Thứ Năm, 9 tháng 4, 2015

'Điều Việt Nam cần làm ngay bây giờ'

Loạt Bài Về Saigon SAU 1975

https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzZnBNMWlJcVZIdGVNU3dETHVIaEZEdElfVmZr/view?usp=sharing

… GNA: Loạt bài về Saigon TRƯỚC 1975 đã gây nhiều phản hồi: những người dân Saigon cũ và mới nhìn lại những hình ảnh cũ và nhận ra một “biển dâu” thực sự đã thay đổi cuộc đời của chục triệu người và không gian sống của họ đã chìm khuất hoàn toàn vào một “hành tinh” khác.
Để tìm một góc nhìn khác, GNA sẽ lần lượt cho đăng lại những mẩu chuyện và hình ảnh về Saigon SAU 1975. Lăng kính của Đảng và Nhà Nước thì chúng ta đã quá rõ, GNA không cần đăng lại nơi đây (đã có hơn 700 loa phường khắp xứ lảm nhảm hàng ngày). Chúng tôi sẽ chỉ ghi lại những suy ngẫm, hồi ức và tâm tư của những NGƯỜI DÂN (Saigon cũ hay nhập cư mới) để chúng ta có chút đồng cảm về một giai đoạn lịch sử vô cùng khác biệt của Saigon.

'Điều Việt Nam cần làm ngay bây giờ'

https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzXzhtellKcE9uaWJ4YlJ0X3BfOHdFdWx1N2VB/view?usp=sharing


What Vietnam Must Now Do
By TUONG LAIAPRIL 6, 2015

http://www.nytimes.com/2015/04/07/opinion/what-vietnam-must-now-do.html?_r=0

…"Việt Nam không thể đảm nhiệm vai trò địa chính trị quan trọng của mình cho tới khi kinh tế phát triển đầy đủ và cải cách chính trị mạnh mẽ hơn," theo Giáo sư Tương Lai
Việt Nam cần phải tham gia vào Hiệp định Đối tác Kinh tế chiến lược Xuyên Thái Bình Dương (TPP), một kế hoạch thương mại toàn diện được hỗ trợ bởi Mỹ. Hiệp định sẽ cho phép nền kinh tế Việt Nam có thể hội nhập hoàn toàn với thế giới hiện đại; và điều này sẽ đi cùng với viễn cảnh dân chủ hóa tốt hơn tại Việt Nam.

Tại sao Hàn Quốc phát triển rực rỡ còn Việt Nam thì không?

https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzNXJGZ0dGVk8zQ1pXTDRfVkZjS2JpQXpkX2dN/view?usp=sharing

… Năm 2004, Việt Nam cho chiếu bộ phim “Thời đại anh hùng” trong đó có đoạn, Tổng thống Park Chung-hee đã khóc vì thấy dân khổ quá. Ông tuyên bố sau 10 năm nữa sẽ có nhiều nước trên thế giới phải đến làm thuê cho Hàn Quốc, và sự thật đã đến với họ trong đó có Việt Nam.

Thập niên 60, Hàn Quốc là 1 trong những nước nghèo đói nhất châu Á. Năm 1968, người Hàn quyết định thay đổi giáo dục bằng cách bê nguyên sách giáo khoa của người Nhật về dịch sang tiếng Hàn để giảng dạy, ngoại trừ các môn xã hội như địa lý, lịch sử và văn học. Lúc đó cũng có nhiều người chỉ trích rằng, Hàn Quốc lẽ nào lại không tự soạn được một bộ sách giáo khoa, đây cũng bởi tính sĩ diện của họ rất cao.

XHCN đến đích tại Venezuela
Venezuela sụp đổ

https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzamxhV2V5cHA3Yi1TeDQ3am9UUk8taWFPNUN3/view?usp=sharing

… Sự ngạo mạn thái quá, có phần điên rồ, của một cá nhân có thể dẫn đến tai họa cho cả một đất nước. Không bài học nào rõ ràng bằng trường hợp Venezuela. 10 năm sau khi Hugo Chávez đưa ra học thuyết “Chủ nghĩa xã hội thế kỷ 21”, Venezuela đang trên bờ vực sụp đổ toàn diện. Ngay cả giấy vệ sinh giờ cũng trở thành mặt hàng khan hiếm!

David Boaz thuộc Viện nghiên cứu Cato mỉa mai: “Venezuela đã đến chặng cuối của con đường XHCN: không có giấy vệ sinh” (Business Insider 5-4-2015). Một phần vấn đề ở chỗ Hugo Chávez đã xây dựng nền kinh tế XHCN bằng “định hướng” công nghiệp dầu. Thay vì phát triển tư nhân hóa công nghiệp, Hugo Chávez chỉ dựa vào dầu. Doanh thu dầu được chi mạnh cho các chương trình phúc lợi xã hội, như “nguyên lý căn bản” của lý thuyết “CHXH”, tạo ra một xã hội làng nhàng mọi người đều vui vẻ cùng có cái ăn và không ai quá giàu hơn ai. Lý thuyết này, trong một thời điểm, đã giúp Venezuela tương đối ổn định và mang lại uy tín chính trị cho cá nhân Hugo Chávez. Tuy nhiên, dầu từng chiếm 95% doanh thu xuất khẩu Venezuela; cùng với khí đốt, chiếm 25% GDP; nay bị mất giá. Theo đó, “CNXH” cũng mất giá. Chính xác hơn, đó là hậu quả của thứ lý luận phi khoa học và phản kinh tế, được cổ súy từ những lãnh đạo bất chấp sự vận động tất yếu của khoa học và không màng qui luật kinh tế.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét