Thứ Ba, 7 tháng 8, 2012

CÁI GIÁ CỦA VIẾT BLOG Ở VIỆT NAM


http://www.abc.net.au/correspondents/content/2012/s3560727.htm


07/08/2012

Hồng Phúc chuyển ngữ, CTV Phía Trước
Elizabeth Jackson, Correspondents Report/ABC News

Cộng đồng quốc tế đang kêu gọi Việt Nam trả tự do cho ba blogger hiện đang đối mặt với phiên tòa tuyên truyền chống nhà nước. Yêu cầu này được đưa ra chỉ vài ngày sau khi mẹ của một trong ba blogger đã tự tử bằng cách châm lửa tự thiêu.
Phóng viên của chúng tôi là Zoe Daniel tại Đông Nam Á có bài tường trình sau đây.
Zoe DANIEL: Việt Nam là nước một đảng, nơi các phương tiện truyền thông không được độc lập và một bài viết gây khó chịu cho chính quyền cộng sản có thể đưa bạn vào nhà tù.
Đó có thể là số phận của các blogger Điếu Cày, AnhBaSG và bà Tạ Phong Tần. Cả ba blogger đều thuộc “Câu lạc bộ Nhà báo Tự do” mà Việt Nam cho là ngoài vòng pháp luật.
Phil Robertson từ Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (Human Rights Watch).




PHIL ROBERTSON: Điều cơ bản phi lý ở đây là các blogger không làm gì phạm pháp cả. Họ đã viết blog, họ đã nói một cách tự do. Và chính quyền không muốn nghe những lời chỉ trích, không muốn thấy thông tin lan truyền trước khi các thông tin này được chính quyền chấp thuận, và vì vậy mà các blogger bị gán vào tội như tuyên truyền chống nhà nước.
Bạn biết đó là những gì mà họ nói trong Bộ Luật hình sự của họ, nghĩa là về mặt thực tế thì họ không ngần ngại rằng điều này là tuyên truyền – nhưng đó không phải là tuyên truyền, đó là tự do ngôn luận và các quyền này cần phải được bảo vệ.
Zoe DANIEL: Các blogger có thể phải đối mặt lên đến 20 năm tù giam.
Mẹ của một trong số các blogger đó là bà Tạ Phong Tần, người viết blog về vấn nạn tham nhũng trong hệ thống pháp luật Việt Nam, đã châm lửa tự thiêu và bà ấy đã chết khi trên đường đến bệnh viện hồi tuần trước.
Một người bạn của blogger này, nhà hoạt động Lê Quốc Quân, nói rằng bà đã chết vì tự thiêu.
Zoe DANIEL: Gần đây đã diễn ra một loạt các phiên toà chính trị và các vụ bắt giữ tại Việt Nam. Chính phủ Việt Nam có thể đang lo lắng rằng mùa xuân Ả Rập ủng hộ dân chủ đang dần lan tràn đến khu vực châu Á.
Nhà hoạt động dân chủ Lê Quốc Quân đã bị bắt bảy lần và suýt bị bắt hồi tuần trước.
LÊ QUỐC QUÂN: Họ đến đây, họ cưỡng bức tôi vào hôm sáng thứ bảy, họ đến văn phòng của tôi. Họ cưỡng bức tôi, họ đã mang một chiếc xe đến đây và sau đó họ đã cố đẩy tôi vào trong xe.
Zoe DANIEL: Từ nhiều năm nay ông Quân đã nói lên suy nghĩ của mình. Tuy nhiên, các blogger trẻ hơn có phần lo ngại và sợ danh tính bị tiết lộ.
Một nhà văn ở Hà Nội mô tả cuộc sống của cô.
Nữ BLOGGER: Làm một blogger chính trị ở Việt Nam có thể vừa thú vị vừa nguy hiểm. Nó là thú vị bởi vì chủ yếu nó nguy hiểm và cũng bởi vì bạn có thể cảm thấy có được chút tự do ngôn luận trên internet mà bạn không thể tìm thấy trong cuộc sống thực của bạn hay trong thực tế. Nhưng mặt khác thì làm một blogger chính trị ở Việt Nam là rất rõ ràng nguy hiểm. Bạn có thể phải đối mặt với nhiều loại sách nhiễu từ chính quyền địa phương, và thậm chí từ các cơ quan chính quyền trung ương.
Zoe DANIEL: Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Hà Nội đang kêu gọi Việt Nam trả tự do cho các blogger chính trị thuộc “Câu lạc bộ Nhà báo Tự do”. Và tuần trước Ngoại trưởng Mỹ, bà Hilary Clinton, cũng nêu lo ngại về việc các blogger tiếp tục bị giam giữ.
Nhưng riêng nước Úc thì thế nào?
PHIL ROBERTSON: Đây không thể chỉ là một cuộc thảo luận diễn ra một lần hoặc trong hai ngày. Vấn đề nhân quyền phải được ngấm ngầm vào trong mối quan hệ giữa Úc và Việt Nam. Và điều quan trọng là các nhà ngoại giao, không chỉ ở Hà Nội mà còn ở Canberra, phải tiếp tục nỗ lực nêu ra các vấn đề như vậy.
Zoe DANIEL: Các tổ chức nhân quyền tin rằng kết quả của phiên toà đối với các blogger được ấn định từ trước. Vấn đề không phải là nếu họ bị giam cầm trong tù, nhưng câu hỏi đặt ra là họ sẽ bị giam trong bao lâu.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét