Thứ Hai, 8 tháng 12, 2014

TUYÊN NGÔN QUỐC TẾ NHÂN QUYỀN (1948). CÔNG ƯỚC QUỐC TẾ VỀ CÁC QUYỀN DÂN SỰ VÀ CHÍNH TRỊ, 1966. Các quyền con người được Hiến pháp bảo đảm. Quyền Dân Quyền Nước. Một nhà thơ hạ cờ Cộng Sản Việt Nam tại Florida Atlantic University - FAU. 'Đang viết văn thì bắt quả tang cái gì?'


HƯỚNG TIẾN CỦA MỘT ĐẤT NƯỚC TÙY THUỘC VÀO LÒNG TỰ TRỌNG CỦA MỖI DÂN TỘC.

LÒNG TỰ TRỌNG CỦA MỘT DÂN TỘC TÙY THUỘC VÀO MỨC ĐỘ GIÁ TRỊ CỦA MỖI CON NGƯỜI.

BẢN TUYÊN NGÔN QUỐC TẾ NHÂN QUYỀN MÀ NHÀ NƯỚC CHXHCNVN ĐÃ LONG TRỌNG KÝ KẾT THỰC HIỆN (nhưng không giờ tuân theo)


Phóng sự bằng hình: Biểu Tình Tuần Hành chống Cộng, nhân Ngày Quốc Tế Nhân Quyền 10 tháng 12 năm 2014.

Thứ Bảy, ngày 6 tháng 12 năm 2014.

Frankfurt am Main, CHLB Đức.

Hình ảnh cuả Trùng Dương Tín Nguyễn.


https://plus.google.com/u/0/photos/111179431606786187559/albums/6089794980389332113/6089795225623024674?pid=6089795225623024674&oid=111179431606786187559&authkey=CMahotq2j8XfRw

TUYÊN NGÔN QUỐC TẾ NHÂN QUYỀN (1948)

https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzQmlJY1EzTnhxVEk/view?usp=sharing

LỜI MỞ ĐẦU

Xét rằng việc thừa nhận phẩm giá bẩm sinh và những quyền bình đẳng bất khả chuyển nhượng của tất cả các phần tử trong đại gia đình nhân loại là nền tảng của tự do, công lý và hoà bình thế giới,
Xét rằng việc coi thường và khinh miệt nhân quyền đã đưa tới những hành động dã man làm phẫn nộ lương tâm nhân loại, và việc đạt tới một thế giới trong đó mọi người được tự do ngôn luận và tự do tín ngưỡng, đượïc giải thoát khỏi sự sợ hãi và khốn cùng, được tuyên xưng là nguyện vọng cao cả nhất của con người,
Xét rằng điều cốt yếu là nhân quyền phải được một chế độ pháp trị bảo vệ để con người khỏi bị dồn vào thế cùng, phải nổi dậy chống áp bức và bạo quyền,
Xét rằng điều cốt yếu là phải phát triển những tương quan hữu nghị giữa các quốc gia,
Xét rằng, trong Hiến Chương Liên Hiệp Quốc, các dân tộc đã tái xác nhận niềm tin vào những nhân quyền căn bản, vào phẩm cách và giá trị của con người, vào quyền bình đẳng nam nữ, cùng quyết tâm thúc đẩy tiến bộ xã hội và nâng cao mức sống trong một môi trường tự do hơn,
Xét rằng các quốc gia hội viên đã cam kết hợp tác với Liên Hiệp Quốc để phát huy sự tôn trọng và thực thi trên toàn cầu những nhân quyền và những quyền tự do căn bản,
Xét rằng một quan niệm chung về tự do và nhân quyền là điều tối quan trọng để thực hiện trọn vẹn cam kết ấy.

CÔNG ƯỚC QUỐC TẾ VỀ CÁC QUYỀN DÂN SỰ VÀ CHÍNH TRỊ, 1966

https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzdHI1NV9VdGJrNm8/view?usp=sharing


(Được thông qua và để ngỏ cho các quốc gia ký, phê chuẩn và gia nhập theo Nghị quyết số 2200 (XXI) ngày 16/12/1966 của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc. Có hiệu lực ngày 23/3/1976, căn cứ theo điều 49. Việt Nam gia nhập ngày 24/9/1982)

LỜI NÓI ĐẦU

Các quốc gia thành viên Công ước này,

Xét rằng, theo những nguyên tắc nêu trong Hiến chương Liên Hợp Quốc, việc công nhận phẩm giá vốn có và những quyền bình đẳng và bất di dịch của mọi thành viên trong cộng đồng nhân loại là nền tảng cho tự do, công lý và hoà bình trên thế giới;
Thừa nhận rằng, những quyền này bắt nguồn từ phẩm giá vốn có của con người;
Thừa nhận rằng, theo Tuyên ngôn toàn thế giới về quyền con người thì chỉ có thể đạt được lý tưởng về con người tự do không phải chịu sợ hãi và thiếu thốn, nếu tạo được những điều kiện để mỗi người có thể hưởng các quyền dân sự và chính trị cũng như các quyền kinh tế, xã hội văn hoá của mình;
Xét rằng, theo Hiến chương Liên Hợp Quốc, các quốc gia có nghĩa vụ thúc đẩy sự tôn trọng và tuân thủ chung các quyền và tự do của con người;
Nhận thấy rằng, mỗi cá nhân, trong khi có nghĩa vụ đối với người khác và đối với cộng đồng của mình, phải có trách nhiệm phấn đấu cho việc thúc đẩy và tôn trọng các quyền đã được thừa nhận trong Công ước này;
Đã nhất trí những điều khoản sau đây:

Các quyền con người được Hiến pháp bảo đảm


https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzMThRNzNHa09ERVk/view?usp=sharing

… Tác giả: Melvin Urofsky / Biên tập: George Clack
Thư ký biên tập: Paul Malamud / Phụ trách mỹ thuật: Thaddeus A. Miksinski, Jr.
Người vẽ hình minh họa: Richard Anderson

Đôi nét về tác giả:
Melvin Urofsky là giáo sư lịch sử và chính sách công tại trường Đại học Thịnh vượng chung Virginia tại Richmond, Virginia. Ông có nhiều bài viết về các quyền con người do Hiến pháp quy định, ông là đồng tác giả của tác phẩm hang đầu về lịch sử Hiến pháp "A March of Liberty".

Quyền Dân Quyền Nước.

FB Nguyễn Phương Uyên

https://www.facebook.com/svphuonguyen/posts/357267551106860

https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzMEdKU0J4Ynd4STg/view?usp=sharing

Trong xã hội văn minh “Khế ước xã hội” hiện diện dưới dạng Hiến pháp, do quốc hội lập hiến biên soạn và được toàn dân thông qua. Tuy nhiên, lòng tham của con người là vô hạn trong khi quyền lực lại mang đến quyền lợi, nên những người nắm quyền thường lạm dụng quyền hành và thâu tóm quyền lực nhằm tư lợi riêng. Để hạn chế tình trạng này, những người soạn thảo hiến pháp đã cân nhắc cần trao quyền lực tương xứng cho những người đã ủy thác quyền cho chính quyền bằng cách trao cho họ quyền phủ quyết nhằm thi hành cưỡng bức, và thu hồi quyền lực qua các cuộc bầu cử tự do, trường hợp nếu chính quyền không chịu từ bỏ quyền lực đã bị nhân dân thu hồi qua bầu cử hoặc các hình thức khác trong ôn hòa thì “khế ước xã hội” đó vô tình đã bị chính quyền giũ bỏ, cũng như một hợp đồng xã hội đã bị xé bỏ nhân dân không cần phải tôn trọng nó nữa và họ có quyền lập nên chính quyền khác bằng các cuộc cách mạng hoặc thay thế những viên chức không còn được ủng hộ thông qua đảo chánh.


Một nhà thơ hạ cờ Cộng Sản Việt Nam tại Florida Atlantic University - FAU


https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzdVBudHVIdnFrUnc/view?usp=sharing

Bài và hình ảnh đăng trong Florida Việt Báo – Năm thứ 26 – Số 290 tháng 12 năm 2014

'Đang viết văn thì bắt quả tang cái gì?'

8 tháng 12 2014

Vợ nhà văn Nguyễn Quang Lập, tức blogger Bọ Lập - Quê Choa, người vừa bị bắt hôm thứ Bảy nói với BBC rằng chồng bà 'đang viết tiểu thuyết' khi bị công an tới nhà khám xét và bắt đi hôm thứ Bảy.
Không tán thành với quan điểm của tuyên bố của Bộ Công an hôm 06/12/2014 nói rằng chồng bà bị 'bắt quả tang' phạm pháp, bà Hồ Thị Hồng nói:
"Bắt quả tang cái gì, đang viết văn thì bắt quả tang viết văn à? Anh ấy đang ngồi viết văn...
Bắt quả tang cái gì, đang viết văn thì bắt quả tang viết văn à? Anh ấy đang ngồi viết văn...
Bà Hồ Thị Hồng, vợ nhà văn Nguyễn Quang Lập
"Anh ấy bảo với tôi là anh đang hoàn thành hai cuốn tiểu thuyết cho xong, sợ là ít hôm nữa già quá, mệt quá viết không nổi, thì anh phải viết trong lúc này..."
'Đang ngồi viết văn'
Vợ blogger Bọ Lập kể thêm về thời điểm công an ập vào nhà 'bắt quả tang' chồng bà:
"Anh đang ngồi viết văn thôi, viết ở trên máy mà ông vẫn thường thường ngồi sáng tác...
"Khi bước vào nhà tôi, họ bảo 'bọn tôi là bên bảo vệ lên phòng xem phòng cháy, chữa cháy'.
"Họ chỉ mào đầu nói như thế, nhưng 7-8 người ập ngay vào, lao thẳng vào phòng khách, rồi phòng ngủ nơi phòng làm việc của chồng tôi đang làm.
"Ông đang ngồi viết một tập tiểu thuyết, ông ấy vẫn còn đang sáng tác, ông bảo để hoàn thành cuốn tiểu thuyết ấy," vợ của nhà văn Nguyễn Quang Lập khẳng định với BBC hôm 07/12/2014.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét