Thứ Sáu, 19 tháng 12, 2014

Tưởng Năng Tiến – Chuyện Kể Năm 2014. “Người bộ tộc tà-ru” đi về vùng đất tự do...Hộp quà ở Seoul và bát phở khổng lồ dối trá. Hai câu chuyện. GIÁNG SINH BUỒN NĂM 1967


Tưởng Năng Tiến – Chuyện Kể Năm 2014

https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzX1FyZDg0YjF0NFU/view?usp=sharing


… Rồi già biết quê nhà đã được độc lập. Niềm sung sướng lớn lao và nỗi nhớ quê hương, nỗi sầu biệt xứ bỗng cồn cào trong lòng không chịu nổi. Càng không chịu nổi khi biết tin hiệp nghị Genève đã ký kết. Một nửa đất nước được độc lập. Lại thêm thôi thúc vì chủ tịch Hồ Chí Minh, lãnh đạo đất nước là người từng lâu năm ở Pháp, cũng từng là một mạch-lô.

Già về nước. Khi đó bà Jeannette đã sinh cho già một cô con gái xinh đẹp, có nước da trắng của bà, có mái tóc và đôi mắt đen của già Đô. Mặc bà vợ khóc can ngăn, già nhất định về nước. Rồi già sẽ sang đón bà về. Độc lập rồi, xây dựng sẽ rất nhanh. Đất nước sẽ phát triển rất nhanh. Dân tộc ta thông minh, cần cù, chiu khó lại được bao nước giúp đỡ. Đất nước đang cần những bàn tay như già...” (Bùi Ngọc Tấn. Chuyện Kể Năm 2000, tập II. CLB Tuổi Xanh, Westminster, CA: 2000).
Nói tóm lại, và nói một cách ví von: Già Đô là một Nguyễn Mạnh Tường hay Trần Đức Thảo của giới công nhân nhưng trung vận (cũng như hậu vận) đen đủi hơn nhiều. Tuy không chết rục trong tù nhưng Già Đô cũng sống không nổi “trong lòng cách mạng,” vẫn theo như lời của Bùi Ngọc Tấn:
“Già đi bới rác. Già lê la ở các cửa hàng mậu dịch, khách sạn. Dồn dịch những bát phở, vét đĩa, nhặt những mẫu bánh mì thừa… Rồi đến một ngày già không đi được nữa. Già thấy mình đang phiêu diêu…

“Người bộ tộc tà-ru” đi về vùng đất tự do...

Phạm Tường Vân gửi cho BBC từ Sài Gòn

https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzdkQ3by1ZWE5zaDQ/view?usp=sharing

…15 năm trước, Tết Canh Thìn, ra Hà Nội, tôi được nhà thơ Dương Tường - "nhà phát hành bí mật" của những tác phẩm ngoài luồng thời bấy giờ, dúi cho cuốn Mộng Du (tên cũ của Chuyện kể năm 2000), khi ấy còn là một bản đánh máy.
Những Tuấn, Ngọc, Già Đô, vẻ diễm lệ của nỗi cay đắng phận người ấy đã cùng tôi đi xuyên qua đêm giao thừa tưng bừng nhất, để bước vào thiên niên kỷ mới.

… Thời Biến Đổi Gien, một tiểu thuyết - hồi ký có thể được xem là hậu "Chuyện kể năm 2000" sau nhiều lần viết đi viết lại sẽ ra mắt độc giả tại Đài Loan và Mỹ trong những ngày ông chiến đấu với bệnh tật.
Căn bệnh ung thư từ phổi di căn vào xương nhốt ông trong những cơn đau triền miên.
Nó đã mang ông đi lúc 6:15 sáng nay.

Hộp quà ở Seoul và bát phở khổng lồ dối trá

Tác giả:Mi An – Báo Đất Việt – 17 Dec 2014

https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzQ01jLVB2d1prMzg/view?usp=sharing


… Camera đã quay lại hình ảnh rất nhiều người dân sau một hồi ngó nghiêng đã xách túi quà lên. Đến cuối ngày, nhóm thực hiện kiểm tra và chỉ thấy còn đúng 6/100 túi quà trở về nguyên vẹn. Đây quả là một kết quả đáng thất vọng?

Điều bất ngờ là đến ngày hôm sau, GPS thông báo kết quả 81 túi quà còn lại đang được tập trung tại Trung tâm lưu trữ đồ thất lạc của ga tàu điện ngầm. Tức là đã có 87/100 túi quà đã trở về nguyên vẹn sau cuộc thí nghiệm này.
… Vài ngày nay, dư luận trong nước lại đang xôn xao với vụ lật tẩy chiêu trò dối trá của chiêu khuyến mãi “bát phở khổng lồ” ăn hết thì được thưởng 1 triệu đồng của thương hiệu phở Ông Hùng ở TP.HCM.
Một đầu bếp của nhà hàng phở này đã tiết lộ với báo chí sau khi chị này nghỉ việc, rằng mình đã được quản lý nhà hàng chỉ đạo tăng thêm nguyên liệu chế biến bát phở so với số lượng đã công bố, làm sao cho khách hàng không ăn hết được, phải ói ra mà chịu thua cuộc mới thôi.

Chẳng hạn đáng lẽ bát phở có 700gr bánh như đã thông báo với khách hàng thì đầu bếp cho vào 1,1kg bánh, tăng thịt, tăng phần gầu mỡ, nước béo, để trọng lượng của bát phở khổng lồ này tăng từ 4,9kg lên 6 đến 6,5kg. Khách hàng đương nhiên thua cuộc vì họ lượng sức mình ăn hết được tô phở khổng lồ 4,9kg, ai biết nhà hàng đã làm ăn điêu trá đến vậy, và họ bị mất 200.000 đồng cho lần thua cuộc đó.

Hai câu chuyện
Cung Nhật Thành lược dịch


https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzbG9vM243YjctbFk/view?usp=sharing

… Đó là ngày 20 tháng 2 năm 1942. Trung Úy O’Hare là phi công Hải Quân đầu tiên trong quân chủng Hải Quân được trao tặng Huân Chương Danh dự của Quốc Hội Liên Bang Hoa kỳ.
Năm 1943, Trung Úy O’Hare tử trận trong một cuộc không chiến lúc ông 29 tuổi. Để không ai có thể quên được người anh hùng này, phi trường của thành phố Chicago, quê hương ông, đã được đặt tên là phi trường O’Hare. Dịp nào đó nếu dừng chân tại phi trường O’Hare, xin hãy đi thăm khu kỷ niệm O’Hare, nhìn tận mắt Huân Chương Danh Dự đã gắn lên ngực áo của ông. Khu lưu niệm này nằm giữa Terminal 1 và Terminal 2.

… Hơn mười lăm năm trước đó, tại thành phố Chicago có một người mang biệt danh là Easy Eddie. Trong thời gian này, Trùm tội ác Al Capol hầu như làm chủ thành phố. Capole nổi tiếng không do các hành động anh hùng mà vì các việc làm bóc lột, tàn nhẫn và hung ác. Thành phố Chicago, qua Capole, tràn ngập những nơi bán rượu lậu, các động mãi dâm và các vụ giết người không gớm tay.
Easy Eddie là luật sư của Al Capole. Chắc chắn Eddie rất giỏi. Việc rành rẽ và biết lợi dụng các kẽ hở pháp luật của Eddie đã giúp Capole nhởn nhơ ngoài vòng tù tội. Để tỏ lòng biết ơn, Capole trả công Eddie rất hậu. Không chỉ về tiền bạc mà còn chu cấp về tài sản nữa. Chẳng hạn như gia đình Eddie sống trong một lâu đài lớn, kín cổng cao tường và thừa mứa các tiện nghi của lúc đó với kẻ hầu người hạ ngay trong nhà. Lâu đài này lớn đến độ chiếm nguyên một đoạn đường của thành phố Chicago. Dĩ nhiên với cuộc sống giầu có quyền thế của kẻ đương thời, làm sao Eddie có thể nhận và hiểu được những khốn cùng của xã hội chung quanh.

GIÁNG SINH BUỒN NĂM 1967

VIỆT CỘNG THÃM SÁT ĐỒNG BÀO
DAK SON VÀO MÙA GIÁNG SINH 1967


https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzbEFfSkhqY3FPMHc/view?usp=sharing

… Nhớ Giáng Sinh năm nào (1967)
Lòng bỗng thấy nao nao
Vì bao xác người Thượng
Chết thãm đầy xót xa

Cách đây 47 năm, trong khi mùa vọng đã tràn về trên khắp miền đất nước VN, là mùa mà nơi nơi đều cát cao thông điệp "Vinh danh Thiên Chúa trên trời, bình an dưới thế cho người thiện tâm", thì trong lúc đó tại một làng người thượng gần biên giới Campuchia vào tháng 12 năm 1967, đã bị những người hoàn toàn không có thiện tâm, những con thú đội lốt người, đã ra tay sát hại một cách rất thãm thương, man rợ 252 đồng bào nơi đây. Bọn cộng sản đả dùng súng phun lửa, lựu đạn để đốt và sát hại đàn bà con nít rất tàn nhẫn.

Đây là một cuộc tàn sát đồng bào thiểu số người "thượng" vào ngày 5 tháng 12 năm 1967 man rợ nhất trong chiến tranh Việt Nam lúc bấy giờ.

https://www.youtube.com/watch?v=5AVyShH3RaU


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét