Thứ Ba, 2 tháng 12, 2014

Về một cuốn sách điệp viên Z21 ( Phạm Xuân Ẩn) - Điệp viên hoàn hảo ...và cuốn sách về một điệp viên không hoàn hảo.


Phạm Thị Hoài -Cuốn sách về một điệp viên không hoàn hảo


https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzOWxORTFmcEJ6QUE/view?usp=sharing

… Khi được nghe kể tiếp là cuốn sách của Thomas A. Bass gặp rắc rối với kiểm duyệt, tôi thầm nghĩ, một học giả phương Tây định in sách ở Việt Nam, dù chỉ viết, chẳng hạn, về trang phục trên đầu người Việt, khăn, lá, mũ, nón, cũng phải chuẩn bị tinh thần chơi mèo vờn chuột với kiểm duyệt. Chuyện đó ông phải hiểu. Mà trái khoáy nhất là trí thức phương Tây càng thiên tả, thậm chí thân cộng hay cộng sản nòi, càng bị xét nét. Chắc ông cũng biết chuyện những trí thức Pháp và Đức từng đi theo Việt Minh đều lần lượt nếm mùi nghi kị của Việt Minh; đến tờ tạp chí văn hóa của Đảng Cộng sản Pháp Les Lettres françaises một thời còn bị ngờ là “thế lực phản động”, có lẽ lỗi của nó là hay hơn mức các cán bộ văn hóa Việt Nam cho phép. Tôi rất hay tự hỏi, điều gì sẽ còn lại dai dẳng nhất, sau khi tất cả những giáo điều cộng sản, những u mê, ấu trĩ và cuồng tín, những thói quen, nếp hằn và thông lệ khủng khiếp của chế độ ấy qua đi. Có lẽ là sự nghi kị, ngờ vực đó. Chúng ta chỉ còn cách kiên nhẫn. Tôi rộng rãi cho nó một lịch trình ít nhất là một nửa thế kỉ.
Thomas A. Bass có vẻ không muốn đợi lâu đến thế. Khi tôi gần như đã quên hẳn câu chuyện còn bỏ dở, ông thông báo, đầy buồn phiền, rằng cuốn sách của ông bị kiểm duyệt tệ hại và ngỏ ý xem tôi có thể giúp được gì không. Tôi rất sẵn lòng viết thư cho nhà xuất bản của ông ở Việt Nam, Nhã Nam, hỏi han, chuyển sự buồn phiền từ New York qua ngả Berlin về Hà Nội, hi vọng, ấn tượng của cá nhân tôi về công ti xuất bản này là rất dễ chịu. Tôi an ủi ông rằng Nhã Nam là một lựa chọn tốt. Nếu có thể, họ đã in cuốn sách của ông không sót một dấu phẩy và còn cộng thêm một dấu chấm than tán dương.
Song kiểm duyệt là môn thể thao tinh thần ở những quốc gia hậu cộng sản như Trung Quốc và Việt Nam, nó đòi hỏi một tinh thần “thượng võ” có thể gọi là mỉa mai, nhưng cũng có thể gọi là thuần túy thực dụng. Tác giả của Deng Xiaoping and the Transformation of China, ông Ezra Vogel, một giáo sư Harvard, cho rằng bản dịch tác phẩm của ông ở Trung Quốc giữ được 90% thì vẫn hơn là 0%, nếu nó không được xuất bản. Nó đã được xuất bản, và bán được gần 700.000 cuốn.

Thomas A. Bass – Phản hồi độc giả nhân lần xuất bản tại Berlin

Tháng 11 12, 2014

https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzU1RGa0UwTWhHZVU/view?usp=sharing

… Cho phép tôi xác minh các nguồn tin và phương pháp được dùng cho bài viết về “Kiểm duyệt ở Việt Nam”. Là một phần của một nghiên cứu rộng hơn, bài tiểu luận kể lại chuyện cuốn sách của tôi về ông Phạm Xuân Ẩn đã bị kiểm duyệt như thế nào. Tôi miêu tả các trao đổi xung quanh chủ đề này, cũng như những lần gặp một số trong những người chịu trách nhiệm kiểm duyệt cuốn sách. Thông thường, tôi đến những cuộc hẹn này – đã được thu xếp để trao đổi về trải nghiệm riêng của tôi cũng như vấn đề kiểm duyệt nói chung – với một hoặc hai người phiên dịch và một cuốn sổ tay để ngỏ để ghi chép những trao đổi on the record.

… BERLIN REJOINDER

Thomas A. Bass
Allow me to clarify the sources and methods for my essay on “Censorship in Vietnam.” Part of a larger study, the essay recounts how my book on Pham Xuan An was censored. I describe my correspondence on the subject and my meetings with some of the people responsible for censoring my book. I customarily arrived at these meetings—which were arranged to discuss my personal experience and censorship in general—with one or two translators and an open notebook, in which I recorded conversations that were on the record.

Toàn văn bản dịch do Nhã Nam và Hồng Đức xuất bản

https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzZVlQbW5aOWZlNnM/view?usp=sharing

Toàn văn bản dịch của Đỗ Tuấn Kiệt, Bùi Xuân Bách bổ sung và hiệu đính

https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzZlhpZUZQTHpoOXM/view?usp=sharing

Trao đổi lại với ông Thomas A. Bass về phần biên tập ban đầu cuốn sách của ông mà tôi tham gia


Tháng 11 12, 2014

https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzNTlSM04wUE1pVWM/view?usp=sharing

… Nguyễn Việt Long

Mới đây, trang pro&contra có đăng một bản dịch tiếng Việt bài “Rừng Sát: Về việc bị kiểm duyệt ở Việt Nam” của GS Thomas Bass, tác giả cuốn Điệp viên Z.21, kẻ thù tuyệt vời của nước Mỹ (tên nguyên tác: The Spy Who Loved Us) viết về quá trình biên tập và xin giấy phép xuất bản tại Việt Nam.
Tôi hiểu được nỗi niềm và sự bực bội của tác giả khi tác phẩm của ông bị cắt xén và chỉnh sửa một số đoạn. Tuy nhiên, bài viết của ông có thể khiến cho người đọc hiểu không đúng một số sự việc liên quan đến tôi, người được ông Bass nhắc đến.
Qua ngòi bút sinh động nhưng có chỗ lấp lửng của ông Bass, người đọc chưa kịp đánh giá “sự quan tâm đến từng chi tiết” của một ông Long nào đó đại diện cho Nhã Nam thì đã có ác cảm ngay lập tức vì “giọng điệu gây gổ” của ông này, cùng với việc khuấy lên “những “chi tiết rối mù”, cốt để các học giả chỉ xoay quanh tiểu tiết mà quên đi điểm chính.” Bạn đọc có cảm tưởng như “trận giáp lá cà tại hàng rào văn chương” mà tác giả mô tả, mở đầu bằng câu nói của biên tập viên Nhã Nam: “Tác giả nhầm”, đã kết thúc với phần thắng chung cuộc có vẻ nghiêng về phía tác giả qua chiến dịch chứng minh rằng: “Biên tập viên nhầm”. Tôi chưa kịp cảm động khi thấy ông Bass “cảm thấy lương tâm cắn rứt” vì sợ rằng ông có thể là nguyên nhân gây nên những phiền toái nào đó cho biên tập viên Nhã Nam thì đã thấy mình biến thành “một con chuột bị kẹt giữa một tác giả khó tính và các nhà kiểm duyệt khắt khe” (chắc ông Bass ám chỉ đây là hai con mèo to!). Dưới ngòi bút giàu tưởng tượng của tác giả, tôi đã thoát thế kẹt giữa hai con mèo bằng cách chọn con mèo có quyền sinh quyền sát với tôi hơn, nghĩa là “sẽ cho… [bản dịch cuốn sách của Bass] cú đấm thôi sơn đầu tiên, và càng cắt gọt hữu hiệu thì… [tôi] càng được các quan chức nhà nước đánh giá cao”(!).

Vì vậy, tôi viết bài này với tư cách cá nhân (không thay mặt cho Nhã Nam) để kể lại một số “góc khuất” trong công việc biên tập cuốn sách này mà tác giả không nói đến, phần liên quan đến tôi, cho tới khi tôi rời Nhã Nam.



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét