai nhà báo hàng đầu trong nước là nhà báo Trương Duy Nhất và nhà báo Nguyễn Thông.
Nhà báo Nguyễn Thông trên blog của mình, trong bài “Đúng thực lỗi của thư ký”, viết như sau:
“Nói chung không có gì mới. Phần tình cảm nhiều hơn phần lý trí, suy nghĩ.
Chỉ có điều, cái phần mở đầu làm mình khó chịu, câu chữ loáng thoáng chập chờn giọng văn kiểu trong bài tập đọc "Tôi đi học" của nhà thơ Thanh Tịnh hồi nảo hồi nào. Mở đầu một bài viết quan trọng tầm quốc gia, cho hàng chục triệu người đọc mà lại lả lướt, trữ tình ngoại đề như thế thì quả không nên. Rất khó nghe. Không ai cấm chủ tịch nước được quyền bày tỏ nỗi lòng, tâm tư của mình nhưng phải trong hoàn cảnh, văn cảnh thích hợp, trong những dịp khác cơ. Ví dụ bên bàn nhậu, bác cứ nói thoải mái, thậm chí càng trữ tình càng tốt. Còn ở chỗ này, dịp này, phải lập nghiêm, bác ạ.
Trần Mạnh Hảo
Bài viết “Phải biết hổ thẹn với tiền nhân”: Thứ Năm, 23/08/2012, 07:30 (GMT+7) Phải biết hổ thẹn với tiền nhân (*) http://tuoitre.vn/Chinh-tri-Xa-hoi/508023/Phai-biet-ho-then-voi-tien-nhan-.html của chủ tịch nước Trương Tấn Sang được in trên hàng trăm tờ báo lề phải và lề trái đã bị dân mạng trong nước chê bai, thậm chí coi thường, rẻ rúng. Chỉ xin trích lời hai nhà báo hàng đầu trong nước là nhà báo Trương Duy Nhất và nhà báo Nguyễn Thông.
Nhà báo Nguyễn Thông trên blog của mình, trong bài “Đúng thực lỗi của thư ký”, viết như sau:
“Nói chung không có gì mới. Phần tình cảm nhiều hơn phần lý trí, suy nghĩ.
Chỉ có điều, cái phần mở đầu làm mình khó chịu, câu chữ loáng thoáng chập chờn giọng văn kiểu trong bài tập đọc "Tôi đi học" của nhà thơ Thanh Tịnh hồi nảo hồi nào. Mở đầu một bài viết quan trọng tầm quốc gia, cho hàng chục triệu người đọc mà lại lả lướt, trữ tình ngoại đề như thế thì quả không nên. Rất khó nghe. Không ai cấm chủ tịch nước được quyền bày tỏ nỗi lòng, tâm tư của mình nhưng phải trong hoàn cảnh, văn cảnh thích hợp, trong những dịp khác cơ. Ví dụ bên bàn nhậu, bác cứ nói thoải mái, thậm chí càng trữ tình càng tốt. Còn ở chỗ này, dịp này, phải lập nghiêm, bác ạ.
BẪY VIỆT VỊ CỦA THỦ TƯỚNG
07/09/2012
Theo Facebook Huy Đức
Ủy ban Tài chính của Quốc hội cần yêu cầu Ngân hàng Nhà nước công bố danh sách các tổng công ty, tập đoàn nhà nước đã mở tài khoản và ồ ạt chuyển một lượng tiền lớn vào VietCapital Bank ngay sau khi con gái của Thủ tướng, bà Nguyễn Thanh Phượng, thôn tính ngân hàng này từ tên gốc của nó là Gia Định. Những con số ấy có thể là một ví dụ thú vị về “lợi ích nhóm” mà Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng nhắc tới trong đợt kiểm điểm theo Nghị quyết Trung ương Bốn. Nhưng, quan trọng hơn, Quốc hội cần biết công cụ chủ đạo của nền kinh tế đang được sử dụng như thế nào.
Kinh Doanh Đa Ngành
Ý tưởng thành lập tập đoàn không chỉ đến từ thời Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Nhưng, cần có đủ thông tin để phân biệt mô hình tập đoàn Nguyễn Tấn Dũng với mô hình tập đoàn áp dụng từ những người tiền nhiệm.
Năm 1994, khi những nỗ lực phát triển kinh tế tư nhân chững lại vì bị các nhà lý luận “cánh tay phải” của ông Đỗ Mười như Đào Duy Tùng, Nguyễn Hà Phan, Nguyễn Đức Bình, coi là chệch hướng. Sau Hội nghị giữa nhiệm kỳ, 1-1994, Thủ tướng Võ Văn Kiệt đã ký hai quyết định thành lập tổng công ty 90, 91. Trong đó, quyết định 91 có nói đến “thí điểm thành lập tập đoàn kinh doanh”.
LÙM XÙM SACOMBANK BỊ "NUỐT".
Thống đốc ngân hàng mới “vô tư” làm sao!
Võ Văn Tạo
Mặc dù thông tin chính thức từ cơ quan điều tra công bố Bầu Kiên bị bắt do hành vi kinh doanh trái phép của 3 doanh nghiệp hạng nhỏ do Kiên đứng tên, nhưng “quả bom tí hon” này lại đánh sập sàn chứng khoán Việt Nam. Cổ phiếu, đặc biệt trong lĩnh vực ngân hàng, tuột dốc thê thảm. Dần chúng rùng rùng kéo nhau đi rút tiền gửi ngân hàng.
Điều đó không ngẫu nhiên. Hồi đầu năm, báo chí rộ lên phản ánh những lùm xùm đáng ngờ trong vụ mấy chú “cá lẹp” “nuốt” con “cá mập” Sacombank. Trong giới đầu tư chứng khoán và trên các báo “không lề”, tin tức về Bầu Kiên cùng nhóm “chiến hữu”, khuynh đảo tiền tệ, tài chính quốc gia đã không còn là bí mật.
Giới đầu tư chứng khoán vẫn đang căng như dây đàn, nín thở chờ tin còn “chú” nào trong giới ngân hàng, chứng khoán bị ban chuyên án “sờ gáy” nữa. Kinh nghiệm, cứ mỗi vụ “chú” nào đó bị “tó”, chứng khoán lại lên cơn co giật dữ dội. Liền sau vụ Bầu Kiên, vụ Lý Xuân Hải – Tổng giám đốc Ngân hàng ACB cho thấy rõ quy luật trên.
“Giấu đầu, hở đuôi”. Ngày 20-8, Bầu Kiên “nhập hộp”. Ngày 22-8, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng lớn tiếng yêu cầu điều tra xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật nhằm thâu tóm ngân hàng, bất kể đó là ai. Động thái trên cho thấy, tin tức râm ran trong giới kinh doanh chứng khoán và rò rỉ trên mạng không phải vô căn cứ. Không ít người tủm tỉm liên tưởng vụ án “2 bao cao su” rất chi là… “luộm thuộm”!
Cơn động đất chứng khoán – ngân hàng đã bớt dữ dội, dù vẫn tiềm ẩn nhiều đợt rung chấn mới. Nhưng, điều đáng ngạc nhiên và đáng lo nhất là câu trả lời cực kỳ… “hồn nhiên” của Thống đốc Ngân hàng nhà nước Nguyễn Văn Bình trong phiên chất vấn tại Ủy ban thường vụ Quốc hội hôm 21-8. Ông Phùng Văn Hùng, Ủy viên thường trực Ủy ban Kinh tế Quốc hội, hỏi: “Tiền đâu để nhóm cổ đông mới thâu tóm Ngân hàng Sacombank, Ngân hàng Nhà nước có biết không?”. Thống đốc Bình đáp tỉnh queo: “Họ không báo cáo với Ngân hàng nhà nước và chúng tôi cũng không biết họ lấy tiền ở đâu”(!)
Trời đất! Ngân hàng nhà nước là tổ chức tín dụng đặc biệt và duy nhất không phải làm chức năng kinh doanh tiền tệ như các ngân hàng thương mại, mà chuyên trách làm nhiệm vụ quản lý nhà nước đối với mọi ngân hàng Việt Nam (kể cả ngân hàng nước ngoài trên lãnh thổ Việt Nam). Kẻ có hiểu biết sơ đẳng về kinh tế cũng thuộc nằm lòng nhiệm vụ số 1 của Ngân hàng nhà nước là kiểm soát dòng tiền lưu thông. Chẳng vậy mà trước đây Ngân hàng nhà nước từng quy định mọi thay đổi đột ngột từ 200 triệu đồng trở lên trong từng tài khoản phải được theo dõi, báo cáo kịp thời…
Vâng, xin thưa ông Thống đốc – từng là “người của năm”. Ông “không biết” thì giới chuyên gia và báo chí nêu cho ông biết: một trong những nguồn của hàng chục nghìn tỷ đồng ấy là tiền lòng vòng từ thế chấp, cầm cố cổ phiếu ở nhiều ngân hàng để vay được tiền. Có được tiền từ thế chấp, cầm cố cổ phiếu ấy, lại đem mua cổ phiếu của Sacombank. Cứ thế, và cứ thế… Ấy là chưa nói đến hàng chục nghìn tỷ được Ngân hàng nhà nước bơm ra cho cái gọi là kế hoạch “tái cơ cấu” ngành ngân hàng. Rồi thì mớ ma trận vay mượn “tín chấp” ở thị trường liên ngân hàng… Rặt những thủ thuật ma mãnh “tay không bắt giặc”.
Làm Thống đốc Ngân hàng nhà nước mà “vô tư” đến lạ! Chả trách nền tiền tệ, tài chính quốc gia cứ rối như canh hẹ, lâu lâu lại lồng lên như ngựa vô cương.
Xin chớ nghĩ ngân hàng, chứng khoán là chuyện của các đại gia, chẳng hệ lụy gì đến đại đa số dân thường. Tiền tệ, vốn liếng là máu thịt duy trì sự sống của các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh. Ngân hàng nóng đầu, doanh nghiệp lên cơn sốt. Doanh nghiệp ngắc ngoải, tiêu vong, ai chết đầu nước, nếu không phải là người làm công ăn lương cùng gia đình họ?
V.V.T.
CÂU CHUYỆN VỀ CHARLIE
September 5, 2012
T/S Alan Phan, Chủ Tịch Quỹ Đầu Tư Viasa
Nghịch cảnh thường thể hiện nhân tài; trong khi thịnh vượng lại che giấu nó (Adversity is wont to reveal genius, prosperity to hide it.) Horace
Một thú vui của tôi trong thời gian rãnh rổi giữa các cuộc họp khi đi công tác là gặp các doanh gia Việt để tìm hiểu thêm về con người họ: yếu tố thành công hay thất bại, môi trường kinh doanh và những trải nghiệm thú vị. Kỳ về Mỹ vừa qua, một bạn trẻ giới thiệu tôi với một đại gia Việt kiều khá thành công và nổi tiếng trong cộng đồng: anh Charlie Tôn Quý.
Sáng tạo để vượt khó
Anh Quý là một thuyền nhân đến Mỹ một mình năm 14 tuổi và cư ngụ tại bang Louisiana từ 1986. Vừa đi học vừa đi làm anh tốt nghiệp kỹ sư hóa học tại LSU và lập gia đình vào giữa thập niên 1990s. Vợ anh kinh doanh tiệm nail ở đây nên anh không đi làm mà mở một tiệm cung cấp linh kiện và hóa chất cho các tiêm nails khác.
Cuộc sống tạm ổn định cho đến khi anh quan sát khách hàng thăm viếng chuỗi siêu thị Wal Mart (có hơn 70% là phụ nữ) và nẩy ra ý tưởng xin Wal Mart cho phép anh mở các tiệm nails ngay trong khu thương mại của họ. Phải mất hơn 2 năm để thuyết phục Wall Mart và cho đến năm nay, các cửa hàng Regal Nails làm theo phương thức “nhượng quyền” (franchise) đã lên đến con số hơn 1,100 tiệm. Tại California, người Việt làm chủ đến 80% các tiệm nails và tỷ lệ cho toàn quốc là 44%.
Thứ Năm, 6 tháng 9, 2012
DƯƠNG THU HƯƠNG SẼ LƯU VONG Ở PARIS MỘT THỜI GIAN NỮA
Vietnamese Novelist Duong Thu Huong Will be Exiled in Paris for Some Time Yet
By Graeme Mackay | September 4, 2012 2:13 PM GMT
A book review by Jason Beerman in Saturday, 01 September 2012's Toronto Star, reminds me that Communism in theory and practice can be miles apart. The Zenith now translated into English, is a book describing a fictionalized account of the life of Ho Chi Minh by celebrated Vietnamese authoress Duong Thu Huong. Celebrated that is outside Vietnam where, for the most part, Thu Huong and her works do not meet the Government's approval and she now lives in exile in Paris…
Tiểu thuyết gia Dương Thu Hương sẽ lưu vong ở Paris một thời gian nữa
Tác giả: Graeme Mackay
Người dịch: Thủy Trúc
04-09-2012
Một bài điểm sách của Jason Beerman đăng trên tờ Toronto Star số ra hôm thứ bảy, 1-9-2012 nhắc tôi nhớ tới chủ nghĩa cộng sản trên lý thuyết và trong thực tế có thể xa nhau hàng dặm. “Đỉnh cao chói lọi” giờ đã được dịch sang tiếng Anh, đó là một cuốn sách đã được tiểu thuyết hóa, mô tả cuộc đời của ông Hồ Chí Minh, do nữ nhà văn nổi tiếng Việt Nam, Dương Thu Hương viết. Nổi tiếng là ở bên ngoài Việt Nam, đất nước mà Thu Hương cùng các tác phẩm của bà không được chính quyền chấp nhận, và hiện giờ bà đang sống lưu vong ở Paris.
By Graeme Mackay | September 4, 2012 2:13 PM GMT
A book review by Jason Beerman in Saturday, 01 September 2012's Toronto Star, reminds me that Communism in theory and practice can be miles apart. The Zenith now translated into English, is a book describing a fictionalized account of the life of Ho Chi Minh by celebrated Vietnamese authoress Duong Thu Huong. Celebrated that is outside Vietnam where, for the most part, Thu Huong and her works do not meet the Government's approval and she now lives in exile in Paris…
Tiểu thuyết gia Dương Thu Hương sẽ lưu vong ở Paris một thời gian nữa
Tác giả: Graeme Mackay
Người dịch: Thủy Trúc
04-09-2012
Một bài điểm sách của Jason Beerman đăng trên tờ Toronto Star số ra hôm thứ bảy, 1-9-2012 nhắc tôi nhớ tới chủ nghĩa cộng sản trên lý thuyết và trong thực tế có thể xa nhau hàng dặm. “Đỉnh cao chói lọi” giờ đã được dịch sang tiếng Anh, đó là một cuốn sách đã được tiểu thuyết hóa, mô tả cuộc đời của ông Hồ Chí Minh, do nữ nhà văn nổi tiếng Việt Nam, Dương Thu Hương viết. Nổi tiếng là ở bên ngoài Việt Nam, đất nước mà Thu Hương cùng các tác phẩm của bà không được chính quyền chấp nhận, và hiện giờ bà đang sống lưu vong ở Paris.
MÓNG VUỐT TRUNG-QUỐC
TS. Nguyễn Hưng Quốc
September 6, 2012
Ngoại trưởng Hoa Kỳ Hillary Rodham Clinton
Thông báo của Bộ Ngoại giao Mỹ vào cuối tháng 8 vừa qua cho biết, ngày 30/8, Ngoại trưởng Hillary Clinton bắt đầu chuyến công du đến sáu nơi: quần đảo Cook, Indonesia, Trung Quốc, Timor-Leste (còn gọi là East Timor hay Đông Timor), Brunei (ở Việt Nam gọi là Bru-nây) và Nga.
Đọc bản thông báo ấy, một số nhà bình luận chính trị không khỏi ngạc nhiên: Ủa, sao lại ghé thăm quần đảo Cook? Tất cả những nơi khác thì không sao. Người ta có thể hiểu được. Nhưng còn quần đảo Cook? Nó ở đâu nhỉ? Mà đến đó để làm gì nhỉ? Chi tiết phía dưới bản thông báo cho biết thêm: Bà đến dự cuộc hội nghị lần thứ 43 của Diễn Đàn Nam Thái Bình Dương (South Pacific Forum). Đến đây, lại thêm một ngạc nhiên nữa: Ủa, nhưng Diễn Đàn Nam Thái Dương là gì vậy cà?
Labels:
Á CHÂU,
BIỂN ĐÔNG,
CHUYỆN VIỆT NAM,
TRUNG-QUỐC
Thứ Tư, 5 tháng 9, 2012
NỢ XẤU NGÂN HÀNG
By Alan Phan
September 4, 2012
BLOG CỦA ALAN NGÀY THỨ BA 4/9/2012
Những ngày còn mài quần ở các lớp MBA, tôi thường nhìn những vị quản lý ngân hàng (banker) với nhiều ngưỡng mộ và chút ganh tị. Ngoài việc phải có một học vị giỏi giang ở các trường danh tiếng, họ ăn mặc rất lịch sự, dự những tiệc tùng hoành tráng, ăn trên ngồi trước, được mọi người nể trọng, hàng xóm gia đình khen ngợi. Dù sao, họ đại diện cho “đồng tiền” và trong xã hội tư bản, đây là loại huân chương cao quý nhất. Ở các nước xã hội chủ nghĩa, có lẽ chỉ có các đồng chí mới có những vinh dự này.
Nhưng có lẽ vì ăn uống quá nhiều (kể cả những tâng bốc nhiều không khí), nên bụng các vị thường phình ra và khi máu chạy hết xuống bao tử, cái đầu bỗng thiếu máu và ngu ra một chút. Hiện tượng này cũng hay hiện diện ở các chàng trai sung sức. Hễ thấy một chân dài sexy, bốc lửa, là mặt nghệch ra, đấu óc không còn chút máu, và bị người đẹp xỏ mũi dắt đi như một con bò ngoan (kinh nghiệm cá nhân).
Tháng rồi, trong chuyến bay từ New York về Los Angeles, tôi ngồi cạnh một banker của một ngân hàng lớn thế giới. Anh ngà ngà say, ngồi kể liên miên những bí mật nửa hở nửa kín của ngân hàng anh đang làm. Chỉ tiếc là anh đang quản lý khối chi nhánh bên Trung Á, chứ nếu anh coi khu vực Asean thì tôi lại có nhiều điều để học (và cười).
Điều anh kể cũng không gì mới lạ. Trong cuộc thi đua đạt chỉ tiêu và thành tích (ảnh hưởng rất nhiều đến bonus cuối năm và tương lai sự nghiệp) các bankers thường bỏ qua mọi nguyên tắc về quản lý rủi ro và đôi khi tạo dựng hồ sơ cùng khách hàng để mọi người “vui vẻ”. Dù sao, đây cũng là tiền người khác (OPM) và khi nợ đáo hạn, ta đã cao bay nơi chốn nào, để lại đống phân cho thằng khác dọn dẹp.
Anh nói về một phi vụ mà JP Morgan Chase, RBS, HSBC, Credit Suisse mất 15 tỷ đô la tại Kazakhstan. Mọi chuyện khởi đầu với một ngân hàng địa phương phát hành trái phiếu với nhiều hồ sơ giả mạo. Vì chủ nhân là một người thân của Tổng Thống đương nhiệm, nên các vị bankers phải cố ém nhẹm dùm để còn “được phép” làm ăn tại xứ nhiều mỏ dầu và khoáng sản này.
Chuyện ngân hàng BTA ở Kazakhstan nghe cũng quen thuộc. Cách đây 6 năm, các nhà đầu tư ngoại quốc và ngân hàng thế giới ào ạt đổ tiền vào Kazakhstan sau khi Tổng Thống Nazarbayev mở cửa theo kinh tế thị trường và giá dầu lên đỉnh. Tăng trưởng GDP đạt mức 10% trung bình trong 10 năm liên tiếp (không biết họ tìm được ông tư vấn nào đã có kinh nghiệm làm cho Cục Thống Kê Trung Quốc hay Việt Nam?) Với một số tiền khá lớn đầu từ nước ngoài, BTA cho vay bừa bãi tứ xứ như một chân dài vừa săn trúng vài ba đại gia một lúc. Nợ xấu lên đến 6 tỷ đô la. Dĩ nhiên, ngân hàng nhà nước không thể để BTA phá sản nên mua lại 6 tỷ đô nợ xấu và bơm thêm 6 tỷ đô la nữa bằng trái phiếu bán cho các ngân hàng quốc tế. Sau cùng, chánh phủ cũng không in tiền kịp để trả nợ và Kazakhstan phải phá giá bản vị tenge 21% vào 2009.
Chuyện cười ra nước mắt là anh banker trên máy bay được phái đi Kazakhstan để thâu hồi các tài sản cầm cố cho món nợ hơn 600 triệu đô. Trong đó, có phi vụ BTA cho một cá nhân ở 1 tỉnh khá hẻo lánh vay 70 triệu đô la để làm một dự án nông nghiệp hoành tráng hiện đại (tôi đang xin kế hoạch kinh doanh này và sẽ nộp cho vài ngân hàng ở đây). Anh banker phải mất gần một ngày trời mới đến ngôi làng nhỏ và tìm ra người chủ vay. Ông này làm chủ một nông trại rộng chưa hơn một hectare và tài sản quý báu duy nhất là 32 con cừu và dê trong trại. Ông ta hoàn toàn ngạc nhiên khi biết mình nợ đến 70 triệu đô (tính ra một con cừu trị giá hơn 2 triệu) và không biết thằng chó chết nào đã xài dùm mình 70 triệu mà thậm chí không gởi biếu được một chai rượu?
Tôi chắc chắn một vài ông hay bà nông dân ở Đồng Tháp hay Bắc Kạn đang sở hữu vài chục triệu đô la mà họ không biết? Dư tiền để sở hữu một chiếc Rolls Royce và mời Mr. Đàm về hát cho đám cưới con mình.
Alan Phan
September 4, 2012
BLOG CỦA ALAN NGÀY THỨ BA 4/9/2012
Những ngày còn mài quần ở các lớp MBA, tôi thường nhìn những vị quản lý ngân hàng (banker) với nhiều ngưỡng mộ và chút ganh tị. Ngoài việc phải có một học vị giỏi giang ở các trường danh tiếng, họ ăn mặc rất lịch sự, dự những tiệc tùng hoành tráng, ăn trên ngồi trước, được mọi người nể trọng, hàng xóm gia đình khen ngợi. Dù sao, họ đại diện cho “đồng tiền” và trong xã hội tư bản, đây là loại huân chương cao quý nhất. Ở các nước xã hội chủ nghĩa, có lẽ chỉ có các đồng chí mới có những vinh dự này.
Nhưng có lẽ vì ăn uống quá nhiều (kể cả những tâng bốc nhiều không khí), nên bụng các vị thường phình ra và khi máu chạy hết xuống bao tử, cái đầu bỗng thiếu máu và ngu ra một chút. Hiện tượng này cũng hay hiện diện ở các chàng trai sung sức. Hễ thấy một chân dài sexy, bốc lửa, là mặt nghệch ra, đấu óc không còn chút máu, và bị người đẹp xỏ mũi dắt đi như một con bò ngoan (kinh nghiệm cá nhân).
Tháng rồi, trong chuyến bay từ New York về Los Angeles, tôi ngồi cạnh một banker của một ngân hàng lớn thế giới. Anh ngà ngà say, ngồi kể liên miên những bí mật nửa hở nửa kín của ngân hàng anh đang làm. Chỉ tiếc là anh đang quản lý khối chi nhánh bên Trung Á, chứ nếu anh coi khu vực Asean thì tôi lại có nhiều điều để học (và cười).
Điều anh kể cũng không gì mới lạ. Trong cuộc thi đua đạt chỉ tiêu và thành tích (ảnh hưởng rất nhiều đến bonus cuối năm và tương lai sự nghiệp) các bankers thường bỏ qua mọi nguyên tắc về quản lý rủi ro và đôi khi tạo dựng hồ sơ cùng khách hàng để mọi người “vui vẻ”. Dù sao, đây cũng là tiền người khác (OPM) và khi nợ đáo hạn, ta đã cao bay nơi chốn nào, để lại đống phân cho thằng khác dọn dẹp.
Anh nói về một phi vụ mà JP Morgan Chase, RBS, HSBC, Credit Suisse mất 15 tỷ đô la tại Kazakhstan. Mọi chuyện khởi đầu với một ngân hàng địa phương phát hành trái phiếu với nhiều hồ sơ giả mạo. Vì chủ nhân là một người thân của Tổng Thống đương nhiệm, nên các vị bankers phải cố ém nhẹm dùm để còn “được phép” làm ăn tại xứ nhiều mỏ dầu và khoáng sản này.
Chuyện ngân hàng BTA ở Kazakhstan nghe cũng quen thuộc. Cách đây 6 năm, các nhà đầu tư ngoại quốc và ngân hàng thế giới ào ạt đổ tiền vào Kazakhstan sau khi Tổng Thống Nazarbayev mở cửa theo kinh tế thị trường và giá dầu lên đỉnh. Tăng trưởng GDP đạt mức 10% trung bình trong 10 năm liên tiếp (không biết họ tìm được ông tư vấn nào đã có kinh nghiệm làm cho Cục Thống Kê Trung Quốc hay Việt Nam?) Với một số tiền khá lớn đầu từ nước ngoài, BTA cho vay bừa bãi tứ xứ như một chân dài vừa săn trúng vài ba đại gia một lúc. Nợ xấu lên đến 6 tỷ đô la. Dĩ nhiên, ngân hàng nhà nước không thể để BTA phá sản nên mua lại 6 tỷ đô nợ xấu và bơm thêm 6 tỷ đô la nữa bằng trái phiếu bán cho các ngân hàng quốc tế. Sau cùng, chánh phủ cũng không in tiền kịp để trả nợ và Kazakhstan phải phá giá bản vị tenge 21% vào 2009.
Chuyện cười ra nước mắt là anh banker trên máy bay được phái đi Kazakhstan để thâu hồi các tài sản cầm cố cho món nợ hơn 600 triệu đô. Trong đó, có phi vụ BTA cho một cá nhân ở 1 tỉnh khá hẻo lánh vay 70 triệu đô la để làm một dự án nông nghiệp hoành tráng hiện đại (tôi đang xin kế hoạch kinh doanh này và sẽ nộp cho vài ngân hàng ở đây). Anh banker phải mất gần một ngày trời mới đến ngôi làng nhỏ và tìm ra người chủ vay. Ông này làm chủ một nông trại rộng chưa hơn một hectare và tài sản quý báu duy nhất là 32 con cừu và dê trong trại. Ông ta hoàn toàn ngạc nhiên khi biết mình nợ đến 70 triệu đô (tính ra một con cừu trị giá hơn 2 triệu) và không biết thằng chó chết nào đã xài dùm mình 70 triệu mà thậm chí không gởi biếu được một chai rượu?
Tôi chắc chắn một vài ông hay bà nông dân ở Đồng Tháp hay Bắc Kạn đang sở hữu vài chục triệu đô la mà họ không biết? Dư tiền để sở hữu một chiếc Rolls Royce và mời Mr. Đàm về hát cho đám cưới con mình.
Alan Phan
ĐẠI GIA, ĐẠI BÁ hay ĐẠI ĐIẾM ?
Nguyễn-Xuân Nghĩa
"Hoa Kỳ Nhìn Từ Bên Ngoài"
Thân Nga Thân Tầu Rồi Cũng Chầu Mỹ
* Một sự nhục mạ dịu dàng. Cháu gái Tô Linh Phương tham quan công trường. Bố khỉ! *
Bài này bị kẹt giữa hai Đại hội Cộng Hoà rồi Dân Chủ, lại bị trận bão Isaac, lễ Vu Lan rồi lễ Lao Động. Vụ tranh cử Tổng thống còn những hai tháng dập dìu nên chúng ta tha hồ luận bàn. Người viết chỉ cố tránh cái bệnh hay lây là "hùng hồn nói về điều không biết"!
Chi bằng nói chuyện Việt Nam....
Khổ nỗi, đấy cũng là điều khó biết, với nhiều ngõ ngách âm u!
Khó biết vì Việt Nam không có dân chủ, luật lệ thiếu nghiêm minh, thông tin bị kiểm soát. Không tin vào nguồn tin chính thức thì người ta ra chợ trời đón bắt lời đồn, rồi tung hứng khắp nơi. Chẳng có dân chủ trong một hệ thống luật lỏng lẻo, người ta có thể làm đủ trò, miễn là tránh đụng tới chính trị để khỏi mang tội khủng bố, hoặc có âm mưu lật đổ chế độ.
Đấy là môi trường kinh doanh lý tưởng cho các đại gia đã xây dựng quan hệ gắn bó với những kẻ có chức có quyền. Nhìn từ bên ngoài thì biểu hiện của đổi mới là sự xuất hiện của thành phần tư doanh cò con ở dưới. Nhìn ở bên trong thì đấy là chủ nghĩa tư bản thân tộc theo định hướng nhà nước, là chủ nghĩa tư bản nhà nước và thân tộc: cò con chỉ có thể là đại gia nếu lọt qua ải thân tộc và được người trên bảo kê. Nếu không thì cò con vẫn là con cò, rất dễ đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao. Cả trăm ngàn cơ sở đang lộn nhào như vậy.
Thứ Ba, 4 tháng 9, 2012
CẢM NGHĨ VỀ VÀI PHÁT TRIỄN KINH TẾ NGÀY NAY Ở HAI NƯỚC "MẠNH' Á CHÂU
GS Tôn Thất Trình
26.08.2012
1- Lạm bàn tổng quát về phát triễn nông nghiệp ở Nhật:
Nhật Bổn muốn Thương Mãi Tự Do, nhưng nông dân Nhật lại không muốn và một thiểu số nông thôn chiếm ảnh hưởng quá cỡ. Vấn đề là ai cũng muốn mua rẻ tiền cả .
Các chánh phủ Hoa Kỳ và Nhật Bổn muốn thương mãi tự do. Hảng Mitsubishi ủng hộ nó. Hảng Toyota Motor nói là hảng không cạnh tranh nổi, nếu không có nó. Tuy nhiên, Nhật Bổn có gia nhập được cố gắng to lớn nhất thiết lập một hiệp ước thương mãi tự do không, lại phụ thuộc vào các nông dân tỉ như Tadashi Hirose. Hirose lỗ lã, mất tiền nhiều khai thác 14 ha – mẩu tây ( 35 mẩu Anh – acres ) trồng lúa gạo ở Tây Nam đảo Hokkaido, buộc ông ta phải làm một công việc thứ hai tại một hảng xây cất. Dù vậy, ông nói rằng, nếu Nhật gia nhập hiệp ước thương mãi “ Chung sức Xuyên Thái Bình Dương – TransPacific Partnership” hay viết tắt là TPP, thành quả cạnh tranh từ ngọai quốc, sẽ phá hủy đời sống gia đình ông và tàn phá kinh tế Hokkaido là vùng hiện nay trồng nhiều lúa gạo nhất Nhật Bổn.
Các quốc gia bờ rìa Thái Bình Dương gồm Hoa Kỳ, Canada – Gia nã Đại, Singapore và Mễ Tây Cơ -Mexico đã đàm phán nhiều năm, hầu ký kết một hiệp ước thương mãi trên cơ bản giảm nhiều thuế quan và các rào cảng thương mãi khác suốt khắp vùng. Nhật Bổn đã tuyên bố ham muốn gia nhập thương thảo, nhưng vẫn chưa làm. Một lý do là chống đối ác liệt của nhóm hành lang nghị viện nông trang. Đã lợi lộc nhiều từ thuế quan cho mổi kí- kg gạo nhập khẩu nay là 341 yên ( hay $4.35 ). Theo dự tính thỏa hiệp TTP, quan thuế này sẽ phải biến mất. Các nông trang Nhật, thường kích thước chỉ bằng một acre ( mẩu Anh ) hay 2 mẩu Anh, như thế sẽ bị nhận chìm lĩm, vì các doanh vụ nông nghiệp siêu hửu hiệu và cỡ lớn của Hoa Kỳ, Tân Tây Lan – New Zealand, Úc và Canada.
26.08.2012
1- Lạm bàn tổng quát về phát triễn nông nghiệp ở Nhật:
Nhật Bổn muốn Thương Mãi Tự Do, nhưng nông dân Nhật lại không muốn và một thiểu số nông thôn chiếm ảnh hưởng quá cỡ. Vấn đề là ai cũng muốn mua rẻ tiền cả .
Các chánh phủ Hoa Kỳ và Nhật Bổn muốn thương mãi tự do. Hảng Mitsubishi ủng hộ nó. Hảng Toyota Motor nói là hảng không cạnh tranh nổi, nếu không có nó. Tuy nhiên, Nhật Bổn có gia nhập được cố gắng to lớn nhất thiết lập một hiệp ước thương mãi tự do không, lại phụ thuộc vào các nông dân tỉ như Tadashi Hirose. Hirose lỗ lã, mất tiền nhiều khai thác 14 ha – mẩu tây ( 35 mẩu Anh – acres ) trồng lúa gạo ở Tây Nam đảo Hokkaido, buộc ông ta phải làm một công việc thứ hai tại một hảng xây cất. Dù vậy, ông nói rằng, nếu Nhật gia nhập hiệp ước thương mãi “ Chung sức Xuyên Thái Bình Dương – TransPacific Partnership” hay viết tắt là TPP, thành quả cạnh tranh từ ngọai quốc, sẽ phá hủy đời sống gia đình ông và tàn phá kinh tế Hokkaido là vùng hiện nay trồng nhiều lúa gạo nhất Nhật Bổn.
Các quốc gia bờ rìa Thái Bình Dương gồm Hoa Kỳ, Canada – Gia nã Đại, Singapore và Mễ Tây Cơ -Mexico đã đàm phán nhiều năm, hầu ký kết một hiệp ước thương mãi trên cơ bản giảm nhiều thuế quan và các rào cảng thương mãi khác suốt khắp vùng. Nhật Bổn đã tuyên bố ham muốn gia nhập thương thảo, nhưng vẫn chưa làm. Một lý do là chống đối ác liệt của nhóm hành lang nghị viện nông trang. Đã lợi lộc nhiều từ thuế quan cho mổi kí- kg gạo nhập khẩu nay là 341 yên ( hay $4.35 ). Theo dự tính thỏa hiệp TTP, quan thuế này sẽ phải biến mất. Các nông trang Nhật, thường kích thước chỉ bằng một acre ( mẩu Anh ) hay 2 mẩu Anh, như thế sẽ bị nhận chìm lĩm, vì các doanh vụ nông nghiệp siêu hửu hiệu và cỡ lớn của Hoa Kỳ, Tân Tây Lan – New Zealand, Úc và Canada.
MỌI ĐIỀU BẠN TƯỞNG BẠN BIẾT VỀ TRUNG QUỐC LÀ SAI LẦM.
Minxin Pei, Foreign Policy, 29-8-2012
http://www.foreignpolicy.com/articles/2012/08/29/everything_you_think_you_know_about_china_is_wrong
Trần Ngọc Cư dịch
Có phải chúng ta quá bị ám ảnh về sự trỗi dậy của TQ trong khi lẽ ra chúng ta phải lo lắng về sự suy sụp của nó)
03.09.2012 Để lại phản hồi
Trong 40 năm qua, người Mỹ thường chậm chạp trong việc nhận ra vận nước đang đi xuống của các đối thủ bên ngoài. Trong thập niên 1970 họ coi Liên Xô cao hơn họ một cái đầu – đang ở thế đi lên, mặc dù nạn tham nhũng và tình trạng thiếu hiệu năng đang phá hủy những cơ quan trọng yếu của một chế độ cộng sản đang suy tàn. Vào cuối thập niên 1980, người Mỹ sợ Nhật Bản đang qua mặt Hoa Kỳ về sức mạnh kinh tế. Nhưng chủ nghĩa tư bản thân hữu (crony capitalism), cơn điên đầu cơ, và nạn lạm quyền chính trị biểu hiện suốt thập niên 1980 đã dẫn đến sự suy sụp của kinh tế Nhật Bản năm 1991.
Có thể người Mỹ đang mang một bệnh tưởng tương tự khi nghĩ đến Trung Quốc hiện nay chăng? Những tin tức gần đây nhất từ Bắc Kinh cho thấy sự suy yếu của Trung Quốc (TQ): tăng trưởng kinh tế liên tục chậm lại, hàng hóa ứ đọng vì sản xuất ra mà không bán được, số nợ xấu ngân hàng đang gia tăng, bong bóng đầu tư bất động sản đang theo nhau nổ, và một cuộc tranh giành quyền lực thô bạo đang diễn ở chóp bu, cùng với những xì-căng-đan chính trị xảy ra gần như bất tận. Nhiều yếu tố từng thúc đẩy sự trỗi dậy của Trung Quốc, như lợi thế dân số, thái độ coi thường môi trường, lao động siêu rẻ, và khả năng tiếp cận các thị trường nước ngoài gần như bất tận, hoặc đang thu hẹp hoặc đang biến mất.
NGƯỜI CHỞ KHÁCH ÔM
Trần Khải Thanh Thủy
03/09/12
Người chở khách ôm
(Kỷ niệm 67 năm ngày Tổ Quốc khánh kiệt)
Thoáng thấy bóng xe ôm phía xa, tôi giơ tay vẫy. Người chủ của chiếc xe – một ông già khoảng ngoài 60 nặng nề trườn tới. Sau phút ngã giá, chiếc Y-a-ma-ha chậm chạp nổ máy.
Qua cổng trường tiểu học, vấp phải đám đông phụ huynh đứng la liệt phía ngoài, chăng kín đường, nghẽn lối, không còn chỗ mà trườn tới, ông la như cháy đồi:
- Giời ạ! đường xá chật chội, xe bò lổm ngổm lạng lách, chen nhau kín hàng, kín lối thế này chưa đủ à? Sao các ông các bà còn “bày binh bố trận” nữa, có tránh ra không?
Đám đông không nhúc nhích, ông bực tức quẳng tạch xe ngay mép đường, chạy tọt vào phòng thường trực, vung dùi trống nện từng hồi thúc hối.
03/09/12
Người chở khách ôm
(Kỷ niệm 67 năm ngày Tổ Quốc khánh kiệt)
Thoáng thấy bóng xe ôm phía xa, tôi giơ tay vẫy. Người chủ của chiếc xe – một ông già khoảng ngoài 60 nặng nề trườn tới. Sau phút ngã giá, chiếc Y-a-ma-ha chậm chạp nổ máy.
Qua cổng trường tiểu học, vấp phải đám đông phụ huynh đứng la liệt phía ngoài, chăng kín đường, nghẽn lối, không còn chỗ mà trườn tới, ông la như cháy đồi:
- Giời ạ! đường xá chật chội, xe bò lổm ngổm lạng lách, chen nhau kín hàng, kín lối thế này chưa đủ à? Sao các ông các bà còn “bày binh bố trận” nữa, có tránh ra không?
Đám đông không nhúc nhích, ông bực tức quẳng tạch xe ngay mép đường, chạy tọt vào phòng thường trực, vung dùi trống nện từng hồi thúc hối.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)