Thứ Bảy, 11 tháng 4, 2015

CÁCH ĐỐI XỬ VỚI TÙ BINH BẮC VIỆT CỦA QUÂN LỰC VIỆT NAM CỘNG HOÀ - Cách đối xử của cộng sản Bắc Việt với các tù binh Việt Nam Cộng Hòa

CÁCH ĐỐI XỬ VỚI TÙ BINH BẮC VIỆT CỦA QUÂN LỰC VIỆT NAM CỘNG HOÀ

https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzUUVsYXYzNUI2RE44UlhoLUIxRndPWVB1ZjJJ/view?usp=sharing

Trong cẩm nang hướng dẩn về cách đối xử với lính cộng sản theo chủ truong nhân dạo của chính phủ Việt Nam Cộng Hoà:

" CHE CHỞ HỌ TRONG SUỐT THỜI GIAN GIAM GIỮ; KHÔNG ĐƯỢC TRẢ THÙ DƯỚI BẤT CỨ HÌNH THỨC NÀO:" hết trích!

Đây là một văn bản giấy trắng mực đen, mà tất cả các quân nhân trực thuộc lực lượng Biệt Kích ( Lực Lượng Đặc Biệt) phải nằm lòng, khi bắt được tù binh VC. Hôm nay tôi sẽ cung cấp một số tài liệu để các thế hệ trẻ VN, khi muốn tham khảo về "THẾ NÀO NHÂN BẢN ??" trong chiến tranh VN, qua một số hình ảnh tư liệu trong cuộc chiến vừa qua, để thấy sự tuyên truyền bip bợm của cái gọi là bên "thắng cuộc" về chính sách đối xử với tù binh của VNCH.
Sự thật cần phải tôn trọng, tôi sẽ cố gắng đưa ra đây một số chứng liệu quân sự của VNCH về chính sách đối xử với tù binh cộng sản trong quá khứ, để mọi người có thể nhận chân được tính nhân bản nơí người chiến sĩ cộng hoà.

Cách đối xử của cộng sản Bắc Việt với các tù binh Việt Nam Cộng Hòa

Trại tù Hàm Tân Z 30 - D



Trại giam cổng trời

Trại giam Cổng Trời có lẽ là một địa danh ít người Việt biết đến trước khi cuộc chiến Việt Nam kết thúc.
Đây là nơi giam giữ các trọng tội hình sự và các tù nhân tôn giáo trong đợt xóa sổ năm 1959 và sau đó mở tung cánh cửa một lần nữa vào năm 1976 để đón những tù nhân cải tạo từ miền Nam gửi ra. Trại giam Cổng Trời dưới nhiều góc nhìn có thể nói không hề thua kém bất cứ trại giam nào trong tác phẩm "Quần Đào Ngục Tù" của văn hào người Nga Alexandre Soljenitsyne. Ban Việt Ngữ đài Á Châu Tự Do trân trọng giới thiệu loạt bài này do biên tập viên Mặc Lâm biên soạn sau đây với mục đích giở lại hồ sơ những cái chết oan khuất, những con người bị chà đạp và những tài liệu, nhân chứng cho biết trại Cổng Trời đã tra tấn, ngược đãi tù nhân như thế nào. Loạt bài này sẽ do chính nạn nhân của trại tù khắc nghiệt này kể lại mời thính giả theo dõi, bắt đầu từ bài thứ nhất sau đây:
Giáng sinh năm 1959
Tiếng chuông Nhà Thờ Lớn Hà Nội giục giã vang lên chỉ một ngày trước lễ Giáng Sinh năm 1959. Không phải báo hiệu sự ra đời của Chúa Giê Su, mà tiếng chuông kêu cứu với giáo dân vì Nhà Thờ Lớn đang bị một nhóm người đến phá rối.

Cha xứ Nhà Thờ Lớn lúc bấy giờ là linh mục Trịnh Văn Căn, cũng chính là người ra lệnh giật chuông kêu giáo dân đến cứu nhà thờ khi một nhóm người tự xưng là quần chúng tự phát kéo đến dành phần trang trí nhà thờ trong dịp lễ Giáng Sinh năm 1959.

Câu chuyện bắt đầu từ trước đó một năm, chính quyền Hà Nội muốn chứng tỏ Việt Nam khuyến khích tự do tôn giáo nên trong dịp Giáng sinh năm 1958 họ đã cho một đám đông đến Nhà Thờ Lớn tự ý chăng đèn kết hoa trang trí bên ngoài nhà thờ và sau đó đòi nhà thờ phải trả lại tiền công lẫn tiền mua vật liệu với tổng số tiền không ai tin nổi.

Giáng Sinh năm 1959 nhóm người này lại tiếp tục đến đòi trang trí nhà thờ nhưng gặp sự chống cự quyết liệt của linh mục chánh xứ Trịnh Văn Căn và linh mục Nguyễn Văn Vinh, còn được gọi là cha chính Vinh. Khi nghe tiếng chuông báo động, giáo dân kéo tới và ẩu đả xảy ra.
Câu chuyện vỡ lở ra sau đó cho thấy nhóm người đến phá nhà thờ do chủ trương quá khích của một nhóm người và kết quả là linh mục Trịnh Văn Căn, linh mục Nguyễn Văn Vinh cùng một số giáo dân bị quy tội phá rối trị an. Linh mục Căn chịu 12 tháng tù treo, linh mục Nguyễn Văn Vinh chịu 18 tháng tù giam vì tội "Vô cớ tập hợp quần chúng trái phép, phá rối trị an, cố tình vu khống, xuyên tạc chế độ, gây chia rẽ trong nhân dân"

Sau phiên tòa, linh mục Nguyễn Văn Vinh bị đưa đi giam ở Hỏa Lò, sau đó bị chuyển đi nhiều trại giam khác như Chợ Ngọc, Yên Bái, cuối cùng là trại giam "Cổng Trời" nơi dành riêng cho các tù nhân tử tội.

Ông Phùng Văn Tại, một giáo sư dạy môn giáo sử văn chương trong chủng viện, người biết rõ vụ việc này kể lại:


"Ngày 24 tháng 12 năm 1959 tức là chiều hôm trước chuẩn bị trang trí nhà thờ chính tòa để đón Noel, thì Ủy ban Liên lạc Công giáo, tức là Ủy Ban Đoàn Kết Công giáo đến gây chuyện. Trong khi trang trí nhà thờ Chính tòa để mừng Noel thì cha chính Vinh cùng với một số hội Hát, mà sau này đi theo cha chính Vinh, nhiều ca viên lên trại Cổng Trời. Thậm chí có nhiều anh chị em chỉ 15, 16 tuổi thôi.

Hôm đó Ủy Ban Đoàn Kết Công Giáo vào tranh dành việc trang trí nhà thờ. Quan điểm của Giáo hội miền Bắc lúc bấy giờ và Ủy Ban Đoàn Kết Công Giáo như nước với lửa. Một là giữ đạo hai là theo người ta. Tranh giành như thế cha chính Vinh cho kéo chuông. Hai cái tháp nhà thờ Chính Tòa của Hà Nội có 6 quả chuông cha chính Vinh cho ca đoàn lên kéo cùng một lúc, cứ như thể một cuộc báo động lớn năm 1959 cho nên kinh khủng lắm, và họ hô nhau đến bắt cha chính Vinh."


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét