Thứ Tư, 15 tháng 4, 2015

Tưởng Năng Tiến – Loa & Pháo Hoa

Tưởng Năng Tiến – Loa & Pháo Hoa

https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzV3FodFZQZ01FSTBhNlpUZkdNb3h2YmlZSUlz/view?usp=sharing
… Buồn tất cả. Chỉ cái loa là vui!

Nguyễn Chí Thiện

Tôi vừa đọc xong một bài viết hơi buồn: “Gửi Tiết Kiệm Một Chỉ Vàng Nhận Lại Một Ổ Bánh Mì Thịt”. Xin tóm lược:

Vì gia đình có ba thân nhân là liệt sĩ nên năm 1983 ông Nguyễn Vĩnh Rượu nhận được 90 đồng tiền chính sách, hỗ trợ. Ông mang số tiền này gửi vào qũy tiết kiệm, loại không kỳ hạn và có lời.
Ba mươi hai năm sau, vào ngày 31 tháng 3 năm 2015, gia đình ông Rượu mang sổ tiết kiệm đến Ngân hàng VietinBank và nhận lại được hơn 20.000 đồng. Tính luôn “cả lãi lẫn gốc không đủ một cuốc xe ôm,” theo như nguyên văn trong bài báo của ký giả Tấn Tài.

Nước Mắt Trước Cơn Mưa

https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzcVg5MU5KeU45Z01ZOThKTS1tSFJRQ2JWT1FN/view?usp=sharing

… Tears Before the Rain, Nước Mắt Trước Cơn Mưa, là tựa một cuốn sách của Larry Engelmann, giáo sư khoa sử của đại học San Jose, California và được Nguyễn Bá Trạc, tác giả của Ngọn Cỏ Bồng dịch ra tiếng Việt.
Năm 1990 giáo sư Larry Engelmann, tại San Jose đã ra mắt tác phẩm Tears Before the Rain. Ông đã bỏ ra 3 năm đi khắp thế giới và Việt Nam phỏng vấn và soạn thảo một tác phẩm về những ngày cuối cùng của VNCH. Chúng tôi đã nói chuyện với tác giả và được chấp thuận dịch và xuất bản bằng Việt Ngữ. Cơ quan IRCC đã nhờ sự cộng tác của ông Nguyễn Bá Trạc dịch thuật và lần lượt đăng tác)
Đây là cuộc chiến tranh Việt Nam được nhận thức qua một giáo sư sử học người Mỹ , có tính khách quan và trung thực. Không phải qua nhận thức của BÊN THẮNG CUỘC hay BÊN BỎ CUỘC từ NGƯỜI TRONG CUỘC…

Việt Nam Hấp Hối (Henry Kissinger)
Henry Kissinger
Trọng Đạt lược dịch

https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzQ1ZFV3IycnV6Qkk4VDJoU1NaSl9pWm5aX0Zj/view?usp=sharing

… Lời giới thiệu

Năm 1956 Đại Tướng Henri Navarre, Tư lệnh quân đội Viễn chinh Pháp tại Đông Dương (5/1953–6/1954) viết Agonie de l’Indochine, Đông Dương Hấp Hối, dầy 335 trang. Tác giả cho thấy tình trạng không thể cứu chữa được của Đông Dương khi mà người dân và chính phủ Pháp đã quá chán nản không muốn tiếp tục cuộc chiến. Cựu Tư lệnh bào chữa cho chính ông và quân đội Pháp về nguyên do thất thủ Điện Biên Phủ, qui trách nhiệm cho chính phủ Pháp đã đưa tới sự hấp hối sụp đổ cuộc chiến Đông Dương lần thứ nhất 1946-1954. Cách đây hai năm tôi đã dịch và lược dịch vài chương chính trong Agonie de l’Indochine để trình bày với quí độc giả về tình hình bi đát của Đông Dương những năm 1953, 1954.
Hơn hai mươi năm sau, Henry Kissinger, Cố vấn an ninh Tổng thống cũng kể lại tình trạng hấp hối của miền nam Việt Nam trong hồi ký của ông. Chiến tranh Việt Nam hay chiến tranh Đông Dương cũng là một vì hơn 90% cơn khói lửa đã diễn ra tại Việt Nam. Tại đây Henry Kissinger nói về sự khởi đầu của sụp đổ, thực trạng, nguyên do Việt Nam hấp hối vào năm 1969 trong cuộc chiến Đông Dương lần thứ hai.

Đại Sứ Martin Nói Về Những Ngày Cuối Tại Việt Nam

(Trích từ trang 97, bản dịch tác phẩm Tear Before The Rain (Nước Mắt Trước Cơn Mưa) của Larry Engelmann, Nguyễn Bá Trạc phỏng dịch).

https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzWUllQ0pEQlg1b1VTUndGWGhCZFBDSDFrLTBN/view?usp=sharing

… Nếu có một nhân vật biết được ngọn ngành mọi việc mọi trò của những người ở đấy (Sài Gòn, Việt Nam) thì chính là tôi. Nhưng vào giờ phút cuối, có những người khác nữa làm gì, thì chịu, tôi không biết đích xác cho nổi. Một ông đã gây rối cho tôi như thế lại chính là một bạn tốt, mà đến nay tôi vẫn thích, đó là Erich Von Marbod. Erich Von Marbod đến từ bộ Quốc phòng. (Phụ tá thứ trưởng quốc phòng) Ông ta cho không quân Việt Nam bay đi vài chiếc F-5 của họ sang Thái. Việc này trái lệnh tôi. Một mặt, chả quan hệ gì. Nhưng mặt khác, lại vô cùng hệ trọng. Bởi vì tôi đã yêu cầu Kissinger một thời hạn, tôi nói là 2 tuần. Chúng tôi cố mang đi tất cả các nhà thầu cộng tác quốc phòng mà chúng tôi không thể rõ hết là những người ấy ở những nơi nào. Không thể bỏ họ lại mà đi. Đó là lúc cần đòi hỏi sự chậm rãi, sự thận trọng, cho nên việc Erich Von Marbod thuyết phục tướng Trần văn Minh cho mấy cái phi cơ bay sang Thái là một lỗi lầm rất lớn. Nó làm người Thái e ngại.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét