GS Tôn Thất Trình
26.08.2012
1- Lạm bàn tổng quát về phát triễn nông nghiệp ở Nhật:
Nhật Bổn muốn Thương Mãi Tự Do, nhưng nông dân Nhật lại không muốn và một thiểu số nông thôn chiếm ảnh hưởng quá cỡ. Vấn đề là ai cũng muốn mua rẻ tiền cả .
Các chánh phủ Hoa Kỳ và Nhật Bổn muốn thương mãi tự do. Hảng Mitsubishi ủng hộ nó. Hảng Toyota Motor nói là hảng không cạnh tranh nổi, nếu không có nó. Tuy nhiên, Nhật Bổn có gia nhập được cố gắng to lớn nhất thiết lập một hiệp ước thương mãi tự do không, lại phụ thuộc vào các nông dân tỉ như Tadashi Hirose. Hirose lỗ lã, mất tiền nhiều khai thác 14 ha – mẩu tây ( 35 mẩu Anh – acres ) trồng lúa gạo ở Tây Nam đảo Hokkaido, buộc ông ta phải làm một công việc thứ hai tại một hảng xây cất. Dù vậy, ông nói rằng, nếu Nhật gia nhập hiệp ước thương mãi “ Chung sức Xuyên Thái Bình Dương – TransPacific Partnership” hay viết tắt là TPP, thành quả cạnh tranh từ ngọai quốc, sẽ phá hủy đời sống gia đình ông và tàn phá kinh tế Hokkaido là vùng hiện nay trồng nhiều lúa gạo nhất Nhật Bổn.
Các quốc gia bờ rìa Thái Bình Dương gồm Hoa Kỳ, Canada – Gia nã Đại, Singapore và Mễ Tây Cơ -Mexico đã đàm phán nhiều năm, hầu ký kết một hiệp ước thương mãi trên cơ bản giảm nhiều thuế quan và các rào cảng thương mãi khác suốt khắp vùng. Nhật Bổn đã tuyên bố ham muốn gia nhập thương thảo, nhưng vẫn chưa làm. Một lý do là chống đối ác liệt của nhóm hành lang nghị viện nông trang. Đã lợi lộc nhiều từ thuế quan cho mổi kí- kg gạo nhập khẩu nay là 341 yên ( hay $4.35 ). Theo dự tính thỏa hiệp TTP, quan thuế này sẽ phải biến mất. Các nông trang Nhật, thường kích thước chỉ bằng một acre ( mẩu Anh ) hay 2 mẩu Anh, như thế sẽ bị nhận chìm lĩm, vì các doanh vụ nông nghiệp siêu hửu hiệu và cỡ lớn của Hoa Kỳ, Tân Tây Lan – New Zealand, Úc và Canada.
Con số nông dân Nhật làm tòan thời gian hay bán thời gian nay là 2. 5 triệu người, một con số to lớn cho một quốc gia không phải là nước xuất khẩu chánh yếu nông phẩm. Nông nghiệp góp phần bé tí xíu vào Tổng Lợi tức Nội địa- GDP Nhật, khỏang $ 5.9 ngàn tỉ – trillion đô la Mỹ. Thế nhưng nông dân Nhật lại chiếm được ảnh hưởng không cân xứng ở chánh trị Nhật. Theo Risaburo Nezu, nguyên là nhà thương thảo cho chánh phủ Nhật , nay là nhân viên điều hành chánh cho Viện Khảo cứu Fujistsu nói: “ vì lẽ thiên kiến nghiêng về nông thôn ở hệ thống bầu cử Nhật, nhóm vận động hành lang cho nông thôn rất ư uy vũ , ngay cả khi ở nền kinh tế nông nghiệp chỉ chiếm có 1%.”
Uy quyền sau lưng nông dân là hợp tác xã nông nghiệp tên gọi là Nhóm JA. JA chủ trì buôn bán bắp – ngô và lúa gạo và điều hành một ngân hàng có tiền khách hàng ký quĩ lên đến 532 tỉ đô la Mỹ ( 5-6 lần cao hon GDP Việt Nam hiện tại ), không mấy thua kém ngân hàng Mỹ Barclays là 568 tỉ đô la Mỹ. Hợp tác xã có khỏang 10 triệu thành viên, nghĩa là 8% tổng số dân Nhật.
Trụ sở trung ương của JA và Keidanren – nhóm doanh nghiệp lớn nhất ở Nhật - tọa lạc hai bên cùng một đường phố khu buôn bán thủ đô Tokyo, nhưng lại không cùng chung sống một thế giới khi nói tới TPP. Trong khi Keidaren ủng hộ các nhà xuất khẩu cho rằng Nhật Bổn cần các thỏa thuận như TPP, Nhóm JA lại nói là thỏa hiệp sẽ giết chết nông nhiệp Nhật. Theo các tính tóan cho JA của Viện Khảo cứu Norinchukin, một khi Úc Châu, Hoa Kỳ và Tân Tây Lan nhập vào Nhật tốt đẹp hơn, thì 25% sản xuất lúa gạo địa phương sẽ mất đi. Các quan thuế nhập khẩu hiện nay bảo vệ cho 48 tỉ đô la Mỹ sản xuất nông nghiệp Nhật Bổn. Nếu quan thuế này tan biến, 99% lúa mì – wheat, gần như tòan thể đường- sugar và phần lớn sản xuất thịt bò ở Nhật sẽ không còn cạnh tranh được nữa, theo lời Testuro Shimizu, đồng tổng quản lý Norinchukin.
Nông dân trồng lúa Hirose lại có những con số riêng cho mình. Ông cần chi phí 70 yen( đồng tiền Nhật ) để sản xuất một kilogram sửa ở thành phố ông ta là Biratori, trong khi Tân Tây Lan chỉ cần có 20 yen, khi ông nói chuyện với nông dân láng giềng lúc đang nghỉ ngơi. Yuichi Marubachi, nông dân láng giềng của Hirose, 51 tuổi, một tay lai tuyễn chọn giống bò Wagyu ( làm ra thịt bò nổi tiếng Kobê) phụ họa “ khi tôi cùng vợ đi siêu thị, tôi thấy thịt bò ngọai quốc bán chạy lắm. Vấn đề là ai cũng muốn mua rẽ tiền cả.
Nếu Nhật cắt bỏ thuế quan nhập khẩu, mức trông cậy sản phẩm nông nghiệp từ ngọai quốc sẽ tăng thêm, lên đến 90 % thay vì 60%, theo ước tính của Bộ Nông Nghiệp Nhật Bổn. Giá phải trả này qúa cao cho Nhật, theo lời Shigeo Fuji, giám đốc chánh điều hành JA. Fuji nói : “ phương cách Toyota trở thành một công ty kiểu mẩu là đi qua kaizen, một lọai kinh cầu nguyện thần chú cải tiến không ngừng, hảng chế tạo xe hơi lớn nhất Á Châu phổ thông. Toyota sử dụng sự lảnh đạo và công nghệ. Không dính dáng gì tới các thỏa hiệp như TPP cả. Tại sao họ lại cần TPP ngày nay. ? Các đảo Nhật nhỏ bé làm sao sánh được các đồng bằng rộng thênh thang ở Úc châu và Hoa Kỳ. Thành viên đông đảo của JA thêm ảnh hưởng cho lá phiếu nông thôn, đảng Dân chủ Tự do- LDP, đã cai trị Nhật gần 55 năm mãi cho đến 2009, thu thập phần lớn . Theo lời giáo sư đại học Tokyo mayayoshi Honma, “ họ gọi đây là Tam Giác Sắt gồm có JA, LDP và Bộ Nông Nghiệp . Honma nói rằng cải cách khó khăn vì JA, guồng máy thư lại, các chánh khách nông thôn, muốn duy trì quyền hạn trên hết mọi điều. Chúng tôi không thể bó buộc JA có một người bên ngòai kiểm tra sổ sách. Đó sẽ là một bước tiến thiết yếu, cực trọng định giá lời – lỗ thật sự cho hệ thống nông nghiệp Nhật.
Điều mà chánh sách nông nghiệp Nhật đã thực hiện đến nay, đơn giản là bảo vệ nông dân và đã làm yếu kém đi mức cạnh tranh của họ, theo lời Tetsuhide Mikamo, giám đốc khảo cứu Marubeni, hảng thương mãi lớn nhất Nhật về nông phẩm. Nếu các công ty nông nghiệp cũng cố những ruộng lúa diện tích chỉ là một mẩu tây- ha cho nông dân có những thửa ruộng lớn hơn , phí tổn sản xuất một bao gạo 60 kg sẽ giảm đi 30%, theo các khảo cứu Marubeni.
Theo Fuji và Norinchukin của JA, những tính tóan kiểu này đều vô nghĩa. Fuji nói: “ ở Nhật , diện tích lớn nhất ruộng lúa Nhật chỉ là khỏang từ 20 đến 30 ha , rồi chạm phải núi. ( Năm 1980 , chúng tôi nghiên cứu ở Surinam – Nam Mỹ Hòa Lan , 75 ha là diện tích tối thiểu một điền chủ cơ giới hóa kiểu Tây Phương ruộng lúa xứ này cần có để sống còn , theo giá lúa thời đó !) . Shimizu thêm : “ các nhà chánh trị Nhật đang cố đẩy tới TPP, đúng là họ chẳng hiểu gì hết về nông nghiệp cả .”
2- Năng lượng ở Ấn Độ: Ấn Độ Cận Đại thắp sáng bằng nến, đèn cầy ?
Hai lần điện tắt tối câm phô bày là chánh quyền Ấn không đủ khả năng xây dựng một mạng lưới điện. Ngày 31 tháng 7 năm 2012 , điện miền Bắc Ấn Độ đã trở về lại với tiếng bốp, khi các bóng đèn ở Nam Đề Li – South Dehli nổ tung, các tủ lạnh rên rỉ lúc điện tăng vọt và các ổ cắm điện nhả khói. Hai lần trong 2 ngày, Ấn Độ mất điện vì mạng lưới điện giáp lưng hư hỏng . Có điện trở lại đưa đến an tâm, nhưng cũng chiên nướng mất đồ dùng, thiết bị. Mức bán các đồ bảo vệ điện nhảy vọt, tung lên cao ở hảng Pankaj Electronics tại thủ đô Tân Đề Li – New Dehli, cũng như mức bán của bóng đèn thắp sáng và các hộp cầu chì ở thị trường Kotla Mubarakpur .
Vào ngày một, gần 360 triệu người, nghĩa là tổng dân số cả Hoa Kỳ lẫn Gia Nã Đại họp lại, mất điện ở 7 ( tiểu ) bang miền Bắc Ấn Độ, khi yêu cầu quá đáng và thiếu hụt thủy điện tràn ngập hệ thống. Sau 16 tiếng đồng hồ, điện tái lập tại thủ đô và lại mất đi ngày hôm sau, làm hổn lọan tràn lan đến Calcutta và các thành phần khác của miền Đông Ấn Độ, tai hại cho 640 triệu dân Ấn. Lò thiêu xác ở Tân Đề Li xoay qua gỗ, các chức quyền thuế vụ kéo dài thời hạn chót phải nộp các giấy tờ khai thuế và các nhà phân tích khuyến cáo cổ phần các hảng chế tạo trang bị điện, dự liệu trước là sẽ có thêm đầu tư vào mạng lưới điện.
Theo lời Chendrajit Banerjee, tổng giám đốc Hiệp hội Ngành Công nghệ Ấn Độ, trong một tuyên bố ngày 31 tháng bảy năm 2012, tắt điện đã làm sứt mẻ lớn cho tiếng tăm Ấn Độ. Các công ty Hoa Kỳ hy vọng là hổn lọan châm một ngọn lữa dưới chánh phủ . Phó chủ tịch P . Balendra, của hảng GM India nói ở một điện thư –email là đã đến lúc đưa khả năng khu vực điện chồm đứng lên vào tình trạng sẳn sàng chiến đấu. Và điều này thiết yếu để hút dẫn đầu tư. Các họat động của GM India không bị ảnh hưởng vì sự tắt điện.
Các chức quyền đổ lỗi cho các uy lực ngòai vòng họ kiểm sóat. Ấn Độ tùy thuộc gió mùa mùa hè cho số lượng mưa hằng năm, nhưng năm nay mưa đã làm thất vọng, trung bình chỉ đạt 80% số lượng năm ngóai. Trong 6 tháng đầu năm tài khóa Ấn Độ. cung cấp thủy điện, hiện chiếm 1/5 con số tổng phát điện Ấn Độ là 250 gigawatts ( 250 triệu- mega kw ) đã mất đi 19%. Quốc doanh ngự trị sản xuất điện, và khu vực tư nhân chỉ chiếm 27% khả năng phát điện. Bộ Công nghệ Điện Ấn Độ đã làm cho ngành công nghệ không bền vững – sống còn trên phương diện tài chánh được và mãi mãi sẽ tiếp tục gây vấn đề như thế, cho đến khi nào Bộ cho ngành này tự do, theo lời Rohit Singh, một nhà phân tích tại hảng IDBI Dịch vụ Thị trường Tư Bản – Capital Market Services.
Chánh phủ ra mệnh lệnh là quốc doanh Than Đá Ấn Độ- Coal India bán cho các nhà sản xuất điện theo giá giảm gía – discount, chừng 75 % giá thị trường, nhưng hảng này đã không sản xuất đủ than đá thỏa mãn yêu cầu ngành điện.
( chiếu theo Bloomberg Businessweek , số 6- 12 tháng 8 năm 2012 )
( Irvine, Nam Ca Li, ngày 13 tháng 8 năm 2012 )
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét