Thứ Bảy, 18 tháng 4, 2015

Trần Trung Đạo: Câu hỏi tháng Tư

Trần Trung Đạo: Câu hỏi tháng Tư

https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzaW1aLXhnVThZMmk4TUZ0b0MtUHdGeU5hMHFr/view?usp=sharing

… Những ngày còn nhỏ, tôi bị ám ảnh bởi câu hỏi tự mình đặt ra “Tại sao chiến tranh diễn ra tại Việt Nam mà không phải tại một quốc gia nào khác?”
Tôi lớn lên ở Đà Nẵng. Đường phố quê hương tôi trong khoảng thời gian từ 1968 đến 1972 có rất nhiều lính Mỹ. Những chiến tàu nhập cảng Tiên Sa chở đầy chiến xa và súng đạn mang nhãn “Made in USA”. Những đoàn xe vận tải hiệu Sealand, RMK gần như chạy suốt ngày đêm từ nơi dỡ hàng ngoài bờ biển đến các kho quân sự chung quanh Đà Nẵng. Tiếng gầm thét của các phi cơ chiến đấu có đôi cánh gắn đầy bom, lát nữa, sẽ được ném xuống một nơi nào đó trên mảnh đất Việt Nam. Những câu lạc bộ, được gọi là “hộp đêm”, mọc đầy hai bên bờ sông Hàn. Mỹ đen, Mỹ trắng chở hàng quân tiếp vụ đi bán dọc chợ Cồn, chợ Vườn Hoa.

Lâm Văn Bé: Người Tị Nạn Và Việt Kiều

https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzTWJlSFVnT19oU25vLTZlQk5aV2FVYS1PV2ZR/view?usp=sharing

… Sau năm 1975, người Việt Nam bỏ nước ra đi tị nạn đã bị Cộng Sản gọi bằng những danh từ khác nhau. Những danh từ nầy mang những hậu ý chính trị gian xảo, do đó việc tìm hiểu ý nghĩa chính xác những danh từ nầy thật cần thiết để chúng ta sử dụng chính xác trong từng trường hợp.
Người tị nạn
Khi vào cưỡng chiếm đất miền Nam, cưỡng đoạt tài sản dân miền Nam, Cộng Sản đã gọi tất cả dân miền Nam là bọn Mỹ Ngụy. Đối với người dân có cơ may vượt thoát được bằng những cuộc vựơt biển, vượt biên để xin tị nạn ở các xứ tự do, cộng sản dùng nhiều danh từ thô tục để điểm mặt người tị nạn.
Trước tiên, trong một hội nghị với các cán bộ tại Hà nội năm 1975, Trần Phương, Chủ nhiệm Ủy Ban Khoa học Xã hội đã ví von một cách tục tĩu dân miền Nam là những con điếm cho Mỹ làm tình để đổi lấy viện trợ. Cùng trong tư tưởng dâm ô ấy, Lê Duẩn mạt sát những người di tản là một bọn ma-cô, đĩ điếm, Phạm văn Đồng chửi người ra đi là bọn phản quốc, và các nhà báo nhà văn cộng sản, kể cả bọn cộng sản 30 cũng chửi hùa theo là những đồ rác rưởi trôi dạt khắp năm châu bốn bể, cặn bả xã hội, trây lười lao động, chạy theo bơ thừa sửa cặn. Nguyễn Trọng Nhân, nguyên Bộ trưởng Y tế còn hằn học hơn khi tuyên bố trong một cuộc phỏng vấn năm 1993 tại Amsterdam: Những người di tản đáng bị chặt đầu.
Nhưng chẳng bao lâu, Cộng Sản hiện nguyên hình là bọn gian manh. Năm 1990, khi Cộng Sản bắt đầu nhận tiền của người tị nạn gởi về, bọn đĩ điếm được cộng sản «nâng cấp» lên là Việt kiều, và ân tình hơn, Đỗ Mười tuyên bố Việt Kiều là những khúc ruột ở bên ngoài ngàn dặm của dân tộc.

Ký ức của một phóng viên ảnh người Nhật về những ngày cuối của chiến tranh ...

https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzbVR2NHZEQndKY243bDBPcVJkMi0wMEdmWW80/view?usp=sharing

.. Cựu phóng viên ảnh của tạp chí Newsweek, HH, được cử đến Việt Nam vào cuối tháng ba năm 1975, khi cuộc chiến tranh Việt Nam đã gần đi tới hồi kết. Trong sáu tuần, ông chứng kiến những sự rối ren, mệt mỏi và cả những khổ đau của Sài Gòn trong thời khắc chính quyền Việt Nam Cộng Hoà sụp đổ.

Vào tháng 3 năm 1975, Hiroji Kubota, phóng viên ảnh của tạp chí Newsweek, được giao nhiệm vụ sang Sài Gòn để đưa những hình ảnh về cuộc chiến tranh tại đây. Hai đồng nghiệp khác của phóng viên này lúc đó đã bị cấm cửa tại Sài Gòn, vì thế, Kubota là cứu cánh cuối cùng của Newsweek.

Khi nhắc lại quãng thời gian 6 tuần ở lại Sài Gòn, giọng của nhà báo Nhật chùng xuống như sắp khóc. Cuộc chiến ở Việt Nam khiến ông nhớ lại ký ức về Thế chiến thứ Hai, khi Kubota mới 6 tuổi. Ông tâm sự:

Điểm Nhấn trong ngày:

Đến nhà máy ô tô nghìn tỷ của Vinaxuki xem... bò, lợn, dê.
Cú sốc Toyota và “giấc mơ trưa” của công nghiệp ôtô Việt
Thuế nhập về 0%, ngành ô tô Việt Nam phá sản?
Nỗi đau của người trồng hành tím

https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzTEgzYTd4OWhZZGFLcXc4c3k3S2ItTXVLdE9F/view?usp=sharing

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét