Chủ Nhật, 12 tháng 3, 2017

Bản tin ngày 12 tháng 3 năm 2017

Tập sống dân chủ từ thuở còn thơ
Ngô Nhân Dụng

https://docs.google.com/document/d/1o_s96duHOcNDTbok-aQTnc9JdAyp_XeOsk2RrxrHbPw/edit?usp=sharing

Nhà văn Bùi Thanh Hiếu kể chuyện cuộc đời anh “Từ Ngõ Phất Lộc đến Weimar,” một đoạn đời hơn 40 năm đầy biến cố. Anh chỉ dành rất ít trang viết về thời đi học – bởi vì anh bị đuổi học khi mới lớp 10. Nhưng anh ghi nhớ tấm lòng tốt của một cô giáo dậy văn, một cô giáo đơn côi và hay đau ốm. Riêng với Hiếu, cô Dung đã tặng sách cho em đọc để luyện môn văn cho giỏi hơn. Cô khuyên Hiếu hãy chăm chỉ, bớt nghịch ngợm, cô nói mỗi lần thấy Hiếu bị phạt cô buồn lắm. Cô thường nói với học sinh, “Các em cố học giỏi cho cô mừng nhé!”

IS THAY ĐỔI CHIẾN LƯỢC: “GIẢI PHÓNG TÂN CƯƠNG?”
NGUYỄN VĨNH LONG HỒ

https://docs.google.com/document/d/16QIb2aidmYGlenR06JQfivy8G4oP8b8P-z9MPCncYvc/edit?usp=sharing

Tân Cương chiếm khoảng 1/6 diện tích Hoa Lục với diện tích lên tới 1,6 triệu km2, nhưng chỉ có 4,3% diện tích đất đai ở đây thích hợp cho con người sinh sống. Tuy chỉ là khu tự trị, nhưng Tân Cương có đường biên giới tiếp giáp với 8 quốc gia như: Mông Cổ, Nga, Kazakhstan, Kyrgyzstan, Tajikistan, Afghanistan, Pakistan và Ấn Độ, ngoài ra Tân Cương còn quan hệ lân bang với hai tỉnh Cam Túc, Thanh Hải và khu trự trị Tây Tạng. Tân Cương là khu vực tự trị có nhiều dân tộc thiểu số sinh sống như Duy Ngô Nhĩ, Mông Cổ, Tây Tạng…Urumqui là thủ phủ Tân Cương, cách xa Bắc Kinh hơn 3.100 km.

Điểm Nhấn trong ngày

https://docs.google.com/document/d/13o7Sp2fRG5HsVO0UMQejWRZMAmafg2jOmGTc9b2fd1s/edit?usp=sharing

Tổng thống Trump mời lãnh đạo Palestine thăm Hoa Kỳ
Ngoại trưởng Mỹ ‘xuống thang’ về Biển Đông?
Cựu tổng thống Hàn Quốc trở về đời thường sau khi bị phế truất
Từ Fukushima đến Düsseldorf
Mỹ: ngộ độc vì uống trà dược thảo Trung Quốc

Chủ đề Thủy Điện trên sông Mekong.

Trung Quốc và Lời nguyền thủy điện trên lưu vực sông Mekong 

https://docs.google.com/document/d/1wRziwr0PwushSWYcXec288cLZQ2AUMLE7Rcad6zpnUQ/edit?usp=sharing

Phạm Phan Long P.E
Ủy hội sông Mekong có 9 dự án thủy điện của Lào và 2 dự án của Cam Bốt đã được đề nghị xây trên dòng chính. Bốn nước thành viên Thái Lan, Lào, Việt Nam và Cam Bốt đã ký kết Hiệp Định 1995, theo đó các dự án này phải thông qua thủ tục thông báo, tham vấn và thỏa thuận (PNPCA). Diễn đàn khu vực UHSMK vừa họp tại Luang Prabang tháng 2, 2017, thảo luận về dự án Pak Beng, cũng như Xayaburi và Don Sahong nên UHSMK sẽ không có sự đồng thuận và 11 dự án lần lượt sẽ được thực hiện bất chấp thủ tục đã ký kết.
Bài tham luận này giải thích tại sao Lào có thể ngang nhiên tiến hành các dự án của họ như vậy. Tài lực và thế lực nào đã chống lưng giúp Lào gạt qua phản đối của Cam Bốt và Việt Nam; bất chấp khuyến cáo của các chuyên gia quốc tế về các tác động nặng nề cho môi sinh và kinh tế mà dân cư cả lưu vực sẽ phải gánh chịu.

Từ Hiệp định Mekong 1995…
Đến việc khô hạn làm nhiểm mặn Đồng bằng sông Cửu Long.

( Tài liệu sưu tầm đặc biệt cho Blog Mekong-Cuulong của Liêm Hà)

https://docs.google.com/document/d/1f1IGvd1wnzptbSCRbxcDVbUTdwchlb_O1Vs2mZzK16Y/edit?usp=sharing

Với HIỆP ĐỊNH VỀ HỢP TÁC PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG LƯU VỰC SÔNG Mekong được Ngoại trưởng Nguyễn Mạnh Cầm ký kết ngày 5 tháng 4 năm 1995 cùng với Thái Lan, Lào và Cambodia, hiệp định mở đường cho các nước thành viên của Ủy Hội Mekong tự do khai thác từ thương nguồn đến những dòng sông phụ của Mekong tạo dòng chảy về cuối nguồn cho Cửu Long Giang của Việt nam.

Hiệp định Mekong 1995 đang tan vỡ MRC CEO, Hans Guttman nên từ chức

Phạm Phan Long

https://docs.google.com/document/d/1f9yAj02vZiY5vq4FZpGFzPZKiZSwKQ0dwUAd6VswMls/edit?usp=sharing

Hiện Hội đồng sông Mekong đang họp thượng đỉnh lần thứ 2 tại TP HCM từ ngày 2 đến ngày 5 tháng tư, 2014. Mười chín năm trước, vào ngày 5 tháng 4, 1995, đại diện bốn nước Lào PDR, Thái Lan, Cam Bốt và Việt Nam ký kết Hiệp định sông Mekong và Mekong River Commission (MRC) ra đời. Dân cư lưu vực kỳ vọng Hiệp định quốc tế này sẽ tạo phương tiện để các nước cùng phát triển tiềm năng sông Mekong một cách bền vững theo tiêu chuẩn quốc tế. Mục đích cao cả các nước đã long trọng ký kết trong Hiệp định là:
“To protect the environment, natural resources, aquatic life and conditions, and ecological balance of the Mekong River Basin from pollution or other harmful effects resulting from any development plans and uses of water and related resources in the Basin.” [Article 3]
“Bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên nhiên, ngư sinh và tình trạng cân bằng sinh thái cho lưu vực sông Mekong tránh khỏi hậu quả tai hại từ bất cứ một dự án sử dụng nước và tài nguyên nào trong lưu vực.”

TỔNG QUAN VỀ KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN THỦY ĐIỆN DÒNG CHÍNH SÔNG MEKONG
PGS.TS. Lê Anh Tuấn

Viện Nghiên cứu Biến đổi Khí hậu - Đại học Cần Thơ

https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzVWRYZU5ic1dfemM/view?usp=sharing


Thủy Điện Mekong dưới góc nhìn chuyện gia- Bà Ame Trandem (International Rivers)



Published on May 22, 2016

Mê Kông là con sông lớn nhất Đông Nam Á và một trong 12 con sông lớn nhất thế giới chảy qua lãnh thổ Trung Quốc, Myanmar, Thái Lan, Lào, Campuchia và Việt Nam. Con sông mang lại 160 tỷ tấn phù sa/năm, đứng thứ 6/10 con sông lớn của thế giới về tải lượng phù sa, sở hữu mức độ đa dạng sinh học và nguồn đa dạng loài cá tự nhiên cao thứ hai thế giới, với khối lượng 2,6 tỷ tấn/năm. Thế nhưng, ngoài hàng trăm đập dòng nhánh, dòng sông đang bị đe dọa bởi các đập thủy điện trên dòng chính.
Hiện nay 6 đập thủy điện dòng chính phía thượng nguồn ở Trung Quốc đã đi vào vận hành. Ở hạ nguồn, đập dòng chính Xayaburi đã hoàn thành hơn 50%; đập Don Sahong đã được khởi công trong số 12 dự án thủy điện dự kiến.
Nếu chuỗi 12 đập hạ nguồn được xây dựng:
- Lượng phù sa về ĐBSCL hiện nay khoảng 26 triệu tấn/năm sẽ giảm còn 7 triệu tấn/năm
- Lượng chất dinh dưỡng giảm từ 4.157 tấn/ năm xuống còn 1.039 tấn/năm
- Tổn thất riêng cá trắng ở ĐBSCL vào khoảng 240.000 đến 480.000 tấn/năm, ước tính thiệt khoảng 500.000 đến 1 tỉ USD/năm
(Theo ICEM, 2010 và Nhóm công tác Mê Kông, 2011)
Chuyên mục "Góc nhìn Chuyên gia" Kỳ 1 sẽ cùng gặp gỡ Bà Ame Trandem, Giám đốc Chương trình Đông Nam Á, Tổ chức Sông ngòi Quốc tế (International Rivers) để trao đổi về những thách thức mà Hạ nguồn Sông Mê Kông sẽ gánh chịu đối với nguồn cá, sinh kế và đa dạng sinh học.
Thực hiện bởi Trung tâm Con người và Thiên nhiên (PanNature), Tháng 11/2015
Nguồn nhạc sử dụng trong video:
Volitile Reaction, White - Kevin MacLeod (incompetech.com)

http://mekong-cuulong.blogspot.com/2016/08/pannature-nonprofits-activism.html


Hoo Sahong - Hành lang cá bị đe dọa bởi sự phát triển thủy điện 



Published on Feb 28, 2017

Dòng Mê Kông ôm trọn tỉnh Champasak, miền nam Lào. Dòng sông được chia tách thành nhiều nhánh nhỏ và hình thành nên những vùng đất ngập nước rộng lớn.
Vùng đất này được gọi là Siphandon. Đây là môi trường sống của nhiều loài thủy sinh. Tại đất nước không có biển như Lào, sông Mê Kông chính là nguồn cung cấp thủy sản chính. Siphandon là một trong những vùng thủy sản trù phú trong vùng.
Sông Mê Công có nguồn tài nguyên phong phú, nhưng hiện nay đang phải đối mặt với những đe dọa môi trường nghiêm trọng.Đập Don Sahong được chính phủ Lào lên kế hoạch xây dựng có công suất 260 MW với chiều cao 22,5m. Mặc dù đây là con đập nhỏ, nhưng tác động của nó lên hệ sinh thái là vô cùng lớn.
----------
Phim: Mekong Watch
Đọc lời bình: Dương Văn Thọ/ Trung tâm Con người và Thiên nhiên (PanNature)

Thách thức các thủy điện trên sông Mê Kông và cách tiếp cận của Việt Nam 



Published on Nov 14, 2016

Hạn hán nghiêm trọng ở hạ lưu sông Mekong, trong đó có đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam, do tác động không nhỏ của các đập thủy điện trong khu vực.

Tiến sĩ Richard Cronin, Giám đốc Chương trình Đông Nam Á, Trung tâm nghiên cứu Stimson, Mỹ đánh giá tình trạng hiện nay của đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam: Tình hình cực kỳ nghiêm trọng, xét về hạn hán, sự mất đất và xâm mặn. Chúng bị tác động bởi nhiều nguyên nhân, đó là các đập thủy điện trên thượng nguồn ở Trung Quốc, lớp trầm tích cần có ở các nhánh thuộc ba con sông Sesan, Srepok và Sekong để chống lại sự xâm nhập của nước biển, cùng với chính các hoạt động phát triển ở khu vực này đang hủy hoại môi trường.

Đó là các dự án tưới tiêu, các kênh đào, khai thác cát, các dự án phát triển của địa phương, sự đầu tư không giới hạn về nuôi trồng thủy sản và việc bơm nước sạch không có quy hoạch từ tầng nước ngầm.

Cần Thơ, các thành phố khác và thậm chí TP HCM ngày càng thấp hơn so với mực nước biển là vấn đề nghiêm trọng hơn so với sự xâm nhập mặn. Kể cả không có các đập thủy điện mới ở dòng chính và các nhánh chính sông Mekong thì vùng hạ lưu cũng có thể mất đến một nửa đất vào năm 2040 hoặc 2050

Ở một số giai đoạn, mực nước thấp ở bắc Lào và Thái Lan có liên quan đến việc hút nước cho các đập mới thuộc thủy điện quy mô lớn Lan Thương (Lancang) của Trung Quốc. Việc hút nước cho đập Mạn Loan (Manwan) trong hệ thống này được thực hiện từ năm 1992-1993. Bên cạnh đó, mực nước thấp vào mùa khô ở hạ lưu Mekong trong những năm qua cũng có thể do việc hút nước cho đập thủy điện Nam Theun 2 của Lào.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét