Thứ Sáu, 11 tháng 5, 2012

BO, CHEN AND DOING BUSINESS IN CHINA.

Bạc Hy Lai, Trần Quang Thành và làm ăn ở Trung Quốc

Tác giả: Jack Perkowski

Người dịch: Dương Lệ Chi
07-05-2012

Các sự kiện chính trị ở Trung Quốc đã chiếm lĩnh tin tức trong vài tháng qua, làm lu mờ những câu chuyện về nền kinh tế, thường là các tin hàng đầu của đất nước này.
Bắt đầu hôm 6 tháng 2 khi Vương Lập Quân, cảnh sát trưởng Trùng Khánh, tìm cách trú ẩn ở Lãnh Sự quán Hoa Kỳ tại Thành Đô. Lo sợ cho mạng sống của mình trong tay của Bạc Hy Lai, Bí thư Thành ủy đầy quyền lực ở Trùng Khánh, ông Vương nói với các nhà ngoại giao Mỹ rằng vợ của ông Bạc đã đầu độc doanh nhân người Anh, người đã từng là thân tín của gia đình ông Bạc. Hành động của ông Vương là sự kiện gây ra sự sụp đổ của một cựu ngôi sao đang lên, nhận được ân sủng từ Đảng Cộng sản Trung Quốc, đã và đang xuất hiện trên mặt báo nhiều chưa từng có.
Trong hai tuần qua, ông Trần Quang Thành, “luật sư khiếm thị” và là nhà bất đồng chính kiến từ tỉnh Sơn Đông, đã chiếm tâm điểm của sân khấu. Đang bị quản chế tại nhà ở tỉnh Sơn Đông trong 2 năm qua do khiếu kiện việc cưỡng bức phá thai và triệt sản, là một phần trong “chính sách một con” của Trung Quốc, bằng cách nào đó ông Trần đã tìm cách trốn thoát hồi 2 tuần trước, chỉ để có mặt tại Đại sứ quán Mỹ trước ngày bà Hillary Clinton, Ngoại trưởng Mỹ và ông Timothy Geithner, Bộ trưởng Tài chính, thực hiện chuyến thăm cấp cao tới Bắc Kinh. “Tôi nên ở hay nên đi“, bài hát nổi tiếng năm 1981 của ban nhạc rock mạnh The Clash của Anh, có thể là chủ đề cho các cuổi đàm phán hồi tuần trước về ông Trần và các nhà ngoại giao Mỹ.
Loạt chuyện dài về ông Bạc và ông Trần một lần nữa đặt ra câu hỏi về sự ổn định của Trung Quốc và tác động chính trị quốc nội và quốc tế có thể có, lên các công ty làm ăn ở Trung Quốc. Mặc dù những sự kiện gần đây có thể rất nghiêm trọng, nhưng điều quan trọng cần lưu ý là chúng ta gặp phải những chướng ngại trên đường tương tự như đã xảy ra trong vòng 20 năm qua. Bằng cách này hay cách khác, Trung Quốc vẫn ổn định, Mỹ và Trung Quốc đã xoay sở để vá víu bất kỳ sự khác biệt nào để vượt qua tất cả.
Rõ ràng là các cuộc nổi dậy ở Quảng trường Thiên An Môn năm 1989, còn được gọi là Sự kiện Sáu tháng Tư, là sự kiện đáng chú ý nhất trong các sự kiện gây bất ổn đã xảy ra, làm gián đoạn quá trình phát triển kinh tế trong 10 năm ở Trung Quốc. Lo ngại Trung Quốc quay trở lại thời kỳ trước thời Đặng Tiểu Bình, kết quả là rất nhiều công ty phương Tây đã chọn cách đóng gói đồ đạc và rời khỏi đất nước này. Mặc dù sự quyến rủ của thị trường Trung Quốc tỏ ra quá tuyệt vời, nhưng cuối cùng thì tất cả các công ty tìm đường quay trở về nước.
Kể từ sự kiện đó cho đến nay, đã có ít nhất ba sự kiện nhỏ hơn, nhưng không kém phần quan trọng, đã đe dọa sự ổn định chính trị ở Trung Quốc, và bao trùm lên mối quan hệ Trung – Mỹ. Khi ba sự kiện đó xảy ra, tôi đều có mặt ở Bắc Kinh, và tất cả các sự kiện này có vẻ khá đáng sợ vào thời điểm đó.
Sự kiện đầu tiên là cuộc khủng hoảng eo biển Đài Loan năm 1995-1996, xảy ra là kết quả của một loạt các thử nghiệm tên lửa do Trung Quốc tiến hành trong vùng biển quanh Đài Loan từ ngày 21 tháng 7 năm 1995 đến ngày 23 tháng 3 năm 1996. Các tên lửa được bắn từ giữa năm cho đến cuối năm 1995 được cho là với mục đích gửi một tín hiệu mạnh mẽ tới chính phủ Đài Loan dưới thời Tổng thống Lý Đăng Huy, người được xem đưa Đài Loan tránh khỏi chính sách một con của Trung Quốc. Đợt bắn tên lửa thứ hai vào đầu năm 1996 đã bị cáo buộc nhằm mục đích đe dọa các cử tri Đài Loan trong thời gian chuẩn bị bầu cử tổng thống năm 1996. Cuộc khủng hoảng bắt đầu khi ông Lý chấp nhận một lời mời từ trường Đại học Cornell để phát biểu một bài diễn văn về “Kinh nghiệm dân chủ của Đài Loan” hồi tháng 6 năm 1995. Vào tháng 5, một nghị quyết đã được thông qua với tỉ số áp đảo từ hai viện của Quốc hội Mỹ, yêu cầu Bộ Ngoại giao cho phép ông Lý sang thăm Hoa Kỳ. Trung Quốc rất tức giận về quyết định của Mỹ và báo chí nhà nước đã gọi ông Lý là “kẻ phản bội“, đang cố “chia rẽ Trung Quốc“.
Chuyện NATO đánh bom [nhầm] vào Đại Sứ quán Trung Quốc ở Belgrade ngày 7 tháng 5 năm 1999, là sự cố thứ hai và có lẽ là sự cố đáng sợ nhất đối với người Mỹ làm ăn ở Trung Quốc. Vụ đánh bom này đã giết chết ba phóng viên Trung Quốc và làm công chúng Trung Quốc bất bình. Tổng thống Bill Clinton đã xin lỗi về vụ đánh bom và nói rằng đó là tai nạn, trong khi Trung Quốc nhất định rằng đó là do cố ý. Những ngày sau vụ đánh bom rất căng thẳng, phải nói là tồi tệ nhất, cho những người đang sống ở Trung Quốc. Ngay cả những người bạn Trung Quốc thân nhất của tôi cũng đã nhìn tôi với vẻ không tin khi tôi cố biện hộ cho phía Hoa Kỳ. Với tất cả công nghệ đánh bom chính xác của Mỹ, họ không thể tưởng tượng làm thế nào vụ đánh bom đó có thể là tai nạn.
Đầu năm 2001, sự va chạm của một máy bay do thám Mỹ với một máy bay chiến đấu của Trung Quốc ở biển Đông làm trầm trọng thêm căng thẳng về chính trị và quân sự giữa hai nước. Vụ việc xảy ra vào hôm trước khi chính phủ Bush quyết định có nên bán hệ thống phòng không và hệ thống chống tên lửa tiên tiến của Mỹ cho Đài Loan hay không. Mặc dù viên phi công Trung Quốc đã chết, không có thương vong nào về phía Hoa Kỳ, phản ứng của Mỹ lúc đầu gay gắt và quyết liệt. Người Trung Quốc bị phật ý trước việc Mỹ không đưa ra lời xin lỗi hoặc hối tiếc về cái chết của viên phi công Trung Quốc. Một lần nữa, rất khó cho một người Mỹ đang sống ở Trung Quốc, cố giải thích Mỹ có thể lạnh lùng như vậy bằng cách nào.
Mỗi sự kiện trong ba sự kiện này mang lại bất kỳ sự chia rẽ sẵn có nào, và sự chia rẽ này có thể đã tồn tại giữa giới bồ câu và diều hâu ở Trung Quốc và ở Hoa Kỳ, cũng như đe dọa cắt đứt mối quan hệ Trung-Mỹ. Tuy nhiên, trong mỗi trường hợp, những cái đầu nguội hơn đã chiếm ưu thế sau căng thẳng trong vài ngày hoặc vài tuần. Cho dù có bất kỳ điều khác biệt gì đi nữa, các phe phái khác nhau trong nội bộ Đảng Cộng sản [Trung Quốc] cũng ngồi lại với nhau trong mỗi trường hợp, nhằm ngăn ngừa các sự kiện vượt khỏi tầm kiểm soát. Là một quốc gia, Trung Quốc có quá nhiều thứ để mất nếu họ không thể kiểm soát. Các nhà lãnh đạo chính phủ từ Trung Quốc và Mỹ nhận ra rằng không có lợi đất nước, khi cả hai nước mạnh nhất thế giới xung đột nhau nghiêm trọng.
Đến cuối tuần, cuộc khủng hoảng về chuyện ông Trần dường như đã được giải quyết, với Trung Quốc cho phép ông Trần chấp nhận một đề nghị học bổng từ Đại học New York. Liên quan đến ông Bạc, có mối quan ngại rất lớn là cảnh ngộ của ông cho thấy một sự đổ vỡ nghiêm trọng trong Đảng Cộng sản. Dĩ nhiên, tất cả mọi người đang làm ăn ở Trung Quốc cần phải quan tâm và quan sát các sự kiện thật kỹ, nhưng nếu quá khứ là chỉ dẫn cho hiện tại, điều này cũng sẽ vượt qua. Nếu Trung Quốc có quá nhiều thứ để mất [trong các sự cố xảy ra] năm 1995-1996, 1999 và 2001, rủi ro hiện nay thậm chí còn cao hơn trước đây.


Bo, Chen And Doing Business In China

http://www.forbes.com/sites/jackperkowski/2012/05/07/bo-chen-and-doing-business-in-china/

Political events in China have dominated the news over these past few months, overshadowing stories about the country’s economy that usually make the headlines.
It began on February 6 when Wang Lijun, Chongqing’s chief of police, sought refuge in the United States Consulate in Chengdu. Fearing for his life at the hands of Bo Xilai, Chongqing’s powerful Party Secretary, Wang told U.S. diplomats that Bo’s wife had poisoned a British businessman and one-time confidante to the Bo family. Wang’s action was the event that triggered the fall from grace of the former rising star of the Chinese Communist Party that has been playing out in the press ever since.
Over the past two weeks, Chen Guangcheng, the “blind lawyer” and dissident from Shandong province, has taken center stage. Under house arrest in Shandong Province for the past two years for railing against forced abortions and sterilizations that occur as part of China’s “one-child policy,” Chen somehow managed to escape the week before last, only to show up at the U.S. embassy on the eve of a high-level visit to Beijing by U.S. Secretary of State Hillary Clinton and Treasury Secretary Timothy Geithner. “Should I Stay or Should I Go,” the 1981 hit song by the English punk rock band The Clash, could have been the theme for last week’s talks between Chen and U.S. diplomats.
The Bo and Chen sagas have once again raised questions as to China’s stability and the impact that local and international politics may have for companies doing business in the country. As serious as these recent events might be, though, it’s important to keep in mind that we’ve encountered similar bumps in the road over the past 20 years. Somehow or another, China has remained stable and the U.S. and China have managed to patch up any differences through it all.
No doubt, the Tiananmen Square protests of 1989, also known as the June Fourth Incident, is the most notable of the destabilizing events that have occurred, interrupting as it did over 10 years of economic progress in China. Afraid that China was reverting to pre-Deng days, scores of Western companies chose to pack up and leave the country as a result. The lure of the Chinese market proved too great, however, so in the end, all of the companies found their way back.
In the years since, there have been at least three smaller, but no less important, incidents that threatened political stability in China and were wrapped up in the Sino-American relationship. I was in Beijing for all three, and all of them seemed quite scary at the time.
The first was the 1995–1996 Taiwan Strait Crisis that came about as a result of a series of missile tests conducted by China in the waters surrounding Taiwan from July 21, 1995 to March 23, 1996. The missiles fired in mid to late 1995 were allegedly intended to send a strong signal to the Taiwan government under President Lee Teng-hui, who was seen as moving Taiwan away from the One-China policy. The second set of missiles fired in early 1996 was allegedly intended to intimidate the Taiwan electorate in the run-up to the 1996 presidential election. The crisis began when Lee accepted an invitation from Cornell University to deliver a speech on “Taiwan’s Democratization Experience” in June 1995. In May, resolutions overwhelmingly passed by both houses of the U.S. Congress asked the State Department to allow Lee to visit the United States. China was furious over the U.S. decision and the state press branded Lee a “traitor” who was attempting to “split China.”
NATO’s bombing of China’s embassy in Belgrade on May 7, 1999, was the second of such events and perhaps the scariest for Americans doing business in the country. The bombing killed three Chinese reporters and outraged the Chinese public. President Bill Clinton apologized for the bombing and said that it was accidental, while China insisted that it was deliberate. The days after the bombing were tense, to say the least, for those of us in country. Even my closest Chinese friends looked at me with disbelief when I tried to argue the U.S. side. With all of the U.S. technology in precision bombing, it was impossible for them to imagine how the bombing could have been accidental.
In early 2001, the collision of a U.S spy plane and a Chinese fighter jet in the South China Sea exacerbated political and military tensions between the two countries. The incident came on the eve of a decision by the Bush administration on whether to sell advanced U.S. anti-missile and air defense systems to Taiwan. Although the Chinese pilot was killed, with no casualties on the U.S. side, the initial U.S. reaction was strident and aggressive. The Chinese were miffed that the U.S. offered no apologies or regrets regarding the death of a Chinese pilot. Again, it was tough to be an American in China, trying to explain how the U.S. could be so callous.
Each of the three events brought to the fore any divisions that may have existed between the doves and the hawks in China and in the U.S. and threatened to rupture the Sino-American relationship. In each case, however, cooler heads prevailed after a few tense days and weeks. Whatever their differences, the various factions within the Communist Party came together in each case in a way that prevented events from getting out of hand. As a country, China just had too much to lose if they didn’t. Government leaders in both China and the U.S. realized that it was in neither country’s interest for the two most powerful countries in the world to be at serious odds with one another.
By week’s end, the Chen crisis seemed to have been resolved with China allowing Chen to accept a fellowship offer from NYU. With respect to Bo, there is serious concern that his plight is indicative of a serious rupture within the Communist Party. Everyone doing business in China should be concerned, of course, and watch events closely, but if the past is any guide, this too will pass. If China had too much to lose in 1995-1996, 1999 and 2001, the stakes are even higher today.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét