Thứ Hai, 17 tháng 9, 2012

VIỆT NAM : CON HỔ KHỐN CÙNG


Việt Long RFA, lược dịch từ "The Economist"
2012-09-14

Bản Anh Ngữ tiếu bài Việt Ngữ

Với ít ỏi triển vọng cải tổ có ý nghĩa, nền kinh tế sẽ còn lung lay thêm nữa.
Cơn ác mộng
Những tuần lễ vừa qua là cả một cơn ác mộng cho giới lãnh đạo Cộng Sản Việt Nam, những người tự hào là đã đem lại ổn định chính trị và kinh tế cho 90 triệu người dân Việt.
Những ngân hàng bị khách đổ xô tới rút tiền, những giám đốc bỏ trốn, bị bắt giam, khủng hoảng tín dụng bùng nổ với số lượng cao hơn nhiều năm từ trước tới nay cộng lại.
Cơn sốt cao độ khiến phó thống đốc ngân hàng trung ương hồi cuối tuần trước, (rồi đến Thủ tướng chính phủ vào tuần này), phải vội vã bác bỏ tin đồn chính phủ hỏi vay tiền của Quỹ tiền tệ quốc tế để tránh phá sản. Chỉ một nhóm chuyên viên của IMF xuất hiện ở thủ đô Hà Nội cũng có vẻ như gây nên sự chao đảo niềm tin.
Tuy nhiên sự khó chịu gần đây nhất thực sự phát khởi từ hôm 20 tháng 8 với vụ bắt giam ông Nguyễn Đức Kiên, một doanh gia thích khoa trương, sáng lập viên Ngân hàng thương mại cổ phần châu Á, ACB, một trong những ngân hàng lớn nhất trong nước.
Tuy ông Kiên đã rời khỏi Hội đồng quản trị ngân hàng từ năm ngoái, vụ bắt giam với những cáo buộc mơ hồ gọi là “kinh doanh bât hợp pháp” cũng đủ khơi mào cho việc rút tiền ồ ạt, kèm theo một thời kỳ lao dốc của thị trường chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh.
Niềm tin càng lung lay khi Tổng giám đốc ACB lại bị bắt tiếp theo, với cáo buộc “sai phạm trong quản trị kinh tế”.


Báo "The Economist" viết tiếp: Toàn bộ sự kiện nhắc cho giới đầu tư rằng sau nhiều năm quản trị kém cỏi và cho vay bừa bãi, các ngân hàng Việt Nam rơi vào tình cảnh tuyệt vọng, và nạn tham nhũng cùng lãng phí đã tràn ngập nền kinh tế.
Đó chẳng phải là điều bí mật gì, nhưng trong những vie con số gọi là “được nhìn nhận” đó.
Bế tắc tại Hà Nội
Thế là niềm tin vào kinh tế Việt Nam, nhất là của giới đầu tư phương Tây, bắt đầu đổ vỡ. Lượng đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (FDI) vào Việt Nam, lên tới 8 tỉ đô la trong 7 tháng đầu của năm, giảm 1 phần ba so với 1 năm trước đó. Nhật Bản là nước chiếm phân nửa toàn mức đầu tư từ nước ngoài.
Cố gắng lạc quan, một số doanh gia trong nước ca ngợi Ngân hàng Trung ương về việc ít ra cũng đã nhìn nhận con số đáng buồn về nợ xấu – mà trong quá khứ không ai coi là chuyện đương nhiên. Tương tự, họ cũng nói việc bắt ông Kiên chứng tỏ quyết tâm mới của chính phủ trong việc trừng trị những hành động quá đáng.
Thực ra, những vụ bắt giữ và sa thải những nhân vật “nổi” đã xảy ra nhiều trong năm nay. 9 nhân viên quản trị của Vinashin bị tuyên án, người nặng nhất là 20 năm tù, sau khi tập đoàn đại công ty đóng tàu và là một trong những xí nghiệp Nhà nước lớn nhất từng chi phối nền kinh tế, gần phá sản với mối nợ 4 tỉ rưỡi đô la.
Người đứng đầu một xí nghiệp khổng lồ khác, Tập đoàn Điện lực Việt Nam, bị sa thải sau khi tập đoàn này lỗ hơn 1 tỉ vào năm ngoái. Trong tháng này công an cũng bắt giam nguyên giám đốc công ty Nhà nước vận tải đường biển Vinaline, người đã bỏ trốn từ tháng ba sau một vụ điều tra tham nhũng ở công ty.
Giữa bối cảnh đó, một nhà đầu tư lâu năm ở Việt Nam biện giải vụ bắt ông Kiên “nhìn chung thì vẫn là tích cực và cần thiết”, và là chỉ dấu cho thấy xu hướng chống tham nhũng bắt đầu có trớn.
Những nhà phân tích khác tỏ ra hoài nghi hơn, nói rằng những vụ bắt bớ ít liên quan đến chiến dịch chống tham nhũng, mà liên quan nhiều hơn đến hậu quả của một cuộc tranh giành quyền lực ở thượng từng kiến trúc của đảng Cộng sản, đặc biệt là giữa Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng với Chủ tịch nước Trương Tấn Sang.
Nhóm quản trị Vinashin và Nguyễn Đức Kiên có mối liên kết chặt chẽ với vị thủ tướng, và sự suy sụp của họ làm giảm vị thế của ông Nguyễn Tấn Dũng.
Hơn thế nữa, nhà kinh tế độc lập Nguyễn Quang A đưa ra lý luận rằng mặc dù những vụ bắt bớ đó quả có là “điềm” báo trước một chiến dịch phối hợp để loại trừ những “ông chủ” tham nhũng, nhưng nó cũng khó lòng chạm đến bề mặt của những vấn đề kinh tế có cội rễ sâu xa của Việt Nam.
Khu vực ung nhọt
Vẫn theo bài báo "Vietnam: a tiger at bay", vị trí đầy ưu quyền của các xí nghiệp Nhà nước- chiếm 40% sản lượng quốc gia- là nơi chịu trách nhiệm chính yếu cho tất cả những vụ hối lộ, lạm dụng tài nguyên, cùng với nạn chi tiêu như điên dại, đã kéo Việt Nam xuống dốc.
Giới quản trị ngoại quốc cho rằng làm ăn ở Việt Nam là cả một cơn ác mộng.
Nhà kinh tế Nguyễn Quang A cho rằng toàn hệ thống cần được thay đổi, không phải chỉ đem nhốt một số người vào tù là xong.
Giống như tại Trung Quốc, những người Cộng Sản bám chặt lấy các xí nghiệp quốc doanh như một phương tiện để giữ quyền kiếm soát chính trị trên nền kinh tế.
Tuy nhiên điều đó có nghĩa là những tay quản trị có mối liên kết chính trị nhưng kém khả năng lại có quyền dựng nên những “đế quốc” lan tràn ăn cánh với nhau – điển hình là những công ty taxi, những ngân hàng, khách sạn… và còn nhiều hơn nữa – tất cả đều chẳng đem lại lợi ích gì về kinh tế.
Hệ thống ấy chỉ làm giàu một số ít “chủ nhân” nhưng đã chất chồng lên những công ty quốc doanh kia hằng đống nợ nần mà rốt cuộc chính phủ phải gánh vác.
Nhưng mới năm ngoái đảng Cộng Sản vẫn còn nhắc lại lời khẳng định như đinh đóng cột rằng khu vực quốc doanh phải nằm giữ “vai trỏ chủ đạo” trong nền kinh tế. Không nơi nào mà đảng Cộng sản tỏ ra quyết tâm dùng quyền lực chính trị để kiểm soát hơn là khu vực quốc doanh.
Năm nay chính quyền hung hăng đàn áp những tiếng nói đối lập một cách bất thường, nhất là đối với những người kêu gọi thêm dân chủ.
Đặc biệt là các blogger, bị tách riêng và gắn lên những án tù nặng nề vì “tội tuyên truyền chống lại Nhà nước”.
Hành vi ấy khó có thể được coi là cung cách của một chính phủ có ý hướng cải tổ hệ thống.

Vietnam: A tiger at bay

http://www.economist.com/node/21562968

With little prospect of meaningful reform, the economy could get even shakier
Sep 15th 2012 | HANOI |


FOR A Communist leadership that prides itself on bringing political and economic stability to its 90m subjects, the past few weeks in Vietnam must have seemed like a nightmare. There have been more bank runs, executives on the lam, arrests and credit panics than the country has seen in years. So febrile is the atmosphere that on September 7th the deputy-governor of the central bank had hurriedly to deny rumours that the government had just asked the IMF for a bail-out.


Related topics
The mere presence of an IMF team in the capital, Hanoi, appears to have set off the latest wobble. Yet the recent unease really began with the arrest on August 20th of Nguyen Duc Kien, a flamboyant businessman and founder of the Asia Commercial Joint-Stock Bank (ACB), one of the country’s largest. Even though he left the board of the ACB last year, Mr Kien’s detention on vague charges of “illegal business” was enough to start a run on the bank and a plunge in the Vietnam Ho Chi Minh stockmarket index (the mind boggles at what the great Marxist would have thought of having it named after him). Confidence was further undermined when the ACB’s chief executive was arrested for alleged “economic mismanagement”. The whole episode reminded investors that after years of sloppy management and exuberant lending, Vietnam’s banks are in dire shape; and that corruption and waste pervade the economy.
This was never a secret, but during the boom years in the middle of the past decade, when the economy was growing by 8% a year and foreign investment was pouring in, nobody much cared. Now, with slower growth, huge business debts and more competition from places such as Cambodia, Indonesia and Myanmar, the problems loom large. It did not help when, two months ago, the central bank admitted that bad debts amounted to up to 10% of all bank loans, double the level previously admitted to. The real figure could be two or three times that.
The hitch in Hanoi
And so confidence in the Vietnamese economy, especially among Western investors, is tumbling. Foreign direct investment (FDI) into Vietnam, at $8 billion for the first seven months of the year, is a third lower than a year earlier. Japan accounts for fully half of all the inflows.
Trying to look on the bright side, some local businessmen applaud the central bank for at least admitting to the dismal figures—in the past that could never be taken for granted. Equally, they say that Mr Kien’s arrest shows a new resolve by the government to crack down on excesses.
Indeed, other high-profile arrests and sackings have taken place this year. Nine executives from Vinashin, a shipbuilder and one of the biggest state-owned enterprises, which dominate the economy, were jailed for up to 20 years following the company’s near-collapse under $4.5 billion of debt. The head of another giant enterprise, Vietnam Electricity, was sacked after it lost more than $1 billion last year. This month police arrested the former head of the national shipping line who had gone on the run in March after a probe into corruption at the firm. In this context, one long-term foreign investor in the country argues that Mr Kien’s arrest was “generally positive and necessary”, an indication that an anti-corruption drive is gathering pace.
Other analysts of the situation are more sceptical, arguing that the arrests are less a push against corruption than the consequence of a power battle at the top of the Communist Party, notably between the prime minister, Nguyen Tan Dung, and the president, Truong Tan Sang. The Vinashin executives and Nguyen Duc Kien were closely associated with the prime minister, and their downfall will have diminished his standing.
What is more, one independent economist, Nguyen Quang A, argues, even if these arrests do indeed herald a concerted campaign to get rid of corrupt bosses, it will barely scratch the surface of the country’s deep-rooted economic problems. The privileged place of the state enterprises—accounting for two-fifths of the country’s output—is chiefly responsible for all the graft, misallocation of resources and mad spending that drags Vietnam down. Foreign executives say it is a nightmare doing business there. The whole system needs changing, Mr A says, not just a few people thrown in jail.
As in China, the Communists cling to the state enterprises as a means of keeping political control over the economy. Yet it means that politically connected but incompetent managers have been allowed to build up sprawling empires—typically including taxi firms, banks, hotels and more—that make little business sense. It enriches a few bosses but saddles the state enterprises with enormous debts for which, in the end, the government is liable.
The Communist Party shows no sign of cutting loose the state enterprises. Only last year it staunchly repeated its pledge that they must continue to play the “leading role” in the economy. If anything the party now appears to be more determined to exert political control. This year the authorities have been unusually aggressive in cracking down on dissenting voices, especially those that call for more democracy. Bloggers, in particular, have been singled out, getting long prison sentences for “propaganda against the state”. That hardly seems like the conduct of a government intent on shaking up the system.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét