Thứ Bảy, 25 tháng 3, 2017

Bản tin ngày 25 tháng 3 năm 2017 - Chuyên đề Phan Châu Trinh



Chuyên đề Phan Châu Trinh
Nhân kỷ niệm ngày giỗ lần thứ 91 của Phan Châu Trinh, một nhà lãnh đạo của phong trào dân quyền đầu thế kỷ 20.
Phan Châu Trinh

Phan Châu Trinh là một tấm gương sáng trong phong trào Duy Tân đầu thế kỷ 20. Ông là một nhà nho yêu nước có nhiều suy nghĩ tiến bộ. Có thể xem ông là người có tư tưởng dân chủ sớm nhất trong số các nhà nho yêu nước tiến bộ đầu thế kỷ.
Đặc biệt hơn nữa, ông chọn con đường dấn thân tranh đấu nhưng ôn hòa, bất bạo động. Ông coi dân chủ cấp bách hơn độc lập và coi việc dùng luật pháp, cai trị quy củ có thể quét sạch hủ bại phong kiến.
Với tinh thần yêu nước nồng nàn, suốt đời gắn bó với vận mệnh đất nước, với cuộc sống sôi nổi, gian khó và thanh bạch, ông xứng đáng để hậu thế ngưỡng mộ, noi theo.
Cương lĩnh chính trị của Phan Châu Trinh
Mặc dù Phan Châu Trinh tự nhận mình là một “nhà hoạt động chính trị ở vương quốc An Nam”[1], nhưng trong số các trước tác của ông, người ta lại chưa tìm thấy một tác phẩm nào trình bày một cách thật rõ ràng mục tiêu và phương hướng chính trị của ông. Chính chỗ thiếu sót đó đã khiến cho một số nhà nghiên cứu hiện nay tìm cách giải thích tư tưởng của ông theo chiều hướng “cải lương”: chỉ đánh giá cao ông như một nhà giáo dục, nhà văn hóa lớn (thậm chí một nhà cách mạng văn hóa) mà vô tình hay cố ý bỏ quên vai trò của ông với tư cách là một nhà hoạt động chính trị.

Tuy nhiên, nếu xem xét thật kỹ lưỡng các tác phẩm của ông để lại, chúng ta có thể tìm thấy những nét phác họa của một cương lĩnh chính trị được ẩn giấu trong bản thảo của một bài thơ.
Ý nghĩa tác phẩm Tân Việt Nam của Phan Châu Trinh

Trong những tác phẩm chính luận viết bằng Hán văn của Phan Châu Trinh (1872-1926), có một tác phẩm rất quan trọng nhưng từ trước tới nay chưa được tìm hiểu đúng mức, thậm chí ít được biết đến. Tác phẩm đó mang tên là Pháp Việt liên hợp hậu chi Tân Việt Nam (Nước Việt Nam mới sau khi Pháp Việt liên hợp; sẽ viết là Tân Việt Nam).

Tân Việt Nam được trước tác sau khi Phan được thả từ Côn Đảo (tháng 6, 1910) và trước khi đi Pháp (tháng 3, 1911). Tác phẩm này có mục đích minh oan cho các đồng chí của Phan đang bị tù đày sau cuộc dân biến ở Trung Kỳ (1908) bằng cách nói lên những điểm khác nhau giữa lập trường của Phan và Phan Bội Châu cũng như giữa hai nhóm minh xã (bất bạo động) và ám xã (bạo động) mà hai người đại diện. Theo Phan, nhằm hiểu rõ những điểm khác biệt giữa hai lập trường, không thể không biết đến hoàn cảnh lịch sử và cỗi rễ xa xăm đã tạo nên tính cách con người Việt Nam.
Bài “Chi bằng học“ – tư tưởng chủ đạo của Phan Châu Trinh trong sự nghiệp Duy Tân đất nước
Kỷ yếu Tọa đàm 130 năm ngày sinh Phan Châu Trinh – Tam Kỳ - 2002
12:08' PM - Chủ nhật, 09/03/2014
Quan niệm dân tộc, dân chủ của Phan Châu Trinh thì chúng ta đều biết. Về mặt lý luận, ông đã có những tác phẩm về quân trị, dân trị, có Thư thất điếu nổi tiếng. Về mặt văn chương, ông có thơ chữ Hán (như Chí thành thông thánh) và nhiều bài thơ khác (cả chữ Hán, chữ Nôm), lại có tập Tỉnh quốc hồn ca và truyện thơ Giai nhân kỳ ngộ. Bấy nhiêu tác phẩm đã cho ta rõ về tư tưởng Phan Châu Trinh hồi đầu thế kỷ XX. Trong con mắt của các nhà chí sĩ đương thời, ông được xem như là đại diện tiêu biểu nhất cho khuynh hướng dân chủ Việt nam. Ông tự ví mình với nhà hoạt động chính trị ở Ý (Mazzini), nên mới lấy cái biệt hiệu là Hy Mã (theo gương Mã Chí Nê). Phan Bội Châu thừa nhận ở ông là: “Tài Mã Nê đang ra sức hô hào” và “Lư Thoa, Mạnh Đức so sánh người xưa”. Với Phan Châu Trinh, đất nước Việt Nam sẽ được hứa hẹn là một ngày nào đó: “Cửa dân chủ treo đèn thêm sáng chói”.
Phan Châu Trinh đã cổ xúy dân quyền như thế nào
Trần Long Vi / 24 Mar 2017


Ngày hôm nay, 24 tháng 3, là ngày giỗ lần thứ 91 của Phan Châu Trinh, một nhà lãnh đạo của phong trào dân quyền đầu thế kỷ 20.







Hôm nay, những thứ chúng ta đang có như chữ viết đã được Phan Châu Trinh cùng phong trào Duy Tân khi đó cổ xuý và phổ biến.
Phong trào Duy Tân không đơn giản là hô hào đòi dân quyền mà là một quyết tâm cải cách toàn diện, làm Mới Con Người, làm Mới Xã Hội.
Phan Châu Trinh và công cuộc vận động duy tân


Phan Châu Trinh từ trần tại Sài Gòn ngày 24-3-1926, cho đến nay đúng 80 năm. Nhân dịp nầy, chúng tôi xin ôn lại sơ lược họat động của Phan Châu Trinh, trước khi mời quý vị đồng hương cùng đến tham dự Đại lễ Húy nhật lần thứ 80 của nhà ái quốc Phan Châu Trinh lúc 4 giờ chiều Chủ Nhật 19-3-2006 tại Hội trường Seafood Kingdom Restaurant, do Hội Đồng Hương Quảng Nam và Hội Ái Hữu Cựu Học Sinh Phan Châu Trinh Đà Nẵng tại California, cùng tổ chức.

Phan Châu Trinh
Tác giả: Vu Gia

PHONG TRÀO DUY TÂN MỘT TRĂM NĂM HỘI NHẬP


(Trình bày tại Đại hội Quảng Nam tại Community Meeting Center, Garden Grove, California ngày 4-9-2005 )

DIỄN TỪ NHẬN GIẢI « VÌ SỰ NGHIỆP VĂN HÓA VÀ GIÁO DỤC » CỦA QUỸ VĂN HÓA PAHN CHÂU TRINH
 Cao Huy Thuần


            Kính thưa Bà Chủ Tịch và Hội Đồng Giải thưởng Văn Hóa Phan Châu Trinh,
            Kính thưa Quý Vị,
            Thưa bạn bè, anh chị thân mến,
           
            Tôì rất vinh dự được Quỹ Văn Hóa Phan Châu Trinh trao giải thưởng "Vì sự nghiệp văn hóa và giáo dục" năm 2017. Đây là một bất ngờ đối với tôi, vì vinh dự này quá lớn đối với việc làm quá nhỏ của tôi. Tôi lại là người ở xa, luôn luôn có mặc cảm vui buồn không được trực tiếp cùng chia, ấm lạnh không được trực tiếp cùng cảm với bạn bè anh em trong nước: thiếu sự sống trực tiếp ấy, hai chữ "sự nghiệp" không khỏi làm tôi áy náy. Tôi đành nghĩ: khi trao giải thưởng này cho người ở xa, các anh chị trong Hội Đồng muốn nói rằng văn hóa là văn hóa, văn hóa Việt Nam là văn hóa Việt Nam, không có văn hóa Việt kiều, cũng như không có quốc tịch Việt kiều.
Điểm Nhấn trong ngày


Cuộc sống người Việt ở Campuchia
Làng nổi trên biển hồ Cam Pu Chia sẽ bị giải tỏa
Ngân hàng Thế giới: Nông nghiệp Việt Nam cần giảm chỉ đạo, tăng hỗ trợ
Phát triển nhiệt điện than, sẽ dẫm “vết xe đổ” thủy điện!
Fukuyama và tiếng cười nhạt cuối cùng



Thứ Sáu, 24 tháng 3, 2017

Bản tin ngày 24 tháng 3 năm 2017



Tưởng Năng Tiến – Lòng Người Qua Một Cành Hoa 


Hoá ra thời thực dân Pháp ranh giới thù địch giữa nhà nước thuộc địa với người dân không chia thành chiến tuyến quyết liệt như hiện nay giữa Đảng Cộng sản với người dân ...
Hồi ký Tống Văn Công– Đến Già Mới Chợt Tỉnh
Nhiều người, hay nói cho chính xác hơn là tất cả mọi người, thường tưởng rằng bác sĩ Yersin là người đã tìm ra Đà Lạt – vào  năm 1891. Tưởng như vậy là tưởng tầm bậy, hay tưởng năng thối! Nghe tôi kể đầu đuôi (ngọn ngành) nè. 

Những nghịch lý chết người hay bi kịch của một quốc gia.
Thứ Năm, 23 tháng Ba năm 2017 03:45
Tác Giả: Nguyễn Quang Dy


“Chính trong những khoảnh khắc đen tối nhất, ta phải tập trung để thấy được ánh sáng”   (It is during our darkest moments that we must focus to see the light - Aristotle)

Một số nghịch lý chết người có thể làm chính trị suy đồi và kinh tế tụt hậu, dẫn đến bi kịch quốc gia. Nguyên nhân chính là do hội chứng cực đoan và ngộ nhận, vì cực đoan thường dẫn đến vô cảm và ngộ nhận thường dẫn đến vô minh. Vô cảm và vô minh vốn là bi kịch lớn của con người, như một căn bệnh mãn tính rất khó chữa.

Phạt nhạc cấm: Khởi đầu của ‘cách mạng văn hóa’ ở Việt Nam?
VOA Tiếng Việt
Thứ Năm, 23 tháng 3, 2017 


Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc vừa ký ban hành Nghị định 28, xử phạt vi phạm hành chính về quyền tác giả trong lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch và quảng cáo.
Theo nghị định này thì ‘bán, cho thuê, lưu hành ghi âm, ghi hình ca múa nhạc, sân khấu chưa được cấp phép; tàng trữ, phổ biến trái phép tác phẩm chưa được phép phổ biến sẽ bị phạt từ 10 đến 15 triệu đồng.” Mức phạt tăng đến 25 triệu đồng cho “hành vi nhân bản ghi âm, ghi hình ca múa nhạc, sân khấu bị cấm lưu hành.”
Nghị định 28 được ký ngày 20/3/2017 và sẽ có hiệu lực từ ngày 5/5/2017.
Được biết nhiều tác phẩm âm nhạc sáng tác trước 1975 đang được công chúng Việt Nam yêu thích cho đến nay vẫn chưa được cấp phép.
Nghị định này đang gây nhiều tranh cãi, đặc biệt chỉ hơn một tuần sau khi Cục Nghệ thuật Biểu diễn thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ra quyết định tạm dừng lưu hành 5 ca khúc sáng tác trước năm 1975.

Transparency International: Cảnh sát Việt Nam nhận hối lộ nhiều nhất châu Á
22 Mar 2017


Một khảo sát của Tổ Chức Minh Bạch Quốc Tế nói rằng cứ 100 người Việt thì có 65 người đưa hối lộ trong những dịch vụ công như trường học, bệnh viện, thủ tục hành chính, cảnh sát và tòa án.
Đây là một khảo sát phỏng vấn hơn 20.000 người tại 16 quốc gia châu Á – Thái Bình Dương về tình trạng tham nhũng do tổ chức Minh bạch Quốc tế (Transparency International) thực hiện. Trong đó khoảng 1000 người Việt được phỏng vấn.
Khảo sát này đã đưa Việt Nam xếp thứ hai châu Á về đưa và nhận hối lộ, chỉ sau Ấn Độ và có thể cao nhất các quốc gia trong khối ASEAN.

Dân Biểu Steve King là thiểu số
Ngô Nhân Dụng
Thứ Tư, 22 tháng 3, 2017 


Dân Biểu Steve King đã báo động người Mỹ: “Chúng ta không thể xây dựng lại văn minh với con cháu của những người khác.” Ý ông nói rằng nền văn minh của Tây phương, của nước Mỹ nói riêng không thể “phục hồi” với con cháu của các di dân không phải người da trắng.
Năm ngoái, ông King đã nói rõ ý ông hơn trong một cuộc hội thảo. Ông đặt câu hỏi, “…trở lại suốt dòng lịch sử, thử tìm coi những sắc dân khác đã đóng góp được gì hơn… cho nền văn minh?” Người ta đặt câu hỏi: “Hơn người da trắng?” Ông giải thích thêm, “hơn văn minh Tây phương.” Nền văn minh đó mọc lên từ Tây Âu, Ðông Âu và Hoa Kỳ, và những nơi có Thiên Chúa Giáo.

Điểm Nhấn trong tuần


Thanh Phương: Mỹ-Trung : Bất đồng nhưng buộc phải hợp tác

Trung Quốc tuyên bố không quân sự hóa Biển Đông

Bạch thư Ngoại giao 2017

Xin lỗi ngài Đại sứ Australia

Danh sách quan chức Việt Nam bị áp dụng chế tài Nhân quyền

Hà Nội là thành phố đắt đỏ thứ 59 trên thế giới, trên cả Dubai

Chủ Nhật, 19 tháng 3, 2017

Bản tin ngày 19 tháng 3 năm 2017




Tưởng Năng Tiến – Vũ Quang Thuận & Mặt Trận Truyền Thông


Với tôi, dù Vũ Quang Thuận là ai thì sự lên tiếng của anh có giá trị khai sáng rất cao cho dân trí Việt Nam. Nó đã như một dàn đại bác liên tục nả vào đầu giới chóp bu cộng sản Việt Nam không trừ một ai, kể cả “linh hồn bất khả xâm phạm” Hồ Chí Minh. Với tôi, những gì Vũ Quang Thuận đã “bắn ra” đã đưa anh vào thế anh có thể biến mất bất kỳ lúc nào trước họng súng của chế độ CSVN đã bủa vây anh từ bốn phía.

Nhà văn Phạm Thành

Triết lý kinh tế của Tổng thống Donald Trump

Trump’s Philosophy of Economics

Song ngữ: Việt-Anh


Nội dung chủ nghĩa hiện thực kinh tế của tân Tổng thống Mỹ Donald Trump (Trumponomics) là gì và nó sẽ có tác động như thế nào đối với tiến trình toàn cầu hóa mạnh mẽ hiện nay?

Cộng Hòa Pháp Đi về Đâu Trong Cõi Âu Châu Sắp Rã?
Nguyễn-Xuân Nghĩa

Sau bầu cử tại Hòa Lan và Pháp, hãy nhìn vào mầm tan rã của Liên Âu…   


Vương quốc Hòa Lan hiền hòa tại Tây Âu là một trong sáu nước sáng lập hệ thống Âu Châu thống nhất từ 60 năm trước. Với diện tích có 41 ngàn cây số vuông và dân số 17 triệu, Hòa Lan lại giữ vai trò quan trọng trong cơ chế Liên hiệp Âu châu hiện nay vì là biểu tượng cho tinh thần hội nhập các quốc gia Âu Châu sau nhiều thế kỷ chinh chiến.

Thân phận trí thức trong xã hội cộng sản
Vũ Thư Hiên
Thứ Bảy, 18 tháng 3, 2017 


Thường khi gặp được một cuốn sách hay là tôi phải đọc một lèo. Có khi thức trắng đêm đọc cho bằng xong. Chưa xong thì trong người cứ anh ách, ngủ không yên. Lâu ngày thành cái tật, sửa không được.

Cuốn Tuỳ Tưởng Lục tôi đang có trong tay là của một bạn văn trong nước gửi cho. Thỉnh thoảng anh vẫn gửi cho tôi một thứ gì đó, đại loại như trà Tân Cương, cốm Vòng, hoặc tinh dầu cà cuống thứ thiệt, kèm theo một lời nhắn. Thư thì không, tuyệt nhiên. Anh không giấu giếm rằng anh nhát. Lần này có người tin cẩn anh lại gửi quà — một cuốn sách. Chúng tôi chơi với nhau đã nửa thế kỷ, người nọ thuộc tính người kia, tôi không giận anh. Anh cho quà là quý rồi. Anh biết chắc tôi sẽ thích món quà của anh.
Chống Việt cộng là chống Tàu cộng và ngược lại

Mai Thanh Truyết


Bạn không tin ư? Có những câu hỏi được đặt ra như sau:

- Nếu biểu tình chống Tàu cộng thì Việt cộng sẽ làm gì?

- Nếu toàn dân biểu tình lật đổ Việt cộng thì Tàu cộng sẽ làm gì? 

Chắc chắn TC sẽ không ngồi yên để tay sai của nó bị lật đổ dễ dàng! Vì nếu Việt Nam có chính quyền dân chủ thì chính quyền này sẽ phá vỡ hết kế hoạch xâm lược Việt Nam của Tàu cộng. Lấy lý do chống Tàu làm nền tảng đấu tranh để tạo nên sự đoàn kết dân tộc và đặt Việt cộng vào thế chống đỡ thụ động là một phương cách hữu hiệu nhất hiện nay! 

Tháng Ba Di Tản
Trọng Đạt
March 15, 2017


Đề tài này tôi đã viết vài lần trước đây nên sẽ không đề cập nhiều về chi tiết, trong phần nhận xét sẽ đánh giá lại hậu quả của di tản, xin được trình bầy lại trong dịp 42 năm biến cố bi thảm này
Đầu tháng 2 năm 1968, trận đánh Tết Mậu thân nổ ra ngay giữa mấy chục tỉnh và thị xã lớn tại miền nam VN, người ta cho là chiến tranh đã tới giai đoạn tàn khốc nhất và sẽ phải có hòa bình. Nhưng mấy năm sau đó dưới thời tân Tổng thống Nixon, cuộc chiến lại khốc liệt hơn gấp bội lần, những trận đánh lớn qui ước cấp sư đoàn, quân đoàn diễn ra liên tiếp. Mặc dù Mỹ-Việt Nam Cộng Hòa thắng lợi về quân sự nhưng nó không đóng vai trò quyết định mà thực ra trận Mậu Thân tuy cường độ khiêm tốn hơn nhưng đã thay đổi khúc quành cuộc chiến. Miền Nam đánh thắng một trận lớn nhưng thua trận, số phận bi thảm của Đông Dương đã được quyết định từ đây. Người Mỹ quá chán nản mệt mỏi cuộc chiến, họ chống đối dữ dội đòi chính phủ phải rút ra khỏi Đông Dương

Điểm Nhấn trong ngày


Liên Hiệp Quốc báo động về nạn xâm hại tình dục trẻ em ở Việt Nam

Bắc Hàn thử tên lửa trong lúc Mỹ Trung Họp ở Bắc Kinh

Thâm như Mỹ

Khi kiều hối giảm mạnh

Việt Nam không có đại học nào lọt top 300 đại học tốt nhất Châu Á

Xếp hạng Webometrics 2017: 8 đại học Việt Nam vào top 100 Đông Nam Á

Việt Nam yêu cầu công ty ngưng quảng cáo trên facebook và Youtube vì các “tin giả”

VOA: Quân sự tăng, Ngoại giao giảm dưới ngân sách của ông Trump