https://docs.google.com/file/d/1sQM2YznDM67hebyOYbCy-tOSn6cALwaBCCoSoeq-fiKyoBYiflF45iD0uyeC/edit?pli=1
CHỦ NGHĨA XÃ HỘI VÀ THỊ TRƯỜNG. MINH ĐỊNH KHÁI NIỆM. NGUYỄN QUANG A
https://docs.google.com/file/d/1uDbS8dwMzIV5_9An-2cFxLeWrqOaz7Gr33GbElv2NKA7HyGYemu5RD6UwjG-/edit
DỰ ĐOÁN KINH TẾ THEO ẨN SỐ. ALAN PHAN
https://docs.google.com/file/d/1TuHDT6v55VzceR-5xeqMYrptM1sHSzCeGcd-5DJhJIaAYYtzv9jsPq5712TD/edit
KINH TẾ VIỆT NAM TRƯỚC SỨC ÉP THAY ĐỔI. TRẦN LÊ ANH (HOA KỲ)
https://docs.google.com/file/d/1QLo2BV8CeZF7qlwrjlRAR98GOA1n5AULTb_I1_p1_m9SFJKDiSmJ6S4iOJ8s/edit
BẮT ĐẦU CỦA MỘT KẾT THÚC CHO ĐẢNG CỘNG SẢN TRUNG QUỐC. KỊCH BẢN CHO VIÊT NAM
Thứ Năm, 31 tháng 5, 2012
Thứ Tư, 30 tháng 5, 2012
CHIẾN TRANH VIỆT NAM: CUỘC TRANH CÃI VÔ TẬN
Chiến Tranh Việt Nam: Cuộc Tranh Cãi Vô Tận.
Chiến tranh Việt Nam đã kết thúc với sự sụp đổ của Sài Gòn cách đây gần 4 thập niên, là một thất bại cay đắng hiếm xảy ra cho người Mỹ, đồng minh của Việt nam Cộng hòa. Những yếu tố đưa đến kết cuộc đó rất đa dạng, từ chính sách cho tới đường lối tiến hành chiến tranh. Lại có quan điểm quy thất bại cuối cùng cho sự thiếu quyết tâm của giới lãnh đạo chính trị ở Washington vào thời điểm quyết định, trong bối cảnh công chúng Mỹ đã quay sang chống đối chiến tranh do ảnh hưởng của một số nhà truyền thông quốc tế nổi bật thời ấy, có lập trường thiên tả.
Tiến sĩ Lewis Sorley
Tiến sĩ Lewis Sorley, tác giả cuốn “A Better War” mới xuất bản, quy lỗi phần lớn cho Đại Tướng
Westmoreland, Chỉ huy trưởng MACV, Cơ Quan Viện Trợ Quân sự Hoa Kỳ tại Việt Nam, người mà ông gọi là “Ông Tướng đã để mất Việt Nam”.
Tốt nghiệp trường Võ Bị West Point của Hoa Kỳ, Tiến sĩ Lewis Sorley là một cựu chiến binh Mỹ và là tác giả một số quyển tiểu sử đoạt giải thưởng về các tướng lãnh Hoa Kỳ tham chiến tại Việt Nam. Một quyển sách của ông xuất bản năm 1999 mang tựa đề “A Better War: The Unexamined Victories and Final Tragedy of America’s Last Years in Vietnam”, từng được đề cử cho Giải Pulitzer.
Nội dung của sách đề cập tới những thắng lợi quân sự trong chiến tranh Việt Nam mà theo ông, không được đánh giá đúng mức, và bi kịch trong những năm cuối Mỹ còn hiện diện ở Việt Nam. Cuốn sách này vẫn được coi là “sách gối đầu giường” của nhiều chuyên gia chống nổi dậy và trong giới sĩ quan quân đội Mỹ tham chiến tại Afghanistan, kể cả Đại Tướng David Petraeus.
Cuốn “A Better War” tập trung vào thời kỳ sau Tết Mậu Thân 1968, một giai đoạn mà theo tác giả chỉ được nhắc tới qua loa, không được đa số sách sử chú ý.
Khi xuất bản tiểu sử Tướng Westmoreland hồi cuối năm ngoái, Tiến sĩ Sorley liệt kê 10 lý do vì sao theo ông, Tướng Westmoreland đã để mất Việt nam Cộng hòa. Danh sách 10 lý do, theo thứ tự từ 10 tới 1, được đăng trên trang blog của Thomas Ricks trên Tạp Chí Chính sách Đối Ngoại. Ông Ricks là một ký giả kỳ cựu từng cộng tác với các báo có uy tín nhất của Mỹ, và là tác giả của nhiều quyển sách về chiến tranh Việt Nam. Một cách tóm tắt, 10 lý do ấy là:
Lý do thứ 10. Tướng Westmoreland không có quá trình đào tạo và kinh nghiệm thích hợp để thấu đáo chiến tranh Việt Nam và đề ra một hướng tiếp cận để tiến hành cuộc chiến.
Thứ 9. Các phụ tá cấp cao của ông phần lớn đều có quá trình tương tự, cho nên không có những quan điểm khác biệt và kinh nghiệm đa dạng để có thể tranh luận hoặc đánh giá đường lối hành động của ông.
Thứ 8. Tướng Westmoreland không chú ý tới những khác biệt quan điểm về cách tiến hành cuộc chiến, và thường gạt sang một bên những ý kiến khác biệt.
Thứ 7. Ông tin rằng ông có thể dành lấy trách nhiệm cho cuộc chiến từ tay Việt nam Cộng hòa, mang về thắng lợi để cuối cùng giao đất nước lại cho chế độ miền Nam, rồi ông sẽ về nước trong vinh quang. Nhưng kịch bản đó không xảy ra.
Thứ 6. Tướng Westmoreland không giao vũ khí tối tân, chẳng hạn như súng M-16 cho quân đội Việt nam Cộng hòa, mà thay vào đó dành ưu tiên cho Mỹ và các đồng minh khác. Binh sĩ Việt nam Cộng hòa phải sử dụng các thiết bị quân sự phế thải từ thời Đệ nhị Thế chiến trong khi quân đội miền Bắc được trang bị AK-47 và các thiết bị hiện đại khác.
Thứ 5. Ông không chia sẻ với các giới chức dân sự cấp cao những dữ kiện chính xác về sức mạnh và thành phần lực lượng địch.
Thứ 4. Chiến tranh tiêu hao và chiến thuật “lùng và diệt” của Tướng Westmoreland, cũng như cách đánh giá thắng lợi bằng xác địch, không giúp ông dành được ưu thế trong các làng mạc của miền Nam, nơi cộng sản Bắc Việt hoạt động mạnh.
Thứ 3. Ông đánh giá quá thấp sự kiên trì của kẻ thù, ông tin rằng nếu tập trung gây tổn thất cho quân đội miền Bắc, cuối cùng họ sẽ nản chí và ngưng các hành động gây chiến với miền Nam.
Thứ 2. Ông đánh giá quá cao sự kiên nhẫn của dân chúng Mỹ cũng như mức độ họ chấp nhận tổn thất nhân mạng vì chiến tranh. Tác giả đơn cử một ví dụ, khi Thượng nghị sĩ Hollings đại diện South Carolina, bang nhà của ông đến thăm Việt Nam, Tướng Westmoreland khoe “Chúng ta tiêu diệt địch theo tỷ lệ 10 đổi 1.” Thượng nghị sĩ Hollings trả lời: “Dân chúng Mỹ không quan tâm tới 10 quân thù bị ta tiêu diệt. Họ quan tâm tới 1 người Mỹ bị địch giết.” Tác giả Sorley nói Tướng Westmoreland không hiểu thâm ý của Thượng nghị sĩ Hollings.
1. Và lý do thứ nhất vì sao Tướng Westmoreland để mất Việt nam Cộng hòa, theo Tiến sĩ Sorley, là với hướng tiếp cận ấy, Tướng Westmoreland đã phung phí và đánh mất sự hậu thuẫn của phần lớn dân chúng, Quốc hội Mỹ và của giới truyền thông.
Đó là ý kiến cá nhân của tác giả Sorley, quy trách cho Tướng Westmoreland về sự thất bại của Hoa Kỳ trong chiến tranh Việt Nam, dẫn tới biến cố 30 tháng Tư năm 1975.
Khác với đánh giá của phần lớn các nhà phân tích, Tiến sĩ Sorley cho rằng sau khi Tướng Creighton Abrams thay thế Tướng Westmoreland, tình hình chiến cuộc Việt Nam đã xoay chiều, tới mức có lúc có thể khẳng định lực lượng đồng minh đã thắng.
“Mọi sự diễn tiến tốt đẹp tới mức có lúc tôi đã mạnh dạn viết trong quyển ‘A Better War’ rằng có một thời điểm khi có thể nói thắng lợi đã về tay miền Nam. Tôi viết rằng mặc dù giao tranh vẫn chưa chấm dứt, nhưng coi chúng ta đã thắng, lý do là bởi vì chính phủ miền Nam Việt Nam đã đủ khả năng để có thể duy trì độc lập và tự do, với điều kiện Hoa Kỳ phải giữ những cam kết đã hứa với họ.”
Tiến sĩ Sorley lập luận rằng khi các binh sĩ Mỹ cuối cùng rời Việt Nam hồi cuối tháng Ba năm 1973, miền Nam đã có một hệ thống chính phủ và quân đội có khả năng tồn tại lâu dài, với điều kiện là Hoa Kỳ phải tôn trọng lời hứa sẽ hỗ trợ Sài gòn nếu xảy ra những hành động gây hấn mới từ miền Bắc.
Theo Tiến sĩ Sorley thì ngay trước đó vào năm 1972, Việt nam Cộng hòa đã vượt qua một thách thức quan trọng khi đẩy lùi được cuộc tiến quân ồ ạt của lực lượng miền Bắc trong chiến dịch Xuân-Hè năm 1972, được báo chí gọi là “Mùa Hè Đỏ lửa”.
Ông nhận định: “Cuộc xâm lăng miền Nam, băng qua khu phi quân sự ở miền Bắc, dẫn tới một trận chiến ác liệt kéo dài nhiều tháng. Rốt cuộc miền Nam đã thắng thế. Lực lượng bộ binh Mỹ lúc bấy giờ hầu hết đã ra đi, không đóng vai trò nào trong trận ác chiến, mặc dù có sự tham gia của Không quân và Hải quân Mỹ. Với sự yểm trợ đó, người miền Nam đã đẩy lùi được cuộc xâm lăng của một lực lượng hùng hậu từ miền Bắc có quân số tương đương với 20 sư đoàn.”
Thế mà trước thắng lợi đó, vẫn có người chỉ trích rằng miền Nam đã không lấy lại được ưu thế nếu không có sự yểm trợ của không quân và hải quân Mỹ. Tiến sĩ Sorley nói lời chỉ trích đó không công bằng.
“Đó là một lời chỉ trích lạ lùng, bởi vì thời ấy, chúng ta cũng có hàng trăm ngàn binh sĩ Mỹ trú đóng ở Âu Châu để giúp các đồng minh trong trường hợp họ cần được giúp đỡ, như chúng ta đã giúp Việt Nam. Ngoài ra, chúng ta còn có 50,000 binh sĩ trên bán đảo Triều Tiên để giúp người Nam Triều Tiên nếu họ cần tới chúng ta. Không có ai chỉ trích người Âu Châu hay người Triều Tiên vì họ không có khả năng tự bảo vệ nếu không được Hoa Kỳ tiếp tay, vậy mà Việt nam Cộng hòa lại bị chỉ trích. Tôi cho rằng lời chỉ trích đó rất là bất công.”
Tiến sĩ Sorley nói lúc ấy Tướng Creighton Abrams đã ca ngợi thành tích của quân đội miền Nam, ông nói tuy không lực Mỹ đóng một vai trò quan trọng, nhưng nếu các binh sĩ miền Nam không đứng lên chiến đấu quyết liệt như họ đã làm, thì hỏa lực Mỹ dù mạnh gấp 10 lần, cũng không giúp họ dành được thắng lợi.
Tuy nhiên, lúc đó dư luận Mỹ được sự khích lệ của giới truyền thông thiên tả đã quay sang chống đối chiến tranh, bẻ gãy ý chí chính trị của giới lãnh đạo tại Washington.
Đoạn kết của chiến tranh Việt Nam, theo lời Tiến sĩ Sorley, là một giai đoạn hết sức bi thảm.
“Không có cách nói nào khác để giải thích nguyên do đưa đến kết cuộc bi thảm đó. Rốt cuộc chúng ta đã bỏ rơi miền Nam. Chúng ta đã hứa nếu giao tranh mới xảy ra, nếu miền Bắc vi phạm hiệp định Paris thì Hoa Kỳ sẽ trừng phạt những hành động vi phạm đó, ở đây tôi muốn nói tới việc dùng hỏa lực của không quân và hải quân. Ngoài ra theo tinh thần hiệp định Paris, Hoa Kỳ đã hứa sẽ thay thế các hệ thống, các thiết bị quân sự cho miền Nam trên căn bản một đổi một, kể cả xe tăng, súng ống, chiến đấu cơ vv… Ngoài ra, Hoa Kỳ hứa sẽ duy trì nguồn tài trợ dồi dào cho miền Nam. Tại một cuộc họp ở Tòa Bạch Ốc giữa Tổng Thống Thiệu và Tổng Thống Nixon, con số được nhắc tới là 1 tỉ đôla một năm, vô thời hạn. Thế nhưng tới thời điểm quyết định, tôi lấy làm tiếc là chúng ta đã không giữ cả 3 cam kết đó, trong khi sự giúp đỡ của các quan thầy Nga và Trung Quốc dành cho Cộng sản miền Bắc tiếp tục gia tăng.”
Tiến sĩ Sorley kết luận rằng số phận của chế độ miền Nam đã được định đoạt ngay từ quan điểm lệch lạc và lối lãnh đạo của Đại tướng Westmoreland, và tình hình không thể nào lật ngược lại được vì Hoa Kỳ không giữ những cam kết đã hứa với Nam Việt Nam. Quan điểm của Tiến sĩ Sorley chắc chắn sẽ bị đả phá, kéo dài thêm cuộc tranh luận vô tận về chiến tranh Việt Nam.
Hoài Hương - VOA
CHÂN DUNG NGƯỜI LÍNH VIỆT NAM CỘNG HÒA
http://www.youtube.com/playlist?list=PL54D2A231D4F12FD7
http://www.whitehouse.gov/blog/2012/05/29/50th-anniversary-vietnam-war?utm_source=email161&utm_medium=text1&utm_campaign=memorialday
Highlights from President Obama's commemoration of the 50th Anniversary of the Vietnam War on Memorial Day, May 28, 2012, at the Vietnam Veterans Memorial in Washington, DC.
Chiến tranh Việt Nam đã kết thúc với sự sụp đổ của Sài Gòn cách đây gần 4 thập niên, là một thất bại cay đắng hiếm xảy ra cho người Mỹ, đồng minh của Việt nam Cộng hòa. Những yếu tố đưa đến kết cuộc đó rất đa dạng, từ chính sách cho tới đường lối tiến hành chiến tranh. Lại có quan điểm quy thất bại cuối cùng cho sự thiếu quyết tâm của giới lãnh đạo chính trị ở Washington vào thời điểm quyết định, trong bối cảnh công chúng Mỹ đã quay sang chống đối chiến tranh do ảnh hưởng của một số nhà truyền thông quốc tế nổi bật thời ấy, có lập trường thiên tả.
Tiến sĩ Lewis Sorley
Tiến sĩ Lewis Sorley, tác giả cuốn “A Better War” mới xuất bản, quy lỗi phần lớn cho Đại Tướng
Westmoreland, Chỉ huy trưởng MACV, Cơ Quan Viện Trợ Quân sự Hoa Kỳ tại Việt Nam, người mà ông gọi là “Ông Tướng đã để mất Việt Nam”.
Tốt nghiệp trường Võ Bị West Point của Hoa Kỳ, Tiến sĩ Lewis Sorley là một cựu chiến binh Mỹ và là tác giả một số quyển tiểu sử đoạt giải thưởng về các tướng lãnh Hoa Kỳ tham chiến tại Việt Nam. Một quyển sách của ông xuất bản năm 1999 mang tựa đề “A Better War: The Unexamined Victories and Final Tragedy of America’s Last Years in Vietnam”, từng được đề cử cho Giải Pulitzer.
Nội dung của sách đề cập tới những thắng lợi quân sự trong chiến tranh Việt Nam mà theo ông, không được đánh giá đúng mức, và bi kịch trong những năm cuối Mỹ còn hiện diện ở Việt Nam. Cuốn sách này vẫn được coi là “sách gối đầu giường” của nhiều chuyên gia chống nổi dậy và trong giới sĩ quan quân đội Mỹ tham chiến tại Afghanistan, kể cả Đại Tướng David Petraeus.
Cuốn “A Better War” tập trung vào thời kỳ sau Tết Mậu Thân 1968, một giai đoạn mà theo tác giả chỉ được nhắc tới qua loa, không được đa số sách sử chú ý.
Khi xuất bản tiểu sử Tướng Westmoreland hồi cuối năm ngoái, Tiến sĩ Sorley liệt kê 10 lý do vì sao theo ông, Tướng Westmoreland đã để mất Việt nam Cộng hòa. Danh sách 10 lý do, theo thứ tự từ 10 tới 1, được đăng trên trang blog của Thomas Ricks trên Tạp Chí Chính sách Đối Ngoại. Ông Ricks là một ký giả kỳ cựu từng cộng tác với các báo có uy tín nhất của Mỹ, và là tác giả của nhiều quyển sách về chiến tranh Việt Nam. Một cách tóm tắt, 10 lý do ấy là:
Lý do thứ 10. Tướng Westmoreland không có quá trình đào tạo và kinh nghiệm thích hợp để thấu đáo chiến tranh Việt Nam và đề ra một hướng tiếp cận để tiến hành cuộc chiến.
Thứ 9. Các phụ tá cấp cao của ông phần lớn đều có quá trình tương tự, cho nên không có những quan điểm khác biệt và kinh nghiệm đa dạng để có thể tranh luận hoặc đánh giá đường lối hành động của ông.
Thứ 8. Tướng Westmoreland không chú ý tới những khác biệt quan điểm về cách tiến hành cuộc chiến, và thường gạt sang một bên những ý kiến khác biệt.
Thứ 7. Ông tin rằng ông có thể dành lấy trách nhiệm cho cuộc chiến từ tay Việt nam Cộng hòa, mang về thắng lợi để cuối cùng giao đất nước lại cho chế độ miền Nam, rồi ông sẽ về nước trong vinh quang. Nhưng kịch bản đó không xảy ra.
Thứ 6. Tướng Westmoreland không giao vũ khí tối tân, chẳng hạn như súng M-16 cho quân đội Việt nam Cộng hòa, mà thay vào đó dành ưu tiên cho Mỹ và các đồng minh khác. Binh sĩ Việt nam Cộng hòa phải sử dụng các thiết bị quân sự phế thải từ thời Đệ nhị Thế chiến trong khi quân đội miền Bắc được trang bị AK-47 và các thiết bị hiện đại khác.
Thứ 5. Ông không chia sẻ với các giới chức dân sự cấp cao những dữ kiện chính xác về sức mạnh và thành phần lực lượng địch.
Thứ 4. Chiến tranh tiêu hao và chiến thuật “lùng và diệt” của Tướng Westmoreland, cũng như cách đánh giá thắng lợi bằng xác địch, không giúp ông dành được ưu thế trong các làng mạc của miền Nam, nơi cộng sản Bắc Việt hoạt động mạnh.
Thứ 3. Ông đánh giá quá thấp sự kiên trì của kẻ thù, ông tin rằng nếu tập trung gây tổn thất cho quân đội miền Bắc, cuối cùng họ sẽ nản chí và ngưng các hành động gây chiến với miền Nam.
Thứ 2. Ông đánh giá quá cao sự kiên nhẫn của dân chúng Mỹ cũng như mức độ họ chấp nhận tổn thất nhân mạng vì chiến tranh. Tác giả đơn cử một ví dụ, khi Thượng nghị sĩ Hollings đại diện South Carolina, bang nhà của ông đến thăm Việt Nam, Tướng Westmoreland khoe “Chúng ta tiêu diệt địch theo tỷ lệ 10 đổi 1.” Thượng nghị sĩ Hollings trả lời: “Dân chúng Mỹ không quan tâm tới 10 quân thù bị ta tiêu diệt. Họ quan tâm tới 1 người Mỹ bị địch giết.” Tác giả Sorley nói Tướng Westmoreland không hiểu thâm ý của Thượng nghị sĩ Hollings.
1. Và lý do thứ nhất vì sao Tướng Westmoreland để mất Việt nam Cộng hòa, theo Tiến sĩ Sorley, là với hướng tiếp cận ấy, Tướng Westmoreland đã phung phí và đánh mất sự hậu thuẫn của phần lớn dân chúng, Quốc hội Mỹ và của giới truyền thông.
Đó là ý kiến cá nhân của tác giả Sorley, quy trách cho Tướng Westmoreland về sự thất bại của Hoa Kỳ trong chiến tranh Việt Nam, dẫn tới biến cố 30 tháng Tư năm 1975.
Khác với đánh giá của phần lớn các nhà phân tích, Tiến sĩ Sorley cho rằng sau khi Tướng Creighton Abrams thay thế Tướng Westmoreland, tình hình chiến cuộc Việt Nam đã xoay chiều, tới mức có lúc có thể khẳng định lực lượng đồng minh đã thắng.
“Mọi sự diễn tiến tốt đẹp tới mức có lúc tôi đã mạnh dạn viết trong quyển ‘A Better War’ rằng có một thời điểm khi có thể nói thắng lợi đã về tay miền Nam. Tôi viết rằng mặc dù giao tranh vẫn chưa chấm dứt, nhưng coi chúng ta đã thắng, lý do là bởi vì chính phủ miền Nam Việt Nam đã đủ khả năng để có thể duy trì độc lập và tự do, với điều kiện Hoa Kỳ phải giữ những cam kết đã hứa với họ.”
Tiến sĩ Sorley lập luận rằng khi các binh sĩ Mỹ cuối cùng rời Việt Nam hồi cuối tháng Ba năm 1973, miền Nam đã có một hệ thống chính phủ và quân đội có khả năng tồn tại lâu dài, với điều kiện là Hoa Kỳ phải tôn trọng lời hứa sẽ hỗ trợ Sài gòn nếu xảy ra những hành động gây hấn mới từ miền Bắc.
Theo Tiến sĩ Sorley thì ngay trước đó vào năm 1972, Việt nam Cộng hòa đã vượt qua một thách thức quan trọng khi đẩy lùi được cuộc tiến quân ồ ạt của lực lượng miền Bắc trong chiến dịch Xuân-Hè năm 1972, được báo chí gọi là “Mùa Hè Đỏ lửa”.
Ông nhận định: “Cuộc xâm lăng miền Nam, băng qua khu phi quân sự ở miền Bắc, dẫn tới một trận chiến ác liệt kéo dài nhiều tháng. Rốt cuộc miền Nam đã thắng thế. Lực lượng bộ binh Mỹ lúc bấy giờ hầu hết đã ra đi, không đóng vai trò nào trong trận ác chiến, mặc dù có sự tham gia của Không quân và Hải quân Mỹ. Với sự yểm trợ đó, người miền Nam đã đẩy lùi được cuộc xâm lăng của một lực lượng hùng hậu từ miền Bắc có quân số tương đương với 20 sư đoàn.”
Thế mà trước thắng lợi đó, vẫn có người chỉ trích rằng miền Nam đã không lấy lại được ưu thế nếu không có sự yểm trợ của không quân và hải quân Mỹ. Tiến sĩ Sorley nói lời chỉ trích đó không công bằng.
“Đó là một lời chỉ trích lạ lùng, bởi vì thời ấy, chúng ta cũng có hàng trăm ngàn binh sĩ Mỹ trú đóng ở Âu Châu để giúp các đồng minh trong trường hợp họ cần được giúp đỡ, như chúng ta đã giúp Việt Nam. Ngoài ra, chúng ta còn có 50,000 binh sĩ trên bán đảo Triều Tiên để giúp người Nam Triều Tiên nếu họ cần tới chúng ta. Không có ai chỉ trích người Âu Châu hay người Triều Tiên vì họ không có khả năng tự bảo vệ nếu không được Hoa Kỳ tiếp tay, vậy mà Việt nam Cộng hòa lại bị chỉ trích. Tôi cho rằng lời chỉ trích đó rất là bất công.”
Tiến sĩ Sorley nói lúc ấy Tướng Creighton Abrams đã ca ngợi thành tích của quân đội miền Nam, ông nói tuy không lực Mỹ đóng một vai trò quan trọng, nhưng nếu các binh sĩ miền Nam không đứng lên chiến đấu quyết liệt như họ đã làm, thì hỏa lực Mỹ dù mạnh gấp 10 lần, cũng không giúp họ dành được thắng lợi.
Tuy nhiên, lúc đó dư luận Mỹ được sự khích lệ của giới truyền thông thiên tả đã quay sang chống đối chiến tranh, bẻ gãy ý chí chính trị của giới lãnh đạo tại Washington.
Đoạn kết của chiến tranh Việt Nam, theo lời Tiến sĩ Sorley, là một giai đoạn hết sức bi thảm.
“Không có cách nói nào khác để giải thích nguyên do đưa đến kết cuộc bi thảm đó. Rốt cuộc chúng ta đã bỏ rơi miền Nam. Chúng ta đã hứa nếu giao tranh mới xảy ra, nếu miền Bắc vi phạm hiệp định Paris thì Hoa Kỳ sẽ trừng phạt những hành động vi phạm đó, ở đây tôi muốn nói tới việc dùng hỏa lực của không quân và hải quân. Ngoài ra theo tinh thần hiệp định Paris, Hoa Kỳ đã hứa sẽ thay thế các hệ thống, các thiết bị quân sự cho miền Nam trên căn bản một đổi một, kể cả xe tăng, súng ống, chiến đấu cơ vv… Ngoài ra, Hoa Kỳ hứa sẽ duy trì nguồn tài trợ dồi dào cho miền Nam. Tại một cuộc họp ở Tòa Bạch Ốc giữa Tổng Thống Thiệu và Tổng Thống Nixon, con số được nhắc tới là 1 tỉ đôla một năm, vô thời hạn. Thế nhưng tới thời điểm quyết định, tôi lấy làm tiếc là chúng ta đã không giữ cả 3 cam kết đó, trong khi sự giúp đỡ của các quan thầy Nga và Trung Quốc dành cho Cộng sản miền Bắc tiếp tục gia tăng.”
Tiến sĩ Sorley kết luận rằng số phận của chế độ miền Nam đã được định đoạt ngay từ quan điểm lệch lạc và lối lãnh đạo của Đại tướng Westmoreland, và tình hình không thể nào lật ngược lại được vì Hoa Kỳ không giữ những cam kết đã hứa với Nam Việt Nam. Quan điểm của Tiến sĩ Sorley chắc chắn sẽ bị đả phá, kéo dài thêm cuộc tranh luận vô tận về chiến tranh Việt Nam.
Hoài Hương - VOA
CHÂN DUNG NGƯỜI LÍNH VIỆT NAM CỘNG HÒA
http://www.youtube.com/playlist?list=PL54D2A231D4F12FD7
http://www.whitehouse.gov/blog/2012/05/29/50th-anniversary-vietnam-war?utm_source=email161&utm_medium=text1&utm_campaign=memorialday
Highlights from President Obama's commemoration of the 50th Anniversary of the Vietnam War on Memorial Day, May 28, 2012, at the Vietnam Veterans Memorial in Washington, DC.
Thứ Ba, 29 tháng 5, 2012
President Obama Commemorates the Vietnam War
President Obama Commemorates the Vietnam War
President Obama speaks at a ceremony commemorating the 50th anniversary of the Vietnam War. May 28, 2012.
http://youtu.be/iqLrb3-NiO4
President Obama speaks at a ceremony commemorating the 50th anniversary of the Vietnam War. May 28, 2012.
http://youtu.be/iqLrb3-NiO4
TỔNG THỐNG OBAMA ĐỌC DIỄN VĂN TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM CHIẾN TRANH VIỆT NAM
TỔNG THỐNG OBAMA ĐỌC DIỄN VĂN TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM CHIẾN TRANH VIỆT NAM
Tin Đặc Biệt Trong Ngày: TỔNG THỐNG OBAMA ĐỌC DIỄN VĂN TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM CHIẾN TRANH VIỆT NAM Washington D.C. 28/5/2012 nhân vào NGÀY LỄ TƯỞNG NIỆM CHIẾN SĨ TRẬN VONG
Võ Thành Nhân
Ký Giả Nguyễn Văn Khanh
http://youtu.be/1RTukKI_ya4
Tin Đặc Biệt Trong Ngày: TỔNG THỐNG OBAMA ĐỌC DIỄN VĂN TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM CHIẾN TRANH VIỆT NAM Washington D.C. 28/5/2012 nhân vào NGÀY LỄ TƯỞNG NIỆM CHIẾN SĨ TRẬN VONG
Võ Thành Nhân
Ký Giả Nguyễn Văn Khanh
http://youtu.be/1RTukKI_ya4
Liệu quyền tư hữu có giải quyết được tranh chấp đất đai tại Việt Nam?
29/05/2012
Duy Nguyên chuyển ngữ, CTV Phía Trước
Giáo sư John Gillespie, East Asia Forum
Một điều trước đây không tưởng tượng được tại Việt Nam đang diễn ra trong vài năm gần đây: các cán bộ lão thành về hưu, các đại biểu quốc hội cùng các bloggers đồng thanh lên tiếng cho quyền sở hữu đất đai như là phương cách giải quyết vấn nạn tranh chấp đất đai.
Giống như Trung Quốc, những khu công nghiệp, hệ thống đường sá và tiến trình đô thị hóa đang bủa vây đất canh tác và tạo nên những tranh chấp mỗi ngày một quyết liệt với người nông dân. Những lời kêu gọi về quyền tư hữu để người nông dân có quyền sở hữu trên mảnh đất của mình là một thách thức lớn đối với hệ luỵ “bảo vệ thành quả cách mạng ruộng đất” còn rơi rớt lại của xã hội chủ nghĩa.
Các nhà lãnh đạo cách mạng Việt Nam biện minh cho cuộc đấu tranh chống lại người Pháp bằng chủ trương tập thể hoá ruộng đất. Mặc dầu cải cách ruộng đất tại miền Bắc bắt đầu từ thập kỷ 1950 nhưng mãi đến thập kỷ 1980 chính quyền mới quốc hữu hoá thông qua hiến pháp hậu thống nhất. Lúc ấy một vài thành viên trong giới lãnh đạo cho rằng cần phải duy trì quyền tư hữu đất đai nhằm làm dịu bớt những căng thẳng tại miền Nam. Nhưng những người chủ trương chủ nghĩa xã hội chính thống có ảnh huởng mạnh hơn và đòi Việt Nam phải theo mô hình của Liên Sô về quyền sở hữu toàn dân và quyền quản trị đất đai của chính quyền.
Những tranh chấp đất đai mỗi ngày một quyết liệt do hệ thống quản lý đất đai theo mô hình Liên Sô thiếu đồng nhất và quá phức tạp. Những người sử dụng đất được “quyền sử dụng” đất lâu dài đối với đất gia cư và 20 năm đối với đất canh tác. Một vấn đề nữa là quyền “quản lý nhà nước” vốn tồn tại từ thời kinh tế chỉ huy hiện cho các viên chức quyền hành quá rộng trong các vấn đề sở hữu. Mặc dù Luật Đất Đai năm 1993 vào 2003 đã dự tính làm rõ nội hàm của khái niệm “quyền sử dụng đất” cũng như giới hạn quyền hạn của các viên chức, nhưng não trạng “quản lý nhà nước” vẫn còn y nguyên. Vì thế cho đến hôm nay, cán bộ nhà nước nắm quyền hành đáng kể trong việc cưỡng chế đất canh tác cũng như việc định ra các khoản bồi thường.
Các nghiên cứu gần đây của Ngân Hàng Thế Giới cho thấy quyền “quản lý nhà nước” đã vượt quá lợi ích chung, và trong nhiều trường hợp, vô hình chung thúc đẩy tệ nạn tham nhũng phát triển. Luật Đất Đai năm 2003 cho các quan chức quyền cưỡng chế ruộng đất vì lợi ích chung như xây xa lộ và nhà thương, tương tự như các quy định về trưng thu đất đai trong hệ thống quản trị đất đai của phương Tây. Nhưng, thêm vào đó, luật đất đai năm 2003 còn cho phép các quan chức quyền cưỡng chế thu hồi đất để xây dựng các khu công nghiệp hay các dự án có “ý nghĩa quốc gia”. Chính việc sử dụng các quyền hành này đã khuấy lên những tranh chấp gần đây tại Việt Nam.
Cuộc đối đầu khá quyết liệt giữa nông dân và nhà dự án xảy ra tại Văn Giang, một ngôi làng nằm về đông Hà Nội là một điển hình. Ngày 24 tháng 4, 2012, chính quyền cho phép công an chống bạo loạn đến chiếm giữ khu vực nằm trong kế hoạch xây dựng khu gia cư sang trọng. Theo Huy Đức, tác giả của blog Osin nổi tiếng, thì nông dân sẽ không bao giờ phản đối việc lấy đất nếu dự án rõ ràng là một công trình có lợi ích quốc gia như làm đường hay xây trường. Ngược lại, người dân không hài lòng với một kế hoạch phát triển của dự án tư nhân, đòi hỏi người nông dân phải hi sinh thay vì được chia sẻ quyền lợi với các nhà dự án tư nhân đó.
Với hững yếu tố khác như quyền sử dụng ngắn hạn cùng với quyền mua bán đất bị kiểm soát chặt chẽ, giá đất nông trang vẫn rẻ mạt. Do vậy mà người dân khi bị lấy đất chỉ được một khoản tiền bồi thường quá tượng trưng đến nỗi nó không thể giúp họ gây dựng cuộc sống mới trong một nền kinh tế công nghiệp. Cùng với vấn đề đó, nông dân không mấy khi nhận được số tiền bồi thường đúng mức theo thủ tục hành chánh hoặc qua sự tài phán của tòa án.
Bộ Tài Nguyên và Môi Truờng, cơ quan phụ trách việc quản lý đất đai, thì cho rằng các cuộc tranh chấp đất đai có thể được giải quyết bằng cách chuyển sang hệ thống cho thuê đất dài hạn. Theo bộ này thì làm như vậy sẽ bảo đảm quyền sử dụng đất cho nông dân và gia tăng được giá thị trường cùng tiền bồi thường cho miếng đất. Nhiều người chỉ trích chủ trương vừa nói, rằng cho dù cải cách này có thể tránh được một vấn đề chính trị nhạy cảm là tư hữu ruộng đất, việc cho thuê dài hạn không giải quyết tận gốc rễ của vấn đề, đặc biệt là não trạng “nhà nước quản lý”. Những chỉ trích này nêu rõ rằng chỉ có quyền tư hữu vĩnh viễn mới loại bỏ được cái ý thức hệ theo mô hình Sô Viết đã quá lỗi thời và cần phải được thay thế bằng một cách tiếp cận đặt quyền của người dân làm trung tâm.
Những tranh chấp về đất đai mỗi ngày một gia tăng theo mức độ phức tạp và quyết liệt hơn, lời kêu gọi về quyền tư hữu ruộng đất có vẻ được ủng hộ. Chẳng hạn, một ủy ban chịu trách nhiệm tổng kết hiến pháp, dự trù được sửa đổi vào năm 2013, gần đây đã báo cáo rằng hầu hết các chính quyền các tỉnh ủng hộ quyền tư hữu ruộng đất. Tuy nhiên chính quyền trung ương dường như không muốn thay thế “quyền sở hữu toàn dân’ bằng quyền sở hữu tư nhân, ít nhất trong thời gian sắp đến, vì lo ngại như thế sẽ làm lung lay lý tưởng xã hội chủ nghĩa, và đe doạ quyền kiểm soát của đảng đối với loại tài nguyên sống còn này.
Trong khi đó, một nhóm nhỏ các nhà bình luận xã hội thì vẫn nghi ngờ quyền tư hữu có thể giải quyết mọi vấn đề, và tìm kiếm một một hình thức trung gian giữa luật pháp và các phương pháp giải quyết tranh chấp đất đai của cộng đồng. Theo họ, quy ước xã hội và tình cảm cộng đồng là chìa khóa để phối hợp tìm ra giải pháp lâu dài cho các tranh chấp về đất đai, và họ kêu gọi tìm kiếm những hình thái quyền sở hữu hỗn hợp và sáng tạo. Những hình thức sáng tạo hỗn hợp sẽ phản ảnh giá trị cộng đồng về đất đai, và tránh việc phải chọn lựa giữa hai thái cực: công hữu hoặc tư hữu.
John Gillespie là Giáo sư và Giám đốc Nhóm Nghiên Cứu Điều Lệ Thương Nghiệp Châu Á Thái Bình Dương tại Đại Học Monash.
Economics, Politics and Public Policy in East Asia and the Pacific
Vietnam: will property rights solve land disputes?
May 22nd, 2012
Author: John Gillespie, Monash University
Something that was previously unthinkable has been happening in Vietnam in the last few years: prominent retired Vietnamese officials, national assembly deputies and bloggers are coming together to argue for private land ownership as a remedy for land disputes.
As in China, industrial parks, transport infrastructure and urbanisation is encroaching on Vietnamese farmland and sparking increasingly violent disputes with farmers. Calls for private ownership to increase famers’ property rights challenge one of the last remaining socialist tropes — ‘protecting the results of the land revolution’ (thành quả cách mạng về đất đai).
Vietnamese revolutionary leaders legitimised their struggle against the French colonial government by collectivising farmland. Though land reforms in the North had taken place since the 1950s, the state did not formally nationalise land until 1980, with the post-reunification constitution. During constitutional debates at the time, some party leaders argued for the retention of private land ownership to smooth tensions in the South. But socialist orthodoxies prevailed and Vietnam followed the Soviet model of people’s ownership and state management of land.
Land disputes are exacerbated by the highly complex and fragmented land administration system — a legacy of the Soviet model. Occupants are entitled to ‘land use rights’ that range from long-term direction for urban residential land, to 20-year licences for farmland. Another problem is that ‘state management’ (quản lý nhà nước) powers, developed during the command economy, give officials a wide discretion over tenure rights. Despite attempts by the 1993 and 2003 Land Laws to clarify private ‘land use rights’ and circumscribe state discretionary powers, the mentality of ‘state management’ still persists. To this day, state officials retain considerable powers over the compulsory acquisition of farmland, and also over the calculation of compensation payments.
Recent studies by the World Bank show how ‘state management’ powers override community interests and, in some cases, incentivise corruption. The 2003 Land Law gives officials powers to compulsorily acquire land for public purposes, like building highways and hospitals, in much the same way that eminent domain/compulsory acquisition functions in Western land systems. But the 2003 Land Law also allows the Vietnamese state to compulsorily acquire land on behalf of private developers to build industrial parks and projects of ‘national significance’. The exercise of this power has given rise to recent controversy in Vietnam.
A violent land confrontation between farmers and developers in Van Giang, a village east of Hanoi, illustrates this point. On 24 April 2012, the state ordered riot police to take possession of farmland in the area in order to make room for a luxury housing project. According to Huy Duc, writer of the popular Osin blog, most farmers would have no objections to leaving their land if it had resulted in a clear national benefit, such as improving transportation or schools. But they were unsatisfied with arrangements that expected them to sacrifice their land without sharing in the windfall profits made by the private developers.
Due to a combination of factors, such as short-term tenure rights and tightly controlled rights of disposal, the value of farmland remains low. As a result, farmers typically receive inadequately low compensation for the land they give up, and are unable to build a new life in the industrial economy. Compounding their problems, farmers rarely succeed in increasing compensation payments through administrative or judicial review.
The Ministry of Natural Resources and Environment, the central government agency that oversees land management, has advised that land use disputes could be resolved by moving to a long-term leasehold system. The ministry claims that such a system would convey more secure tenure rights to farmers and thus increase market value and compensation payments. And while critics acknowledge that this reform avoids the politically charged issue of private ownership, they argue that a shift to long-term leases will not address underlying problems, especially the ‘state management’ mentality. These critics insist that only private ownership will send a clear ideological message to authorities that the Soviet model is outdated and needs to be replaced by a rights-centred approach.
As land disputes grow ever more complex and violent, calls for private land ownership have gained momentum. For example, a committee reviewing Vietnam’s constitution, which is set for amendment in 2013, recently reported that most provincial governments support some form of private land ownership. Yet the central government is unlikely to replace ‘people’s ownership’ with private ownership in the near future because, in addition to challenging a central socialist ideal, this reform threatens party control over a vital resource.
In the meantime, a small group of social commentators are unconvinced that private ownership will cure all ills, and seek a more nuanced exchange between law and underlying community approaches to land disputes. They point to common sense and community sentiment as key to brokering durable solutions to land disputes and call for more creative hybrids of property rights. These new hybrids would reflect community land values while avoiding the extremes of state and private ownership.
John Gillespie is Professor and Director Asia Pacific Business Regulation Group, Monash University.
Duy Nguyên chuyển ngữ, CTV Phía Trước
Giáo sư John Gillespie, East Asia Forum
Một điều trước đây không tưởng tượng được tại Việt Nam đang diễn ra trong vài năm gần đây: các cán bộ lão thành về hưu, các đại biểu quốc hội cùng các bloggers đồng thanh lên tiếng cho quyền sở hữu đất đai như là phương cách giải quyết vấn nạn tranh chấp đất đai.
Giống như Trung Quốc, những khu công nghiệp, hệ thống đường sá và tiến trình đô thị hóa đang bủa vây đất canh tác và tạo nên những tranh chấp mỗi ngày một quyết liệt với người nông dân. Những lời kêu gọi về quyền tư hữu để người nông dân có quyền sở hữu trên mảnh đất của mình là một thách thức lớn đối với hệ luỵ “bảo vệ thành quả cách mạng ruộng đất” còn rơi rớt lại của xã hội chủ nghĩa.
Các nhà lãnh đạo cách mạng Việt Nam biện minh cho cuộc đấu tranh chống lại người Pháp bằng chủ trương tập thể hoá ruộng đất. Mặc dầu cải cách ruộng đất tại miền Bắc bắt đầu từ thập kỷ 1950 nhưng mãi đến thập kỷ 1980 chính quyền mới quốc hữu hoá thông qua hiến pháp hậu thống nhất. Lúc ấy một vài thành viên trong giới lãnh đạo cho rằng cần phải duy trì quyền tư hữu đất đai nhằm làm dịu bớt những căng thẳng tại miền Nam. Nhưng những người chủ trương chủ nghĩa xã hội chính thống có ảnh huởng mạnh hơn và đòi Việt Nam phải theo mô hình của Liên Sô về quyền sở hữu toàn dân và quyền quản trị đất đai của chính quyền.
Những tranh chấp đất đai mỗi ngày một quyết liệt do hệ thống quản lý đất đai theo mô hình Liên Sô thiếu đồng nhất và quá phức tạp. Những người sử dụng đất được “quyền sử dụng” đất lâu dài đối với đất gia cư và 20 năm đối với đất canh tác. Một vấn đề nữa là quyền “quản lý nhà nước” vốn tồn tại từ thời kinh tế chỉ huy hiện cho các viên chức quyền hành quá rộng trong các vấn đề sở hữu. Mặc dù Luật Đất Đai năm 1993 vào 2003 đã dự tính làm rõ nội hàm của khái niệm “quyền sử dụng đất” cũng như giới hạn quyền hạn của các viên chức, nhưng não trạng “quản lý nhà nước” vẫn còn y nguyên. Vì thế cho đến hôm nay, cán bộ nhà nước nắm quyền hành đáng kể trong việc cưỡng chế đất canh tác cũng như việc định ra các khoản bồi thường.
Các nghiên cứu gần đây của Ngân Hàng Thế Giới cho thấy quyền “quản lý nhà nước” đã vượt quá lợi ích chung, và trong nhiều trường hợp, vô hình chung thúc đẩy tệ nạn tham nhũng phát triển. Luật Đất Đai năm 2003 cho các quan chức quyền cưỡng chế ruộng đất vì lợi ích chung như xây xa lộ và nhà thương, tương tự như các quy định về trưng thu đất đai trong hệ thống quản trị đất đai của phương Tây. Nhưng, thêm vào đó, luật đất đai năm 2003 còn cho phép các quan chức quyền cưỡng chế thu hồi đất để xây dựng các khu công nghiệp hay các dự án có “ý nghĩa quốc gia”. Chính việc sử dụng các quyền hành này đã khuấy lên những tranh chấp gần đây tại Việt Nam.
Cuộc đối đầu khá quyết liệt giữa nông dân và nhà dự án xảy ra tại Văn Giang, một ngôi làng nằm về đông Hà Nội là một điển hình. Ngày 24 tháng 4, 2012, chính quyền cho phép công an chống bạo loạn đến chiếm giữ khu vực nằm trong kế hoạch xây dựng khu gia cư sang trọng. Theo Huy Đức, tác giả của blog Osin nổi tiếng, thì nông dân sẽ không bao giờ phản đối việc lấy đất nếu dự án rõ ràng là một công trình có lợi ích quốc gia như làm đường hay xây trường. Ngược lại, người dân không hài lòng với một kế hoạch phát triển của dự án tư nhân, đòi hỏi người nông dân phải hi sinh thay vì được chia sẻ quyền lợi với các nhà dự án tư nhân đó.
Với hững yếu tố khác như quyền sử dụng ngắn hạn cùng với quyền mua bán đất bị kiểm soát chặt chẽ, giá đất nông trang vẫn rẻ mạt. Do vậy mà người dân khi bị lấy đất chỉ được một khoản tiền bồi thường quá tượng trưng đến nỗi nó không thể giúp họ gây dựng cuộc sống mới trong một nền kinh tế công nghiệp. Cùng với vấn đề đó, nông dân không mấy khi nhận được số tiền bồi thường đúng mức theo thủ tục hành chánh hoặc qua sự tài phán của tòa án.
Bộ Tài Nguyên và Môi Truờng, cơ quan phụ trách việc quản lý đất đai, thì cho rằng các cuộc tranh chấp đất đai có thể được giải quyết bằng cách chuyển sang hệ thống cho thuê đất dài hạn. Theo bộ này thì làm như vậy sẽ bảo đảm quyền sử dụng đất cho nông dân và gia tăng được giá thị trường cùng tiền bồi thường cho miếng đất. Nhiều người chỉ trích chủ trương vừa nói, rằng cho dù cải cách này có thể tránh được một vấn đề chính trị nhạy cảm là tư hữu ruộng đất, việc cho thuê dài hạn không giải quyết tận gốc rễ của vấn đề, đặc biệt là não trạng “nhà nước quản lý”. Những chỉ trích này nêu rõ rằng chỉ có quyền tư hữu vĩnh viễn mới loại bỏ được cái ý thức hệ theo mô hình Sô Viết đã quá lỗi thời và cần phải được thay thế bằng một cách tiếp cận đặt quyền của người dân làm trung tâm.
Những tranh chấp về đất đai mỗi ngày một gia tăng theo mức độ phức tạp và quyết liệt hơn, lời kêu gọi về quyền tư hữu ruộng đất có vẻ được ủng hộ. Chẳng hạn, một ủy ban chịu trách nhiệm tổng kết hiến pháp, dự trù được sửa đổi vào năm 2013, gần đây đã báo cáo rằng hầu hết các chính quyền các tỉnh ủng hộ quyền tư hữu ruộng đất. Tuy nhiên chính quyền trung ương dường như không muốn thay thế “quyền sở hữu toàn dân’ bằng quyền sở hữu tư nhân, ít nhất trong thời gian sắp đến, vì lo ngại như thế sẽ làm lung lay lý tưởng xã hội chủ nghĩa, và đe doạ quyền kiểm soát của đảng đối với loại tài nguyên sống còn này.
Trong khi đó, một nhóm nhỏ các nhà bình luận xã hội thì vẫn nghi ngờ quyền tư hữu có thể giải quyết mọi vấn đề, và tìm kiếm một một hình thức trung gian giữa luật pháp và các phương pháp giải quyết tranh chấp đất đai của cộng đồng. Theo họ, quy ước xã hội và tình cảm cộng đồng là chìa khóa để phối hợp tìm ra giải pháp lâu dài cho các tranh chấp về đất đai, và họ kêu gọi tìm kiếm những hình thái quyền sở hữu hỗn hợp và sáng tạo. Những hình thức sáng tạo hỗn hợp sẽ phản ảnh giá trị cộng đồng về đất đai, và tránh việc phải chọn lựa giữa hai thái cực: công hữu hoặc tư hữu.
John Gillespie là Giáo sư và Giám đốc Nhóm Nghiên Cứu Điều Lệ Thương Nghiệp Châu Á Thái Bình Dương tại Đại Học Monash.
Economics, Politics and Public Policy in East Asia and the Pacific
Vietnam: will property rights solve land disputes?
May 22nd, 2012
Author: John Gillespie, Monash University
Something that was previously unthinkable has been happening in Vietnam in the last few years: prominent retired Vietnamese officials, national assembly deputies and bloggers are coming together to argue for private land ownership as a remedy for land disputes.
As in China, industrial parks, transport infrastructure and urbanisation is encroaching on Vietnamese farmland and sparking increasingly violent disputes with farmers. Calls for private ownership to increase famers’ property rights challenge one of the last remaining socialist tropes — ‘protecting the results of the land revolution’ (thành quả cách mạng về đất đai).
Vietnamese revolutionary leaders legitimised their struggle against the French colonial government by collectivising farmland. Though land reforms in the North had taken place since the 1950s, the state did not formally nationalise land until 1980, with the post-reunification constitution. During constitutional debates at the time, some party leaders argued for the retention of private land ownership to smooth tensions in the South. But socialist orthodoxies prevailed and Vietnam followed the Soviet model of people’s ownership and state management of land.
Land disputes are exacerbated by the highly complex and fragmented land administration system — a legacy of the Soviet model. Occupants are entitled to ‘land use rights’ that range from long-term direction for urban residential land, to 20-year licences for farmland. Another problem is that ‘state management’ (quản lý nhà nước) powers, developed during the command economy, give officials a wide discretion over tenure rights. Despite attempts by the 1993 and 2003 Land Laws to clarify private ‘land use rights’ and circumscribe state discretionary powers, the mentality of ‘state management’ still persists. To this day, state officials retain considerable powers over the compulsory acquisition of farmland, and also over the calculation of compensation payments.
Recent studies by the World Bank show how ‘state management’ powers override community interests and, in some cases, incentivise corruption. The 2003 Land Law gives officials powers to compulsorily acquire land for public purposes, like building highways and hospitals, in much the same way that eminent domain/compulsory acquisition functions in Western land systems. But the 2003 Land Law also allows the Vietnamese state to compulsorily acquire land on behalf of private developers to build industrial parks and projects of ‘national significance’. The exercise of this power has given rise to recent controversy in Vietnam.
A violent land confrontation between farmers and developers in Van Giang, a village east of Hanoi, illustrates this point. On 24 April 2012, the state ordered riot police to take possession of farmland in the area in order to make room for a luxury housing project. According to Huy Duc, writer of the popular Osin blog, most farmers would have no objections to leaving their land if it had resulted in a clear national benefit, such as improving transportation or schools. But they were unsatisfied with arrangements that expected them to sacrifice their land without sharing in the windfall profits made by the private developers.
Due to a combination of factors, such as short-term tenure rights and tightly controlled rights of disposal, the value of farmland remains low. As a result, farmers typically receive inadequately low compensation for the land they give up, and are unable to build a new life in the industrial economy. Compounding their problems, farmers rarely succeed in increasing compensation payments through administrative or judicial review.
The Ministry of Natural Resources and Environment, the central government agency that oversees land management, has advised that land use disputes could be resolved by moving to a long-term leasehold system. The ministry claims that such a system would convey more secure tenure rights to farmers and thus increase market value and compensation payments. And while critics acknowledge that this reform avoids the politically charged issue of private ownership, they argue that a shift to long-term leases will not address underlying problems, especially the ‘state management’ mentality. These critics insist that only private ownership will send a clear ideological message to authorities that the Soviet model is outdated and needs to be replaced by a rights-centred approach.
As land disputes grow ever more complex and violent, calls for private land ownership have gained momentum. For example, a committee reviewing Vietnam’s constitution, which is set for amendment in 2013, recently reported that most provincial governments support some form of private land ownership. Yet the central government is unlikely to replace ‘people’s ownership’ with private ownership in the near future because, in addition to challenging a central socialist ideal, this reform threatens party control over a vital resource.
In the meantime, a small group of social commentators are unconvinced that private ownership will cure all ills, and seek a more nuanced exchange between law and underlying community approaches to land disputes. They point to common sense and community sentiment as key to brokering durable solutions to land disputes and call for more creative hybrids of property rights. These new hybrids would reflect community land values while avoiding the extremes of state and private ownership.
John Gillespie is Professor and Director Asia Pacific Business Regulation Group, Monash University.
Thứ Sáu, 25 tháng 5, 2012
QUỐC HỘI VIỆT NAM: KẺ NGU NGƠ GIỮA KHU RỪNG MA QUÁI
Quốc hội Việt Nam: Kẻ ngu ngơ giữa khu rừng ma quái
24/05/2012
Thường Sơn
CTV Phía Trước
Quốc hội sẽ giải quyết được hiện trạng ngổn ngang và bất nhẫn của nền kinh tế như thế nào? Nhưng vào lần này, toàn bộ nền kinh tế Việt Nam lại đang dấn thân vào một thảm họa lớn nhất kể từ cơn chấn động giá – lương – tiền từ năm 1985.
Đống rác thải
Toàn cảnh phiên họp Quốc hội sáng 21.5 – Ảnh: Ngọc Thắng/VIBOnline
Phần lớn nền kinh tế Việt Nam vẫn bị chìm ngập dưới đống rác thải do các nhóm lợi ích đổ lên. Gần ba tháng sau lần hạ lãi suất huy động đầu tiên được Ngân hàng Nhà nước thực hiện, mọi chuyện vẫn không hề được cải thiện.
Vào thời gian này, Quốc hội lại bắt đầu một kỳ họp mới, trong không biết bao nhiêu kỳ họp mà người dân Việt Nam ví như “đánh trống bỏ dùi” từ trước đến nay. Vào lần này, chắc chắn vấn đề kinh tế và nhiều mâu thuẫn trầm kha của nó sẽ được các đại hiểu Quốc hội nêu ra. Nhưng được nêu ra đến mức nào và được tranh luận đến đâu thì lại do… Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng quyết định.
Một con số thống kê hết sức khiêm tốn từ các cơ quan quản lý nhà nước đã xác nhận có 17.000 doanh nghiệp chịu cảnh phá sản và giải thể trong 4 tháng đầu năm 2012. Nhưng dư luận trong nước cũng dè dặt cho rằng chính phủ đã chưa đánh giá toàn diện, sâu sắc tình hình suy giảm kinh tế, hoặc báo cáo của chính phủ có vẻ như hơi “hồng” quá…
Bản chất bao giờ cũng thực hơn hình thức. Những con số thực chất lại lớn hơn nhiều con số được báo cáo. Nếu vào giữa năm 2011, tổ chức xếp hạng tín nhiệm quốc tế Fitch Ratings đã trở thành địa chỉ đầu tiên “dũng cảm” phát ra con số nợ xấu của Việt Nam lên đến 13%, chứ không chỉ là 3% như báo cáo của Ngân hàng Nhà nước, thì cũng có thể suy diễn là con số doanh doanh nghiệp phải giải thể, phá sản khi năm 2012 mới chỉ trôi qua hơn một quý đã có thể gấp nhiều lần con số báo cáo.
Thực thế, báo chí lại có cách tính khác. Không dựa vào vào báo cáo của ngành ngân hàng hay của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, giới phóng viên xuất phát từ những con số của ngành thuế. Theo đó, đã có khoảng 1/3, tức gần 200.000 doanh nghiệp không còn khả năng đóng thuế cho nhà nước. Một hiện trạng khoảng 30% doanh nghiệp đã không còn khả năng hoạt động đối với một nền kinh tế mà nợ công đang vượt quá tỷ lệ 60% và có thể đã xấp xỉ 70% GDP, chứ không chỉ khiêm tốn là 53% như các báo cáo vẫn được mô tả quá giả dối bởi chính phủ của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.
Nhân nào gặt quả nấy!
Đã quá rõ là nhân nào gặt quả nấy. Giờ đây, hậu quả mà các ngân hàng thương mại – nhóm lợi ích mạnh nhất và đã được chứng minh là tàn nhẫn nhất ở Việt Nam – đổ lên đầu doanh nghiệp, lại đang biến thành một cú đá hậu đối với chính họ. Từ giữa năm 2011 và đặc biệt từ sau khi Nguyễn Văn Bình được bổ nhiệm vào cương vị Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, nhóm lợi ích ngân hàng đã triệt để tiến hành chính sách siết chặt tín dụng nhằm triệt tiêu khả năng tồn tại của những nhóm lợi ích đối thủ – bất động sản và chứng khoán và cả với những ngân hàng đồng nghiệp dễ “nuốt”. Cái gọi là “chính sách thắt lưng buộc bụng” như thế đã phát huy tác dụng rất lớn, vì chỉ trong chưa đầy một năm, hầu hết những doanh nghiệp bất động sản có máu mặt đã phải đầu hàng. Ở Việt Nam, nếu người ta có thể kể đến những cá mập như Vincom và Hoàng Anh Gia Lai, thì nay mỗi doanh nghiệp này đều đang mang trên lưng số lỗ từ 10.000 đến 15.000 tỷ đồng.
Nhưng đằng sau cú tàn sát lẫn nhau giữa các nhóm lợi ích, nền kinh tế và các doanh nghiệp cùng tầng lớp bình dân cũng đương nhiên phải chịu vạ lây. Tín dụng bị siết chặt cùng lãi suất treo cao đến trên 20% – một tỷ lệ gần như không tưởng đối với thế giới tài chính phương Tây, đã nhanh chóng làm kiệt quệ sức kháng cự cuối cùng của nhiều doanh nghiệp ngành nông nghiệp, thủy sản, sản xuất hàng xuất khẩu và công nghiệp hỗ trợ. Ngay cả những doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh hàng tiêu dùng, bán lẻ cũng lâm trọng bệnh.
Trong khi đó, nhóm lợi ích hưởng cơ chế độc quyền và đặc quyền từ nhà nước như xăng dầu và điện lại đổ thêm dầu vào lửa. Giá xăng dần trong nước tăng liên tục dù chẳng có tín hiệu nào về xu hướng tăng của giá dầu thế giới. Xăng tăng lại dẫn đến điện, như một cuộc đua mô tô siêu sang thể thức 1, chỉ nhằm thanh toán hết số lỗ ít nhất trên ba chục ngàn tỷ đồng của những doanh nghiệp này, phát sinh từ công cuộc đầu tư trái ngành trước đây, lên đầu người dân đóng thuế.
Sau một thời gian giằng co giữa dư luận phản biện và nhóm lợi ích bao cấp, phần thắng đã gần như thuộc về Chính phủ. Từ cuối năm 2011, giá điện đã bắt đầu lên tiếng, bất chấp tiếng kêu gào phản đối của dân chúng. Trong bối cảnh Nguyễn Tấn Dũng và các quan chức chính phủ hoàn toàn làm ngơ với thái độ không thể nói là không có ẩn ý, cái được gọi là “lộ trình tăng giá điện” đã tiếp diễn không ngừng nghỉ. Một cuộc vận động hành lang và cả hoạt động PR chính sách đã dẫn đến việc chính Bộ Tài chính và cá nhân Bộ trưởng Vương Đình Huệ, người trước đây vẫn được xem là có chút uy tín còn lại trong hàng ngũ bộ trưởng đương thời, đã thỏa hiệp với đề nghị của Bộ Công thương và Tập đoàn Điện lực Việt Nam về cơ chế Chính phủ chỉ quy định khung giá bán điện, còn diễn biến trong khung giá đó như thế nào sẽ thuộc về quyền hạn của doanh nghiệp. Như những gợi ý gần đây nhất của Bộ Công thương, giá điện phải có xu hướng theo sát giá thị trường.
Quốc hội sẽ giải quyết vấn đề bức xúc nào trước? Và liệu có thể giải quyết được hay không? E rằng triển vọng như thế lại phụ thuộc quá nhiều vào Nguyễn Sinh Hùng – một nhân vật vốn là cấp phó của Nguyễn Tấn Dũng được đưa sang vị trí “án ngữ” đối với tiếng nói của những người đại diện cho cử tri cả nước.
Những đại biểu còn lại của dân tộc cũng vì thế mà tự mang hình ảnh của kẻ ngu ngơ giữa khu rừng ma quái.
Thảm họa đang tới!
Hiện thực khó khăn duy nhất đối với chính phủ của Nguyễn Tấn Dũng không phải là vấn đề tăng giá xăng dầu và điện – hai chủ đề đã được “đi đêm” gần như trọn vẹn và bảo đảm bù lỗ cho các doanh nghiệp độc quyền làm ăn thua lỗ. Mà trên hết và bộc lộ tính hậu quả rõ nhất là tình trạng hoàn toàn bất cân xứng giữa một núi tiền nằm kẹt trong ngân hàng và nền kinh tế vẫn ngắc ngoải trong cơn khát vốn.
Như giới chuyên gia suy luận, nếu tiền từ ngân hàng không được giải phóng thì các doanh nghiệp sẽ không thể sản xuất, sức cầu suy giảm mạnh sẽ dẫn đến hàng tồn kho tiếp tục tồn ứ và gây ra phá sản diện rộng cho doanh nghiệp, đồng thời làm tăng vọt nợ xấu trong hệ thống ngân hàng. Đến khi đó, nền kinh tế sẽ rơi vào thiểu phát và người ta chỉ còn việc ngồi nhìn xem ai là kẻ chết trước và ai là kẻ tiếp nối thân phận đen đủi như thế.
Hai lần giảm lãi suất huy động vào các tháng 3 và 4 năm 2012, cộng với con bài tẩy về áp trần lãi suất cho vay ở mức 15% đã được Ngân hàng Nhà nước tung ra vào đầu tháng 5 năm nay, nhưng mọi chuyện vẫn không suy xuyển. Song điều đáng nói là trong khi nền kinh tế vẫn ngày càng kiệt sức hơn thì bản thân thị trường bất động sản cũng gần như phủ nhận sức mua. Bất động sản lại là khu vực mà không chỉ khối doanh nghiệp nhà đất, cả nhiều ngân hàng cũng đang dính sâu đậm vào tình thế kẹt hàng.
Tại một số ngân hàng lớn như Agribank, Eximbank, Vietcombank, BIDV, ACB, Sacombank, Vietinbank…, tài sản bất động sản đã được gán nợ và siết nợ là một giá trị khồng lồ, cũng như nợ xấu bất động sản phát sinh vào cuối quý 1/2012 đã khiến cho các ngân hàng này chóng mặt. Nếu không tìm cách tiêu thụ số hàng tồn kho thì nhiều khả năng đến giữa hoặc cuối năm 2013, bản thân các ngân hàng cũng sẽ rơi vào cuộc khủng hoảng tài chính mà có thể dẫn đến phá sản như doanh nghiệp bất động sản trước đó.
Đó cũng là lý do mà không cần phải chờ đến các “nghị gật” ở Quốc hội chấp thuận, tự thân nhóm lợi ích ngân hàng đang và sẽ phải làm mọi cách để kích cầu. Nhưng không phải kích cầu cho nền kinh tế vì điều đó chẳng đem lại lợi lộc gì cho họ, mà là kích thích sức mua tối đa từ khu vực người tiêu dùng. Một cú giảm mạnh lãi suất huy động và lãi suất cho vay cũng có thể sẽ diễn ra trong không bao lâu nữa, điều mà sẽ làm kinh ngạc giới phân tích kinh tế thế giới về thái độ nới lỏng tín dụng nhằm “giải cứu doanh nghiệp” của Nhà nước Việt Nam.
Đến thời điểm này, cùng với nhiều dấu hiệu ngày càng bất ổn trong hệ thống kinh tế – tài chính ở Tây Âu và cả ở Mỹ, những tiền đề cho một “cơn bão toàn diện” – hình ảnh mà “chuyên gia tận thế” Nouriel Roubini vẫn nhắc đi nhắc lại, đang dần hình thành trên bờ Địa Trung Hải. Không thể khác hơn, toàn bộ nền kinh tế Việt Nam cũng đang dấn thân vào một thảm họa lớn nhất kể từ cơn chấn động giá – lương – tiền vào năm 1985.
Nhưng lần này, rất nhiều khả năng thảm họa kinh tế sẽ dẫn đến thảm họa chính trị đối với chế độ cầm quyền.
© 2012 TẠP CHÍ PHÍA TRƯỚC
24/05/2012
Thường Sơn
CTV Phía Trước
Quốc hội sẽ giải quyết được hiện trạng ngổn ngang và bất nhẫn của nền kinh tế như thế nào? Nhưng vào lần này, toàn bộ nền kinh tế Việt Nam lại đang dấn thân vào một thảm họa lớn nhất kể từ cơn chấn động giá – lương – tiền từ năm 1985.
Đống rác thải
Toàn cảnh phiên họp Quốc hội sáng 21.5 – Ảnh: Ngọc Thắng/VIBOnline
Phần lớn nền kinh tế Việt Nam vẫn bị chìm ngập dưới đống rác thải do các nhóm lợi ích đổ lên. Gần ba tháng sau lần hạ lãi suất huy động đầu tiên được Ngân hàng Nhà nước thực hiện, mọi chuyện vẫn không hề được cải thiện.
Vào thời gian này, Quốc hội lại bắt đầu một kỳ họp mới, trong không biết bao nhiêu kỳ họp mà người dân Việt Nam ví như “đánh trống bỏ dùi” từ trước đến nay. Vào lần này, chắc chắn vấn đề kinh tế và nhiều mâu thuẫn trầm kha của nó sẽ được các đại hiểu Quốc hội nêu ra. Nhưng được nêu ra đến mức nào và được tranh luận đến đâu thì lại do… Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng quyết định.
Một con số thống kê hết sức khiêm tốn từ các cơ quan quản lý nhà nước đã xác nhận có 17.000 doanh nghiệp chịu cảnh phá sản và giải thể trong 4 tháng đầu năm 2012. Nhưng dư luận trong nước cũng dè dặt cho rằng chính phủ đã chưa đánh giá toàn diện, sâu sắc tình hình suy giảm kinh tế, hoặc báo cáo của chính phủ có vẻ như hơi “hồng” quá…
Bản chất bao giờ cũng thực hơn hình thức. Những con số thực chất lại lớn hơn nhiều con số được báo cáo. Nếu vào giữa năm 2011, tổ chức xếp hạng tín nhiệm quốc tế Fitch Ratings đã trở thành địa chỉ đầu tiên “dũng cảm” phát ra con số nợ xấu của Việt Nam lên đến 13%, chứ không chỉ là 3% như báo cáo của Ngân hàng Nhà nước, thì cũng có thể suy diễn là con số doanh doanh nghiệp phải giải thể, phá sản khi năm 2012 mới chỉ trôi qua hơn một quý đã có thể gấp nhiều lần con số báo cáo.
Thực thế, báo chí lại có cách tính khác. Không dựa vào vào báo cáo của ngành ngân hàng hay của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, giới phóng viên xuất phát từ những con số của ngành thuế. Theo đó, đã có khoảng 1/3, tức gần 200.000 doanh nghiệp không còn khả năng đóng thuế cho nhà nước. Một hiện trạng khoảng 30% doanh nghiệp đã không còn khả năng hoạt động đối với một nền kinh tế mà nợ công đang vượt quá tỷ lệ 60% và có thể đã xấp xỉ 70% GDP, chứ không chỉ khiêm tốn là 53% như các báo cáo vẫn được mô tả quá giả dối bởi chính phủ của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.
Nhân nào gặt quả nấy!
Đã quá rõ là nhân nào gặt quả nấy. Giờ đây, hậu quả mà các ngân hàng thương mại – nhóm lợi ích mạnh nhất và đã được chứng minh là tàn nhẫn nhất ở Việt Nam – đổ lên đầu doanh nghiệp, lại đang biến thành một cú đá hậu đối với chính họ. Từ giữa năm 2011 và đặc biệt từ sau khi Nguyễn Văn Bình được bổ nhiệm vào cương vị Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, nhóm lợi ích ngân hàng đã triệt để tiến hành chính sách siết chặt tín dụng nhằm triệt tiêu khả năng tồn tại của những nhóm lợi ích đối thủ – bất động sản và chứng khoán và cả với những ngân hàng đồng nghiệp dễ “nuốt”. Cái gọi là “chính sách thắt lưng buộc bụng” như thế đã phát huy tác dụng rất lớn, vì chỉ trong chưa đầy một năm, hầu hết những doanh nghiệp bất động sản có máu mặt đã phải đầu hàng. Ở Việt Nam, nếu người ta có thể kể đến những cá mập như Vincom và Hoàng Anh Gia Lai, thì nay mỗi doanh nghiệp này đều đang mang trên lưng số lỗ từ 10.000 đến 15.000 tỷ đồng.
Nhưng đằng sau cú tàn sát lẫn nhau giữa các nhóm lợi ích, nền kinh tế và các doanh nghiệp cùng tầng lớp bình dân cũng đương nhiên phải chịu vạ lây. Tín dụng bị siết chặt cùng lãi suất treo cao đến trên 20% – một tỷ lệ gần như không tưởng đối với thế giới tài chính phương Tây, đã nhanh chóng làm kiệt quệ sức kháng cự cuối cùng của nhiều doanh nghiệp ngành nông nghiệp, thủy sản, sản xuất hàng xuất khẩu và công nghiệp hỗ trợ. Ngay cả những doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh hàng tiêu dùng, bán lẻ cũng lâm trọng bệnh.
Trong khi đó, nhóm lợi ích hưởng cơ chế độc quyền và đặc quyền từ nhà nước như xăng dầu và điện lại đổ thêm dầu vào lửa. Giá xăng dần trong nước tăng liên tục dù chẳng có tín hiệu nào về xu hướng tăng của giá dầu thế giới. Xăng tăng lại dẫn đến điện, như một cuộc đua mô tô siêu sang thể thức 1, chỉ nhằm thanh toán hết số lỗ ít nhất trên ba chục ngàn tỷ đồng của những doanh nghiệp này, phát sinh từ công cuộc đầu tư trái ngành trước đây, lên đầu người dân đóng thuế.
Sau một thời gian giằng co giữa dư luận phản biện và nhóm lợi ích bao cấp, phần thắng đã gần như thuộc về Chính phủ. Từ cuối năm 2011, giá điện đã bắt đầu lên tiếng, bất chấp tiếng kêu gào phản đối của dân chúng. Trong bối cảnh Nguyễn Tấn Dũng và các quan chức chính phủ hoàn toàn làm ngơ với thái độ không thể nói là không có ẩn ý, cái được gọi là “lộ trình tăng giá điện” đã tiếp diễn không ngừng nghỉ. Một cuộc vận động hành lang và cả hoạt động PR chính sách đã dẫn đến việc chính Bộ Tài chính và cá nhân Bộ trưởng Vương Đình Huệ, người trước đây vẫn được xem là có chút uy tín còn lại trong hàng ngũ bộ trưởng đương thời, đã thỏa hiệp với đề nghị của Bộ Công thương và Tập đoàn Điện lực Việt Nam về cơ chế Chính phủ chỉ quy định khung giá bán điện, còn diễn biến trong khung giá đó như thế nào sẽ thuộc về quyền hạn của doanh nghiệp. Như những gợi ý gần đây nhất của Bộ Công thương, giá điện phải có xu hướng theo sát giá thị trường.
Quốc hội sẽ giải quyết vấn đề bức xúc nào trước? Và liệu có thể giải quyết được hay không? E rằng triển vọng như thế lại phụ thuộc quá nhiều vào Nguyễn Sinh Hùng – một nhân vật vốn là cấp phó của Nguyễn Tấn Dũng được đưa sang vị trí “án ngữ” đối với tiếng nói của những người đại diện cho cử tri cả nước.
Những đại biểu còn lại của dân tộc cũng vì thế mà tự mang hình ảnh của kẻ ngu ngơ giữa khu rừng ma quái.
Thảm họa đang tới!
Hiện thực khó khăn duy nhất đối với chính phủ của Nguyễn Tấn Dũng không phải là vấn đề tăng giá xăng dầu và điện – hai chủ đề đã được “đi đêm” gần như trọn vẹn và bảo đảm bù lỗ cho các doanh nghiệp độc quyền làm ăn thua lỗ. Mà trên hết và bộc lộ tính hậu quả rõ nhất là tình trạng hoàn toàn bất cân xứng giữa một núi tiền nằm kẹt trong ngân hàng và nền kinh tế vẫn ngắc ngoải trong cơn khát vốn.
Như giới chuyên gia suy luận, nếu tiền từ ngân hàng không được giải phóng thì các doanh nghiệp sẽ không thể sản xuất, sức cầu suy giảm mạnh sẽ dẫn đến hàng tồn kho tiếp tục tồn ứ và gây ra phá sản diện rộng cho doanh nghiệp, đồng thời làm tăng vọt nợ xấu trong hệ thống ngân hàng. Đến khi đó, nền kinh tế sẽ rơi vào thiểu phát và người ta chỉ còn việc ngồi nhìn xem ai là kẻ chết trước và ai là kẻ tiếp nối thân phận đen đủi như thế.
Hai lần giảm lãi suất huy động vào các tháng 3 và 4 năm 2012, cộng với con bài tẩy về áp trần lãi suất cho vay ở mức 15% đã được Ngân hàng Nhà nước tung ra vào đầu tháng 5 năm nay, nhưng mọi chuyện vẫn không suy xuyển. Song điều đáng nói là trong khi nền kinh tế vẫn ngày càng kiệt sức hơn thì bản thân thị trường bất động sản cũng gần như phủ nhận sức mua. Bất động sản lại là khu vực mà không chỉ khối doanh nghiệp nhà đất, cả nhiều ngân hàng cũng đang dính sâu đậm vào tình thế kẹt hàng.
Tại một số ngân hàng lớn như Agribank, Eximbank, Vietcombank, BIDV, ACB, Sacombank, Vietinbank…, tài sản bất động sản đã được gán nợ và siết nợ là một giá trị khồng lồ, cũng như nợ xấu bất động sản phát sinh vào cuối quý 1/2012 đã khiến cho các ngân hàng này chóng mặt. Nếu không tìm cách tiêu thụ số hàng tồn kho thì nhiều khả năng đến giữa hoặc cuối năm 2013, bản thân các ngân hàng cũng sẽ rơi vào cuộc khủng hoảng tài chính mà có thể dẫn đến phá sản như doanh nghiệp bất động sản trước đó.
Đó cũng là lý do mà không cần phải chờ đến các “nghị gật” ở Quốc hội chấp thuận, tự thân nhóm lợi ích ngân hàng đang và sẽ phải làm mọi cách để kích cầu. Nhưng không phải kích cầu cho nền kinh tế vì điều đó chẳng đem lại lợi lộc gì cho họ, mà là kích thích sức mua tối đa từ khu vực người tiêu dùng. Một cú giảm mạnh lãi suất huy động và lãi suất cho vay cũng có thể sẽ diễn ra trong không bao lâu nữa, điều mà sẽ làm kinh ngạc giới phân tích kinh tế thế giới về thái độ nới lỏng tín dụng nhằm “giải cứu doanh nghiệp” của Nhà nước Việt Nam.
Đến thời điểm này, cùng với nhiều dấu hiệu ngày càng bất ổn trong hệ thống kinh tế – tài chính ở Tây Âu và cả ở Mỹ, những tiền đề cho một “cơn bão toàn diện” – hình ảnh mà “chuyên gia tận thế” Nouriel Roubini vẫn nhắc đi nhắc lại, đang dần hình thành trên bờ Địa Trung Hải. Không thể khác hơn, toàn bộ nền kinh tế Việt Nam cũng đang dấn thân vào một thảm họa lớn nhất kể từ cơn chấn động giá – lương – tiền vào năm 1985.
Nhưng lần này, rất nhiều khả năng thảm họa kinh tế sẽ dẫn đến thảm họa chính trị đối với chế độ cầm quyền.
© 2012 TẠP CHÍ PHÍA TRƯỚC
XU HƯỚNG CHÍNH TRỊ Ở VIỆT NAM RA SAO?
Xu hướng chính trị ở Việt Nam ra sao?
Lê Quỳnh
BBCVietnamese.com, London
Cập nhật: 23:01 GMT - thứ tư, 23 tháng 5, 2012
Bốn nhà nghiên cứu về Việt Nam nói với BBC nhận định của họ về chính trị Việt Nam và viễn cảnh có dân chủ hóa hay không.
Điểm tham chiếu cho cuộc trao đổi qua email là Bấm một tiểu luận đăng trên Tạp chí Dân chủ (Journal of Democracy) số tháng Tư 2012, của Tiến sĩ người Anh Martin Gainsborough.
Đây là một trong vài nghiên cứu hiếm hoi gần đây của người nước ngoài tìm cách giải thích vì sao nền chính trị “không ưa các giá trị tự do” tồn tại ở cả ba nước Lào, Campuchia và Việt Nam.
Ba quốc gia này dù khác nhau nhưng cũng lại có nhiều điểm chung, theo ông Gainsborough, người từng có thời gian dài làm nghiên cứu thực địa tại Việt Nam.
Tác giả nhấn mạnh yếu tố văn hóa chính trị - vị nể tầng lớp trên và quan hệ mang tính gia trưởng – để giải thích trục liên hệ Nhà nước - Công dân ở ba nước. Nền văn hóa chính trị mà giới cầm quyền ở cả ba nước chia sẻ khiến họ bác bỏ đa nguyên và nghi ngờ mọi tổ chức độc lập và xã hội dân sự.
Dân chủ tự do phương Tây cũng khó nảy mầm ở ba nước vì “sự trỗi dậy của ‘chính trị tiền bạc" và "thương mại hóa nhà nước". Đây là hiện tượng có quyền là có tiền, và Nhà nước cùng doanh nghiệp sống dựa vào nhau.
BBC đã mời bốn tiến sĩ nghiên cứu Việt Nam bình luận về tiểu luận Bấm “Elites vs. Reform in Laos, Cambodia, and Vietnam” và thử dự đoán diễn biến chính trị sắp tới.
Bấm Tiến sĩ Lê Sỹ Long, Đại học Houston, Hoa Kỳ:
"Một khi công chúng càng không xem Đảng Cộng sản là vĩ đại, thì càng có nhiều người kêu gọi một hình thức chính trị đa nguyên nhất định"
Tiến sĩ Lê Sỹ Long
Theo tôi hiểu, Martin biện luận rằng không thể xảy ra sụp đổ chính thể ở Việt Nam, và chính phủ Việt Nam không gặp thách thức nghiêm trọng. Ông cũng đặt ra một số con đường mà Việt Nam sẽ đi, nhưng nói “điều chắc chắn là sự thắng thế to lớn và đột ngột của tư tưởng chính trị tự do là kết quả ít khả thi nhất”.
Nhìn chung, không hẳn là tôi bất đồng với luận điểm chung của Martin. Điểm duy nhất tôi muốn nói là dường như Martin đánh giá thấp những “sự đứt gãy cơ cấu” và “điểm bước ngoặt” đang xuất hiện ở Việt Nam, mà sẽ quyết định con đường đi của chính phủ.
Những “đứt gãy cơ cấu” bao gồm thất bại trong kiểm soát tham nhũng, yếu kém căn bản trong hệ thống kinh tế và tài chính (liên tục lạm phát cao, bất ổn giá, bộ máy hành chính cồng kềnh…), sự kém hiệu năng của chính phủ (phụ thuộc các doanh nghiệp nhà nước yếu kém, các vụ thu hồi đất gây tranh cãi…). Tuy vậy, tôi phải thừa nhận rằng những “đứt gãy cơ cấu” thường được dự báo ít khi nào xảy ra.
Chính quyền Việt Nam vẫn có khả năng hóa giải các phong trào 'ngoài luồng'
Những “điểm bước ngoặt” là hoạt động của các nhóm vì quyền lao động, đất đai, nhân quyền, dân chủ, tôn giáo. Các hoạt động này trước đây tương đối tách biệt nhau, nhưng nay bắt đầu tương tác bất chấp sự đàn áp của nhà nước. Theo một số tường thuật, sự kết nối gia tăng giữa các nhóm xã hội dân sự này là do nhà nước một đảng không thể đáp ứng đòi hỏi của dân chúng.
Như Carl Thayer từng nhận xét, rủi ro bất ổn chính trị hay bất ổn xã hội xảy ra vì sự phê phán chính sách ở một lĩnh vực này lại có thể lan qua các lĩnh vực khác. Tuy vậy, tôi cũng thừa nhận những “điểm bước ngoặt” không thể xảy ra trừ phi có ủng hộ, ít nhất ngấm ngầm, từ các nhóm khác hay một liên minh quan trọng bên trong Đảng.
Tuy vậy, tôi cho rằng những “sự đứt gãy cơ cấu” và “điểm bước ngoặt” hiện đang khiến Đảng khó duy trì hiện trạng như lâu nay. Các vụ như bauxite, Trường Sa và Hoàng Sa, và thu hồi đất đã dẫn đến tranh luận về cải cách – làm thế nào xây dựng một chính phủ có trách nhiệm và tuân thủ luật pháp.
Một khi công chúng càng không xem Đảng Cộng sản là vĩ đại, thì càng có nhiều người kêu gọi một hình thức chính trị đa nguyên nhất định.
Sụp đổ chính thể rất khó xảy ra chủ yếu vì hệ thống Đảng ở Việt Nam rất giỏi thu nạp các vấn đề nóng bỏng từ mọi phong trào “bước ngoặt”.
Về căn bản, cản trở cho kêu gọi cải tổ hiện nay là thiếu đồng thuận và động lực. Hai điều này thường xảy ra từ “sự đứt gãy cơ cấu” (như cải tổ kinh tế năm 1986) khi một liên minh tìm được đồng thuận để thúc đẩy thay đổi lớn.
Cuối cùng, tôi đồng ý với Martin rằng nếu những biến chuyển có xảy ra, thì tư tưởng chính trị tự do cũng sẽ không thắng thế. Tuy vậy, những thay đổi chuyển hóa sẽ có thể đánh dấu một cột mốc quan trọng để đem lại “diễn biến hòa bình” mà từ lâu thiếu vắng trong lịch sử chính trị Việt Nam.
Bấm Tiến sĩ Andrew Wells-Dang, nhà tư vấn về xã hội dân sự, Hội An, Việt Nam:
Martin Gainsborough rõ ràng đúng khi nói có những khía cạnh phi dân chủ trong văn hóa chính trị của Việt Nam (cũng như Lào và Campuchia) mà đã tồn tại từ những chính thể trước kéo dài cho đến ban lãnh đạo hiện nay. Nhưng tôi không nghĩ điều này quyết định những thay đổi tương lai. Nhiều nước Đông Á và Đông Nam Á có những khía cạnh tương tự, vậy mà một số (Indonesia, Nam Hàn, Đài Loan…) đã trở thành các nền dân chủ hoạt động tương đối tốt, và cũng có những nước chưa thành công.
Một chi tiết rút ra được từ phân tích của Tiến sĩ Gainsborough là dân chủ hóa phụ thuộc vào thay đổi trong xã hội và văn hóa chính trị. Nó không chỉ là thay một nhóm cai trị này bằng một nhóm khác. Một phần vì nhận thức này mà đa số các tác nhân của xã hội dân sự hiện nay không xem đối lập chính trị là ưu tiên.
Các lãnh đạo Hàn Quốc đã tạo ra cuộc biến đổi sang dân chủ
Bằng cách thực hiện các dự án cộng đồng và làm gương trong hoạt động, xã hội dân sự có thể đóng vai trò xây dựng để thúc đẩy một xã hội và nền văn hóa dân chủ hơn, ngay cả bên trong hệ thống chính trị hiện hành. Người ta không thể dự đoán khi nào hoặc liệu thay đổi chính trị có xảy ra hay không, nhưng sự tham gia về xã hội và văn hóa có thể diễn ra bất kỳ lúc nào.
Trong bài, tác giả cũng đặt câu hỏi làm thế nào ngăn chặn việc lợi dụng chức vụ để tư lợi. Tôi muốn chỉ ra rằng việc này không nhất thiết đồng nghĩa với dân chủ hóa. Một số nền dân chủ như Ấn Độ, Philippines cũng gặp vấn đề tham nhũng và lạm dụng quyền lực, trong khi một số nước phi dân chủ (Singapore, hay có lẽ Cuba) lại có tiến bộ giải quyết những vấn đề này.
Mọi hệ thống đều phải đi tìm giải đáp cho câu hỏi có thể làm gì khi các lãnh đạo vượt quá lằn ranh cho phép: hoặc bỏ phiếu loại bỏ họ, hoặc lật đổ qua các phong trào dân chúng, hoặc kỷ luật nội bộ. Hiện nay Việt Nam chỉ có cơ chế thứ ba, và cách này chỉ hiệu quả nhất định trong một thời gian.
Bấm Tiến sĩ Dr. Jörg Wischermann, Viện Nghiên cứu châu Á, Hamburg, Đức:
Martin Gainsborough có cái nhìn đáng chú ý về ba chính thể độc đoán ở Đông Nam Á và phân tích tác động của các lực lượng kinh tế, chính trị, văn hóa-xã hội giúp duy trì hiện trạng cũng như những lực lượng có thể dẫn đến thay đổi (hạn chế) của ba chính thể.
Giả định đằng sau phân tích của ông ấy là sự đối lập giữa văn hóa chính trị và quyền lợi của “giới tinh hoa” và bên kia là cái ông gọi là sự tham gia xã hội dân sự của một bộ phận giai cấp trung lưu. Sự đối lập này tạo thành trọng tâm cho khung lý thuyết mà tác giả dùng để phân tích các góc cạnh của nguyên trạng và thay đổi ở ba nước.
"Cách hiểu văn hóa như thế có thể bị tranh cãi nhiều. Nó có vẻ tương tự cái nhìn về những nước Ả Rập bị coi là thù nghịch với sự thay đổi – cho đến khi Mùa xuân Ả Rập hủy diệt những gì còn sót lại từ giả định này. "
Tiến sĩ Dr. Jörg Wischermann
Và ưu điểm cũng như nhược điểm trong phân tích của tác giả cũng nằm ở đây. Về căn bản, ông xem văn hóa là một hiện tượng xã hội cụ thể đại diện cho tính cách cốt lõi của một dân tộc, và ông cố gắng gắn hành vi của con người vào những cấu trúc hạn chế, định sẵn. Gainsborough cho rằng ở cả ba nước, văn hóa chính trị mang tính gia trưởng và độc đoán, và hiện trạng chính trị, kinh tế được các lợi ích kinh tế giúp duy trì. Trái ngược với nó, xã hội dân sự được mô tả như lực đẩy thay đổi từ từ.Bấm
Cách hiểu văn hóa như thế có thể bị tranh cãi nhiều. Nó có vẻ tương tự cái nhìn về những nước Ả Rập bị coi là thù nghịch với sự thay đổi – cho đến khi Mùa xuân Ả Rập hủy diệt những gì còn sót lại từ giả định này. Điểm thứ hai, về vai trò của xã hội dân sự như nguồn gốc của sự đổi thay từ từ, đáng tin hơn và có thể có nhiều bằng chứng thực tiễn ít nhất trong trường hợp Việt Nam.
Ở phần cuối, Gainsborough làm một điều khá hiếm là nhìn về tương lai của ba chính thể. Thật không may, ông chỉ đưa ra các kịch bản theo những điểm tham chiếu quen thuộc (dân chủ hóa ở Nam Hàn và Đài Loan; chia rẽ trong hàng ngũ của “giới tinh hoa”….). Một lần nữa, ông cho rằng sức mạnh của một nền văn hóa chính trị độc đoán sẽ hạn chế cố gắng thay đổi toàn diện chính thể (một kết luận mà theo tôi, ông không chứng minh ít nhất về thực nghiệm).
Phần cuối bài và đề cập liên tục của tác giả về sức mạnh khống chế của văn hóa chính trị khiến độc giả ngạc nhiên. Làm sao Đông phương luận (Orientalism) có thể hồ hởi sống lại ở Đông Nam Á, một năm sau khi Mùa xuân Ả Rập đã hủy diệt những gì còn lại của tư duy ấy?
Vì sao Gainsborough không giới hạn lập luận trong những gì có thể quan sát rõ ràng và đã được ông phân tích kỹ ở những tác phẩm trước đó: sự đối lập quyền lợi giữa các tầng lớp trong xã hội Việt Nam, và cố gắng của các giới nhằm khống chế nhà nước và chính sách của nhà nước.
Nếu tác giả làm thế, hẳn ông đã kết luận rằng hiện nay có một sự thống trị tạm thời và mong manh của một lớp người có ảnh hưởng về kinh tế, chính trị, và nhà nước mà họ khống chế có các chính sách nhằm xoa dịu giai cấp lao động và nông dân (hai cột trụ của chế độ cộng sản) mà bỏ qua giai cấp trung lưu. Ví dụ là chính sách chống lạm phát mà đã gây ra phá sản cho khoảng 100,000 đến 150,000 doanh nghiệp tư nhân vừa và nhỏ.
Bấm Tiến sĩ Tường Vũ, Phó Giáo sư Khoa Chính trị học, Đại học Oregon, Hoa Kỳ:
Martin Gainsborough đúng khi cho rằng văn hóa chính trị của giới tinh hoa và một xã hội dân sự yếu ớt tạo thành những thách thức to lớn cho dân chủ tự do (liberal democracy).
Cảnh sát Jakarta và người biểu tình năm 1999: hiện chưa rõ Việt Nam theo mô hình Đài Loan hay Indonesia
Nhưng dân chủ tự do chỉ là một hình thức của dân chủ. Các nền dân chủ châu Á như Nhật Bản và Nam Hàn, ở nhiều mặt, là phi tự do. Ví dụ, theo Luật An ninh Quốc gia từ năm 1948, chính phủ Nam Hàn có thể truy tố và tống giam người dân chỉ vì họ ca ngợi Bắc Hàn. Năm 2010, 151 người bị thẩm vấn vì nghi ngờ vi phạm Luật An ninh Quốc gia.
Số lượng người bị truy tố vì có hoạt động 'thân Bắc Hàn' trên mạng là 82 người năm 2010.
Sang năm 2011, có 178 trang web nội địa bị đóng cửa vì bị cho là có nội dung 'ủng hộ Bắc Hàn'.
Để có dự đoán chính xác hơn, có lẽ chúng ta cần giới hạn sự thảo luận về một hệ thống thực tiễn hơn, ví dụ nền dân chủ có bầu cử đa đảng như Indonesia. Hệ thống này dĩ nhiên không hoàn hảo, nhưng từ góc nhìn tự do, nó vẫn tốt hơn nhiều so với chế độ độc tài toàn trị hiện nay ở Việt Nam.
Nếu ta nghĩ theo hướng này, khả năng chuyển đổi cao hơn nhiều ngay cả khi không thể nói chính xác khi nào nó xảy ra. Khó đoán là vì thông thường, chuyển đổi chỉ xảy ra khi nhiều sự kiện cùng kết hợp.
"Tôi thấy Indonesia và Ai Cập là kịch bản khả dĩ hơn cho Việt Nam, chứ không phải Nam Hàn và Đài Loan, do mâu thuẫn giữa các phe trong Đảng Cộng sản, quản lý kinh tế kém và sự tụt giảm chất lượng cuộc sống mấy năm qua, cũng như sự gia tăng tham nhũng và bạo lực của cảnh sát."
Tiến sĩ Tường Vũ
Thử nghĩ về sự sụp đổ của chính thể Suharto ở Indonesia năm 1998. Nó xảy ra vì khủng hoảng kinh tế và chuyện kế vị. Trước đây khủng hoảng kinh tế đã từng có nhưng chỉ khi kết hợp vấn đề kế vị, nó mới khiến chính thể Suharto sụp đổ. Năm 2011 ở Ai Cập, cũng là vấn đề kế vị và sự xuất hiện đột ngột của một biểu tượng tử sĩ khiến sự phẫn nộ dồn nén lâu nay bùng phát chống sự tàn bạo của cảnh sát.
Tôi thấy Indonesia và Ai Cập là kịch bản khả dĩ hơn cho Việt Nam, chứ không phải Nam Hàn và Đài Loan, do mâu thuẫn giữa các phe trong Đảng Cộng sản, quản lý kinh tế kém và sự tụt giảm chất lượng cuộc sống mấy năm qua, cũng như sự gia tăng tham nhũng và bạo lực của cảnh sát.
Dĩ nhiên, việc chuyển giao quyền hành ở Việt Nam được thể chế hóa tốt hơn Indonesia và Ai Cập. Nhưng kể từ 2006, ta chứng kiến việc tập trung quyền hành vào tay Thủ tướng và phe của ông. Chưa rõ liệu phe này có khả năng thể chế hóa ưu thế của họ tại Đại hội Đảng lần sau hay không.
Nói về nguồn gốc thay đổi, những gì Đảng Nhân dân Hành động làm ở Singapore cũng không xảy ra được ở Việt Nam, vì đảng cộng sản cầm quyền ở Việt Nam thậm chí chưa bao giờ chấp nhận khái niệm đối lập. Đi từ “dân chủ tập trung” đến “đối lập trung thành” là con đường quá xa cho họ. Ngược lại, các đảng đối lập ở Singapore, dù yếu, vẫn luôn tồn tại. Do thiếu sự đối lập có tổ chức ở Việt Nam, một kịch bản như ở Liên Xô (một phe hay cá nhân trong Đảng, Boris Yeltsin, dẫn dắt thay đổi đột ngột) là khả dĩ hơn.
Liệu sẽ có Yeltsin ở Việt Nam hay không, và người đó như thế nào, sẽ phụ thuộc sự kết hợp các yếu tố kể trên. Nhưng ngày hôm nay, sự kết hợp đó có vẻ khả thi hơn so với 5 năm trước.
Quý vị có ý kiến về các nhận định này xin Bấm chia sẻ với BBC Tiếng Việt.
GIỚI THIỆU SÁCH “VIỆT NAM : NHÌN LẠI CHẾ ĐỘ” của Martin Gainsborough
Giới thiệu sách – Việt Nam: Nhìn lại chế độ
Nguồn: Ben Bland, Global Asia
Diên Vỹ, X-Cafe chuyển ngữ
01/10/2011
http://www.x-cafevn.org/node/1580
Ben Bland điểm sách Việt Nam: Nhìn lại chế độ (Vietnam: Rethinking The State ) của Martin Gainsborough, NXB Zed Books, 2010.
http://ecx.images-amazon.com/images/I/41s1b5Xa8pL._SL500_AA300_.jpg
Bóc trần ‘Đổi mới’
Lang thang ở trung tâm Hà Nội, nơi những biểu ngữ chạy khẩu hiệu của Đảng Cộng sản giăng ngang đường phố của những gian hàng nữ trang, những tiệm quần áo hàng hiệu và những nhà hàng sang trọng, thật dễ để bị lôi cuốn vào quan điểm đã được chấp nhận về Việt Nam đã làm cách nào để đạt được ngày hôm nay.
Quan điểm này, vốn được chia sẻ bởi Đảng Cộng sản cũng như nhiều học giả quốc tế, cho rằng từ năm 1986 khi chính quyền phát động một chương trình toàn khắp về việc cách tân kinh tế theo hướng thị trường – tiếng Việt gọi là đổi mới – nhằm tiếp sức cho nền kinh tế đã dậm chân tại chỗ vì những giới hạn của hợp tác xã nông nghiệp và kế hoạch tập trung. Việc triển khai và mở rộng thành công của kế hoạch này trong 24 năm kế tiếp đã chuyển biến tương lai Việt Nam khi chính quyền rút lui khỏi kinh tế và lĩnh vực tư nhân thăng hoa. Từ đó Việt Nam đã chuyển từ một nước cô lập, nghèo khó trở thành một quốc gia sôi động với thu nhập ở mức trung bình. Đó là lập luận thường thấy.
Tuy nhiên, một bổ xung mới vào dòng sách vốn rất giới hạn về Việt Nam đương đại đã tìm cách đập tan sự thừa nhận dễ dãi này. Trong cuốn sách phá vỡ thần tượng Việt Nam: Nhìn lại Chế độ của mình, Martin Gainsborough, một giảng viên chính trị tại Đại học Bristol ở Anh Quốc, đã lập luận rằng mọi cố gắng nhằm phân tích nền chính trị của Việt Nam qua lăng kính “đổi mới” đều sai lầm về cơ bản.
Gainsborough, một người vừa trở thành một tu sĩ Anglican, thừa nhận rằng trong hơn 20 năm qua Việt Nam “đã trải qua một chuyển biến từ một hệ thống kế hoạch tập trung trở thành một hệ thống chú trọng vào thị trường để phân phối hàng hoá và dịch vụ,” và rằng sự chuyển biến này đã dẫn đến việc hội nhập sâu rộng hơn vào nền kinh tế thế giới và nâng cao thu nhập bình quân. Nhưng ông nói rằng quá trình này, vốn được thúc đẩy bởi một loạt những thành phần, nên được hiểu một cách thẳng thừng là “thị trường hoá” hơn là đổi mới.
Gainsborough liệt kê bốn trở ngại lớn trong quan điểm đồng thuận về quá trình đổi mới ở Việt Nam.
Thứ nhất, nó nhấn mạnh quá nhiều vào thay đổi hơn là tiếp diễn.
Thứ hai, nó phóng đại tầm mức về việc chính sách là yếu tố quyết định thay đổi và vai trò của giới cầm đầu chính trị đang kiểm soát sự thay đổi này.
Thứ ba, nó hiểu sai về tính chất của nền chính trị ở Việt Nam, vốn trên thực tế là “một tập hợp tạp nham của những tác động và phản tác động từ giới lãnh đạo” và “rất không rõ ràng như thường được nghĩ.”
Cuối cùng, nó khuyến khích một cố gắng sai lầm nhằm chia Đảng Cộng sản ra làm hai thành phần “đổi mới” và “bảo thủ”.
Ông viết: “Tuy nhiên, những gì chúng ta khám phá ra là nền chính trị này không nhắm vào những tranh chấp giữa những vị thế chính sách đối chọi nhau – giới lãnh đạo Việt Nam rất hời hợt về chính sách – mà về tiền bạc, sự bảo trợ và sự liên kết bè phái chính trị lỏng lẻo liên quan đến cá nhân.” Sự mê hoặc sai lạc đối với quá trình đổi mới này đã làm mờ mắt hầu hết các nhà quan sát quốc tế trước thực chất về sự thay đổi của nền kinh tế (và, trong giới hạn nhỏ hơn, của nền chính trị) trong hai thập niên qua.
Gainsborough đặc biệt có vấn đề với quan điểm rằng sự rút lui của nhà nước ra khỏi kinh tế và việc nuôi dưỡng một thành phần doanh nghiệp tư nhân là động cơ thúc đẩy sự tăng trưởng nhanh chóng ở Việt Nam. Rút tỉa từ nghiên cứu thực tế kinh doanh ở Thành phố Hồ Chí Minh và ở những tỉnh xa hơn như Lào Cai và Tây Ninh, ông nhấn mạnh rằng chính quyền, trên thực tế đã tăng cường sự kiểm soát của mình trong kinh tế khi mức tăng trưởng nhảy vọt từ những năm 1990 trở về sau.
Các nhà đầu tư nước ngoài và các công ty Việt Nam thường than phiền rằng luật lệ và cơ cấu pháp lý trong nhiều ngành công nghiệp vẫn không rõ ràng và đồng nhất. Đây không phải là điều ngẫu nhiên, vì chính quyền Việt Nam sử dụng tính chất mơ hồ như là một “công cụ quản lý”, Gainsborough nói. “Để thành công trong kinh doanh, các công ty vẫn phải dựa dẫm nhiều vào chính quyền để có được giấy phép, hợp đồng, quyền truy cập vốn, đất đai và, rất thường xuyên là sự bảo kê,” ông viết.
Vì thế, trong khi có những than phiền ngày càng nhiều từ cộng đồng doanh nghiệp kêu gọi giảm bớt giới hạn và tăng cường sự minh bạch trong luật lệ, “những lời kêu gọi này tương đối yếu ớt so với sự hào hứng mà nhiều công ty, vì cần thiết, phải chạy theo lòng bố thí của chính quyền.”
Gainsborough ít khi bỏ qua một yếu tố nào trong luận chứng của mình, đa phần được viết rất súc tích, ngay cả khi ông tìm cách khẳng định một giả thuyết chung về chính quyền có thể làm cho những độc giả không chuyên về nghiên cứu phải vò đầu bứt tai.
Những quan sát mới mẻ nhưng thẳng thừng và đầy thách thức của ông về nền chính trị Việt Nam được đưa ra vào thời điểm quan trọng của đất nước. Trước kỳ đại hội năm năm của Đảng Cộng sản được tiến hành vào tháng Giêng, Việt Nam đang bị tả tơi bởi nền kinh tế vĩ mô bất ổn và mối quan ngại về khả năng của chính quyền trong việc giữ nguyên tỉ lệ tăng trưởng nhanh. Nhiều nhà kinh tế và nhà phân tích bày tỏ hi vọng rằng trong đại hội lần thứ 11 này, khi kế hoạch về giới lãnh đạo và kinh tế được đưa ra, sẽ giúp thúc đẩy đất nước vào hướng đi đúng – nhanh chóng thay đổi các công ty nhà nước nặng nề cũng như những thay đổi khác tạo ra một môi trường kinh doanh có lợi hơn.
Nhưng Gainsborough lập luận rằng không chỉ những tiên đoán về đại hội đảng chỉ dựa trên những thông tin tối thiểu, chúng còn thường dựa trên quan điểm sai lạc về nền chính trị Việt Nam, vốn thường không được định hình bởi các thảo luận chính trị. “Để bắt kịp với những khu vực khác trong châu Á, nền chính trị ở Việt Nam chú tâm hơn vào cá nhân và mối quen biết với những thế lực bảo kê cũng như sự bảo trợ về chính trị hơn là chính sách,” ông viết.
Sự phê bình này cũng đã đi vào trọng tâm của tính chính danh của Đảng Cộng sản hiện thời, một đảng duy nhất ở Việt Nam vốn được suy dẫn từ việc tự nhận rằng đã đề xuất và tiến hành đổi mới, cùng với huyền thoại là người bảo vệ chủ quyền đất nước. “Khái niệm rằng đã có một kế hoạch rõ ràng về chính sách mà giới lãnh đạo đã đề ra trong năm 1986 và tìm cách để tiến hành nó là một điều sai lầm,” Gainsborough viết. Sau đó ông bổ xung thêm: “Ngay cả những sự thật ‘thiêng liêng’ nhất sau 1975, cụ thể là sự liên hệ giữa Đại hội lần Sáu của Đảng năm 1986 với việc ‘phát động’ đổi mới, cũng đòi hỏi một cuộc điều tra mới liên quan đến sự diễn giải mang tính xét lại rằng đại hội đảng là người cổ xuý cho công cuộc này.”
Nếu những nhận định trên khiến cho những vị lãnh đạo Việt Nam nào đọc chúng cảm thấy khó chịu, chúng cũng đem đến sự bất an cho những nhà đầu tư nước ngoài và các công ty Việt Nam, vốn đang nóng lòng muốn thấy được một ngân hàng trung ương độc lập hơn, hệ thống pháp lý và luật lệ rõ ràng hơn, và thêm nhiều thay đổi trong hệ thống giáo dục trì trệ. Những hi vọng về việc một chương trình đổi mới bỗng dưng xuất hiện sau khi những tranh chấp chính trị liên quan đến đại hội đảng lắng dịu có vẻ như là một ảo tưởng khi được nhìn qua lăng kính phân tích của Gainsborough.
Những thảo luận tiền đại hội tại quốc hội, trong ngành truyền thông Việt Nam và trong cộng đồng viện trợ quốc tế cũng như những nhà đầu tư đã chú trọng vào việc Vinashin, một công ty đóng tàu nhà nước đã gần như phá sản sau khi mở rộng vào nhiều lĩnh vực và gây ra những món nợ không chi trả nổi. Một số tổng giám đốc đã bị bắt giữ về tội danh sai phạm trong quản lý kinh tế sau khi chính quyền công bố những khó khăn của công ty này vào tháng Sáu.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đang bị phê phán vì trên thực tế các giám đốc Vinashin trực tiếp nằm dưới quyền văn phòng thủ tướng và chính ông đã đề xuất viễn kiến về việc phát triển những tập đoàn nhà nước theo chiều hướng của những chaebol của Nam Hàn. Những khó khăn tại Vinashin do đó đã tạo ra một tranh luận hiển nhiên rằng về những giá trị của việc phát triển do nhà nước chỉ đạo. Các độc giả đọc sách của Gainsborough cũng sẽ bắt buộc phải suy nghĩ kỹ về điều này. Ông lưu ý rằng việc phanh phui những trường hợp sai phạm quản lý kinh tế và tham nhũng trước đây không phải vì mong muốn tiêu diệt tham nhũng và sự thiếu hiệu quả mà chủ yếu là vì những đấu đá giữa những bộ phận khác nhau trong chính quyền. Ví dụ như ông cho rằng đa số những biểu hiện liên quan đến vụ tham nhũng cực lớn tại Tamexco, một tập đoàn nhà nước khác, trong thời kỳ giữa và cuối những năm 1990s cũng đã lan tràn rộng rãi. Nhiều vấn đề tại Tamexco – như phân phối tín dụng có liên quan đến chính trị, cho các công ty đang nợ nhiều vay mượn và thiếu kiểm toán – cũng là cội rễ của những khó khăn hiện nay ở Vinashin.
Tất cả những điều này đều hỗ trợ cho luận điểm của Gainsborough rằng sự tiếp diễn trong nền chính trị Việt Nam đã bị lơ là nhằm cổ suý cho quan điểm hấp dẫn hơn về sự thay đổi. Những tác phẩm về Việt Nam đương đại viết bằng tiếng Anh đã gặp khó khăn trong việc tìm cách vượt qua khỏi cuộc chiến tranh Việt Nam trong hai khía cạnh chủ yếu. Thứ nhất, các tiểu thuyết gia, nhà báo và học giả Tây phương đã quá chú trọng vào việc viết về cuộc chiến Việt Nam, có lẽ bởi vì tính quan trọng vẫn còn tiếp diễn của cuộc chiến đối với những thảo luận chính trị hiện tại của Hoa Kỳ. Thứ hai, thế hệ thứ nhất của các học giả tìm cách vượt qua tiêu điểm nhỏ hẹp này bao gồm những người mà bản thân họ là sản phẩm của cuộc Chiến tranh Việt Nam (như David Marr và William Duiker) hoặc mang tâm lý của cuộc Chiến tranh Lạnh.
Cuốn sách mới của Gainsborough không chỉ bổ xung một cách quan trọng vào những tác phẩm đã có về Việt Nam đươngđại mà còn kích động những mặc định có sẵn đang diễn tả về nó. Ông đã xây dựng một người rơm của quá trình đổi mới rồi san bằng nó một cách đầy thông minh, giúp thiết lập một cơ cấu đầy quan trọng để giúp hiểu được sự thay đổi và tiếp diễn đang thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế đầy tốc độ tại Việt Nam.
Nếu nền chính trị của Việt Nam thật sự được vận động bởi cá nhân, sự bảo kê và tiền bạc hơn là bởi chính sách, đây thật sự là thời điểm chín muồi để kể lại câu chuyện đầy hưng phấn những chưa được viết ra về ai đã thắng và ai đã thua trong một phần tư thế kỷ khi những triển vọng kinh tế của đất nước đã được chuyển hoá đến độ không còn nhận ra được.//
http://www.globalasia.org/V5N4_Winter_2010/Martin_Gainsborough.html
Globalasia- 2010
Lê Quỳnh
BBCVietnamese.com, London
Cập nhật: 23:01 GMT - thứ tư, 23 tháng 5, 2012
Bốn nhà nghiên cứu về Việt Nam nói với BBC nhận định của họ về chính trị Việt Nam và viễn cảnh có dân chủ hóa hay không.
Điểm tham chiếu cho cuộc trao đổi qua email là Bấm một tiểu luận đăng trên Tạp chí Dân chủ (Journal of Democracy) số tháng Tư 2012, của Tiến sĩ người Anh Martin Gainsborough.
Đây là một trong vài nghiên cứu hiếm hoi gần đây của người nước ngoài tìm cách giải thích vì sao nền chính trị “không ưa các giá trị tự do” tồn tại ở cả ba nước Lào, Campuchia và Việt Nam.
Ba quốc gia này dù khác nhau nhưng cũng lại có nhiều điểm chung, theo ông Gainsborough, người từng có thời gian dài làm nghiên cứu thực địa tại Việt Nam.
Tác giả nhấn mạnh yếu tố văn hóa chính trị - vị nể tầng lớp trên và quan hệ mang tính gia trưởng – để giải thích trục liên hệ Nhà nước - Công dân ở ba nước. Nền văn hóa chính trị mà giới cầm quyền ở cả ba nước chia sẻ khiến họ bác bỏ đa nguyên và nghi ngờ mọi tổ chức độc lập và xã hội dân sự.
Dân chủ tự do phương Tây cũng khó nảy mầm ở ba nước vì “sự trỗi dậy của ‘chính trị tiền bạc" và "thương mại hóa nhà nước". Đây là hiện tượng có quyền là có tiền, và Nhà nước cùng doanh nghiệp sống dựa vào nhau.
BBC đã mời bốn tiến sĩ nghiên cứu Việt Nam bình luận về tiểu luận Bấm “Elites vs. Reform in Laos, Cambodia, and Vietnam” và thử dự đoán diễn biến chính trị sắp tới.
Bấm Tiến sĩ Lê Sỹ Long, Đại học Houston, Hoa Kỳ:
"Một khi công chúng càng không xem Đảng Cộng sản là vĩ đại, thì càng có nhiều người kêu gọi một hình thức chính trị đa nguyên nhất định"
Tiến sĩ Lê Sỹ Long
Theo tôi hiểu, Martin biện luận rằng không thể xảy ra sụp đổ chính thể ở Việt Nam, và chính phủ Việt Nam không gặp thách thức nghiêm trọng. Ông cũng đặt ra một số con đường mà Việt Nam sẽ đi, nhưng nói “điều chắc chắn là sự thắng thế to lớn và đột ngột của tư tưởng chính trị tự do là kết quả ít khả thi nhất”.
Nhìn chung, không hẳn là tôi bất đồng với luận điểm chung của Martin. Điểm duy nhất tôi muốn nói là dường như Martin đánh giá thấp những “sự đứt gãy cơ cấu” và “điểm bước ngoặt” đang xuất hiện ở Việt Nam, mà sẽ quyết định con đường đi của chính phủ.
Những “đứt gãy cơ cấu” bao gồm thất bại trong kiểm soát tham nhũng, yếu kém căn bản trong hệ thống kinh tế và tài chính (liên tục lạm phát cao, bất ổn giá, bộ máy hành chính cồng kềnh…), sự kém hiệu năng của chính phủ (phụ thuộc các doanh nghiệp nhà nước yếu kém, các vụ thu hồi đất gây tranh cãi…). Tuy vậy, tôi phải thừa nhận rằng những “đứt gãy cơ cấu” thường được dự báo ít khi nào xảy ra.
Chính quyền Việt Nam vẫn có khả năng hóa giải các phong trào 'ngoài luồng'
Những “điểm bước ngoặt” là hoạt động của các nhóm vì quyền lao động, đất đai, nhân quyền, dân chủ, tôn giáo. Các hoạt động này trước đây tương đối tách biệt nhau, nhưng nay bắt đầu tương tác bất chấp sự đàn áp của nhà nước. Theo một số tường thuật, sự kết nối gia tăng giữa các nhóm xã hội dân sự này là do nhà nước một đảng không thể đáp ứng đòi hỏi của dân chúng.
Như Carl Thayer từng nhận xét, rủi ro bất ổn chính trị hay bất ổn xã hội xảy ra vì sự phê phán chính sách ở một lĩnh vực này lại có thể lan qua các lĩnh vực khác. Tuy vậy, tôi cũng thừa nhận những “điểm bước ngoặt” không thể xảy ra trừ phi có ủng hộ, ít nhất ngấm ngầm, từ các nhóm khác hay một liên minh quan trọng bên trong Đảng.
Tuy vậy, tôi cho rằng những “sự đứt gãy cơ cấu” và “điểm bước ngoặt” hiện đang khiến Đảng khó duy trì hiện trạng như lâu nay. Các vụ như bauxite, Trường Sa và Hoàng Sa, và thu hồi đất đã dẫn đến tranh luận về cải cách – làm thế nào xây dựng một chính phủ có trách nhiệm và tuân thủ luật pháp.
Một khi công chúng càng không xem Đảng Cộng sản là vĩ đại, thì càng có nhiều người kêu gọi một hình thức chính trị đa nguyên nhất định.
Sụp đổ chính thể rất khó xảy ra chủ yếu vì hệ thống Đảng ở Việt Nam rất giỏi thu nạp các vấn đề nóng bỏng từ mọi phong trào “bước ngoặt”.
Về căn bản, cản trở cho kêu gọi cải tổ hiện nay là thiếu đồng thuận và động lực. Hai điều này thường xảy ra từ “sự đứt gãy cơ cấu” (như cải tổ kinh tế năm 1986) khi một liên minh tìm được đồng thuận để thúc đẩy thay đổi lớn.
Cuối cùng, tôi đồng ý với Martin rằng nếu những biến chuyển có xảy ra, thì tư tưởng chính trị tự do cũng sẽ không thắng thế. Tuy vậy, những thay đổi chuyển hóa sẽ có thể đánh dấu một cột mốc quan trọng để đem lại “diễn biến hòa bình” mà từ lâu thiếu vắng trong lịch sử chính trị Việt Nam.
Bấm Tiến sĩ Andrew Wells-Dang, nhà tư vấn về xã hội dân sự, Hội An, Việt Nam:
Martin Gainsborough rõ ràng đúng khi nói có những khía cạnh phi dân chủ trong văn hóa chính trị của Việt Nam (cũng như Lào và Campuchia) mà đã tồn tại từ những chính thể trước kéo dài cho đến ban lãnh đạo hiện nay. Nhưng tôi không nghĩ điều này quyết định những thay đổi tương lai. Nhiều nước Đông Á và Đông Nam Á có những khía cạnh tương tự, vậy mà một số (Indonesia, Nam Hàn, Đài Loan…) đã trở thành các nền dân chủ hoạt động tương đối tốt, và cũng có những nước chưa thành công.
Một chi tiết rút ra được từ phân tích của Tiến sĩ Gainsborough là dân chủ hóa phụ thuộc vào thay đổi trong xã hội và văn hóa chính trị. Nó không chỉ là thay một nhóm cai trị này bằng một nhóm khác. Một phần vì nhận thức này mà đa số các tác nhân của xã hội dân sự hiện nay không xem đối lập chính trị là ưu tiên.
Các lãnh đạo Hàn Quốc đã tạo ra cuộc biến đổi sang dân chủ
Bằng cách thực hiện các dự án cộng đồng và làm gương trong hoạt động, xã hội dân sự có thể đóng vai trò xây dựng để thúc đẩy một xã hội và nền văn hóa dân chủ hơn, ngay cả bên trong hệ thống chính trị hiện hành. Người ta không thể dự đoán khi nào hoặc liệu thay đổi chính trị có xảy ra hay không, nhưng sự tham gia về xã hội và văn hóa có thể diễn ra bất kỳ lúc nào.
Trong bài, tác giả cũng đặt câu hỏi làm thế nào ngăn chặn việc lợi dụng chức vụ để tư lợi. Tôi muốn chỉ ra rằng việc này không nhất thiết đồng nghĩa với dân chủ hóa. Một số nền dân chủ như Ấn Độ, Philippines cũng gặp vấn đề tham nhũng và lạm dụng quyền lực, trong khi một số nước phi dân chủ (Singapore, hay có lẽ Cuba) lại có tiến bộ giải quyết những vấn đề này.
Mọi hệ thống đều phải đi tìm giải đáp cho câu hỏi có thể làm gì khi các lãnh đạo vượt quá lằn ranh cho phép: hoặc bỏ phiếu loại bỏ họ, hoặc lật đổ qua các phong trào dân chúng, hoặc kỷ luật nội bộ. Hiện nay Việt Nam chỉ có cơ chế thứ ba, và cách này chỉ hiệu quả nhất định trong một thời gian.
Bấm Tiến sĩ Dr. Jörg Wischermann, Viện Nghiên cứu châu Á, Hamburg, Đức:
Martin Gainsborough có cái nhìn đáng chú ý về ba chính thể độc đoán ở Đông Nam Á và phân tích tác động của các lực lượng kinh tế, chính trị, văn hóa-xã hội giúp duy trì hiện trạng cũng như những lực lượng có thể dẫn đến thay đổi (hạn chế) của ba chính thể.
Giả định đằng sau phân tích của ông ấy là sự đối lập giữa văn hóa chính trị và quyền lợi của “giới tinh hoa” và bên kia là cái ông gọi là sự tham gia xã hội dân sự của một bộ phận giai cấp trung lưu. Sự đối lập này tạo thành trọng tâm cho khung lý thuyết mà tác giả dùng để phân tích các góc cạnh của nguyên trạng và thay đổi ở ba nước.
"Cách hiểu văn hóa như thế có thể bị tranh cãi nhiều. Nó có vẻ tương tự cái nhìn về những nước Ả Rập bị coi là thù nghịch với sự thay đổi – cho đến khi Mùa xuân Ả Rập hủy diệt những gì còn sót lại từ giả định này. "
Tiến sĩ Dr. Jörg Wischermann
Và ưu điểm cũng như nhược điểm trong phân tích của tác giả cũng nằm ở đây. Về căn bản, ông xem văn hóa là một hiện tượng xã hội cụ thể đại diện cho tính cách cốt lõi của một dân tộc, và ông cố gắng gắn hành vi của con người vào những cấu trúc hạn chế, định sẵn. Gainsborough cho rằng ở cả ba nước, văn hóa chính trị mang tính gia trưởng và độc đoán, và hiện trạng chính trị, kinh tế được các lợi ích kinh tế giúp duy trì. Trái ngược với nó, xã hội dân sự được mô tả như lực đẩy thay đổi từ từ.Bấm
Cách hiểu văn hóa như thế có thể bị tranh cãi nhiều. Nó có vẻ tương tự cái nhìn về những nước Ả Rập bị coi là thù nghịch với sự thay đổi – cho đến khi Mùa xuân Ả Rập hủy diệt những gì còn sót lại từ giả định này. Điểm thứ hai, về vai trò của xã hội dân sự như nguồn gốc của sự đổi thay từ từ, đáng tin hơn và có thể có nhiều bằng chứng thực tiễn ít nhất trong trường hợp Việt Nam.
Ở phần cuối, Gainsborough làm một điều khá hiếm là nhìn về tương lai của ba chính thể. Thật không may, ông chỉ đưa ra các kịch bản theo những điểm tham chiếu quen thuộc (dân chủ hóa ở Nam Hàn và Đài Loan; chia rẽ trong hàng ngũ của “giới tinh hoa”….). Một lần nữa, ông cho rằng sức mạnh của một nền văn hóa chính trị độc đoán sẽ hạn chế cố gắng thay đổi toàn diện chính thể (một kết luận mà theo tôi, ông không chứng minh ít nhất về thực nghiệm).
Phần cuối bài và đề cập liên tục của tác giả về sức mạnh khống chế của văn hóa chính trị khiến độc giả ngạc nhiên. Làm sao Đông phương luận (Orientalism) có thể hồ hởi sống lại ở Đông Nam Á, một năm sau khi Mùa xuân Ả Rập đã hủy diệt những gì còn lại của tư duy ấy?
Vì sao Gainsborough không giới hạn lập luận trong những gì có thể quan sát rõ ràng và đã được ông phân tích kỹ ở những tác phẩm trước đó: sự đối lập quyền lợi giữa các tầng lớp trong xã hội Việt Nam, và cố gắng của các giới nhằm khống chế nhà nước và chính sách của nhà nước.
Nếu tác giả làm thế, hẳn ông đã kết luận rằng hiện nay có một sự thống trị tạm thời và mong manh của một lớp người có ảnh hưởng về kinh tế, chính trị, và nhà nước mà họ khống chế có các chính sách nhằm xoa dịu giai cấp lao động và nông dân (hai cột trụ của chế độ cộng sản) mà bỏ qua giai cấp trung lưu. Ví dụ là chính sách chống lạm phát mà đã gây ra phá sản cho khoảng 100,000 đến 150,000 doanh nghiệp tư nhân vừa và nhỏ.
Bấm Tiến sĩ Tường Vũ, Phó Giáo sư Khoa Chính trị học, Đại học Oregon, Hoa Kỳ:
Martin Gainsborough đúng khi cho rằng văn hóa chính trị của giới tinh hoa và một xã hội dân sự yếu ớt tạo thành những thách thức to lớn cho dân chủ tự do (liberal democracy).
Cảnh sát Jakarta và người biểu tình năm 1999: hiện chưa rõ Việt Nam theo mô hình Đài Loan hay Indonesia
Nhưng dân chủ tự do chỉ là một hình thức của dân chủ. Các nền dân chủ châu Á như Nhật Bản và Nam Hàn, ở nhiều mặt, là phi tự do. Ví dụ, theo Luật An ninh Quốc gia từ năm 1948, chính phủ Nam Hàn có thể truy tố và tống giam người dân chỉ vì họ ca ngợi Bắc Hàn. Năm 2010, 151 người bị thẩm vấn vì nghi ngờ vi phạm Luật An ninh Quốc gia.
Số lượng người bị truy tố vì có hoạt động 'thân Bắc Hàn' trên mạng là 82 người năm 2010.
Sang năm 2011, có 178 trang web nội địa bị đóng cửa vì bị cho là có nội dung 'ủng hộ Bắc Hàn'.
Để có dự đoán chính xác hơn, có lẽ chúng ta cần giới hạn sự thảo luận về một hệ thống thực tiễn hơn, ví dụ nền dân chủ có bầu cử đa đảng như Indonesia. Hệ thống này dĩ nhiên không hoàn hảo, nhưng từ góc nhìn tự do, nó vẫn tốt hơn nhiều so với chế độ độc tài toàn trị hiện nay ở Việt Nam.
Nếu ta nghĩ theo hướng này, khả năng chuyển đổi cao hơn nhiều ngay cả khi không thể nói chính xác khi nào nó xảy ra. Khó đoán là vì thông thường, chuyển đổi chỉ xảy ra khi nhiều sự kiện cùng kết hợp.
"Tôi thấy Indonesia và Ai Cập là kịch bản khả dĩ hơn cho Việt Nam, chứ không phải Nam Hàn và Đài Loan, do mâu thuẫn giữa các phe trong Đảng Cộng sản, quản lý kinh tế kém và sự tụt giảm chất lượng cuộc sống mấy năm qua, cũng như sự gia tăng tham nhũng và bạo lực của cảnh sát."
Tiến sĩ Tường Vũ
Thử nghĩ về sự sụp đổ của chính thể Suharto ở Indonesia năm 1998. Nó xảy ra vì khủng hoảng kinh tế và chuyện kế vị. Trước đây khủng hoảng kinh tế đã từng có nhưng chỉ khi kết hợp vấn đề kế vị, nó mới khiến chính thể Suharto sụp đổ. Năm 2011 ở Ai Cập, cũng là vấn đề kế vị và sự xuất hiện đột ngột của một biểu tượng tử sĩ khiến sự phẫn nộ dồn nén lâu nay bùng phát chống sự tàn bạo của cảnh sát.
Tôi thấy Indonesia và Ai Cập là kịch bản khả dĩ hơn cho Việt Nam, chứ không phải Nam Hàn và Đài Loan, do mâu thuẫn giữa các phe trong Đảng Cộng sản, quản lý kinh tế kém và sự tụt giảm chất lượng cuộc sống mấy năm qua, cũng như sự gia tăng tham nhũng và bạo lực của cảnh sát.
Dĩ nhiên, việc chuyển giao quyền hành ở Việt Nam được thể chế hóa tốt hơn Indonesia và Ai Cập. Nhưng kể từ 2006, ta chứng kiến việc tập trung quyền hành vào tay Thủ tướng và phe của ông. Chưa rõ liệu phe này có khả năng thể chế hóa ưu thế của họ tại Đại hội Đảng lần sau hay không.
Nói về nguồn gốc thay đổi, những gì Đảng Nhân dân Hành động làm ở Singapore cũng không xảy ra được ở Việt Nam, vì đảng cộng sản cầm quyền ở Việt Nam thậm chí chưa bao giờ chấp nhận khái niệm đối lập. Đi từ “dân chủ tập trung” đến “đối lập trung thành” là con đường quá xa cho họ. Ngược lại, các đảng đối lập ở Singapore, dù yếu, vẫn luôn tồn tại. Do thiếu sự đối lập có tổ chức ở Việt Nam, một kịch bản như ở Liên Xô (một phe hay cá nhân trong Đảng, Boris Yeltsin, dẫn dắt thay đổi đột ngột) là khả dĩ hơn.
Liệu sẽ có Yeltsin ở Việt Nam hay không, và người đó như thế nào, sẽ phụ thuộc sự kết hợp các yếu tố kể trên. Nhưng ngày hôm nay, sự kết hợp đó có vẻ khả thi hơn so với 5 năm trước.
Quý vị có ý kiến về các nhận định này xin Bấm chia sẻ với BBC Tiếng Việt.
GIỚI THIỆU SÁCH “VIỆT NAM : NHÌN LẠI CHẾ ĐỘ” của Martin Gainsborough
Giới thiệu sách – Việt Nam: Nhìn lại chế độ
Nguồn: Ben Bland, Global Asia
Diên Vỹ, X-Cafe chuyển ngữ
01/10/2011
http://www.x-cafevn.org/node/1580
Ben Bland điểm sách Việt Nam: Nhìn lại chế độ (Vietnam: Rethinking The State ) của Martin Gainsborough, NXB Zed Books, 2010.
http://ecx.images-amazon.com/images/I/41s1b5Xa8pL._SL500_AA300_.jpg
Bóc trần ‘Đổi mới’
Lang thang ở trung tâm Hà Nội, nơi những biểu ngữ chạy khẩu hiệu của Đảng Cộng sản giăng ngang đường phố của những gian hàng nữ trang, những tiệm quần áo hàng hiệu và những nhà hàng sang trọng, thật dễ để bị lôi cuốn vào quan điểm đã được chấp nhận về Việt Nam đã làm cách nào để đạt được ngày hôm nay.
Quan điểm này, vốn được chia sẻ bởi Đảng Cộng sản cũng như nhiều học giả quốc tế, cho rằng từ năm 1986 khi chính quyền phát động một chương trình toàn khắp về việc cách tân kinh tế theo hướng thị trường – tiếng Việt gọi là đổi mới – nhằm tiếp sức cho nền kinh tế đã dậm chân tại chỗ vì những giới hạn của hợp tác xã nông nghiệp và kế hoạch tập trung. Việc triển khai và mở rộng thành công của kế hoạch này trong 24 năm kế tiếp đã chuyển biến tương lai Việt Nam khi chính quyền rút lui khỏi kinh tế và lĩnh vực tư nhân thăng hoa. Từ đó Việt Nam đã chuyển từ một nước cô lập, nghèo khó trở thành một quốc gia sôi động với thu nhập ở mức trung bình. Đó là lập luận thường thấy.
Tuy nhiên, một bổ xung mới vào dòng sách vốn rất giới hạn về Việt Nam đương đại đã tìm cách đập tan sự thừa nhận dễ dãi này. Trong cuốn sách phá vỡ thần tượng Việt Nam: Nhìn lại Chế độ của mình, Martin Gainsborough, một giảng viên chính trị tại Đại học Bristol ở Anh Quốc, đã lập luận rằng mọi cố gắng nhằm phân tích nền chính trị của Việt Nam qua lăng kính “đổi mới” đều sai lầm về cơ bản.
Gainsborough, một người vừa trở thành một tu sĩ Anglican, thừa nhận rằng trong hơn 20 năm qua Việt Nam “đã trải qua một chuyển biến từ một hệ thống kế hoạch tập trung trở thành một hệ thống chú trọng vào thị trường để phân phối hàng hoá và dịch vụ,” và rằng sự chuyển biến này đã dẫn đến việc hội nhập sâu rộng hơn vào nền kinh tế thế giới và nâng cao thu nhập bình quân. Nhưng ông nói rằng quá trình này, vốn được thúc đẩy bởi một loạt những thành phần, nên được hiểu một cách thẳng thừng là “thị trường hoá” hơn là đổi mới.
Gainsborough liệt kê bốn trở ngại lớn trong quan điểm đồng thuận về quá trình đổi mới ở Việt Nam.
Thứ nhất, nó nhấn mạnh quá nhiều vào thay đổi hơn là tiếp diễn.
Thứ hai, nó phóng đại tầm mức về việc chính sách là yếu tố quyết định thay đổi và vai trò của giới cầm đầu chính trị đang kiểm soát sự thay đổi này.
Thứ ba, nó hiểu sai về tính chất của nền chính trị ở Việt Nam, vốn trên thực tế là “một tập hợp tạp nham của những tác động và phản tác động từ giới lãnh đạo” và “rất không rõ ràng như thường được nghĩ.”
Cuối cùng, nó khuyến khích một cố gắng sai lầm nhằm chia Đảng Cộng sản ra làm hai thành phần “đổi mới” và “bảo thủ”.
Ông viết: “Tuy nhiên, những gì chúng ta khám phá ra là nền chính trị này không nhắm vào những tranh chấp giữa những vị thế chính sách đối chọi nhau – giới lãnh đạo Việt Nam rất hời hợt về chính sách – mà về tiền bạc, sự bảo trợ và sự liên kết bè phái chính trị lỏng lẻo liên quan đến cá nhân.” Sự mê hoặc sai lạc đối với quá trình đổi mới này đã làm mờ mắt hầu hết các nhà quan sát quốc tế trước thực chất về sự thay đổi của nền kinh tế (và, trong giới hạn nhỏ hơn, của nền chính trị) trong hai thập niên qua.
Gainsborough đặc biệt có vấn đề với quan điểm rằng sự rút lui của nhà nước ra khỏi kinh tế và việc nuôi dưỡng một thành phần doanh nghiệp tư nhân là động cơ thúc đẩy sự tăng trưởng nhanh chóng ở Việt Nam. Rút tỉa từ nghiên cứu thực tế kinh doanh ở Thành phố Hồ Chí Minh và ở những tỉnh xa hơn như Lào Cai và Tây Ninh, ông nhấn mạnh rằng chính quyền, trên thực tế đã tăng cường sự kiểm soát của mình trong kinh tế khi mức tăng trưởng nhảy vọt từ những năm 1990 trở về sau.
Các nhà đầu tư nước ngoài và các công ty Việt Nam thường than phiền rằng luật lệ và cơ cấu pháp lý trong nhiều ngành công nghiệp vẫn không rõ ràng và đồng nhất. Đây không phải là điều ngẫu nhiên, vì chính quyền Việt Nam sử dụng tính chất mơ hồ như là một “công cụ quản lý”, Gainsborough nói. “Để thành công trong kinh doanh, các công ty vẫn phải dựa dẫm nhiều vào chính quyền để có được giấy phép, hợp đồng, quyền truy cập vốn, đất đai và, rất thường xuyên là sự bảo kê,” ông viết.
Vì thế, trong khi có những than phiền ngày càng nhiều từ cộng đồng doanh nghiệp kêu gọi giảm bớt giới hạn và tăng cường sự minh bạch trong luật lệ, “những lời kêu gọi này tương đối yếu ớt so với sự hào hứng mà nhiều công ty, vì cần thiết, phải chạy theo lòng bố thí của chính quyền.”
Gainsborough ít khi bỏ qua một yếu tố nào trong luận chứng của mình, đa phần được viết rất súc tích, ngay cả khi ông tìm cách khẳng định một giả thuyết chung về chính quyền có thể làm cho những độc giả không chuyên về nghiên cứu phải vò đầu bứt tai.
Những quan sát mới mẻ nhưng thẳng thừng và đầy thách thức của ông về nền chính trị Việt Nam được đưa ra vào thời điểm quan trọng của đất nước. Trước kỳ đại hội năm năm của Đảng Cộng sản được tiến hành vào tháng Giêng, Việt Nam đang bị tả tơi bởi nền kinh tế vĩ mô bất ổn và mối quan ngại về khả năng của chính quyền trong việc giữ nguyên tỉ lệ tăng trưởng nhanh. Nhiều nhà kinh tế và nhà phân tích bày tỏ hi vọng rằng trong đại hội lần thứ 11 này, khi kế hoạch về giới lãnh đạo và kinh tế được đưa ra, sẽ giúp thúc đẩy đất nước vào hướng đi đúng – nhanh chóng thay đổi các công ty nhà nước nặng nề cũng như những thay đổi khác tạo ra một môi trường kinh doanh có lợi hơn.
Nhưng Gainsborough lập luận rằng không chỉ những tiên đoán về đại hội đảng chỉ dựa trên những thông tin tối thiểu, chúng còn thường dựa trên quan điểm sai lạc về nền chính trị Việt Nam, vốn thường không được định hình bởi các thảo luận chính trị. “Để bắt kịp với những khu vực khác trong châu Á, nền chính trị ở Việt Nam chú tâm hơn vào cá nhân và mối quen biết với những thế lực bảo kê cũng như sự bảo trợ về chính trị hơn là chính sách,” ông viết.
Sự phê bình này cũng đã đi vào trọng tâm của tính chính danh của Đảng Cộng sản hiện thời, một đảng duy nhất ở Việt Nam vốn được suy dẫn từ việc tự nhận rằng đã đề xuất và tiến hành đổi mới, cùng với huyền thoại là người bảo vệ chủ quyền đất nước. “Khái niệm rằng đã có một kế hoạch rõ ràng về chính sách mà giới lãnh đạo đã đề ra trong năm 1986 và tìm cách để tiến hành nó là một điều sai lầm,” Gainsborough viết. Sau đó ông bổ xung thêm: “Ngay cả những sự thật ‘thiêng liêng’ nhất sau 1975, cụ thể là sự liên hệ giữa Đại hội lần Sáu của Đảng năm 1986 với việc ‘phát động’ đổi mới, cũng đòi hỏi một cuộc điều tra mới liên quan đến sự diễn giải mang tính xét lại rằng đại hội đảng là người cổ xuý cho công cuộc này.”
Nếu những nhận định trên khiến cho những vị lãnh đạo Việt Nam nào đọc chúng cảm thấy khó chịu, chúng cũng đem đến sự bất an cho những nhà đầu tư nước ngoài và các công ty Việt Nam, vốn đang nóng lòng muốn thấy được một ngân hàng trung ương độc lập hơn, hệ thống pháp lý và luật lệ rõ ràng hơn, và thêm nhiều thay đổi trong hệ thống giáo dục trì trệ. Những hi vọng về việc một chương trình đổi mới bỗng dưng xuất hiện sau khi những tranh chấp chính trị liên quan đến đại hội đảng lắng dịu có vẻ như là một ảo tưởng khi được nhìn qua lăng kính phân tích của Gainsborough.
Những thảo luận tiền đại hội tại quốc hội, trong ngành truyền thông Việt Nam và trong cộng đồng viện trợ quốc tế cũng như những nhà đầu tư đã chú trọng vào việc Vinashin, một công ty đóng tàu nhà nước đã gần như phá sản sau khi mở rộng vào nhiều lĩnh vực và gây ra những món nợ không chi trả nổi. Một số tổng giám đốc đã bị bắt giữ về tội danh sai phạm trong quản lý kinh tế sau khi chính quyền công bố những khó khăn của công ty này vào tháng Sáu.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đang bị phê phán vì trên thực tế các giám đốc Vinashin trực tiếp nằm dưới quyền văn phòng thủ tướng và chính ông đã đề xuất viễn kiến về việc phát triển những tập đoàn nhà nước theo chiều hướng của những chaebol của Nam Hàn. Những khó khăn tại Vinashin do đó đã tạo ra một tranh luận hiển nhiên rằng về những giá trị của việc phát triển do nhà nước chỉ đạo. Các độc giả đọc sách của Gainsborough cũng sẽ bắt buộc phải suy nghĩ kỹ về điều này. Ông lưu ý rằng việc phanh phui những trường hợp sai phạm quản lý kinh tế và tham nhũng trước đây không phải vì mong muốn tiêu diệt tham nhũng và sự thiếu hiệu quả mà chủ yếu là vì những đấu đá giữa những bộ phận khác nhau trong chính quyền. Ví dụ như ông cho rằng đa số những biểu hiện liên quan đến vụ tham nhũng cực lớn tại Tamexco, một tập đoàn nhà nước khác, trong thời kỳ giữa và cuối những năm 1990s cũng đã lan tràn rộng rãi. Nhiều vấn đề tại Tamexco – như phân phối tín dụng có liên quan đến chính trị, cho các công ty đang nợ nhiều vay mượn và thiếu kiểm toán – cũng là cội rễ của những khó khăn hiện nay ở Vinashin.
Tất cả những điều này đều hỗ trợ cho luận điểm của Gainsborough rằng sự tiếp diễn trong nền chính trị Việt Nam đã bị lơ là nhằm cổ suý cho quan điểm hấp dẫn hơn về sự thay đổi. Những tác phẩm về Việt Nam đương đại viết bằng tiếng Anh đã gặp khó khăn trong việc tìm cách vượt qua khỏi cuộc chiến tranh Việt Nam trong hai khía cạnh chủ yếu. Thứ nhất, các tiểu thuyết gia, nhà báo và học giả Tây phương đã quá chú trọng vào việc viết về cuộc chiến Việt Nam, có lẽ bởi vì tính quan trọng vẫn còn tiếp diễn của cuộc chiến đối với những thảo luận chính trị hiện tại của Hoa Kỳ. Thứ hai, thế hệ thứ nhất của các học giả tìm cách vượt qua tiêu điểm nhỏ hẹp này bao gồm những người mà bản thân họ là sản phẩm của cuộc Chiến tranh Việt Nam (như David Marr và William Duiker) hoặc mang tâm lý của cuộc Chiến tranh Lạnh.
Cuốn sách mới của Gainsborough không chỉ bổ xung một cách quan trọng vào những tác phẩm đã có về Việt Nam đươngđại mà còn kích động những mặc định có sẵn đang diễn tả về nó. Ông đã xây dựng một người rơm của quá trình đổi mới rồi san bằng nó một cách đầy thông minh, giúp thiết lập một cơ cấu đầy quan trọng để giúp hiểu được sự thay đổi và tiếp diễn đang thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế đầy tốc độ tại Việt Nam.
Nếu nền chính trị của Việt Nam thật sự được vận động bởi cá nhân, sự bảo kê và tiền bạc hơn là bởi chính sách, đây thật sự là thời điểm chín muồi để kể lại câu chuyện đầy hưng phấn những chưa được viết ra về ai đã thắng và ai đã thua trong một phần tư thế kỷ khi những triển vọng kinh tế của đất nước đã được chuyển hoá đến độ không còn nhận ra được.//
http://www.globalasia.org/V5N4_Winter_2010/Martin_Gainsborough.html
Globalasia- 2010
Thứ Năm, 24 tháng 5, 2012
SUY TRẦM HAY KHẮC KHOẢI?
…- Doanh nghiệp nhà nước như tế bào ung thư đang hủy hoại các tế bào lành lặn và triệt phá tiềm năng phát triển của cả nước. Vì vậy, vấn đề không chỉ là suy trầm kinh tế có tính chất chu kỳ. Nạn suy trầm đó cho thấy Việt Nam phải thay đổi, nhưng lãnh đạo vẫn cưỡng chống sau các khẩu hiệu rỗng rang như người ta thấy từ kỳ họp vừa qua của Ban chấp hành Trung ương …
Vũ Hoàng & Nguyễn-Xuân Nghĩa, RFA Ngày 120523
Cùng lúc, cả Việt Nam và Trung Quốc đều báo động về nạn đình trệ kinh tế.
* RFA photo - Đường phố Sài Gòn hôm nay *
Trong khi tờ Nhân dân Nhật báo tại Hà Nội xác nhận là đã có dấu hiệu suy giảm sản xuất trong bốn tháng đầu năm thì tại Trung Quốc, chính Thủ tướng Ôn Gia Bảo kêu gọi là nên đặt ưu tiên cao hơn cho tăng trưởng. Diễn đàn Kinh tế tìm hiểu về nguyên nhân của tình trạng đó qua phần trao đổi của Vũ Hoàng với nhà tư vấn kinh tế Nguyễn-Xuân Nghĩa của đài Á châu Tự do.
Vũ Hoàng: Xin kính chào ông Nghĩa. Thưa ông, hai tháng trước, qua chương trình phát thanh ngày 28 Tháng Ba, chúng ta tìm hiểu về một quyết định của Quốc hội Trung Quốc là từ năm nay sẽ giảm chỉ tiêu tăng trưởng xuống mức 7,5% một năm thay vì giữ tốc độ 8% như trong tám năm qua, để còn cải tổ lại cơ chế kinh tế. Khi ấy, ông nhận định rằng cuối cùng, xứ này vẫn có đà tăng trưởng cao và gặp bất lợi vì càng khó cải cách. Quả nhiên, cuối tuần qua thì Thủ tướng Ôn Gia Bảo phát biểu tại Vũ Hán của tỉnh Hồ Bắc, là dù phải tiếp tục thi hành chính sách công chi và tiền tệ một cách thận trọng, Trung Quốc vẫn cần đẩy mạnh ưu tiên tăng trưởng.
Cùng lúc đó, thưa ông, tờ Nhân dân Nhật báo của đảng Cộng sản Việt Nam cũng vừa xác nhận là kinh tế đã có dấu hiệu suy giảm, và nhiều nhà nghiên cứu kinh tế trong nước nói đến viễn ảnh sẽ hụt mất chỉ tiêu tăng trưởng từ sáu đến 6,5% và chỉ còn 4% hay 4,5% là nhiều. Đồng thời nỗi khó khăn và thậm chí phá sản của cả vạn doanh nghiệp phải được các đại biểu lưu tâm trong kỳ họp thứ ba của Quốc hội khoá XIII vào tháng này.
Giữa bối cảnh còn u ám của kinh tế thế giới, chúng tôi đề nghị diễn đàn chuyên đề của chúng ta sẽ tìm hiểu về những khó khăn này của Trung Quốc và Việt Nam. Cụ thể là tại sao như vậy?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: -Tôi thiển nghĩ rằng sinh hoạt kinh tế các nước có thể nhất thời trôi vào chu kỳ suy trầm và cần một số biện pháp điều chỉnh. Kinh tế thế giới lại đang gặp cảnh hy hữu hơn một chu kỳ suy trầm, do hiện tượng các nước công nghiệp hóa chi tiêu quá mức và mắc nợ quá nhiều từ mấy chục năm nay nên đến lúc phải trả. Đó là cảnh suy trầm kéo dài của Hoa Kỳ, Nhật Bản và các nước Âu Châu. Khi ấy thế giới hy vọng các nước đang phát triển, đứng đầu là Trung Quốc, sẽ là những đầu máy thay thế. Nhưng sự thể lại không được vậy vì như Việt Nam, Trung Quốc vẫn cần xuất khẩu vào các thị trường công nghiệp hoá nên cũng bị hiệu ứng trì trệ.
- Thật ra, cả hai nền kinh tế này không chỉ bị hậu quả chu kỳ, là chỉ gặp khó khăn giai đoạn, mà còn có nhược điểm nằm trong cơ cấu và gặp hoàn cảnh đình trệ thì các nhược điểm mới phát tác. Vì thế, họ không chỉ bị đà tăng trưởng thấp mà còn gặp nhiều chuyện nguy ngập hơn, nên có thể phải rà soát lại toàn bộ cơ chế kinh tế, chiến lược phát triển và nhất là tổ chức chính trị. Có lẽ lãnh đạo Bắc Kinh thấy ra điều ấy, còn nhà cầm quyền Hà Nội thì e rằng chưa và đấy mới là chuyện đáng sợ hơn cả.
Tăng trưởng và Cải cách
Vũ Hoàng: Như vậy chúng ta sẽ lần lượt nói về chuyện tăng trưởng và cải cách của Trung Quốc trước khi tìm hiểu về trường hợp Việt Nam. Thưa ông, đâu là những nhược điểm về cơ cấu của Trung Quốc như ông nói?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Trung Quốc có cơ cấu kinh tế chính trị xin tạm gọi là "tập trung chính trị mà phân quyền kinh tế". Theo mô hình này, trung ương giữ độc quyền chính trị qua hệ thống lý luận và tổ chức của đảng, mà cho các địa phương, từ cấp tỉnh, thành phố và quận huyện, nhiều quyền hạn về kinh tế.
- Cụ thể thì đảng bổ nhiệm nhân sự tại các địa phương và ở dưới, đảng viên thăng quan tiến chức nếu đạt thành tích tại địa phương mà họ quản lý và thật ra họ chỉ chịu trách nhiệm với cấp trên chứ không do dân chúng ở dưới bầu lên. Hình thái ấy không mấy khác tổ chức hành chính công quyền của xứ này vào thời cổ. Kết quả thì đảng bảo đảm được quyền lãnh đạo của mình, còn các địa phương thì linh động giải quyết yêu cầu kinh tế ở dưới, thậm chí còn phát huy sáng kiến và tranh đua với nhau vì ai thành công thì được ở trên cất nhắc lên vị trí cao hơn.
Vũ Hoàng: Nghe ông trình bày thì thính giả có thể hiểu vì sao mà có tỉnh thì theo hướng này, tỉnh khác lại có đường lối khác. Cũng vì vậy mà khi là Bí thư Trùng Khánh từ năm 2007 thì ông Bạc Hy Lai hành xử khác với người tiền nhiệm là Uông Dương nay đang là Bí thư Quảng Đông.
Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Thưa vâng, vì cơ chế kinh tế chính trị đó mà dưới sự quan sát của trung ương, các địa phương đều thi đua hay thử nghiệm sáng kiến để tìm mức tăng trưởng cao. Đấy là lý do khiến kỳ trước mình nói rằng khi nào tốc độ tăng trưởng của các địa phương cũng cao hơn chỉ tiêu do trung ương đề ra từ một đến ba phần trăm. Then chốt là trung ương cần địa phương tạo ra việc làm và giữ gìn ổn định xã hội và khi cả tỷ người bung ra sản xuất như vậy thì kinh tế có sản lượng tăng vọt làm thế giới cho là phép lạ.
- Nhưng dù có lấy đó làm thành tích biện minh cho vai trò cần thiết của đảng độc quyền, lãnh đạo Trung Quốc có thấy tăng trưởng cao mà vẫn thiếu phẩm chất, bị lãng phí và gây ô nhiễm. Trong khi mỗi nơi lại phát triển một hướng nên lại gây ra bất công lẫn bất ổn vì dị biệt quá lớn giữa các địa phương hay thành phần kinh tế. Khi lên lãnh đạo từ năm 2003, thế hệ thứ tư như Hồ Cẩm Đào hay Ôn Gia Bảo đã muốn tập trung quyền lực về trung ương để phần nào tái phân lợi tức và tài nguyên cho cân bằng hơn mà không nổi.
- Thế rồi nạn tổng suy trầm toàn cầu từ năm 2008 mở ra mâu thuẫn giữa tăng trưởng và cân đối, với ưu tiên lại dồn vào tăng trưởng nhờ lượng công chi và tín dụng vĩ đại. Được bơm phương tiện mà ít năng suất thì biện pháp kích thích thổi lên lạm phát. Chế độ phân quyền cho địa phương còn đưa tới nạn bong bóng địa ốc và tư bản thân tộc, kèm theo lối vận động chính trị để tranh đoạt quyền bính tại trung ương như chúng ta đã thấy qua vụ Bạc Hy Lai. Hãy nghĩ đến tham vọng của Ngô Tam Quế trấn thủ tại Vân Nam khi thấy Khang Hy còn quá trẻ ở Bắc Kinh!
Ba mục tiêu của TQ
Vũ Hoàng: Từ bối cảnh phức tạp đó, thưa ông, người ta có cảm tưởng như lãnh đạo Bắc Kinh chưa thoát khỏi mâu thuẫn giữa tăng trưởng và cân đối mặc dù đảng và Quốc hội đều nói tới yêu cầu cải tổ cơ cấu. Câu hỏi mà nhiều người thắc mắc là sau kỳ họp Quốc hội vào Tháng Ba, ông Ôn Gia Bảo nhấn mạnh tới cải cách và hạ chỉ tiêu tăng trưởng mà bây giờ ông lại nói đến ưu tiên cao hơn một chút cho tăng trưởng. Thế thì chuyện gì đang xảy ra vậy?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Trong chuyến tham quan Vũ Hán vào cuối tuần qua, Thủ tướng Trung Quốc chỉ thị là phải cẩn trọng xử lý cả ba mục tiêu là duy trì tăng trưởng, tái cấu trúc kinh tế và kiềm chế lạm phát. Lời phát biểu ấy cho thấy những khó khăn trầm trọng của xứ này.
- Trước hết, sản lượng công nghiệp trong Tháng Tư sụt tới mức thấp nhất từ hai năm nay, lượng đầu tư cố định thì tăng ít nhất kể từ một chục năm và niềm tin của thị trường giảm sút đáng kể. Trong khi ấy, lại có tin là bốn ngân hàng lớn nhất bỗng dưng giảm mức tín dụng tới 99% trong hai tuần đầu của Tháng Năm, là chuyện rất lạ và cực nguy. Các doanh nghiệp đều vay mượn quá nhiều và tồn tại nhờ vay thêm để trả nợ cũ, tức là chỉ đổi nợ thôi. Khi tình hình sản xuất sa sút mà ngân hàng lại ngưng cho vay thì nhiều doanh nghiệp sẽ phá sản, thất nghiệp tăng vọt và động loạn xã hội sẽ lan rộng. Gặp hoàn cảnh này thì làm sao có thể giảm đà tăng trưởng qua hạn chế tín dụng? Ôn Gia Bảo nhắc tới ưu tiên tăng trưởng là theo ý đó, nhưng cũng nhắc nhở là phải thận trọng, chỉ vì bóng ma của lạm phát và nạn đầu cơ địa ốc vẫn rình rập.
Vũ Hoàng: Nếu quả như vậy thì sau 30 năm tăng trưởng ngoạn mục, Bắc Kinh đang ngõ cụt, vì ngả nào cũng có chướng ngại kinh tế lẫn xã hội và chính trị, dù bên ngoài cứ ngợi ca phép lạ Trung Quốc và lãnh đạo xứ này vẫn ra vẻ uy hiếp các nước lân bang. Theo như ông nhận xét thì họ còn có thể làm gì để thoát hiểm?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Chúng ta thật khó có câu trả lời và có lẽ còn phải chờ đợi thêm ít lâu.
- Bản thân tôi thì không đánh giá thấp trình độ lãnh đạo của xứ này nên nghĩ rằng họ sẽ dám làm chuyện táo tợn, đó là đành cho kinh tế suy trầm, là đạt tăng trưởng thấp hơn, với rủi ro là doanh nghiệp kém hiệu năng sẽ phá sản hàng loạt và thất nghiệp có thể tăng vọt. Nếu vượt qua được khó khăn này, Trung Quốc mới thực sự cải tiến khả năng cạnh tranh và có được nền kinh tế quân bình hơn. Điều ấy cũng có nghĩa là họ sẽ phải có thay đổi về chính trị từ trên xuống. Nếu không vượt nổi những thách đố ấy, Trung Quốc vẫn bị suy trầm kinh tế mà còn bị loạn to.
Vũ Hoàng: Ta bước qua Việt Nam vì thưa ông hình như xứ này cũng có một số điểm tương đồng về những khó khăn trước mắt với doanh nghiệp phá sản, ngân hàng rung rinh và kinh tế sa sút...
Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Thưa nói về kích thước thì Việt Nam chỉ bằng một tỉnh của Trung Quốc, mà về trình độ thì dù đau lòng tôi phải cho rằng lãnh đạo xứ này mới chỉ ở cấp quận huyện của lân bang đáng ngại kia. Lãnh đạo Hà Nội vẫn còn lối tư duy của phó lý trương tuần trong làng xã thời xưa nên chỉ bo bíu nghĩ đến đỉnh chung trước mắt trong khi coi dân như rác.
- Thuần về kinh tế, Việt Nam có ưu thế và hoàn cảnh thật ra dễ hơn Trung Quốc để vừa ra khỏi bóng rợp của họ vừa vượt lên thành một nước "tân hưng" Đông Nam Á. Từ hai chục năm nay, các định chế quốc tế đã có cả ngàn khuyến cáo về cải cách mọi mặt, đi cùng viện trợ cả tài chính lẫn kỹ thuật. Nhưng tài chính thì bỏ túi, kỹ thuật thì bỏ qua và họ tráng men tiến trình công nghiệp hoá ngoài vỏ, với cùng chiến lược là ép dân lấy đất, bóp lương để đạt lợi thế nhân công rẻ. Đấy là thành quả kinh tế tồi tàn do trạng thái tâm lý nghèo nàn của lãnh đạo khi họ ru ngủ nhau với cách xoa đầu ngợi khen của giới đầu tư quốc tế. Sự thể nay đã khác...
Tình hình Việt Nam
Vũ Hoàng: Ông nói rằng nay đã khác thì khác như thế nào?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Tôi xin đi từ xa đến gần, từ thấp lên cao để chúng ta thấy ra điều ấy.
- Việt Nam chỉ cải cách sau năm 1991, tức là 20 năm trở lại thôi, sau năm năm thả nổi và dọ dẫm từ Đại hội VI, và phải đổi mới vì Liên bang Xô viết đã tan rã. Ngay từ đó, hai nhu cầu đã được đặt ra và được quốc tế viện trợ để tiến hành, là cải cách hành chính công quyền và cải cách doanh nghiệp nhà nước. Hai chục năm sau, doanh nghiệp nhà nước vẫn tồn tại và lớn mạnh trong một sự phung phí vĩ đại, điển hình mà không duy nhất chính là tập đoàn Vinashin. Khi nội vụ bùng nổ từ bốn năm qua, ta mới thấy nhiều kẽ hở khó hiểu của nền hành chính công quyền vì không xác định nổi trách nhiệm pháp lý và chuyên môn của các cơ quan chủ quản hay giám sát.
- Đây là chuyện đỉnh chung hay bạc tiền của quan chức trong hệ thống nhà nước, vì nhiều nhóm lợi ích đã sống nhờ các cơ sở này, dưới sự bảo kê của đảng ở trên. Thành thử hệ thống kinh tế chính trị xứ này chỉ là một tổ chức kinh tài có độc quyền bạo lực, một đảng 'mafia' khoác cờ đỏ. Từ 20 năm nay người ta đã thấy là nếu không tách đảng ra khỏi pháp quyền nhà nước thì tình trạng này vẫn tồn tại. Nếu không giải trừ tư tưởng công hữu và cải tổ luật lệ về đất đai thì nạn cướp đất rồi xua công an và lính tráng đi đàn áp nạn nhân sẽ còn tiếp tục.
Vũ Hoàng: Thưa ông, trường hợp này có khác gì với Trung Quốc hay chăng?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Thưa rằng có mà không. Có là khi cơ chế chính trị đó dẫn tới hiện tượng tư bản thân tộc, đám quý tộc đảng độc quyền trục lợi và dùng quan hệ đó làm ung thối hệ thống tư doanh. Hiện tượng "Thái tử đảng" trở thành đại gia kinh tế là một thí dụ dễ thấy nhất.
- Nhưng có khác là lãnh đạo Trung Quốc quan sát các sáng kiến xấu tốt của địa phương và tìm cách điều chỉnh. Việt Nam thì định chế hóa gần như vĩnh viễn loại giải pháp gọi là "thí điểm". Người ta thử nghiệm một giải pháp và khi các nhóm lợi ích đó thấy có lợi là duy trì luôn. Vì vậy, giải pháp "Tập đoàn Kinh tế Nhà nước" hay "Tổng công ty Nhà nước" vẫn được bảo vệ dù có năng suất đầu tư rất thấp và tỷ lệ tham nhũng rất cao.
- Nguyên nhân là không chỉ nắm quyền và thế, các nhóm lợi ích còn chi phối chính sách quản lý, gây lệch lạc trong thị trường và dẫn tới lạm phát cùng bong bóng đầu tư. Khả năng quản lý vĩ mô đã kém, với loại khí cụ thô thiển, mà đường hướng còn nhằm bảo vệ các ngân hàng và tập đoàn nhà nước, làm không gian sinh hoạt của tư nhân bị lũng đoạn, tư doanh phá sản hàng loạt.
- Doanh nghiệp nhà nước như tế bào ung thư đang hủy hoại các tế bào lành lặn và triệt phá tiềm năng phát triển của cả nước. Vì vậy, vấn đề không chỉ là suy trầm kinh tế có tính chất chu kỳ. Nạn suy trầm đó cho thấy Việt Nam phải thay đổi, nhưng lãnh đạo vẫn cưỡng chống sau các khẩu hiệu rỗng rang như người ta thấy từ kỳ họp vừa qua của Ban chấp hành Trung ương.
Vũ Hoàng: Xin cảm tạ chuyên gia Nguyễn-Xuân Nghĩa về cuộc trao đổi này.
Thứ Tư, 23 tháng 5, 2012
NHỮNG GÌ ĐẰNG SAU VỤ VINALINES
Giáo sư Carl Thayer
Gửi cho BBCVietnamese.com từ Úc
Cập nhật: 09:40 GMT - thứ tư, 23 tháng 5, 2012
Dư luận đang chú ý vào ông Dương Chí Dũng và bà Đặng Thị Hoàng Yến
Trong nhiều năm nghiên cứu chính trị Việt Nam, tôi chưa bao giờ chứng kiến một nỗ lực kiểm soát thông tin về các động thái nội bộ của Đảng Cộng sản Việt Nam chặt chẽ như trong những năm gần đây.
Giới chức cộng sản đã thành công trong việc làm nhụt chí báo giới nước ngoài ở Việt Nam, và ít ai trong số phóng viên thường trú ở Hà Nội nay dám cả gan tường thuật về chính trị nội bộ Việt Nam như những người đi trước, thí dụ Murray Hiebert (Far Eastern Economic Review) và Robert Templer (AFP).
Đảng gia tăng kiểm soát các cơ quan tuyên truyền và hạn chế truyền thông Việt Nam tiếp cận các hội nghị và họp hành của Đảng.
Nhận định của tôi về kiểm soát thông tin quanh các quyết định nội bộ trong Đảng được đúc kết ra từ tường thuật các tranh luận hiện thời về việc sửa đổi Hiến pháp, cũng như chiến dịch chống tham nhũng và chỉnh đốn Đảng.
Toàn bộ các tường thuật của báo giới Việt Nam về kết quả Hội nghị Trung ương 5 vừa rồi đều thiếu vắng chi tiết. Điều này, theo tôi, chỉ dấu rằng đang có mâu thuẫn lớn trong nội bộ Đảng về cả các chính sách và các cá nhân.
Mạng lưới quyền lực
Việt Nam hẳn đang bấn loạn vì các bê bối nhiều tỉ đôla liên quan các tập đoàn khổng lồ của nhà nước là Vinashin và Vinalines. Hai bê bối này có liên hệ trực tiếp tới trọng tâm chính trị Việt Nam hiện nay vì chúng dính líu tới mạng lưới ngầm của quyền lực về kinh tế và chính trị.
Nói cách khác, Vinashin và Vinalines không chỉ dính líu tới các chủ tịch, giám đốc, nhân viên của hai tập đoàn, mà các ông bầu chính trị đằng sau họ.
Các tập đoàn này đã được tung hoành mà không cần minh bạch và thiếu giám sát có hiệu quả. Năm ngoái, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã phải xin lỗi trước Quốc hội vì bê bối Vinashin.
Rõ ràng là phong cách lãnh đạo tùy hứng của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, vốn khiến cho quyền lực tập trung ngày càng nhiều vào tay thủ tướng, đã khiến Đảng và các cơ quan của Đảng bị giảm quyền lực để có thể giám sát và kiểm soát hiệu quả. Mạng lưới sâu rộng của Thủ tướng vừa là cầu thủ vừa là trọng tài trong nền kinh tế Việt Nam.
Cần nhớ rằng chính ông Nguyễn Tấn Dũng đã thành lập Ban Chỉ đạo Phòng chống Tham nhũng do ông đứng đầu, sau khi ông được bầu làm Thủ tướng nhiệm kỳ đầu tiên.
Tại Hội nghị Trung ương 5, quyết định thành lập một Ban Chỉ đạo Trung ương mới chống tham nhũng có vẻ là một trong các bước đầu tiên của Đảng nhằm tái lập kiểm soát với chính phủ.
Nếu các tin tức là chính xác, Thủ tướng sẽ thôi chức trưởng ban và thay vào đó là Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Ban Nội chính Trung ương sẽ đóng vai trò thường trực của Ban Chỉ đạo mới.
Hai trường hợp
Nếu chính trị Việt Nam hiện thời phản ánh cả chính sách lẫn cá nhân, nó có thể giải thích cơn khốn khó của đại biểu Quốc hội Đặng Thị Hoàng Yến và lệnh bắt ông Dương Chí Dũng, cựu lãnh đạo Vinalines.
Bà Hoàng Yến được đồn là thân cận với Chủ tịch nước Trương Tấn Sang. Sự nghiệp kinh doanh lên như diều gặp gió của bà được đánh dấu bằng nhiều lần xuất hiện trước công chúng với các bức hình chụp cùng ông Sang.
Đơn xin từ nhiệm của bà bị Thường vụ Quốc hội bác bỏ với lý do các đại biểu đánh mất lòng tin nhân dân chỉ có thể bị Quốc hội bãi nhiệm. Nếu bà Yến từ nhiệm, câu chuyện đã kết thúc. Nay bà sẽ phải đối diện cuộc bỏ phiếu gây hổ thẹn tại Quốc hội.
Thủ tướng Dũng, về phần mình, thì phải chịu trách nhiệm đối với toàn bộ các tập đoàn kinh tế nhà nước. Lệnh bắt ông Dương Chí Dũng và các quan chức khác của Vinalines có thể được xem là nhằm giảm bớt phe cánh của Thủ tướng, tương tự như khi các lãnh đạo Vinashin bị truy tố.
Cuộc đấu tranh nội bộ ngầm hiện tại giải thích vì sao đang có một đợt trấn áp đáng kể nhắm vào các blogger và phóng viên kể từ sau Đại hội Đảng XI.
Giới chức an ninh, sau khi đã thuần phục truyền thông nước ngoài, quay sang bịt miệng các nguồn thông tin khác duy nhất còn lại nói về chính trị nội bộ của Việt Nam.
Chính phủ cần đưa ra các quyết định lớn về cải cách, tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, sở hữu đất đai và chống nạn tham nhũng. Các quyết định này sẽ tác động tới mạng lưới quyền lực và bảo trợ ở các cấp độ.
Nếu vụ Đặng Thị Hoàng Yến và Dương Chí Dũng báo trước một sự chia rẽ nội bộ trong Đảng vì các chính sách và các cá nhân, thì Việt Nam dường như sẽ bước vào một giai đoạn bất an về chính trị. Tình hình này sẽ lại càng trầm trọng thêm vì nền kinh tế yếu kém.
NHỮNG ĐIỀU KHUYẾT ĐIỂM CỦA KHỔNG GIÁO. HUỲNH THÚC KHÁNG
23/05/2012
Huỳnh Thúc Kháng
Nguồn: Thơ Văn Huỳnh Thúc Kháng (chọn lọc)
Chúng ta sinh gặp thời đại triết học khoa học thịnh hành này, cần nhất là phải có cái trí não tự do phán đoán, bất kỳ là xưa nay Đông Tây, điều gì mà hợp với chân lý và sự thực, thì cho là chân chính mà gắng sức học theo; điều gì mà ta thấy chỗ mặc vọng trái với chân lý và sự thực, thì nhất thiết cào bỏ cho sạch. Như vậy thì cõi tư tưởng ta may khỏi bị cái gì ngăn đón che lấp mà được bước lên con đường tự do để làm mẹ đẻ cho sự thực chăng.
Cụ Huỳnh Thúc Kháng (1876-1947). (Nguồn: quangnam.gov.vn)
Học thuyết Âu tây nhờ cái mối tư tưởng tự do mà phát đạt rất sớm. Tư tưởng được tự do, nên phàm nhà hiểu biết, sáng lập và phát minh được cái thuyết gì thì làm ra sách vở, công bố cho người đời tha hồ biện bác phê bình. Nhờ lối biện bác phê bình ấy mà chân lý càng bày tỏ ra, không bị cái gì che lấp. Thuở nay, các bậc hiền triết Âu tây tiếp chân nối gót, vì chân lý mà dương cờ rung trống cùng cãi biện nhau, không những vì chủ nghĩa lý thuyết không đồng nhau mà có sự biện bác ấy, mà dẫu cho thầy trò bạn hữu đồng một học phái thường thường biện đi chiết lại để đính chính những chỗ mậu ngộ bồi bổ những nơi khiếm khuyết cho học thuyết được viên mãn hoàn toàn. Mỗi người đã lập một cái học thuyết thì trong cõi tư tưởng chỉ lấy chân lý làm chủ mà không làm nô lệ cho ai. Bởi vậy nên những điều gì hợp với chân lý thì cơ sở vững bền, không có cái gì làm cho lay chuyển, mà những điều mậu ngộ nhất thiết phải tiêu diệt. Học thuật Âu tây, có cái mãnh lực to lớn, đủ sức mà chuyển di được thời thế, có công trong cuộc tiến hóa của lịch sử loài người, chính là bởi cái đường tư tưởng tự do ấy mà đi thẳng tới, chứ không có gì lạ.
Khổng Giáo cũng là một học thuyết trong các học thuyết khác (như Mặc học, Lão học v.v…) chứ không phải Khổng giáo là toàn hay mà các giáo khác toàn dở. Sang từ đời Hán trở xuống, các nhà đế vương thấy Khổng giáo có những lời tồn cổ trung quân, tiện lợi về đường chánh thế, chuyên chế, nên biểu dương tôn sùng, nêu làm chánh học mà bãi truất các học thuyết khác đi.
Học thuyết bên Á đông ta thì khác hẳn thế. Nói đến Á đông tất nhiên trước kể nước Tàu, mà nói đến học thuật nước Tàu, tất nhiên trước kể Khổng giáo. Học thuyết của Tàu thịnh nhất là đời Xuân Thu Chiến Quốc. Khổng Giáo cũng là một học thuyết trong các học thuyết khác (như Mặc học, Lão học v.v…) chứ không phải Khổng giáo là toàn hay mà các giáo khác toàn dở. Sang từ đời Hán trở xuống, các nhà đế vương thấy Khổng giáo có những lời tồn cổ trung quân, tiện lợi về đường chánh thế, chuyên chế, nên biểu dương tôn sùng, nêu làm chánh học mà bãi truất các học thuyết khác đi. Nhân đó lần lần bọn tục nho lại theo mà tô vẽ xuyên tạc. Thực ra, chân tướng Khổng giáo đã bị chánh thể uốn vặn một phần, bị nhà nho mấy đời sửa đổi một phần; chính ở nước Tàu là nơi Khổng giáo phát nguyên mà sai lạc đã nhiều, huống ở nước ta học theo văn hóa Tàu lại cách xa một bậc nữa. Ở ta thuở nay ai học chữ Hán tức tự nhận mình là học trò ông Khổng, chứ có mấy ai rõ chân tướng Khổng giáo là thế nào đâu! Những chuyện mạo tên không thực ấy, gần đây đã có kẻ bàn đến, không phải nói nhiều.
Nhưng chân lý một ngày một phát hiện, từ có học thuyết Âu tây truyền sang mà cái nền chánh học gọi là có một không hai bên Á đông này, cũng bị ngọn triều cạnh tranh ưu thắng liệt bại chung kia nó lay chuyển, ký giả cũng là một người vỡ lòng thì học Tử viết, vẫn nhận rằng nước ta mấy trăm đời nay mà lập thành quốc gia, sống còn trên thế giới, cái công Khổng giáo thật có phần lớn, chớ không phải nhứt vị mạt sát như hạng người uống nước quên nguồn kia. Song theo câu Tây triết đã nói: ta yêu thầy ta, ta càng yêu chân lý. Ký giả dám lầy lòng ngay thẳng mà nói thật rằng: Thời đại ông Khổng cách thời đại này đã xa lắm rồi. Cứ xem hiện tình thế giới ngày nay, không những cái mậu thuyết vu thác cho Khổng giáo không thể tồn tại, mà chính chân tướng Khổng giáo ở vào thời đại này cũng có điều thích, có điều không thích, ai có muốn hồi hộ cũng không thể che đậy được. Vậy xin kể mấy điều khuyết điểm của Khổng giáo như sau:
1. Đạo đức chỉ nói với số ít mà bỏ phần số nhiều thông thường:
Đạo đức cao thượng vẫn là đáng quí, song không thể buộc cả thảy người đời đều theo lối khổ hạnh ấy, nền cần phải có con đường thông thường để chỉ dẫn người đời. Khổng giáo dạy người đời rành nói chuyện cao thượng, như nói “Lo đạo, chẳng lo ăn”, “ăn không cầu no, ở không cầu yên”, “lấy điều ăn cực mặt xấu làm thẹn, không phải anh học trò” v.v…
Những thuyết tuyệt lục trái thường như thế mà bảo người ta hoan nghênh thế nào được? Không những người thường không thể thực hành, mà dẫu cho trong bọn học trò danh tiếng của ông Khổng giáo cũng chỉ một vài người như ông Nhan Hồi, Nguyên Hiếu làm được. Còn ngoài ra, Tử Cống thì lo việc thực hóa, đi đâu xe ngựa vàng bạc mang theo; Phàm Trì thì lưu tâm việc nông phố; Tử Bá đi sứ thì ngựa sang áo tốt, lại lo kiếm lúa để nhường cho mẹ. Thế là học trò ông Khổng cũng không thể theo cái thuyết quá cao kia rồi. Chính ông Khổng cũng nói: Từ bậc trung nhân trở xuống, không nên nói điều cao. Không những thế thôi, giỏ cơm bầu nước ở một xứ khổ sở mà lấy làm vui như ông Nhan Hồi, nhà rách vách xiêu, trên dột dưới ướt, mình mang cái áo rách, che bên này trông bên kia mà ngồi hát và ngâm thi như ông Nguyên Hiếu, cao thượng thì vẫn cao thượng thật, song nếu người đời ai cũng xu hướng mà thực hành như thế thì cái cảnh tượng xã hội sẽ ra thế nào? Cái học qua cao ấy, dẫu ở thời đại nào cũng chỉ ở riêng một mình trong rừng sâu núi rậm, đứng ra ngoài vào nhân quần giao tế kia, chớ ở trong xã hội thông thường thì thật là không thích, huống gì là ở thời đại giao thông ngày nay, thì đạo đức tối cao ấy ai làm theo được? Ấy là một điều không thích.
2. Chánh trị chỉ nói với người cai trị mà không nói đến hạng bị trị.
Toàn những thuyết của Khổng tử nói về chánh trị thì chú trọng về vua quan mà không nói đến dân, dân chỉ ngồi không mà nhờ người trên sắp đặt lo liệu cho mình mà thôi. Không những dân không cần phải lo việc cho mình mà lại cho dân là hư hỏng không tự lo được nữa không dẫn đâu làm, chỉ xem trong sách Luận ngữ, như nói “Khiến dân, trị dân” và nói “dân phục, dân khuyến” thì thấy rõ bao nhiên công việc trị an, đều trách vào người trên mà chỉ nói lý trống như Kính, từ, tín. Nói đến dân thì có những câu: “dân là hạng mạt, dân không thể khiến cho nó biết.”
Thuyết chánh trị của Khổng tử, đối với quan tướng mà nói, lại thiên trọng về mặt cảm hóa mà không nói đến qui mô sắp đặt ra thế nào. Như nói: “làm chánh lấy đức, sửa mình lấy kính”, rõ là lời nói hồn hàm, bảo người ta biết bờ gốc ở đâu mà làm theo?
Thuyết chánh trị của Khổng tử, đối với quan tướng mà nói, lại thiên trọng về mặt cảm hóa mà không nói đến qui mô sắp đặt ra thế nào. Như nói: “làm chánh lấy đức, sửa mình lấy kính”, rõ là lời nói hồn hàm, bảo người ta biết bờ gốc ở đâu mà làm theo? Xem như Mạnh tử là một người tôn sùng học Khổng mà bàn đến chính trị đã có vẻ khác. Mạnh tử nói: dân quí và bàn việc chánh trị thì nông tang thọ, súc hằng sản hằng tâm v.v… đều có qui mô thực tế, khiến ai cũng làm theo được. Huống ở thế giới ngày nay, mà đem cái chánh trị của cụ Khổng ra ứng phó, thật không khác gì chèo thuyền nan mà đua với tàu thủy, cỡi ngựa trạm mà chạy theo xe hơi, chỉ mệt nhọc mà không công hiẹeu gì. Ấy là hai điều không thích.
3. Tư tưởng trọng về đường tồn cổ mà không có sáng tác.
Ông Khổng tử sinh gặp cuối đời Chu, trải qua mấy đời, văn vật chế độ đã xu về lối phiền văn mà mất lối chất phác. Ông có ý chữa thói tệ ấy mà xướng cái thuyết tồn cổ. Tổ thuật Nghiêu Thuấn, hiến chương Văn Võ và san định lục kinh, để tập thành một mối học. Chính ông cũng nói rằng: “Thuật mà không làm, tin mà yêu xưa. Ta không phải sinh ra mà biết, chỉ yêu xưa mà siêng tìm đó thôi.” Còn đến việc gì mà so sánh đời xưa với đời nay thì ông Khổng nhất vị cho xưa là hơn. Lễ nhạc thì theo tiền Tấn mà không theo hậu Tấn, nói về học thì cho đời xưa trách mình mà đời nay trách người v.v… Ông Nhan tử hỏi việc chánh trị, ông có ý châm chước biểu thị ra một cái chế độ mới cho thích hợp ý ông, không bắt chước riêng của triều đại nào, song cũng phải góp của xưa lại mà làm ra của mình, lịch thì dùng đời Hạ, xe thì dùng xe đời Ân, mão thì dùng mão đời Chu, nhạc thì múa nhạc vua Thuấn. Không cái gì mà mình chịu tự sáng tạo ra cả. Ông Khổng đã xướng ra cái nghĩa tùy thời mà bao nhiêu học thuyết các đời phần nhiều xu về tư tưởng tồn cổ. Như ông được bang gia mà thi hành cái chánh sách cơ nguyệt tam niên (nghĩa là trong một ít năm thì thấy thành hiệu) thì chưa biết thế nào, chớ những kể học theo thuyết tồn cổ ấy xây thành đắp lũy, ngăn đón con đường tư tưởng mà không có ngả ra, bó buộc cái não tấn thủ mà quân sự thích càng không thích, không phải là ít. Thậm chí cuộc đời xoay chuyển như chong chóng mà lắm kẻ cứ nằm trong giấc chiêm bao, toan muốn đem mão cũ đời Đường đời Ngu, áo rách, sông Thù sông Tứ mà chảy ra giữa thế kỷ 20 tàu lặn máy bay này. Ấy là ba điều không thích.
Mấy điều khuyết điểm của Khổng giáo lược kể trên, dẫu có ai tôn sùng Khổng giáo đến đâu cũng không thể biện hộ rằng thích hợp với thời thế ngày nay được. Chúng ta sinh gặp thời đại triết học khoa học thịnh hành này, cần nhất là phải có cái trí não tự do phán đoán, bất kỳ là xưa nay Đông Tây, điều gì mà hợp với chân lý và sự thực, thì cho là chân chính mà gắng sức học theo; điều gì mà ta thấy chỗ mặc vọng trái với chân lý và sự thực, thì nhất thiết cào bỏ cho sạch. Như vậy thì cõi tư tưởng ta may khỏi bị cái gì ngăn đón che lấp mà được bước lên con đường tự do để làm mẹ đẻ cho sự thực chăng. *
Huỳnh Thúc Kháng
(Tiếng Dân ngày 11-10-1930)
* Bài này Huỳnh Thúc Kháng cho đăng hai lần trên báo Tiếng Dân số ra ngày 11-10-1930 và ngày 16-2-1939.
Chương Thâu, Thơ văn Huỳnh Thúc Kháng (Chọn lọc), NXB Đà Nẵng 1989, tr. 287-292
Thứ Ba, 22 tháng 5, 2012
HỌC TRÒ ĐỜI XƯA VỚI QUỐC SỰ. PHAN-KHÔI
Học trò đời xưa với quốc sự
Phan Khôi
Phan Khôi (1887-1959) là một học giả tên tuổi, một nhà thơ, nhà văn, về sau đứng trong trong nhóm Nhân Văn – Giai Phẩm.
Không ai có thể lấy ý riêng hoặc quyền riêng mà xui giục học trò nhúng vào quốc sự hay là cấm đoán học trò phải tránh xa quốc sự. Điều đó chỉ nhờ có lịch sử làm chứng. Cứ theo lịch sử thì học trò với quốc sự dường như có quan hệ một cách riêng. Đương khi trong nước thái bình, trăm việc đâu ra đó, thì học trò chỉ biết một sự học; đến khi nước lắm việc, chánh phủ đổ đốn, trong quốc dân lại không có cái cơ quan gì chánh đáng để xét nét chánh phủ, thì bấy giờ đám học trò thường hay giấn thân mà can thiệp vào.
Sự can thiệp ấy luôn luôn là hại cho học trò, và cũng là một điều bất hạnh cho nước. Vì trong những cơn như vậy, thế nào học trò cũng bị tù bị giết, và sau đó, chẳng kíp thì chầy nước cũng phải mất hay là chánh phủ cũng phải đổ. Coi như vậy thì sự học trò can thiệp đến việc nước là sự bất đắc dĩ, mà cũng là sự tự nhiên. Đã là bất đắc dĩ và tự nhiên, thì còn ai xui giục hay là ngăn cấm được ư?
Xét sử Tàu, đời nhà Đông Hán vào lúc Hoàn đế, bọn hoạn quan cầm cả quốc quyền, làm rối loạn mọi việc chánh trị, mà vua thì hèn yếu, các quan tại triều phần nhiều thì a dua với hoạn quan để cầu lấy giàu sang. Bấy giờ trường Thái học có đến hơn ba vạn học trò. Quách Thái và Giả Bưu làm lãnh tụ. Họ thấy triều chánh bậy bạ như vậy, đã không phương cứu chữa, mà trong tay mình cũng không sẵn quyền để đánh đổ đi, thì trong nhà trường nổi lên một thứ phong trào mới gọi là “thanh nghị”, cốt lấy cái thế lực của dư luận mà đàn hạch việc triều đình. Nhơn trong triều còn có Lý Ưng, Trần Phồn, Vương Sướng là mấy ông quan tốt, họ bèn hiệp đảng với ba người nầy, khen tặng nhau mà chế bác những kẻ làm bậy. Họ chỉ trích hết thảy, dầu kẻ có quyền thế mấy cũng không chừa. Bấy giờ từ hàng công khanh trở xuống ai cũng phải kiêng họ, nhiều kẻ vào đến cửa họ phải bỏ giày. Song le, bọn hoạn quan thì thù ghét đám học trò thanh nghị ấy lắm.
Lúc ấy có Vương Thành, người Hà Nội, giỏi nghề bói, chiêm nghiệm biết rằng sẽ có ân xá, khiến con trai mình đi giết người. Lý Ưng đương làm quan doãn Hà Nam, sai bắt giam đứa giết người ấy. Rồi đó quả có ân xá thật. Lý tức mình, bèn kết án nó và giết đi trước khi xá. Vương Thành nguyên lấy nghề bói giao thông với hoạn quan, nhơn thù Lý Ưng, xúi cho đồ đệ mình là Lao Tú dâng thơ cáo rằng Lý Ưng dung dưỡng sanh viên Thái học, giao kết với học trò các quận, lập thành bè đảng mà báng bổ triều đình, làm hư hại phong tục. Việc nầy xảy ra năm thứ chín hiệu Diên Hy đời vua Hoàn đế (lịch tây 116). Vua bèn xuống chiếu bắt bọn Lý Ưng và hơn hai trăm người học trò mà hạ ngục hết thảy. Giam cầm đã lâu mà tra ra không việc gì đáng tội cả, vả lại nhơn có người dâng sớ can, năm sau, vua bèn tha cho “đảng nhân” ở đâu về đó, song phải ghi tên tại quan, những người ấy cả đời không được đi đâu, không được làm gì, gọi là “cấm cố chung thân”.
Bọn đảng nhân ấy về ở mỗi người một nơi, dầu bị cấm cố mà lại được người ta tôn trọng, thành ra cả nước hùa theo, cái thế lực thanh nghị lại càng lừng lẫy hơn xưa.
Năm thứ hai hiệu Kiến Ninh đời vua Linh đế (169), có kẻ chiều theo ý hoạn quan, dâng thơ vu cáo, nói bọn đó tính làm nguy đến xã tắc. Rồi đảng Lý Ưng bị bắt lại, vì giam cùm khảo kẹp khốc hại quá, hơn một trăm người chết mòn trong ngục. Bấy giờ dân gian ai có thù oán gì nhau thì vu hãm nhau dễ lắm, và lại các quan châu quận theo ý triều đình, làm khí già tay, nên tội lây vạ tràn nhiều lắm, kể hết thảy bị giết, bị đày, bị cấm, đến sáu bảy trăm người. Sau đó lại còn cấm cố đến môn sanh, cố lại, gia thuộc, thân thích của đảng nhân nữa.
Năm thứ nhứt hiệu Diên Bình đời vua Linh đế (127) bà Đận Thái hậu thăng hà, có người nào không biết, viết trên châu khuyết rằng:
“Nay thiên hạ cả loạn, Tào Tiết, Vương Phủ (hoạn quan) thì giết Thái hậu, Hầu Lãm (hoạn quan) thì giết nhiều đảng nhân, thế mà các quan ăn lương vua lộc nước, đều câm cả, chẳng nói được một lời”.
Vua bèn xuống chiếu cho quan Tư lệ hiệu huý là Lưu Mãnh nã bắt kẻ viết ấy. Lưu Mãnh nghĩ cho kẻ viết ấy nói thế là ngay thẳng, bèn không chịu nã vội, để hơn một tháng mà tìm chưa được chánh phạm. Lưu Mãnh liền bị giáng chức, Đoàn Cảnh được thế cho Lưu Mãnh, ra nã bắt khắp mọi nơi, bắt hơn ngàn sanh viên Thái học mà cầm vào ngục. Việc nầy lại là khác, không đồng một án với án đảng nhân nói trên kia.
Cái án đảng nhân đó rây rắc và dây dưa mãi đến hơn hai mươi năm, những người danh sĩ bị lâm lụy mà chết nhiều lắm, dân gian cũng rất là đồ khổ, nhà làm sử quen gọi là “đảng cố chi họa”.
Cho đến năm thứ nhứt hiệu Trung Bình đời vua Linh đế (184), giặc Hoàng Cân nổi lên, triều đình mới đại xá cho đảng nhân; và sau đó ba mươi bảy năm thì nhà Hán mất nước.
(Nhẫn lên xem sách Hậu Hán thư quyển 97, tờ 1-2-3; và quyển 108, tờ 7)
*
Vận động về quốc sự một cách kịch liệt nhứt, là học trò ở đời nhà Tống.
Năm thứ bảy hiệu Tuyên Hòa đời vua Huy tôn (1125), bấy giờ thế nhà Tống đã nguy lắm. Rợ Kim ở phía bắc lấn vào gần tới kinh đô, còn trong triều, Thái Kinh ở ngôi thủ tướng bấy lâu làm nhiều việc hại dân hại nước, mà chẳng hề có ai dám nói. Sanh viên Thái học là Trần Đông bèn xuất hết thảy bọn đồng học trong trường dâng thơ cho vua, kể tội sáu tên gian thần, tức là Thái Kinh và năm người nữa, mà xin chém đi, loan thủ cấp đi khắp trong nước để tạ lòng thiên hạ.
Thái Kinh tuy không vì cớ khống cáo đó mà bị tội, song đã bị bãi chức và Lý Cương lên thay. Lý Cương là người chủ chiến, nghịch cùng bọn Lý Bang Ngạn là phái chủ hòa, lên làm tướng thì cố việc trị binh đánh với Kim, làm cho người Kim nghi kỵ, sai sứ sang trách vấn triều đình Tống. Tống sợ, phải bãi chức Lý Cương để được lòng người Kim. Bấy giờ là năm thứ nhứt hiệu Tịnh Khương đời vua Cao tôn (1126).
Lần nầy Trần Đông lại đứng đầu các sanh viên Thái học, rủ nhau hơn một ngàn người vào tại cửa Tuyên Đức mà dâng thơ cho vua, kể tội bọn Lý Bang Ngạn và xin lưu Lý Cương lại làm tướng. Trong lúc dâng thơ tại nơi cửa đó, quân dân không hẹn nhau mà nhóm lại đến vài vạn người. Khi đó vừa ưa Lý Bang Ngạn vào chầu, chúng sỉ mắng cho một hồi, còn muốn đánh nữa, nhờ Lý ruổi mau mới thoát được. Có lịnh truyền phải lùi ra, song chúng không chịu đi, đánh lủng trống đăng văn và kêu la vang lên. Quan điện suý là Vương Tôn Sở thấy vậy, sợ sanh biến, khuyên vua làm theo như lời xin. Vua bèn sai ra truyền cho chúng rằng đã có chỉ vời Lý Cương lại rồi. Quan nội thị là Châu Cung Chi vâng mạng đi vời Lý Cương mà đi trễ, chúng xúm nhau đánh chết, lại còn đánh chết vài mươi nội thị khác nữa. Vua phải cho Thượng thơ Hộ bộ là Nhiếp Xương ra truyền dụ chỉ, chúng mới chịu tan.
Lý Cương quả lại được làm tướng như cũ. Song le, ngày hôm sau, vua xuống chiếu bắt làm tội những kẻ nào vi thủ trong việc đánh chết các nội thị, và cấm không ai được đến cửa khuyết dâng thơ. Có người xin hạ ngục hết thảy sanh viên Thái học, nhưng rồi không, muốn cho êm việc, vua chỉ dùng Dương Thời là nhà đại nho lên làm chức Tế tửu (ông đốc trường Thái học) để trấn tịnh đám học trò mà thôi. Có người lại tâu xin cho Trần Đông làm quan để bưng mồm va lại, song Đông nhứt định từ chối không chịu.
Việc nầy chẳng khác gì một cuộc “mê-tin”(*) đời nay, mà là một cuộc mê-tin ghê gớm, có đến đổ máu nữa.
Qua năm thứ nhứt hiệu Kiến Viêm đời vua Cao tôn (1127), nhà Tống vì sợ giặc Kim, đã dời kinh đô qua phía nam Dương Tử giang rồi. Bấy giờ tại triều lại có Hoàng Tiềm Thiện và Uông Bá Ngạn, cũng là phái chủ hòa nghịch với Lý Cương, mà vua lại tin dùng hai người nầy và bãi chức Lý Cương lần nữa. Trần Đông bèn dâng thơ xin cầm Lý Cương lại và bãi Uông, Hoàng đi. Lại xin trị tội các tướng không tiến binh, xin vua đừng ngự đi Kim Lăng để cho khỏi day động lòng người. Hoàng Tiềm Thiện kiếm lời khêu chọc vua, nói rằng phải giết Trần Đông đi, nếu không thì nó lại cổ động sĩ dân làm như năm trước. Vua cho phép. Quan phủ doãn là Mạnh Dũ cho đòi Trần Đông, Đông xin ăn xong sẽ đi. Ăn xong lại đi đằng sau, kẻ sai nha có ý ngại, Đông nói rằng: “Ta là Trần Đông đây, sợ chết thôi thì đã chẳng dám nói; mà đã nói, đâu thèm tránh cái chết?” Rồi Đông trở vào, đội mũ mặc áo, đi chào bạn đồng học, và bị dẫn ra chém giữa chợ. Đông vốn không quen với Lý Cương, chỉ vì việc nước xin lưu Lý lại mà phải chết, ai nấy nghe thấy đều sa nước mắt.
Đến đời vua Lý Tôn, năm thứ tư hiệu Thuần Hựu (1244), lại có việc bọn Hoàng Khởi Bá kiện Sử Tung Chi. Sử là một tay gian thần, bấy giờ đương làm tướng, gặp tang cha, theo lệ phải về đình gián, song được vua cầm ở lại. Hoàng Khởi Bá đứng đầu một trăm bốn mươi sanh viên Thái học, dâng thơ nói Tung Chi gian nịnh, liên kết với hết thảy triều thần và đám hoạn quan đặng bám chặt lấy ngôi thừa tướng, vậy xin vua phải đuổi ngay về. Lại có các sanh viên trường Võ học là Ông Nhựt Thiện, trường Kinh học là Lưu Thời Cử, trường Tôn học là Triệu Dữ Hoàn rủ hết thảy học trò ba trường ấy đứng ra làm thanh viện cho trường Thái học mà dâng thơ can vua về sự cầm Sử Tung Chi. Song vua không nghe. Lưu Nại, sanh viên trường Võ, biết ý vua muốn dùng Tung Chi, bèn phản lại bốn trường, dâng thơ nói học trò xách tên một vị đại thần ra mà mắng nhiếc như thế là vô lễ, không còn gì là thể thống triều đình. Tuy vậy, bên học trò lại càng hăng, họ nhứt định rủ nhau “bãi khóa” để đối phó lại việc ấy. Bấy giờ tại nơi nhà cầu trường Thái học có giấy dán rằng:
“Hễ thừa tướng vào buổi mai thì sanh viên ra buổi chiều, thừa tướng vào buổi chiều, thì sanh viên ra buổi mai”.
Kế đó, quan phủ doãn là Triệu Dữ Trù định hạ lịnh đuổi học trò. Các sanh viên nghe thế, bèn làm một bài văn, gọi là Quyện đường văn mà đưa cho nhau như kiểu “truyền đơn” đời nay, một đoạn cuối bài ấy nói rằng:
“Họ đã vị lợi riêng mình mà đuổi học trò, thì học trò không mặt mũi nào còn ở nữa.
Nếu tham sự no ấm mà ở lại thì rồi sẽ bị chôn như học trò đời nhà Tần.
Hễ bài văn nầy ra, nội trong ngày mai phải đi lập tức”.
ấy là họ thực hành được cái kế hoạch bãi khóa. Mà cuộc bãi khóa nầy được thắng lợi, vì Sử Tung Chi thấy công luận không dung mình, cũng sợ, bèn xin về chung chế.(**)
Qua năm sau (1245), hai ông quan tại triều đình là Từ Nguyên Kiệt và Lưu Hán Bật bị bọn gian thần đầu độc mà chết, sanh viên Thái học là Thái Đức Nhuận với một trăm bảy mươi ba người nữa dâng thơ kiện oan. Vua bèn xuống chiếu cấp ruộng và tiền cho hai vị đại thần chết oan ấy.
“Phải chi triều đình bấy giờ lấy sự phải trái của họ làm phải trái, thì những kẻ gian tà đạo tặc đã khiếp sợ dưới cái uy chánh khí, rồi vua cũng an mà nước cũng có thể giữ được. ấy vậy mà luận giả lại cứ cho những việc ấy là “việc đời loạn”. Luận giả không đổ(***) cái tội làm mất nước cho những người bắt giết học trò, huỷ phá học hiệu, trở lại trách móc học trò, là nghĩa gì?
Theo lời Hoàng Lê Châu đó, thì sự học trò can thiệp việc nước không những là sự bất đắc dĩ và sự tự nhiên, mà lại là lẽ đương nhiên. Ông chẳng thèm nói xa nói gần gì hết, cứ nói thiệt tình rằng nhà nước phải lấy học hiệu làm cơ quan chánh trị, nói mồn một rằng các việc mà người ta cho là “việc đời loạn” đó, là gần với phong tục Tam đại!
Về việc học trò đời xưa với quốc sự, lịch sử chép như vậy, các người hiền triết chủ trương như vậy, thế mà người Tàu ngày nay chừng như không có mấy người xét đến và hiểu đến.
Năm mười năm nay, bên Tàu có xảy ra luôn luôn những sự học sanh vận động về chánh trị, nổi tiếng hơn hết là cuộc “Ngũ tứ vận động” và “Lục tam vận động”. Bấy giờ có nhiều vị chủ bút nhà báo, nhứt là mấy vị lão thành, hay phàn nàn về sự đó. Cái chỗ họ căn cứ mà lập luận là: học trò đương buổi thanh niên phải lo học cho thành tài để ngày sau giúp nước, chứ không nên giấn thân vào quốc sự trong khi còn ở nhà trường, vì sợ thiệt đến mình tức là hại cho nước chăng. Lại có vị hình như chẳng đọc chữ sử nào hết, đến nỗi nói rằng các cuộc học sanh vận động đó là nhiễm lấy cái thói học sanh bên Âu Mỹ, rồi lại than thở cho cái văn minh Âu Mỹ đời nay đến mà phá đổ phong tục tốt của người Tàu đời xưa! Trong khi tôi đọc qua những bài luận ấy biểu tôi đừng hé răng mà cười sao được! biểu tôi đừng bĩu môi mà trề sao được!
Tôi viết bài khảo cứu nầy cũng khá gọi là kỹ, song có một điều còn chưa được mãn nguyện — chưa mãn nguyện cho tôi và cũng cho độc giả — là tôi không nhắc đến được ít nhiều tài liệu cùng một thứ trong lịch sử nước ta. Theo tôi nhớ, sử nước ta không thấy có chuyện nào giống như vậy. Cái đó có lẽ là tại các nhà làm sử bỏ sót. Cứ như tôi biết, trong một tỉnh Quảng Nam chúng tôi, sáu bảy mươi năm trở lại đây, cũng có vài việc gọi được là một cuộc vận động nho nhỏ về quốc sự của đám học trò, thì lẽ nào cả nước ta, chốc ngàn năm nay, ít ra lại không có năm bảy việc như vậy ư? Tôi kể mấy việc ấy ra đây để thúc kết bài khảo cứu nầy.
Về đời Tự Đức, không biết năm nào, ông Đặng Kham, người Bắc Ninh làm án sát Quảng Nam. Ông nầy tham ô có tiếng. Có một lần, tại tỉnh hạch học trò, đêm trước ngày hạch, hàng mấy ngàn học trò ở ngoài thành ồn lắm, đâu đâu cũng xấm xi xấm xải, thì quan tuần sức cho sở tuần thành phải coi chừng cẩn thận. Sáng ra, họ vẫn vào hạch như thường, song ở bốn cửa thành có nhiều tờ giấy chữ của ai dán không biết, lính gỡ đem vào trình quan tuần, thì ra những giấy ấy chép rập một bài văn tứ lục kể tội quan án, như vầy:
Mèo đen cấu khí
Rùa mốc xì thơm
Họ là Đặng mà người coi chẳng đặng
Tên là Kham mà dân chịu không kham
Đốc học Thưởng làm nanh làm vút,
Tri phủ Đôn làm cánh làm vây.
Bạc Cẩm Sa (làng) mười lạng rành rành, không ăn vì sợ nghè Tường…
Người thuật lại chỉ nhớ bài ấy được có bấy nhiêu.
[...] quan tuần phải niêm những tờ giấy ấy và thảo sớ mà đệ về bộ nhờ bộ dâng lên. Bấy giờ vua Dực Tôn sai Khâm phái về tra, quả nhiên giấy ấy nói thật cả, quan án Đặng Kham liền bị cách chức và lạc hồi dân tịch.
Tháng chạp năm Kiến Phước nguyên niên (1884), ở phủ Điện Bàn hạch học trò (hạch nầy để kén học trò lên hạch tại tỉnh lần nữa rồi ai có dự hạng mới được đi thi, vì năm sau đến khoa thi). Trong đêm mà sáng ra đến ngày hạch, học trò tựu tại phủ có đến mấy ngàn. Bỗng dưng có người cổ động lên, dán giấy rải tờ, đại ý nói nước nhà sắp đến ngày nguy vong tới, sĩ phu phải lo liệu làm sao, không còn nên thi cử làm chi nữa, cũng không nên hạch nữa. Mà quả thế, sáng ra, khi xướng tên vào trường, không có một trò nào chịu dạ cả, rồi học trò lần lần tan về, cuộc hạch ấy phải bãi đi. Dầu mấy hôm sau có tục hạch, và học trò phủ Điện khoa năm ấy cũng đi thi, song giữa những ngày sắp thi, nghĩa là vào hạ tuần tháng năm năm ất dậu, Hàm Nghi nguyên niên (1885), học trò các tỉnh đã tụ tại Huế, thì kinh thành bị thất thủ.
Sự học trò bãi khóa dường như ở xứ ta ngày xưa cũng đã có. Điều đó lấy chứng cớ trong một câu hát mà đàn bà trẻ con thường hát. Ngẫm nghĩ câu hát đây thì ra như đám học trò nào đó bị ngược đãi, không chịu được sỉ nhục mà phải rủ nhau bỏ trường không học nữa, cho nên nói rằng:
“Thôi thôi cắp sách ra về,
Học hành chi nữa chúng chê bạn cười !”
Phan Khôi
Phan Khôi (1887-1959) là một học giả tên tuổi, một nhà thơ, nhà văn, về sau đứng trong trong nhóm Nhân Văn – Giai Phẩm.
Không ai có thể lấy ý riêng hoặc quyền riêng mà xui giục học trò nhúng vào quốc sự hay là cấm đoán học trò phải tránh xa quốc sự. Điều đó chỉ nhờ có lịch sử làm chứng. Cứ theo lịch sử thì học trò với quốc sự dường như có quan hệ một cách riêng. Đương khi trong nước thái bình, trăm việc đâu ra đó, thì học trò chỉ biết một sự học; đến khi nước lắm việc, chánh phủ đổ đốn, trong quốc dân lại không có cái cơ quan gì chánh đáng để xét nét chánh phủ, thì bấy giờ đám học trò thường hay giấn thân mà can thiệp vào.
Sự can thiệp ấy luôn luôn là hại cho học trò, và cũng là một điều bất hạnh cho nước. Vì trong những cơn như vậy, thế nào học trò cũng bị tù bị giết, và sau đó, chẳng kíp thì chầy nước cũng phải mất hay là chánh phủ cũng phải đổ. Coi như vậy thì sự học trò can thiệp đến việc nước là sự bất đắc dĩ, mà cũng là sự tự nhiên. Đã là bất đắc dĩ và tự nhiên, thì còn ai xui giục hay là ngăn cấm được ư?
Xét sử Tàu, đời nhà Đông Hán vào lúc Hoàn đế, bọn hoạn quan cầm cả quốc quyền, làm rối loạn mọi việc chánh trị, mà vua thì hèn yếu, các quan tại triều phần nhiều thì a dua với hoạn quan để cầu lấy giàu sang. Bấy giờ trường Thái học có đến hơn ba vạn học trò. Quách Thái và Giả Bưu làm lãnh tụ. Họ thấy triều chánh bậy bạ như vậy, đã không phương cứu chữa, mà trong tay mình cũng không sẵn quyền để đánh đổ đi, thì trong nhà trường nổi lên một thứ phong trào mới gọi là “thanh nghị”, cốt lấy cái thế lực của dư luận mà đàn hạch việc triều đình. Nhơn trong triều còn có Lý Ưng, Trần Phồn, Vương Sướng là mấy ông quan tốt, họ bèn hiệp đảng với ba người nầy, khen tặng nhau mà chế bác những kẻ làm bậy. Họ chỉ trích hết thảy, dầu kẻ có quyền thế mấy cũng không chừa. Bấy giờ từ hàng công khanh trở xuống ai cũng phải kiêng họ, nhiều kẻ vào đến cửa họ phải bỏ giày. Song le, bọn hoạn quan thì thù ghét đám học trò thanh nghị ấy lắm.
Lúc ấy có Vương Thành, người Hà Nội, giỏi nghề bói, chiêm nghiệm biết rằng sẽ có ân xá, khiến con trai mình đi giết người. Lý Ưng đương làm quan doãn Hà Nam, sai bắt giam đứa giết người ấy. Rồi đó quả có ân xá thật. Lý tức mình, bèn kết án nó và giết đi trước khi xá. Vương Thành nguyên lấy nghề bói giao thông với hoạn quan, nhơn thù Lý Ưng, xúi cho đồ đệ mình là Lao Tú dâng thơ cáo rằng Lý Ưng dung dưỡng sanh viên Thái học, giao kết với học trò các quận, lập thành bè đảng mà báng bổ triều đình, làm hư hại phong tục. Việc nầy xảy ra năm thứ chín hiệu Diên Hy đời vua Hoàn đế (lịch tây 116). Vua bèn xuống chiếu bắt bọn Lý Ưng và hơn hai trăm người học trò mà hạ ngục hết thảy. Giam cầm đã lâu mà tra ra không việc gì đáng tội cả, vả lại nhơn có người dâng sớ can, năm sau, vua bèn tha cho “đảng nhân” ở đâu về đó, song phải ghi tên tại quan, những người ấy cả đời không được đi đâu, không được làm gì, gọi là “cấm cố chung thân”.
Bọn đảng nhân ấy về ở mỗi người một nơi, dầu bị cấm cố mà lại được người ta tôn trọng, thành ra cả nước hùa theo, cái thế lực thanh nghị lại càng lừng lẫy hơn xưa.
Năm thứ hai hiệu Kiến Ninh đời vua Linh đế (169), có kẻ chiều theo ý hoạn quan, dâng thơ vu cáo, nói bọn đó tính làm nguy đến xã tắc. Rồi đảng Lý Ưng bị bắt lại, vì giam cùm khảo kẹp khốc hại quá, hơn một trăm người chết mòn trong ngục. Bấy giờ dân gian ai có thù oán gì nhau thì vu hãm nhau dễ lắm, và lại các quan châu quận theo ý triều đình, làm khí già tay, nên tội lây vạ tràn nhiều lắm, kể hết thảy bị giết, bị đày, bị cấm, đến sáu bảy trăm người. Sau đó lại còn cấm cố đến môn sanh, cố lại, gia thuộc, thân thích của đảng nhân nữa.
Năm thứ nhứt hiệu Diên Bình đời vua Linh đế (127) bà Đận Thái hậu thăng hà, có người nào không biết, viết trên châu khuyết rằng:
“Nay thiên hạ cả loạn, Tào Tiết, Vương Phủ (hoạn quan) thì giết Thái hậu, Hầu Lãm (hoạn quan) thì giết nhiều đảng nhân, thế mà các quan ăn lương vua lộc nước, đều câm cả, chẳng nói được một lời”.
Vua bèn xuống chiếu cho quan Tư lệ hiệu huý là Lưu Mãnh nã bắt kẻ viết ấy. Lưu Mãnh nghĩ cho kẻ viết ấy nói thế là ngay thẳng, bèn không chịu nã vội, để hơn một tháng mà tìm chưa được chánh phạm. Lưu Mãnh liền bị giáng chức, Đoàn Cảnh được thế cho Lưu Mãnh, ra nã bắt khắp mọi nơi, bắt hơn ngàn sanh viên Thái học mà cầm vào ngục. Việc nầy lại là khác, không đồng một án với án đảng nhân nói trên kia.
Cái án đảng nhân đó rây rắc và dây dưa mãi đến hơn hai mươi năm, những người danh sĩ bị lâm lụy mà chết nhiều lắm, dân gian cũng rất là đồ khổ, nhà làm sử quen gọi là “đảng cố chi họa”.
Cho đến năm thứ nhứt hiệu Trung Bình đời vua Linh đế (184), giặc Hoàng Cân nổi lên, triều đình mới đại xá cho đảng nhân; và sau đó ba mươi bảy năm thì nhà Hán mất nước.
(Nhẫn lên xem sách Hậu Hán thư quyển 97, tờ 1-2-3; và quyển 108, tờ 7)
*
Vận động về quốc sự một cách kịch liệt nhứt, là học trò ở đời nhà Tống.
Năm thứ bảy hiệu Tuyên Hòa đời vua Huy tôn (1125), bấy giờ thế nhà Tống đã nguy lắm. Rợ Kim ở phía bắc lấn vào gần tới kinh đô, còn trong triều, Thái Kinh ở ngôi thủ tướng bấy lâu làm nhiều việc hại dân hại nước, mà chẳng hề có ai dám nói. Sanh viên Thái học là Trần Đông bèn xuất hết thảy bọn đồng học trong trường dâng thơ cho vua, kể tội sáu tên gian thần, tức là Thái Kinh và năm người nữa, mà xin chém đi, loan thủ cấp đi khắp trong nước để tạ lòng thiên hạ.
Thái Kinh tuy không vì cớ khống cáo đó mà bị tội, song đã bị bãi chức và Lý Cương lên thay. Lý Cương là người chủ chiến, nghịch cùng bọn Lý Bang Ngạn là phái chủ hòa, lên làm tướng thì cố việc trị binh đánh với Kim, làm cho người Kim nghi kỵ, sai sứ sang trách vấn triều đình Tống. Tống sợ, phải bãi chức Lý Cương để được lòng người Kim. Bấy giờ là năm thứ nhứt hiệu Tịnh Khương đời vua Cao tôn (1126).
Lần nầy Trần Đông lại đứng đầu các sanh viên Thái học, rủ nhau hơn một ngàn người vào tại cửa Tuyên Đức mà dâng thơ cho vua, kể tội bọn Lý Bang Ngạn và xin lưu Lý Cương lại làm tướng. Trong lúc dâng thơ tại nơi cửa đó, quân dân không hẹn nhau mà nhóm lại đến vài vạn người. Khi đó vừa ưa Lý Bang Ngạn vào chầu, chúng sỉ mắng cho một hồi, còn muốn đánh nữa, nhờ Lý ruổi mau mới thoát được. Có lịnh truyền phải lùi ra, song chúng không chịu đi, đánh lủng trống đăng văn và kêu la vang lên. Quan điện suý là Vương Tôn Sở thấy vậy, sợ sanh biến, khuyên vua làm theo như lời xin. Vua bèn sai ra truyền cho chúng rằng đã có chỉ vời Lý Cương lại rồi. Quan nội thị là Châu Cung Chi vâng mạng đi vời Lý Cương mà đi trễ, chúng xúm nhau đánh chết, lại còn đánh chết vài mươi nội thị khác nữa. Vua phải cho Thượng thơ Hộ bộ là Nhiếp Xương ra truyền dụ chỉ, chúng mới chịu tan.
Lý Cương quả lại được làm tướng như cũ. Song le, ngày hôm sau, vua xuống chiếu bắt làm tội những kẻ nào vi thủ trong việc đánh chết các nội thị, và cấm không ai được đến cửa khuyết dâng thơ. Có người xin hạ ngục hết thảy sanh viên Thái học, nhưng rồi không, muốn cho êm việc, vua chỉ dùng Dương Thời là nhà đại nho lên làm chức Tế tửu (ông đốc trường Thái học) để trấn tịnh đám học trò mà thôi. Có người lại tâu xin cho Trần Đông làm quan để bưng mồm va lại, song Đông nhứt định từ chối không chịu.
Việc nầy chẳng khác gì một cuộc “mê-tin”(*) đời nay, mà là một cuộc mê-tin ghê gớm, có đến đổ máu nữa.
Qua năm thứ nhứt hiệu Kiến Viêm đời vua Cao tôn (1127), nhà Tống vì sợ giặc Kim, đã dời kinh đô qua phía nam Dương Tử giang rồi. Bấy giờ tại triều lại có Hoàng Tiềm Thiện và Uông Bá Ngạn, cũng là phái chủ hòa nghịch với Lý Cương, mà vua lại tin dùng hai người nầy và bãi chức Lý Cương lần nữa. Trần Đông bèn dâng thơ xin cầm Lý Cương lại và bãi Uông, Hoàng đi. Lại xin trị tội các tướng không tiến binh, xin vua đừng ngự đi Kim Lăng để cho khỏi day động lòng người. Hoàng Tiềm Thiện kiếm lời khêu chọc vua, nói rằng phải giết Trần Đông đi, nếu không thì nó lại cổ động sĩ dân làm như năm trước. Vua cho phép. Quan phủ doãn là Mạnh Dũ cho đòi Trần Đông, Đông xin ăn xong sẽ đi. Ăn xong lại đi đằng sau, kẻ sai nha có ý ngại, Đông nói rằng: “Ta là Trần Đông đây, sợ chết thôi thì đã chẳng dám nói; mà đã nói, đâu thèm tránh cái chết?” Rồi Đông trở vào, đội mũ mặc áo, đi chào bạn đồng học, và bị dẫn ra chém giữa chợ. Đông vốn không quen với Lý Cương, chỉ vì việc nước xin lưu Lý lại mà phải chết, ai nấy nghe thấy đều sa nước mắt.
Đến đời vua Lý Tôn, năm thứ tư hiệu Thuần Hựu (1244), lại có việc bọn Hoàng Khởi Bá kiện Sử Tung Chi. Sử là một tay gian thần, bấy giờ đương làm tướng, gặp tang cha, theo lệ phải về đình gián, song được vua cầm ở lại. Hoàng Khởi Bá đứng đầu một trăm bốn mươi sanh viên Thái học, dâng thơ nói Tung Chi gian nịnh, liên kết với hết thảy triều thần và đám hoạn quan đặng bám chặt lấy ngôi thừa tướng, vậy xin vua phải đuổi ngay về. Lại có các sanh viên trường Võ học là Ông Nhựt Thiện, trường Kinh học là Lưu Thời Cử, trường Tôn học là Triệu Dữ Hoàn rủ hết thảy học trò ba trường ấy đứng ra làm thanh viện cho trường Thái học mà dâng thơ can vua về sự cầm Sử Tung Chi. Song vua không nghe. Lưu Nại, sanh viên trường Võ, biết ý vua muốn dùng Tung Chi, bèn phản lại bốn trường, dâng thơ nói học trò xách tên một vị đại thần ra mà mắng nhiếc như thế là vô lễ, không còn gì là thể thống triều đình. Tuy vậy, bên học trò lại càng hăng, họ nhứt định rủ nhau “bãi khóa” để đối phó lại việc ấy. Bấy giờ tại nơi nhà cầu trường Thái học có giấy dán rằng:
“Hễ thừa tướng vào buổi mai thì sanh viên ra buổi chiều, thừa tướng vào buổi chiều, thì sanh viên ra buổi mai”.
Kế đó, quan phủ doãn là Triệu Dữ Trù định hạ lịnh đuổi học trò. Các sanh viên nghe thế, bèn làm một bài văn, gọi là Quyện đường văn mà đưa cho nhau như kiểu “truyền đơn” đời nay, một đoạn cuối bài ấy nói rằng:
“Họ đã vị lợi riêng mình mà đuổi học trò, thì học trò không mặt mũi nào còn ở nữa.
Nếu tham sự no ấm mà ở lại thì rồi sẽ bị chôn như học trò đời nhà Tần.
Hễ bài văn nầy ra, nội trong ngày mai phải đi lập tức”.
ấy là họ thực hành được cái kế hoạch bãi khóa. Mà cuộc bãi khóa nầy được thắng lợi, vì Sử Tung Chi thấy công luận không dung mình, cũng sợ, bèn xin về chung chế.(**)
Qua năm sau (1245), hai ông quan tại triều đình là Từ Nguyên Kiệt và Lưu Hán Bật bị bọn gian thần đầu độc mà chết, sanh viên Thái học là Thái Đức Nhuận với một trăm bảy mươi ba người nữa dâng thơ kiện oan. Vua bèn xuống chiếu cấp ruộng và tiền cho hai vị đại thần chết oan ấy.
“Phải chi triều đình bấy giờ lấy sự phải trái của họ làm phải trái, thì những kẻ gian tà đạo tặc đã khiếp sợ dưới cái uy chánh khí, rồi vua cũng an mà nước cũng có thể giữ được. ấy vậy mà luận giả lại cứ cho những việc ấy là “việc đời loạn”. Luận giả không đổ(***) cái tội làm mất nước cho những người bắt giết học trò, huỷ phá học hiệu, trở lại trách móc học trò, là nghĩa gì?
Theo lời Hoàng Lê Châu đó, thì sự học trò can thiệp việc nước không những là sự bất đắc dĩ và sự tự nhiên, mà lại là lẽ đương nhiên. Ông chẳng thèm nói xa nói gần gì hết, cứ nói thiệt tình rằng nhà nước phải lấy học hiệu làm cơ quan chánh trị, nói mồn một rằng các việc mà người ta cho là “việc đời loạn” đó, là gần với phong tục Tam đại!
Về việc học trò đời xưa với quốc sự, lịch sử chép như vậy, các người hiền triết chủ trương như vậy, thế mà người Tàu ngày nay chừng như không có mấy người xét đến và hiểu đến.
Năm mười năm nay, bên Tàu có xảy ra luôn luôn những sự học sanh vận động về chánh trị, nổi tiếng hơn hết là cuộc “Ngũ tứ vận động” và “Lục tam vận động”. Bấy giờ có nhiều vị chủ bút nhà báo, nhứt là mấy vị lão thành, hay phàn nàn về sự đó. Cái chỗ họ căn cứ mà lập luận là: học trò đương buổi thanh niên phải lo học cho thành tài để ngày sau giúp nước, chứ không nên giấn thân vào quốc sự trong khi còn ở nhà trường, vì sợ thiệt đến mình tức là hại cho nước chăng. Lại có vị hình như chẳng đọc chữ sử nào hết, đến nỗi nói rằng các cuộc học sanh vận động đó là nhiễm lấy cái thói học sanh bên Âu Mỹ, rồi lại than thở cho cái văn minh Âu Mỹ đời nay đến mà phá đổ phong tục tốt của người Tàu đời xưa! Trong khi tôi đọc qua những bài luận ấy biểu tôi đừng hé răng mà cười sao được! biểu tôi đừng bĩu môi mà trề sao được!
Tôi viết bài khảo cứu nầy cũng khá gọi là kỹ, song có một điều còn chưa được mãn nguyện — chưa mãn nguyện cho tôi và cũng cho độc giả — là tôi không nhắc đến được ít nhiều tài liệu cùng một thứ trong lịch sử nước ta. Theo tôi nhớ, sử nước ta không thấy có chuyện nào giống như vậy. Cái đó có lẽ là tại các nhà làm sử bỏ sót. Cứ như tôi biết, trong một tỉnh Quảng Nam chúng tôi, sáu bảy mươi năm trở lại đây, cũng có vài việc gọi được là một cuộc vận động nho nhỏ về quốc sự của đám học trò, thì lẽ nào cả nước ta, chốc ngàn năm nay, ít ra lại không có năm bảy việc như vậy ư? Tôi kể mấy việc ấy ra đây để thúc kết bài khảo cứu nầy.
Về đời Tự Đức, không biết năm nào, ông Đặng Kham, người Bắc Ninh làm án sát Quảng Nam. Ông nầy tham ô có tiếng. Có một lần, tại tỉnh hạch học trò, đêm trước ngày hạch, hàng mấy ngàn học trò ở ngoài thành ồn lắm, đâu đâu cũng xấm xi xấm xải, thì quan tuần sức cho sở tuần thành phải coi chừng cẩn thận. Sáng ra, họ vẫn vào hạch như thường, song ở bốn cửa thành có nhiều tờ giấy chữ của ai dán không biết, lính gỡ đem vào trình quan tuần, thì ra những giấy ấy chép rập một bài văn tứ lục kể tội quan án, như vầy:
Mèo đen cấu khí
Rùa mốc xì thơm
Họ là Đặng mà người coi chẳng đặng
Tên là Kham mà dân chịu không kham
Đốc học Thưởng làm nanh làm vút,
Tri phủ Đôn làm cánh làm vây.
Bạc Cẩm Sa (làng) mười lạng rành rành, không ăn vì sợ nghè Tường…
Người thuật lại chỉ nhớ bài ấy được có bấy nhiêu.
[...] quan tuần phải niêm những tờ giấy ấy và thảo sớ mà đệ về bộ nhờ bộ dâng lên. Bấy giờ vua Dực Tôn sai Khâm phái về tra, quả nhiên giấy ấy nói thật cả, quan án Đặng Kham liền bị cách chức và lạc hồi dân tịch.
Tháng chạp năm Kiến Phước nguyên niên (1884), ở phủ Điện Bàn hạch học trò (hạch nầy để kén học trò lên hạch tại tỉnh lần nữa rồi ai có dự hạng mới được đi thi, vì năm sau đến khoa thi). Trong đêm mà sáng ra đến ngày hạch, học trò tựu tại phủ có đến mấy ngàn. Bỗng dưng có người cổ động lên, dán giấy rải tờ, đại ý nói nước nhà sắp đến ngày nguy vong tới, sĩ phu phải lo liệu làm sao, không còn nên thi cử làm chi nữa, cũng không nên hạch nữa. Mà quả thế, sáng ra, khi xướng tên vào trường, không có một trò nào chịu dạ cả, rồi học trò lần lần tan về, cuộc hạch ấy phải bãi đi. Dầu mấy hôm sau có tục hạch, và học trò phủ Điện khoa năm ấy cũng đi thi, song giữa những ngày sắp thi, nghĩa là vào hạ tuần tháng năm năm ất dậu, Hàm Nghi nguyên niên (1885), học trò các tỉnh đã tụ tại Huế, thì kinh thành bị thất thủ.
Sự học trò bãi khóa dường như ở xứ ta ngày xưa cũng đã có. Điều đó lấy chứng cớ trong một câu hát mà đàn bà trẻ con thường hát. Ngẫm nghĩ câu hát đây thì ra như đám học trò nào đó bị ngược đãi, không chịu được sỉ nhục mà phải rủ nhau bỏ trường không học nữa, cho nên nói rằng:
“Thôi thôi cắp sách ra về,
Học hành chi nữa chúng chê bạn cười !”
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)