Thứ Sáu, 26 tháng 12, 2014
Cuba: Bước đầu tan rã của một Nhà nước toàn trị. T.Vấn : Di sản của một nhà văn. Tinh thần cầu học: Sự khác biệt giữa Việt Nam và Nhật Bản . Khi tuổi trẻ bị đánh cắp. Điểm nhấn trong ngày…
Cuba: Bước đầu tan rã của một Nhà nước toàn trị
https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzVks4V1h6dmZWQjg/view?usp=sharing
… Xin trân trọng giới thiệu với bạn đọc bài viết đặc sắc của nhà văn Cuba Jossé Manuel Prieto. Sau mười năm sống ở Mỹ, trở về thành phố quê hương La Habana, ông ngỡ ngàng nhận ra – qua những chi tiết của đời sống thường nhật – một nhà nước sau gần 70 năm toàn trị nay có vai trò ngày càng thu hẹp. Mô hình nào cho một Cuba đang hấp hối, khi viện trợ Liên Xô từ lâu không còn, Venezuela nay cũng đang gặp khó khăn, còn Trung Quốc làm ngơ không muốn cứu giúp đảo quốc xa xôi này ? Cuba đang ở chân tường – đổi mới hay là chết !
T.Vấn : Di sản của một nhà văn
https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzbXh3cUFHWU1SUzg/view?usp=sharing
… Nói cách khác, “ Chuyện kể năm 2000” không chỉ là di sản của riêng nhà văn Bùi Ngọc Tấn, mà còn là di sản tiêu biểu của một “nền văn học đầy những biến động của Việt Nam cận đại”.
Bài sưu tập về cách đưa tin cái chết của nhà văn do báo chí chính thống trong nước thực hiện của tác giả H.V. trên trang mạng Diễn Đàn ( diendan.org) đã cho chúng ta một cái nhìn khá xác thực về “ nền báo chí trong nước “ hiện nay, dù chỉ qua bản tin về cái chết của một nhà văn :
Chúng ta hãy đọc vài trích đọan …
Tinh thần cầu học: Sự khác biệt giữa Việt Nam và Nhật Bản
https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzTG5VTnc1dDFWbkE/view?usp=sharing
…Nói đến Nhật Bản là nói đến sự khác biệt hẳn về tinh thần cầu học. Người Nhật thì cầu học, chủ động học; người Việt thì sẵn có, bị buộc phải học theo. Người Nhật học là vì tự cường quốc gia, người Việt học là để đánh trả lại “những ông thầy”. Người Nhật học là để trở thành cường quốc, người Việt học là để thoát khỏi kiếp bị trị hay những nghèo hèn cá nhân. Người Nhật xuất dương là để du học, để chinh phục (thời trước 1945 là bằng võ lực, giờ là để làm giàu), người Việt xuất dương là để kiếm việc làm thuê, thoát khổ cho riêng mình.
Cho tới tận sau năm 1945 tinh thần cầu học, vượt lên những áp lực lịch sử lại một lần nữa đưa đến những kết quả khác nhau cho cả hai dân tộc Việt Nam và Nhật Bản. Người Nhật thất bại để rồi thức tỉnh, còn người Việt? Tương lai thịnh vượng sẽ đến với mảnh đất chữ S này nếu chúng ta dấy lên và vun trồng một khát vọng cầu học vì thịnh vượng quốc gia!
Khi tuổi trẻ bị đánh cắp
https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzbzZzVTFwLWh0OXc/view?usp=sharing
… Tuổi trẻ là phải xông pha, phải thử nghiệm, phải sáng tạo và sống hết mình với những đam mê, nhiệt huyết. Nhưng chính các phụ huynh bằng tình yêu, trên danh nghĩa tình yêu, đã lấy cắp tuổi trẻ của chúng ta như thế. Và chúng ta, hãy đứng lên, dành lại tuổi trẻ cho chính mình. Đi đến nơi cần đi, làm những việc cần làm, chứng tỏ những giá trị của chính bản thân mình thay vì trở thành giá trị mà các phụ huynh mong muốn. Hoặc, nếu có thể dung hòa được giá trị của cả hai bên, là tốt nhất.
Điểm nhấn trong ngày…
https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzTFdtb0hmRGlBc3c/view?usp=sharing
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét