Thứ Năm, 30 tháng 4, 2015

Quốc hận 30/4/1975

Liên Khúc Quân Hành Việt Nam Cộng Hòa 



Việt Nam Minh Châu Trời Đông
Sáng tác: Nhạc sĩ Hùng Lân


Mẹ Việtnam ơi, chúng con vẫn còn đây
Để cho nước mắt mẹ thôi rơi, xót xa vì những đứa con vong ơn phản bội, đem quê hương dâng hiến cho kẻ thù...nhưng mẹ ơi...xin mẹ đừng than khóc nửa...vì chúng con tuổi trẻ vẫn còn đây.


NGỦ HỖ TƯỚNG QUÂN VIỆT NAM CỘNG HÒA 



1. Thiếu tướng Nguyễn Khoa Nam của Quân lực Việt Nam Cộng Hoà
Nguyễn Khoa Nam (1927-1975), nguyên là Thiếu tướng, Tư lệnh Quân đoàn IV và Vùng IV Chiến thuật của Quân lực Việt Nam Cộng hòa, một trong năm tướng lĩnh đã tự sát trong sự kiện 30 tháng 4, 1975.

Vào tháng 11 năm 1974, Thiếu Tướng Nguyễn Khoa Nam được bổ nhiệm làm Tư Lệnh Quân Đoàn IV - Quân Khu 4 cho đến ngày 30 tháng

4 năm 1975. Khi Cộng Sản cưỡng chiếm miền Nam, với tư cách Tư Lệnh Quân Đoàn IV-Quân Khu 4, Thiếu Tướng Nguyễn Khoa Nam đã quyết định không đầu hàng địch và đã tuẫn tiết vào sáng ngày 1 tháng 5 để bảo toàn khí tiết của một vị tướng lãnh của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa. Ông tự sát khi mới 48 tuổi.

2. Chuẩn tướng Lê Văn Hưng của Quân lực Việt Nam Cộng Hoà
Ông sinh ngày 27 Tháng 3 năm 1933 tại Hóc Môn.

Ngày 30 tháng 4 năm 1975 tại văn phòng Tư lệnh phó ở bộ chỉ huy của Quân đoàn 4, sau khi nói lời từ giã với gia đình và bắt tay từ biệt tất cả binh sĩ bảo vệ bộ chỉ huy, người được gọi là "Anh hùng tử thủ An Lộc" do những chiến tích trong Trận An Lộc đã dùng súng lục bắn vào tim tự sát vào lúc 20 giờ 45.

3. Chuẩn Tướng Trần Văn Hai (1929-1975) Tư lệnh Sư đoàn 7 bộ binh của Quân lực Việt Nam Cộng hòa, là một trong năm tướng lĩnh đã tuẫn tiết trong sự kiện 30 tháng 4, 1975.

Trước sự kiện 30 tháng 4, 1975 khoảng hơn một tuần, đích thân Tổng Thống Thiệu cho máy bay riêng xuống rước Chuẩn Tướng Hai di tản nhưng ông từ chối. Chiều ngày 30 tháng 4 năm 1975, sau khi cho binh sĩ rời quân ngũ theo lệnh của Tổng thống Dương Văn Minh, Tướng Trần Văn Hai đã dùng thuốc độc tự vẫn trong phòng làm việc tại căn cứ Đồng Tâm. Thi thể ông được mẹ đem về mai táng tại Gò Vâp.

Tướng Trần Văn Hai được đánh giá là một tướng thanh liêm, chăm lo tốt đời sống binh sĩ thuộc quyền.

4. Chuẩn Tướng Lê Nguyên Vỹ (1933-1975) là Tư lệnh Sư đoàn 5 bộ binh của Quân lực Việt Nam Cộng hoà, là một trong năm tướng lĩnh đã tự sát trong sự kiện 30 tháng 4, 1975.

Ngày 30 tháng 4 năm 1975, sau khi nghe nhật lệnh của tổng thống Dương Văn Minh kêu gọi chiến sĩ Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa các cấp buông súng, ai ở đâu thì ở đó và chờ quân Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam đến bàn giao. Lê Nguyên Vỹ ra lệnh cho binh sĩ treo cờ trắng trước cổng căn cứ và cho thuộc cấp giải tán. Sau đó Lê Nguyên Vỹ dùng khẩu Beretta 6.35 bắn vào đầu tự sát ở bộ tư lệnh Lai Khê.

5. Thiếu tướng Phạm Văn Phú (1929-1975) là Tư lệnh Quân đoàn II Vùng II Chiến thuật của Quân lực Việt Nam Cộng hoà, là một trong năm tướng lĩnh đã tự sát trong sự kiện 30 tháng 4, 1975.

Ngày 29 tháng 4 năm 1975, Ông tự sát bằng cách uống một liều thuốc cực mạnh, được gia đình đưa vào bệnh viện Grall và chết vào trưa ngày 30 tháng 4, sau khi Tổng thống Dương Văn Minh đầu hàng.

6. Đại tá Hồ Ngọc Cẩn (1938-1975)
Ông sinh ngày 24 tháng 3 năm 1938, tại Cần Thơ. Thân phụ là một hạ sĩ quan trong Quân đội Quốc gia Việt Nam. Khi ông bắt đầu đi học năm (1945) thì Chiến tranh Pháp-Việt bùng nổ, nên sự học bị gián đoạn. Mãi đến năm 1947 ông mới được đi học lại. Ông học chỉ đứng trung bình trong lớp. Năm 1951, phụ thân nộp đơn xin cho ông nhập học Trường Thiếu sinh quân Đệ nhất quân khu ở Gia Định. Ông được thu nhận vào lớp Nhì niên khóa 1951-1952, học theo chương trình Pháp và đỗ tiểu học năm 1952.

Ngày 30 tháng 4 năm 1975, mặc dù có lệnh của Tổng thống Việt Nam Cộng hòa Dương Văn Minh ra lệnh từ Sài Gòn kêu gọi buông súng, ông vẫn tiếp tục chiến đấu chống lại lực lượng Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam vào tiếp quản. Cuối cùng ông bị bắt và mang ra xử bắn tại sân vận động Cần Thơ ngày 14 tháng 8 năm 1975.
Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa - Xưa và Nay







HẬN KHÚC VIỆT NAM

Em áo trắng của sân trường hoa mộng
Bỗng một ngày quấn tang Mẹ, tang Cha
Tang người yêu điếng lòng em trống rỗng
Đâu mất rồi tuổi khép nép áo hoa

Em cũng biết trùng dương đầy sóng dữ
Biết rừng hoang Việt Bắc với Cái Cò
Biết nông sâu vùi chôn đời nhi nữ
Biết trăm năm duyên nợ một chuyến đò

Ngày tang phủ quê hương còn gấm vóc
Còn Anh Linh Chiến Sĩ nuốt hờn căm
Còn Tháng Tư dáng em mềm nét ngọc
Còn hương hoa trên mộ chỗ ai nằm

Rồi rừng lặng, gió đổi chiều bão nổi
Phím ngưng cung, dây đoạn tuyệt mệnh đàn
Phiến đá hoang khắc tên anh rất vội
Chít khăn tang em chinh phụ lỡ làng

Đấy hận khúc Bốn Mươi Năm dân Việt
Dấu tang thương của ly biệt chất chồng
Hỡi nước mắt giữa dòng đời oan nghiệt
Ơi nghẹn ngào biển khóc với núi sông

Như Thương
(Quốc hận 30/4/2015)




Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét