Tưởng Năng Tiến Nỗi Buồn Miến Điện
… Nhân tiện, tưởng cũng nên nói luôn là ngoài việc không xử
dụng mắm tôm để “trị an,” đám tướng lãnh ở Nay Pyi Taw cũng không ngu
muội đến nỗi mang những phần đất chiến lược của đất nước cho thuê.
Họ cũng không tham lam đến tối mắt để cho “nước bạn” đấu thầu những
dự án có thể đe doạ đến an sinh, hay an ninh quốc phòng.
Và sự may mắn lớn nhất của
Burma là dân tộc này có được một vị lãnh tụ, cùng đảng đối lập đủ
tầm vóc, để có thể buộc đám tham quan phải lùi bước và nhượng
quyền. Tất cả những điều may (lớn/nhỏ) kể trên, buồn thay, đều không
hề có ở Việt Nam – nơi mà tôi bị cấm cửa, không được bước vào.
Thôi thì đành tiếp tục dạo
quanh những nước láng giềng (cho đỡ nhớ quê) cũng được, dù có hơi
buồn. Buồn từ ngã bẩy ngã ba buồn về.
Phán quyết của PCA và giải pháp Biển Đông
Luật sư Vũ Đức KhanhGửi riêng cho
BBCVietnamese.com từ Canada
… Trong phán quyết của mình, tòa PCA kết luận, "mặc dù các ngư
dân và nhà hàng hải của Trung Quốc, cũng như của những nước khác, trong lịch sử
đã từng sử dụng các "đảo" ở Biển Đông, nhưng không có bằng chứng nào
cho thấy Trung Quốc trong lịch sử đã từng "độc quyền kiểm soát" các
vùng biển và các nguồn tài nguyên tại đây."
Toàn văn phán quyết về vụ kiện giữa Philippines và Trung Quốc liên quan đến
tranh chấp tại biển Đông:
(PDF file)
( Doc file)
Philippines v. China: Phán quyết của Tòa Trọng Tài về Đường lưỡi bò và các
tranh chấp ở Biển Đông ảnh hưởng thế nào đến Việt Nam ?
… Tòa phán
quyết rằng Scarborough Shoal (Bãi cạn Scarborough), đang
tranh chấp giữa Phi Luật Tân và Trung quốc, là “rock” (“đá”) chỉ có lãnh
hải 12 hải lý.
Tòa làm nhiều người ngạc nhiên khi phán quyết về tình trạng pháp lý của mọi
thực thể trong Quần đảo Trường Sa mà Phi Luật Tân đề cập đến. Tòa
phán quyết rằng các thực thể trong Quần đảo Trường Sa, kể cả các thực thể
thiên nhiên lớn nhất – Itu Aba (Đảo
Ba Bình hiện do Đài Loan chiếm đóng), Thitu Island (Đảo Thị Tứ do Phi Luật Tân chiếm đóng), Spratly
Island (Đảo Trường Sa do Việt Nam chiếm đóng),
Northeast Cay (Đảo Song Tử Đông do Phi Luật Tân chiếm đóng), và
Southwest Cay (Song Tử Tây do Việt Nam chiếm đóng) – không thực
thể nào là đảo về mặt pháp lý vì chúng không thể nuôi dưỡng một cộng đồng người
hoặc không có đời sống kinh tế độc lập. Do đó, các thực thể đó chỉ có thể
có lãnh hải 12 hải lý, không có vùng độc quyền kinh tế và thềm lục địa.
Trong 7 thực thể ở Trường Sa do Trung Quốc chiếm đóng, Tòa phán quyết rằng
Johnson Reef (còn gọi là Johnson South Reef, Đá Gạc Ma), Cuarteron Reef (Đá Châu Viên), Fiery Cross Reef (Đá Chữ Thập), và Gaven Reef (Cụm đá Ga
Ven) là “rocks” (“đá”), tức là có lãnh hải 12 hải lý nhưng không có
vùng quyền lợi gì thêm; trong khi Hughes Reef (Đá Tư Nghĩa) và Mischief Reef (Đá Vành Khăn) bị chìm dưới mặt nước khi triều lên
và, do đó, không có vùng quyền lợi biển nào cả…
Danh sách thực thể bị chiếm đóng ở quần đảo Trường Sa
Liệt kê danh sách các thực thể địa lí
theo sự chiếm đóng của từng quốc gia, xếp đồng thời theo thứ tự bảng chữ cái và
theo bản chất địa lí. Nguồn thông tin có sẵn trong từng bài riêng của mỗi thực
thể. Vì danh sách này chỉ dựa theo các nguồn có thể kiểm chứng được nên trong
thực tế, có thể các quốc gia chiếm đóng hoặc khống chế nhiều hơn hoặc ít hơn.
Brunei là quốc gia duy nhất chưa chiếm thực thể địa lí nào.
Ý nghĩa 5 thất bại của Trung Quốc tại Tòa án La Haye
Trong phán quyết ngày 12/07/2016,
Tòa án Trọng tài Thường trực đã nêu lên 5 điểm cho thấy Trung Quốc thua Manila
tại La Haye. Giới phân tích đánh giá thế nào về 5 điểm cụ thể đó ? Đâu là bước
kế tiếp cho Biển Đông ? Phân tích của hai nhà báo David Tweed và Jason
Koutsoukis thuộc hãng tin Bloomberg.
Học giả quốc tế ca ngợi phán quyết của Tòa trọng tài về biển Đông
Hội thảo thường niên về tranh chấp
biển Đông tại Trung tâm Chiến lược và Nghiên cứu Quốc tế (CSIS) ở Washington DC
vào ngày 12 tháng 7 diễn ra vào đúng khi tòa thường trực trọng tài quốc tế ra
phán quyết về vụ kiện giữa Philippines và Trung Quốc liên quan đến tranh chấp tại
biển Đông. Các học giả quốc tế tại hội thảo nhìn chung ca ngợi phán quyết này
trong khi học giả Trung Quốc một mặt tỏ ra mềm mỏng hơn, một mặt vẫn cảnh báo
những hậu quả khôn lường ở biển Đông sau phán quyết quan trọng này.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét