Chuyên đề
Phan Châu Trinh
Nhân kỷ niệm ngày giỗ lần thứ 91 của Phan Châu Trinh, một nhà lãnh đạo của phong trào dân quyền đầu thế kỷ 20.
Nhân kỷ niệm ngày giỗ lần thứ 91 của Phan Châu Trinh, một nhà lãnh đạo của phong trào dân quyền đầu thế kỷ 20.
Phan Châu Trinh
Phan Châu Trinh là một tấm gương
sáng trong phong trào Duy Tân đầu thế kỷ 20. Ông là một nhà nho yêu nước có
nhiều suy nghĩ tiến bộ. Có thể xem ông là người có tư tưởng dân chủ sớm nhất
trong số các nhà nho yêu nước tiến bộ đầu thế kỷ.
Đặc biệt hơn nữa, ông chọn con
đường dấn thân tranh đấu nhưng ôn hòa, bất bạo động. Ông coi dân chủ cấp bách
hơn độc lập và coi việc dùng luật pháp, cai trị quy củ có thể quét sạch hủ bại
phong kiến.
Với tinh thần yêu nước nồng nàn,
suốt đời gắn bó với vận mệnh đất nước, với cuộc sống sôi nổi, gian khó và thanh
bạch, ông xứng đáng để hậu thế ngưỡng mộ, noi theo.
Cương lĩnh chính trị của Phan Châu
Trinh
Mặc dù Phan Châu Trinh tự nhận mình
là một “nhà hoạt động chính trị ở vương quốc An Nam”[1], nhưng trong
số các trước tác của ông, người ta lại chưa tìm thấy một tác phẩm nào trình bày
một cách thật rõ ràng mục tiêu và phương hướng chính trị của ông. Chính chỗ
thiếu sót đó đã khiến cho một số nhà nghiên cứu hiện nay tìm cách giải thích tư
tưởng của ông theo chiều hướng “cải lương”: chỉ đánh giá cao ông như một nhà
giáo dục, nhà văn hóa lớn (thậm chí một nhà cách mạng văn hóa) mà vô tình hay
cố ý bỏ quên vai trò của ông với tư cách là một nhà hoạt động chính trị.
Tuy nhiên, nếu xem xét thật kỹ lưỡng các tác phẩm của ông để lại, chúng ta có thể tìm thấy những nét phác họa của một cương lĩnh chính trị được ẩn giấu trong bản thảo của một bài thơ.
Ý nghĩa tác phẩm Tân Việt Nam của
Phan Châu Trinh
Trong những
tác phẩm chính luận viết bằng Hán văn của Phan Châu Trinh (1872-1926), có một
tác phẩm rất quan trọng nhưng từ trước tới nay chưa được tìm hiểu đúng mức,
thậm chí ít được biết đến. Tác phẩm đó mang tên là Pháp Việt liên hợp hậu chi Tân Việt Nam (Nước Việt Nam mới sau khi
Pháp Việt liên hợp; sẽ viết là Tân Việt
Nam).
Tân Việt Nam được trước tác sau khi Phan được thả từ Côn Đảo (tháng 6, 1910) và trước khi đi Pháp (tháng 3, 1911). Tác phẩm này có mục đích minh oan cho các đồng chí của Phan đang bị tù đày sau cuộc dân biến ở Trung Kỳ (1908) bằng cách nói lên những điểm khác nhau giữa lập trường của Phan và Phan Bội Châu cũng như giữa hai nhóm minh xã (bất bạo động) và ám xã (bạo động) mà hai người đại diện. Theo Phan, nhằm hiểu rõ những điểm khác biệt giữa hai lập trường, không thể không biết đến hoàn cảnh lịch sử và cỗi rễ xa xăm đã tạo nên tính cách con người Việt Nam.
Tân Việt Nam được trước tác sau khi Phan được thả từ Côn Đảo (tháng 6, 1910) và trước khi đi Pháp (tháng 3, 1911). Tác phẩm này có mục đích minh oan cho các đồng chí của Phan đang bị tù đày sau cuộc dân biến ở Trung Kỳ (1908) bằng cách nói lên những điểm khác nhau giữa lập trường của Phan và Phan Bội Châu cũng như giữa hai nhóm minh xã (bất bạo động) và ám xã (bạo động) mà hai người đại diện. Theo Phan, nhằm hiểu rõ những điểm khác biệt giữa hai lập trường, không thể không biết đến hoàn cảnh lịch sử và cỗi rễ xa xăm đã tạo nên tính cách con người Việt Nam.
Bài “Chi bằng học“ – tư tưởng chủ
đạo của Phan Châu Trinh trong sự nghiệp Duy Tân đất nước
Kỷ yếu Tọa
đàm 130 năm ngày sinh Phan Châu Trinh – Tam Kỳ - 2002
12:08'
PM - Chủ nhật, 09/03/2014
Quan
niệm dân tộc, dân chủ của Phan Châu Trinh thì chúng ta đều biết. Về mặt lý
luận, ông đã có những tác phẩm về quân trị, dân trị, có Thư thất điếu nổi tiếng. Về mặt văn chương, ông có thơ chữ Hán
(như Chí thành thông thánh) và nhiều
bài thơ khác (cả chữ Hán, chữ Nôm), lại có tập Tỉnh quốc hồn ca và truyện thơ Giai
nhân kỳ ngộ. Bấy nhiêu tác phẩm đã cho ta rõ về tư tưởng Phan Châu Trinh
hồi đầu thế kỷ XX. Trong con mắt của các nhà chí sĩ đương thời, ông được xem
như là đại diện tiêu biểu nhất cho khuynh hướng dân chủ Việt nam. Ông tự ví
mình với nhà hoạt động chính trị ở Ý (Mazzini), nên mới lấy cái biệt hiệu là Hy
Mã (theo gương Mã Chí Nê). Phan Bội Châu thừa nhận ở ông là: “Tài Mã Nê đang ra
sức hô hào” và “Lư Thoa, Mạnh Đức so sánh người xưa”. Với Phan Châu Trinh, đất
nước Việt Nam sẽ được hứa hẹn là một ngày nào đó: “Cửa dân chủ treo đèn thêm
sáng chói”.
Phan Châu Trinh đã cổ xúy dân quyền như thế nào
Trần Long Vi
/ 24 Mar 2017
Ngày
hôm nay, 24 tháng 3, là ngày giỗ lần thứ 91 của Phan Châu Trinh, một nhà lãnh
đạo của phong trào dân quyền đầu thế kỷ 20.
Hôm nay, những thứ chúng ta đang
có như chữ viết đã được Phan Châu Trinh cùng phong trào Duy Tân khi đó cổ xuý
và phổ biến.
Phong trào Duy Tân không đơn giản
là hô hào đòi dân quyền mà là một quyết tâm cải cách toàn diện, làm Mới Con
Người, làm Mới Xã Hội.
Phan Châu Trinh và công cuộc vận động duy tân
Phan
Châu Trinh từ trần tại Sài Gòn ngày 24-3-1926,
cho đến nay đúng 80 năm. Nhân dịp nầy, chúng tôi xin ôn lại sơ lược họat động
của Phan Châu Trinh, trước khi mời quý vị đồng hương cùng đến tham dự Đại lễ
Húy nhật lần thứ 80 của nhà ái quốc Phan Châu Trinh lúc 4 giờ chiều Chủ Nhật
19-3-2006 tại Hội trường Seafood Kingdom Restaurant, do Hội Đồng Hương Quảng
Nam và Hội Ái Hữu Cựu Học Sinh Phan Châu Trinh Đà Nẵng tại California, cùng tổ
chức.
Phan Châu
Trinh
Tác
giả: Vu Gia
PHONG TRÀO DUY TÂN MỘT TRĂM NĂM HỘI NHẬP
(Trình bày tại Đại hội Quảng Nam tại Community Meeting Center, Garden
Grove, California ngày 4-9-2005 )
Cao Huy Thuần
Kính thưa Bà Chủ Tịch và Hội Đồng Giải thưởng Văn Hóa Phan Châu Trinh,
Kính thưa Quý Vị,
Thưa bạn bè, anh chị thân mến,
Tôì rất vinh dự được Quỹ Văn Hóa Phan Châu Trinh trao giải thưởng "Vì sự
nghiệp văn hóa và giáo dục" năm 2017. Đây là một bất ngờ đối với tôi, vì
vinh dự này quá lớn đối với việc làm quá nhỏ của tôi. Tôi lại là người ở xa,
luôn luôn có mặc cảm vui buồn không được trực tiếp cùng chia, ấm lạnh không
được trực tiếp cùng cảm với bạn bè anh em trong nước: thiếu sự sống trực tiếp
ấy, hai chữ "sự nghiệp" không khỏi làm tôi áy náy. Tôi đành nghĩ: khi
trao giải thưởng này cho người ở xa, các anh chị trong Hội Đồng muốn nói rằng
văn hóa là văn hóa, văn hóa Việt Nam là văn hóa Việt Nam, không có văn hóa Việt
kiều, cũng như không có quốc tịch Việt kiều.
Điểm
Nhấn trong ngày
Cuộc sống người Việt ở Campuchia
Làng nổi trên biển hồ Cam Pu Chia sẽ bị giải tỏa
Ngân hàng Thế giới: Nông nghiệp Việt Nam cần giảm chỉ đạo, tăng hỗ trợ
Phát triển nhiệt điện than, sẽ dẫm “vết xe đổ” thủy điện!
Fukuyama và
tiếng cười nhạt cuối cùng
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét