Cam Ranh và hơn thế nữa
Nguyễn Quang Dy
Gần đây, vấn đề Cam Ranh lại nổi lên với những đồn đại (lúc
thực lúc hư), như một ẩn số và biến số, trong một đất nước có quá nhiều hằng số.
Quy chế Cam Ranh rất nhạy cảm, trong bối cảnh quan hệ Trung-Việt đang căng thẳng
do Việt Nam xích lại gần Mỹ và Nhật (qua 2 chuyến đi gần đây của Thủ tướng Nguyễn
Xuân Phúc) và do Việt Nam tiếp tục thăm dò dầu khí tại Biển Đông (mỏ khí Cá Voi
Xanh và mỏ dầu Cá Rồng Đỏ), bất chấp sức ép của Trung Quốc. Vai trò của Cam
Ranh còn quan trọng hơn người ta tưởng, vì nó không chỉ là một căn cứ hải quân
có vị thế chiến lược đặc biệt ở Biển Đông (và Tây Thái Bình Dương) mà còn là một
ẩn số và biến số trong ván cờ Biển Đông, có thể làm thay đổi cuộc chơi (game
changer).
Những ẩn số và biến số
trên bàn cờ Biển Đông
Nhân nhượng hay chiến
tranh tại Biển Đông
Nguyễn Quang Dy
“Ai kiểm soát Biển Đông sẽ thống trị châu Á, và bất cứ ai thống
trị châu Á sẽ thống trị thế giới.” (Alexander Vuving, “Trung Quốc sẽ làm gì ở
Biển Đông”, Đại sử ký Biển Đông, 21/2/2016).
Trong báo cáo “Asia-Pacific Rebalance 2025: Capabilities,
Presence, and Partnerships”, CSIS, January 19, 2016), các chuyên gia CSIS đã cảnh
báo rằng Trung Quốc trỗi dậy là “thách thức chính” đối với Mỹ, và “đến năm 2030
thì Biển Đông hầu như sẽ trở thành cái ao của Trung Quốc” (“by 2030 the South
China Sea will be virtually a Chinese lake”).
Liệu Việt Nam và Mỹ có muốn điều đó không, và có thể làm gì để ngăn chặn
điều đó?
Biển Đông lại nổi sóng
PHỎNG VẤN ÔNG TRỊNH
VĨNH BÌNH – KIỆN NHÀ CẦM QUYỀN VIỆT NAM LÊN TOÀ ÁN TRỌNG TÀI QUỐC TẾ LẦN THỨ
HAI – PHẦN 1.
9-7-2017
Nguyễn
Hoàng Mơ xin kính chào quý độc giả!
Kính thưa quý độc giả,
Tất cả những ai theo dõi thời cuộc Việt Nam trong vài thập
niên vừa qua, đều biết đến vụ án Trịnh Vĩnh Bình, một triệu phú ở Hoà Lan. Ông
Trịnh Vĩnh Bình, đã đem hơn 4.000.000 USD (bốn triệu USD) về Việt Nam làm ăn và
đầu tư trong nước vào cuối năm 1990. Ông đã bị Nhà cầm quyền Việt Nam tước đoạt
mất hết cơ nghiệp và còn bị lãnh án 11 năm tù vào năm 1996. Ông đã bị giam giữ
hơn 18 tháng. Nhưng trong khi bị quản thúc tại gia, ông Bình bằng một cách bí mật
đã thoát ra khỏi Việt Nam.
Một khi Nhà cầm quyền Việt Nam đã có tiền lệ
bị đưa ra Toà Án Quốc Tế, sẽ mở màn cho nhiều người dân bị oan trái, bị ức hiếp
tập hợp lại để kiện Nhà cầm quyền Việt Nam. Tôi nghĩ rằng Nhà cầm quyền Việt
Nam chưa thấy được, chưa ý thức đến, chưa gặp thì đúng hơn sức mạnh của sự tập
hợp vừa kể, chưa nói đến sự binh vực và hỗ trợ của người Việt hải ngoại. Hiện
nay, có gần 4 triệu người Việt sống ở nước ngoài, trong số đó, không ít người
Việt đã tham gia vào dòng chính, giữ những chức vụ quan trọng trong chính quyền
từ cấp thành phố, tiểu bang lên đến liên bang và nắm trong tay một sức mạnh tài
chánh không nhỏ.
Chúng ta có thể xem lại, đã nhiều năm Nhà cầm
quyền Việt Nam làm bao nhiêu việc sai trái, bức hiếp dân, chiếm đoạt tài sản của
dân, mặc dù có tiếng nói của quốc tế. Thế nhưng tiếng nói là tiếng nói, can thiệp
là can thiệp, Nhà cầm quyền Cộng Sản vẫn trơ như đá!
Nhưng bây giờ thì khác, một khi bị thua kiện, bị đóng phạt một số tiền lớn, mà
càng lớn thì càng hay, Nhà Cầm Quyền Việt Nam sẽ phải tự kiềm chế, tự điều chỉnh
guồng máy công quyền, bằng không thì hậu quả như tôi đã nói trên, sẽ khôn lường!
Kỷ niệm 110 năm Đông
Kinh Nghĩa Thục (1907-2017)
10/07/2017
Đông Kinh Nghĩa thục và Cuộc Quốc gia Khởi nghiệp Thế Kỷ XX
Nguyễn Khắc Mai
I. Đông Kinh Nghĩa thục - Điều cần đến đã đến
Vào đầu thế kỷ XX, Khi phong trào Cần vương đã thất bại, Thực
dân Pháp bắt đầu đặt nền đô hộ hoàn chỉnh lên Việt Nam, thì tấm gương duy tân của
Nhật Bản, với sự kiện bùng nổ chiến tranh Nga-Nhật kết thúc . Nhật đã đánh tan
Hạm đội hùng hậu của Nga ở eo Đối Mã, cùng lúc tiếng vọng về những tư tưởng mới
Âu Mỹ từ những “tân thư” vào Việt Nam. Những sự kiện ấy cùng lúc dội vào tâm
trí lớp sĩ phu cấp tiến, nặng lòng yêu nước, ý thức được sự yếu kém về mọi mặt
của đất nước của xã hội. Khiến cho cái tinh thần Duy tân trỗi dậy. Họ tìm tòi một
con đường cứu nước, trước hết bằng thức tỉnh quốc dân, vượt lên sự hủ lậu cố cựu,
xây dựng nội lực tự lập, tự cường, bỏ con đường khoa cử hư danh “nọc độc”, gây
dựng thực nghiệp làm cho dân mạnh nước giàu, cổ vũ lối sống mới, xóa bỏ hủ tục,
mở mang nhiều trường học ở khắp nơi… Bắt đầu từ Trung Kỳ kết hợp chống thuế và
Duy tân, rồi lan ra Bắc vào Nam.
Tưởng nhớ NHẤT LINH
54 năm ngày mất Nhất Linh (1906 - 7/7/1963)
09/07/2017
Thi sĩ Vũ Hoàng
Chương đọc điếu văn truy điệu văn hào Nhất Linh tại công viên Tao Đàn Sài Gòn
ngày 5-1-1964
Than ôi! Đời chính trị lông hồng gieo núi Thái, ngẩng đầu
lên sấm sét vẫn chưa nguôi; việc văn chương một tấc để ngàn thu, ngoảnh mặt lại
đá vàng sao khỏi thẹn.
Muốn gào to hồn phách anh linh; để vọng khắp giang sơn tam biến.
Nhớ xưa tiên sinh: Chào đời khi gió nổi Đông du; mài thép dưới trăng mờ Thế chiến.
Nghiệp truyền gia giáo, thuở nhập môn từng đất Bắc vui quê; vai nặng quốc thù,
bước du học lại trời Tây vượt biển.
Rèn chí đấu tranh; đua tài hùng biện.
Chí khí ngày kia một kiên cường; tài năng ấy càng thêm phát triển.
Bao năm xuất ngoại, đã lưu tâm tại chỗ, từng mưu lừa chước dối thực
Chuyện Việt Nam:
Khi thói hung hãn ở
quanh ta
09/07/2017 03:00 GMT+7
Khi nào một người có địa
vị trong xã hội lại có thể bộc lộ sự hung hãn của mình? Đó là khi họ hoàn toàn
có ý thức rằng việc hành xử như thế là hiệu quả cao nhất, là lợi ích mà họ có
thể chấp nhận để đánh đổi với những hậu quả mà hành vi đó gây ra.
Tháng trước, hai lãnh đạo của một trường chính trị tại Lâm Đồng cũng đã hồn
nhiên đánh nhau ngay tại hành lang của ngôi trường mà họ đang lãnh đạo.
Trước nữa, hai cán bộ Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Kontum cũng đã bị xử lý kỷ
luật vì đánh nhau.
Hơn 15 triệu tấn tro
xỉ từ nhà máy nhiệt điện: Xử lý thế nào?
Chủ nhật, 06:15, 09/07/2017
VOV.VN - Các nhà máy nhiệt điện ở miền Bắc cơ bản đã xử lý
được tro xỉ khi đốt lò. Trong khi đó, các nhà máy nhiệt điện phía Nam còn gặp
nhiều khó khăn.
Hiện nay cả nước có 19 nhà máy nhiệt điện đang hoạt động, với
công suất phát gần 14.500 MW, mỗi năm thải ra khoảng 15,8 triệu tấn tro xỉ, thạch
cao và phải sử dụng tổng diện tích bãi thải xỉ khoảng 700 ha. Làm thế nào để xử
lý lượng tro xỉ này đảm bảo không gây tác động xấu đến môi trường là vấn đề được
dư luận đặc biệt quan tâm.
Điểm tin báo Thứ ba 11.07.2017
Lưu Hiểu Ba: sức mạnh
của việc không chấp nhận xóa bỏ lịch sử
Liu Xiaobo and the
power of refusing to erase history .
Financial Times, 4/7/2017.
Song ngữ Việt
Anh
Nguyễn Huy
Hoàng
10/07/2017
Cả tuần nay, tôi đã tìm được niềm an ủi và hy vọng từ một
người đã phải ngồi tù trong suốt tám năm qua.
Tôi cảm thấy vô cùng cắn rứt về chuyện này, vì Lưu Hiểu Ba
(Liu Xiaobo) là một nhà văn bất đồng chính kiến người Trung Quốc, vừa được chính
quyền tạm thả để điều trị bệnh ung thư gan giai đoạn cuối. Hy vọng Trung Quốc sẽ
trả tự do cho ông và vợ, để họ được tiếp nhận sự điều trị y tế ở một nơi do họ
chọn – đó sẽ là một hành động nhân đạo. Vào thời điểm bài báo này chuẩn bị lên
khuôn, thì có tin là sức khỏe của ông Lưu đang xấu đi rất nhanh chóng.
Donald Trump và thông
điệp từ Warsaw
Mạc Việt Hồng
… Năng lượng và quân sự
Đó là 2 mục tiêu chính của chuyến thăm, ít nhất là về phía
chủ nhà. Ba Lan đã nhiều thập niên phụ thuộc vào đường ống dẫn gas từ nước Nga.
Quan hệ có chiều hướng căng thẳng giữa 2 nước trong những năm gần đây khiến Ba
Lan ráo riết tìm nguồn thay thế trước khi hợp đồng với Nga kết thúc vào năm
2022. Và Mỹ là 1 ứng cử viên nặng ký.
Chuyến tầu chở khí đốt đầu tiên từ Hoa Kỳ đã cập cảng
Świnojuście của Ba Lan cách đây ít ngày. Với chuyến thăm này, Ba Lan kỳ vọng sẽ
có hợp đồng cung cấp lâu dài nguồn năng lượng này từ phía Mỹ. Mục tiêu dài hạn
mà chính phủ Ba Lan đặt ra là giảm 90% lượng cung cấp gas từ phía Nga, một thị
trường vốn có nhiều rủi do về chính trị.
Điều quan tâm thứ 2 của Ba Lan đó là vấn đề đồn trú của quân
đội Mỹ. Những người lính Mỹ đầu tiên được gửi tới Ba Lan tháng 1 vừa qua và hiện
nay theo báo cáo của bộ quốc phòng Ba Lan đã có 3500 binh lính và có khả năng
tăng lên tới 6500 trong năm nay.
Trump đến Paris : «
Cú đánh đẹp » của Marcon
Trọng Thành
Đăng ngày 08-07-2017 Sửa đổi ngày 08-07-2017 16:34
Simone Veil - một gương mặt lớn của chính trị Pháp vừa qua đời,
nước Pháp thời Macron vươn mình khẳng định vị thế trước Hoa Kỳ và Nga là một số
trọng tâm của các tuần báo Pháp đầu tháng 7/2017 này. « Trump đến Paris : Cú
đánh đẹp của Marcon » là tựa đề trích đoạn bài viết của nhà báo Anh Piers
Morgan, nổi tiếng với các quan điểm gây tranh cãi, được đăng tải trên tờ báo
cánh hữu Anh Daily Mail, Courrier International trích dịch (1).
Những khoảnh khắc thú
vị tại Hội nghị G20
09/07/2017 (NLĐO) – Hội nghị thượng đỉnh G20 diễn ra ở TP
Hamburg – Đức bắt đầu với các cuộc đàm phán về biến đổi khí hậu và thương mại.
Những hình ảnh xoay quanh sự kiện này được hãng tin Reuters và tờ Daily Mail
đăng tải hôm 7-7.
Thủ tướng Đức Angela Merkel đã chủ trì một hội nghị thành
công, ra được tuyên bố chung với sự đồng thuận về các chủ đề nóng như biến đổi
khí hậu, thương mại và chống khủng bố trong bối cảnh Tổng thống Mỹ Donald Trump
vừa rút Washington khỏi hiệp định khí hậu Paris và đi theo đường lối bảo hộ
thương mại.
Bên lề Hội nghị G20, đáng chú ý là cái bắt tay giữa Tổng thống
Donald Trump và người đồng cấp Nga Vladimir Putin cũng như cuộc họp song phương
kéo dài gần 2 tiếng giữa hai người.