Thứ Năm, 6 tháng 9, 2012

DƯƠNG THU HƯƠNG SẼ LƯU VONG Ở PARIS MỘT THỜI GIAN NỮA

Vietnamese Novelist Duong Thu Huong Will be Exiled in Paris for Some Time Yet

By Graeme Mackay | September 4, 2012 2:13 PM GMT

A book review by Jason Beerman in Saturday, 01 September 2012's Toronto Star, reminds me that Communism in theory and practice can be miles apart. The Zenith now translated into English, is a book describing a fictionalized account of the life of Ho Chi Minh by celebrated Vietnamese authoress Duong Thu Huong. Celebrated that is outside Vietnam where, for the most part, Thu Huong and her works do not meet the Government's approval and she now lives in exile in Paris…

Tiểu thuyết gia Dương Thu Hương sẽ lưu vong ở Paris một thời gian nữa

Tác giả: Graeme Mackay
Người dịch: Thủy Trúc

04-09-2012


Một bài điểm sách của Jason Beerman đăng trên tờ Toronto Star số ra hôm thứ bảy, 1-9-2012 nhắc tôi nhớ tới chủ nghĩa cộng sản trên lý thuyết và trong thực tế có thể xa nhau hàng dặm. “Đỉnh cao chói lọi” giờ đã được dịch sang tiếng Anh, đó là một cuốn sách đã được tiểu thuyết hóa, mô tả cuộc đời của ông Hồ Chí Minh, do nữ nhà văn nổi tiếng Việt Nam, Dương Thu Hương viết. Nổi tiếng là ở bên ngoài Việt Nam, đất nước mà Thu Hương cùng các tác phẩm của bà không được chính quyền chấp nhận, và hiện giờ bà đang sống lưu vong ở Paris.


Sinh năm 1947 ở Thái Bình, cách Hà Nội khoảng 70 dặm (khoảng 112km – ND), nguyên là đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam, Thu Hương tham gia đội nữ thanh niên xung phong từ năm 1967 trong “Kháng chiến Chống Mỹ”, đến năm 1975 khi Việt Nam thống nhất, và rồi lại tiếp tục với cuộc chiến ngắn ngủi chống Trung Quốc năm 1979. Bà tham gia nhiều hoạt động trên tiền tuyến, ở đó nhiệm vụ của bà là chăm sóc thương binh, chôn cất người chết, và bà bị điếc tai phải do có một lần bị bom nổ ở rất gần, trong thời gian chiến tranh đó.
Sau khi đất nước thống nhất và bà nhận ra rằng miền Nam Việt Nam hoàn toàn không hề tiêu cực như những gì hệ thống Cộng sản vẫn mô tả, hay kháng chiến đã không phải đơn thuần là chống Mỹ, mà giống một cuộc nội chiến hơn; bà càng trở thành một người phê phán các biện pháp cưỡng chế mà chính quyền mới, đang thắng lợi vẻ vang, đã tiến hành ở nơi mà bây giờ là một nước Việt Nam thống nhất.
Thu Hương bắt đầu viết sách vào năm 1985, và đó đều là những cuốn sách rất nổi tiếng, mỗi cuốn bán được hơn 100.000 bản, cho đến khi sự bất mãn rõ rệt của bà đối với các chính sách và hành động của quan chức chính phủ, được lồng vào trong truyện, cùng với những phê phán ngầm mà độc giả Việt Nam rất ưa thích, làm những nhà kiểm duyệt của chính quyền mất lòng.
Bà cũng là một người đã thẳng thắn chỉ trích chính quyền trên các tờ báo chính thức của Đảng Cộng sản, tại các kỳ đại hội đảng và tại các sự kiện tương tự, nơi mà theo Trung tâm Văn bút Mỹ (PEN), Thu Hương đòi chính quyền phải có trách nhiệm đối với các vấn đề như nạn quan liêu, tham nhũng, và “sự hèn hạ của giới trí thức”. Tất nhiên, Đảng không tạo ra được cái “thiên đường nhân văn” vốn đã thúc đẩy bà và rất nhiều cán bộ trẻ tuổi, đồng chí của bà, bước chân vào cuộc nội chiến cay đắng.
Sau cuốn tiểu thuyết thứ ba của bà, Thiên đường mù (1988), cũng là tiểu thuyết tiếng Việt đầu tiên được xuất bản ở Mỹ, chính quyền thấy đã quá đủ. Cuốn sách kể lại sự khủng khiếp và những hậu quả của cuộc cải cách ruộng đất kiểu Mao-ít ở (miền Bắc) Việt Nam sau năm 1953, và những gì Dương Thu Hương chứng kiến, khi hàng nghìn thi thể của những “địa chủ” nông dân bị phơi đến thối rữa trên lề đường để làm gương cho dân chúng. Quá nhiều chi tiết tiêu cực chăng? Chính quyền quyết định cấm tiệt tất cả các tác phẩm của Thu Hương và từ khoảng thời gian đó, bà bị các quan chức cấp cao trong chính quyền gọi là “kẻ phản quốc”, “người đàn bà hư hỏng, chống phá”.
Vào năm 1990, bà bị khai trừ khỏi Đảng Cộng sản Việt Nam, và chẳng bao lâu sau thì mất việc – công việc biên kịch cho Công ty Điện ảnh Việt Nam. Tác phẩm của bà, từ lúc ấy, phải gửi ra nước ngoài xuất bản – đầu tiên là Paris – với nội dung vẫn tiếp tục đấu tranh cho nhân quyền, cổ súy cho một cuộc cải cách chính trị dân chủ hơn ở Việt Nam. Năm 1991, bà bị bắt và bị biệt giam 7 tháng. Không có tòa án xét xử, và bà được trả tự do chủ yếu là nhờ có áp lực từ bên ngoài, đặc biệt là từ Pháp.
Được ca ngợi và ghi nhận rộng rãi nhờ các tác phẩm mà giờ đây đang được dịch sang một số ngôn ngữ khác, Thu Hương được chính phủ Pháp trao tặng Huy chương Văn học Nghệ thuật (Chevalier des Arts et des Lettres) vào năm 1994.
Trong bài viết trên tờ Toronto Star, Jason Beerman cho chúng ta biết rằng Thu Hương đã dành ra 15 năm nghiên cứu để viết “Đỉnh cao chói lọi”, xuất bản lần đầu ở Paris năm 2009. Cuốn sách xoay quanh cuộc đời Hồ Chí Minh giai đoạn ngay trước khi ông mất năm 1969. Ông luôn hồi tưởng về quá khứ của mình. Bao trùm trong những suy nghĩ của ông khi ấy là mối quan hệ mà người ta cho rằng ông đã có từ những năm 1950, với một phụ nữ trẻ hơn ông 40 tuổi và đã sinh cho ông hai đứa con. Khi ông muốn công khai quan hệ này, Bộ Chính trị phản đối và bố trí giết hại dã man người phụ nữ nọ.
Chuyện này sẽ không được chính quyền Việt Nam vui vẻ đón nhận, vì nó không chỉ tố cáo cả hệ thống – Việt Nam, về mặt chính thức vẫn là một nhà nước độc đảng theo chủ nghĩa Mác-Lê – mà hình ảnh của nhân vật chính còn hoàn toàn đối nghịch với chân dung khả kính của “Bác Hồ”, con người không vợ, sống như một vị thánh, và nếu có cưới thì chỉ là với Việt Nam, làm “người cha cách mạng” của đất nước. Đây là cách vẽ chân dung ông Hồ phổ biến từ sau khi ông mất, ngày 2-9-1969. (Ông mất vào ngày Quốc khánh của Việt Nam. Việt Nam giành độc lập từ Pháp vào ngày 2-9-1945). Bất kỳ cái gì đi chệch ra khỏi cách vẽ chân dung này đều gần như là điều cấm kỵ.
Hồ Chí Minh, sinh ra trong một gia đình dòng dõi, đã được giáo dục kỹ lưỡng. Ông theo học trường Pháp ở Huế, kinh đô cũ của Việt Nam. Sinh năm 1890, được đặt tên là Nguyễn Sinh Cung, và lấy một loạt tên trước khi sử dụng hẳn tên Hồ Chí Minh kể từ khoảng năm 1940, ông từng sống ở Mỹ, Anh, Nga và Pháp – nơi ông trở thành thành viên sáng lập Đảng Cộng sản Pháp vào năm 1920 – và nhiều nước khác.
Dưới tên gọi Nguyễn Ái Quốc, trong thời gian 1925-1926, ông chịu trách nhiệm lãnh đạo một nhóm học viên Việt Nam ở Học viện Quân sự Hoàng Phố (Whampoa) của Tưởng Giới Thạch. Tại đó, tháng 10-1926, ông cưới bà Tăng Tuyết Minh (Zeng Xueming, 1905-1991). Cuộc hôn nhân này chưa bao giờ được chính quyền Việt Nam công nhận, nhưng một trong các nhân chứng về mặt pháp lý của nó là Đặng Dĩnh Siêu (Deng Yingchao), khi ấy là vợ của Chu Ân Lai, thủ tướng tương lai của Trung Quốc. Sau khi Tưởng Giới Thạch tổ chức thanh trừng cộng sản vào tháng 4-1927, Nguyễn phải bỏ trốn, đôi vợ chồng chia lìa mãi mãi.
Lần ấy chưa có vụ giết người man rợ nào. Có lẽ “Đỉnh cao chói lọi” của Thu Hương là câu chuyện có ý bóng gió đến người phụ nữ bị sát hại dã man, biểu tượng của Việt Nam chăng?
Cuộc khủng hoảng ngân hàng ở Việt Nam, do các nguyên nhân trong nước sinh ra, sôi sục lên với một bài báo của Neil Gough viết trên tờ New York Times ngày 25-8, nói về vụ bắt giữ hai quan chức hàng đầu của Ngân hàng Thương mại châu Á (ACB) – một trong những ngân hàng lớn nhất Việt Nam, mà Standard Chartered của Anh nắm giữ 15% cổ phần trong đó. Vụ việc đã gây ra một làn sóng rút tiền khỏi ngân hàng, ngay sau khi tin tức được công bố. Người gửi đã rút một lượng tiền tương đương 240 triệu USD khỏi ACB – một số tiền khổng lồ ở Việt Nam – và họ có lỗi, ít nhất một phần, về việc chỉ số chứng khoán trên Sàn giao dịch TP.HCM sụt giảm gần 8% tính đến ngày 25-8.
Dù vậy, câu chuyện thật sự là bị xì xào như tin đồn, và đã chiếm vị trí tin nổi bật trên cùng tờ báo đó của New York, số ra ngày 1-9: “Ở Việt Nam, thông điệp về bình đẳng bị hố ngăn cách giàu nghèo thách thức” (Thomas Fuller). Bài báo đăng tải một bức ảnh chân dung chụp hồi tháng 4-2012, của cô gái trẻ quyến rũ Tô Linh Hương, khi cô đang đi thăm một công trường xây dựng. Cô Hương, 24 tuổi, con gái của một ủy viên Bộ Chính trị, đã được chỉ định làm người đứng đầu doanh nghiệp nhà nước nọ, mặc dù cô chỉ vừa mới tốt nghiệp trường… gì nhỉ? Trường Báo chí.
Tác giả Fuller viết: “… Các quan chức chính trị Việt Nam đang xoay xở để dung hòa được thông điệp của đảng về công bằng và bình đẳng xã hội với thực tế là một tầng lớp thượng lưu sống chìm ngập trong của cải và đặc quyền đặc lợi. Sự cách biệt đáng mệt mỏi giữa nông thôn nghèo đói và thành thị giàu có đã trở nên đặc biệt đối nghịch, khi mà một thập niên phát triển chóng mặt vừa kết thúc…”.
Có nhiều vụ bắt bớ, khi mà làn sóng chỉ trích chính quyền lan rộng như virus ở Việt Nam không? Không, tôi biết là cô gái trẻ kia đã từ chức hoặc đã giữ một vai trò ít nổi bật hơn nhiều, sau khi bị chụp ảnh.
Dù sao, điều tốt đẹp nhất là Dương Thu Hương sẽ phải yêu thích Kinh đô Ánh sáng thêm một thời gian nữa.
Nguồn: IBT
Top Stories 1 of 3


Mandela And The Dictators: A Freedom Fighter With A Complicated Past

Au Revoir! France’s Rich Flee Hollande’s Sky-High Taxes, Proving Cameron Right

Fiscal Cliff: If You Aren't Worried, Here's Why You Should Be

Vietnamese Novelist Duong Thu Huong Will be Exiled in Paris for Some Time Yet
By Graeme Mackay | September 4, 2012 2:13 PM GMT
A book review by Jason Beerman in Saturday, 01 September 2012's Toronto Star, reminds me that Communism in theory and practice can be miles apart. The Zenith now translated into English, is a book describing a fictionalized account of the life of Ho Chi Minh by celebrated Vietnamese authoress Duong Thu Huong. Celebrated that is outside Vietnam where, for the most part, Thu Huong and her works do not meet the Government's approval and she now lives in exile in Paris.

A Vietnamese blogger holds the national flag during a protest. Vietnam is one of the 12 countries labelled "Enemy of the Internet" by Reports Without Borders (Reuters)
Born in 1947 in Thai Binh, about 70 miles east of Hanoi, and a former member of Vietnam's Communist Party, Thu Huong served in a women's youth brigade from 1967 in "The War Against The Americans" until the reunification of Vietnam in 1975 and again during the brief war with China in 1979. She did much front line service where her duties included tending to the wounded and burying the dead and is deaf in her right ear due to a bomb exploding very close to her during that War.
It was after reunification and realising that in South Vietnam matters were not all as had been negatively portrayed by the Communist hierarchy, or the War having been simply fought against the Americans but much more a civil war, that she became increasingly critical of the oppressive measures taken by the newly victorious Government in the now unified Vietnam.
Thu Huong began writing books in 1985 and these were very popular, selling over 100,000 copies each, until her obvious disapproval of policies and actions taken by Government officials contained in the story lines and the subtle underlying criticisms appreciated more by Vietnamese readers, displeased the Government's censors.
She was also an outspoken critic in official Communist Party journals and at Party congresses and like events where, according to the PEN American Center, Thu Huong took the authorities to task over issues including bureaucracy, corruption and "intellectual cowardice". Certainly not the Party creating "humanity's paradise" that had spurred her and so fellow many young cadres in the bitter civil war.
After her third novel Paradise of the Blind (1988) and the first Vietnamese novel to be published in the USA, the Government had had enough. The book describes the horrors and consequences of the Maoist-style land reforms in (North) Vietnam after 1953 and which she witnessed, when thousands of corpses of peasant "landlords" were left to rot on the side of the road as an example to all. Too much negative detail? The authorities decided to ban all Thu Huong's works and from about this time, she was being called "traitor" and "dissident slut" by senior Government leaders.
In 1990 she was expelled from the Communist Party of Vietnam and soon after lost her job as a screenwriter for the Vietnam Film Company. Her writing now had to be sent abroad for publication, in the first instance to Paris, and, continuing to champion human rights and advocating a more democratic political reform in Vietnam, she was arrested in 1991 and served a seven month term of imprisonment in solitary confinement. There had been no trial and her release was secured largely due to outside pressure, particularly from France.
Praised and widely recognised for her works which were by now being translated into a number of languages, Thu Huong was made a Chevalier des Arts et des Lettres by the French Government in 1994.
Jason Beerman in the Toronto Star tells us that Thu Huong spent 15 years researching The Zenith first published in Paris in 2009. The book centres around Ho Chi Minh shortly before his death in 1969, reminiscing on his past life. Dominating Ho's thoughts is a relationship he is supposed to have had in the 1950s with a woman 40 years his junior and who bore him two children. When he wanted to make this relationship public, the Politburo objected and arranged the savage murder of the woman.
This is not going to be received well by the Government in Vietnam for not only does it condemn the system - Vietnam is still officially a Marxist-Leninist single-party state - the image is totally at odds with the cult portrayal of the "Uncle Ho" celibate, saint-like figure married, if at all, only to Vietnam as its "revolutionary father", a portraiture which has been prevalent since Ho's death on 2 September 1969. (He died on Vietnam's Independence Day. Vietnam gained its independence from the French on 02 September 1945). Anything that diverges from this depiction is virtually taboo.
Ho Chi Minh, the scion of a good family was an accomplished scholar and attended a French school in Hué, the old Royal Capital of Vietnam. Born Nguyen Sinh Cung in 1890, and adopting a number of names before using Ho Chi Minh permanently from around 1940, he would work in the USA, Britain, Russia and France - where he became a founding member of the French Communist Party in 1920 - and other countries.
Under the name Nguyen Ai Quoc, during 1925-1926 he was supervising a contingent of Vietnamese trainees at Chiang Kai-Shek's Whampoa Military Academy. There in October 1926 he married Zeng Xueming (1905-1991). This marriage has never been recognised by the Vietnamese Government but one of the legal witnesses was Deng Yingchao, wife of future Chinese Premier Chao Enlai. Following a purge by Chiang against the Communists in April 1827, Nguyen had to flee and the couple were separated for ever.
No brutal murder then. Might Thu Huong's Zenith be an allegorical tale with the brutally murdered wife symbolizing Vietnam?
The country's home-grown banking crisis rumbles on with a report by Neil Gough in the New York Times on 25 August, telling of the arrest of two top executives of the Asia Commercial Bank, one of Vietnam's biggest and in which Britain's Standard Chartered has a 15 per cent stake. This caused a run on the bank shortly after the news broke as depositors withdrew US$240 million equivalent - an awful lot of money in Vietnam - and was at least partly to blame for the near eight per cent fall in the Ho Chi Minh Stock Index by 25 August.
The story which is really getting tongues wagging though, was headlined in the same New York paper on 01 September: "In Vietnam, Message of Equality Is Challenged by Widening Wealth Gap" (Thomas Fuller). The story shows a photo taken in April 2012 of an attractive young lady, To Linh Huong, touring a construction site. Twenty-four year-old Ms Huong, the daughter of a Politburo grandee had just been appointed the state-owned company's head, though she had just recently graduated in? Journalism.
Mr Fuller writes:
"...Vietnam's political mandarins are struggling to reconcile their party's message of social justice and equality with the realities of an elite awash in wealth and privilege. The yawning divide between rural poverty and urban wealth has become especially jarring, now that a decade of breakneck growth has come to an end..."
Lots of arrests as criticism went "viral" in Vietnam? Nope, I believe the young lady has resigned or taken a much less prominent role since the photo was taken.
Best though that Duong Thu Huong enjoys the City of Light that little bit longer.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét