Thứ Năm, 9 tháng 8, 2012

CHINA'S NEW POLITICAL CLASS: PEOPLE


Giai cấp chính trị mới của Trung Quốc: Nhân dân

by Elizabeth C. Economy
July 26, 2012

Elizabeth C. Economy
26/7/2012

Chinese people power has arrived. As China’s top officials meet in Beidaihe to finalize their selections for the country’s new leadership, they are being overshadowed by a different, and increasingly potent, political class—the Chinese people. From Beijing to Jiangsu to Guangdong, Chinese citizens are making their voices heard on the Internet and their actions felt on the streets. Take the terrible flooding in Beijing this past weekend. Thus far, the municipal government estimates that the flooding has caused around $1.88 billion in damages, with more than 65,ooo residents evacuated from their homes and 77 dead. The local government was clearly caught flat-footed: the early warning system failed; police officers were reportedly busy ticketing stranded cars rather than helping citizens in need; and workers at toll plazas continued to collect fees as people desperately tried to escape the rising waters. Popular criticism over the government’s handling of the crisis has been unrelenting, and even the state-supported Global Times has reported on how the government’s credibility was damaged by its weak response.


Quyền lực đã bắt đầu đến tay người dân Trung Quốc (TQ). Khi các quan chức chóp bu của TQ đang hội họp tại thành phố biển Beidaihe để đúc kết việc lựa chọn ban lãnh đạo mới cho đất nước, đầu óc họ còn bị ám ảnh bởi một giai cấp chính trị khác ngày càng có sức mạnh – đó là người dân TQ. Từ Bắc Kinh đến Giang Tô đến Quảng Đông, công dân TQ đang vận động để tiếng nói của họ được lắng nghe trên Internet và hành động của họ được cảm nhận trên đường phố. Chẳng hạn trong vụ ngập nước khủng khiếp tại Bắc Kinh vào cuối tuần qua. Cho đến thời điểm này, theo ước tính của chính quyền địa phương, vụ ngập nước đã gây ra 1,88 tỉ đôla thiệt hại, khiến 65.000 cư dân phải sơ tán và 77 người thiệt mạng. Chính quyền địa phương rõ ràng thiếu chuẩn bị: hệ thống báo động trước không hoạt động; tin tức cho biết nhân viên cảnh sát bận viết giấy phạt cho các xe cộ bị bỏ lại trên đường hơn là giúp đỡ người dân đang cần cứu hộ; và công nhân tại các trạm thu lộ phí vẫn tiếp tục thu tiền khi dân chúng hốt hoảng cố thoát con nước đang dâng cao. Sự chỉ trích của người dân đối với cách thức chính phủ đối phó cuộc khủng hoảng này vẫn tiếp diễn không khoan nhượng, và ngay cả tờ Hoàn cầu Thời báo của Nhà nước cũng nói rằng uy tín của chính phủ bị thiệt hại vì đã đáp ứng yếu ớt trước sự mong đợi của dân chúng.




Yet in important ways, the government’s inaction has become a secondary story. Beijing residents didn’t wait for their officials to do the right thing. As China Digital Times described, Weibo came alive with offers of help: “I live near Tiantan East Gate. If anyone nearby needs to rest, you can come to my place…”; “My office is at Zuojiazhuang A2 Beijing Friendship Garden 1-6H. We have water, snacks, TV, computers, wifi, beds sofas, Sanguo Sha and hot showers! All for free!…” Hundreds of people drove to Beijing Capital Airport to try to assist the 80,000 odd passengers stranded there.


Nhưng trong những biểu hiện đáng lưu tâm, sự thụ động của chính phủ đã trở thành một câu chuyện phụ. Người dân Bắc Kinh không ngóng cổ chờ mong các quan chức làm theo lẽ phải. Như tờ Thời báo Kỹ thuật số Trung Quốc (China Digital Times) mô tả, diễn đàn xã hội Weibo đã trở nên sinh động vì những lời đề nghị giúp đỡ như: “Tôi ở gần Cổng Đông Thiên Đàn. Nếu bà con nào gần đó cần nghỉ ngơi, xin mời đến nhà tôi…”; “Văn phòng tôi ở Tòa Kỵ Trang (Zuojizhuang) A2 Vườn Hữu nghị Bắc Kinh 1-6H. Chúng tôi có nước, chút thức ăn, TV, máy vi tính, wifi, giường, ghế xôfa, Sanguo Sha và vòi tắm nóng! Tất cả miễn phí!...”. Hàng trăm người đã lái xe đến sân bay thủ đô Bắc Kinh để ra sức giúp đỡ trên 80 ngàn hành khách bị mắc kẹt tại đó.


Further down China’s coast, a different form of people power has emerged, and a new generation of political activists is taking hold. In Qidong, Jiangsu province, public health concerns have led thousands of high school students and others to organize a protest to block the construction of a new sewage treatment plant. Via the Internet, the students found inspiration in the June protest in Shifang, Sichuan Province, where tens of thousands of people (including high school students) blocked plans for a molybdenum-copper alloy factory. With the Qidong protest slated for this coming Saturday, local officials are working overtime to quash the demonstration, even calling teachers back from their vacations to pressure the students to stay home.

Đi về phía Nam duyên hải TQ, một dạng thức khác của quyền lực người dân đã bắt đầu xuất hiện, một thế hệ mới những nhà hoạt động chính trị đang thành hình. Tại huyện Kỳ Đông (Qidong), tỉnh Giang Tô (Jiangsu), những lo ngại về y tế cộng đồng đã thúc đẩy hàng ngàn học sinh trung học và các thành phần khác tổ chức biểu tình để ngăn chặn việc xây cất một nhà máy xử lý nước cống mới. Nhờ Internet, học sinh đã tìm được sự khích lệ từ cuộc biểu tình vào tháng Sáu tại huyện Thập Phương (Shifang), tỉnh Tứ Xuyên (Sichuan), nơi hàng ngàn người (kể cả học sinh trung học) đã chặn đứng kế hoạch xây một nhà máy hợp chất đồng - molybden. Với cuộc biểu tình tại huyện Kỳ Đông (Qidong) được dự trù diễn ra vào thứ Bảy này [28-7], các quan chức địa phương đang làm việc ngoài giờ để chặn đứng cuộc xuống đường, thậm chí còn kêu gọi các giáo viên đang nghỉ hè phải trở về để buộc học sinh phải ở nhà.


Further south in Foshan, Guangdong Province, Chinese villagers once again took to the streets in an attempt to obtain justice in the face of local official corruption and illegal land grabs. Here too, the Internet proved a decisive factor: local residents first learned about the illegal land sales by reading government websites.


Đi thêm về phía Nam, tại huyện Phật Sơn (Foshan), tỉnh Quảng Đông, nông dân TQ một lần nữa đã xuống đường trong một nỗ lực kiếm tìm công lý, chống lại tệ tham nhũng của quan chức địa phương và nạn cưỡng chiếm đất đai bất hợp pháp. Ở đây cũng thế, Internet tỏ ra là một yếu tố quyết định: người dân địa phương phát hiện trước tiên các vụ bán đất bất hợp pháp nhờ đọc các website chính phủ.


Chinese officials are grappling with how best to navigate this growing phenomenon of Chinese people power facilitated by the Internet. Certainly, they are trying to co-opt the technology to get their own message out to the people. Many officials and government offices have Weibo accounts which they use to communicate directly with their constituents: in one county in Zhejiang Province, a Weibo writing test is now included in the promotion exam for local officials. And, while Party censors have responded in their usual heavy-handed manner to the criticism surrounding Beijing’s flood response, Beijing municipal government spokeswoman Wang Hui has used her personal account to address the concerns of the people in a relatively open and direct manner, calling the people’s discontent “very normal” and acknowledging that the government has much work to do.


Quan chức TQ đang tìm phương cách hữu hiệu nhất để lèo lái một hiện tượng ngày càng phổ biến là quyền lực của người dân đang được thể hiện qua Internet. Chắc chắn là, các quan chức đang ra sức vận dụng công nghệ thông tin này để gửi thông điệp của chính mình đến người dân. Nhiều quan chức và văn phòng chính phủ có tài khoản (account) trên Weibo mà họ có thể sử dụng để liên lạc trực tiếp với cử tri của mình: trong một huyện của tỉnh Triết Giang (Zhejiang), một bài kiểm tra về khả năng viết (writing test) trên mạng xã hội Weibo hiện nay được đưa vào kỳ thi thăng thưởng cho các viên chức địa phương. Và, mặc dù các cơ quan kiểm duyệt của Đảng đã phản ứng mạnh tay đối với các chỉ trích liên quan việc thành phố Bắc Kinh đối phó nạn ngập lụt vừa qua, người phát ngôn của thành phố Bắc Kinh, bà Vương Huệ (Wang Hui), đã dùng tài khoản cá nhân để trả lời những lo lắng của người dân một cách tương đối cởi mở và trực tiếp. Bà gọi những bất bình của người dân là “rất bình thường” và nhìn nhận rằng chính phủ còn nhiều thiếu sót.


Some in the Party leadership also recognize that the challenge they face in building good governance is more than good messaging. At a recent gathering of municipal party secretaries, Li Yuanchao, who oversees personnel appointments from his perch as head of the Organization Department and is a likely candidate for the Standing Committee of the Politburo, spoke forcefully of the need for local party secretaries to “understand and comply with the will of the people.” Moreover, he emphasized officials must understand that they are basically “servants of the public” and that the satisfaction of the public is the most basic measure of the officials’ work.


Một số quan chức trong ban lãnh đạo Đảng cũng nhìn nhận rằng thách thức mà họ đang gặp phải trong việc xây dựng một guồng máy quản trị quốc gia hữu hiệu không phải chỉ là đưa ra các thông điệp hay ho. Tại một cuộc họp các bí thư thành bộ mới đây, ông Lý Nguyên Triều (Li Yuanchao), người trông coi việc bổ nhiệm các quan chức, trong địa vị là người đứng đầu Ban Tổ chức Đảng và có khả năng vào Ủy ban Thường vụ Bộ chính trị, đã nói rất mạnh về nhu cầu là các Bí thư đảng bộ địa phương phải “hiểu và tuân theo ý dân”. Ngoài ra, ông còn nhấn mạnh các quan chức phải hiểu rằng trên cơ bản họ chỉ là “đầy tớ của dân” và rằng sự thoả mãn của người dân là cái thước cơ bản nhất để đo công tác của các quan chức.


Li’s message is one that has been delivered many times in recent years, apparently to little effect. It seems, however, that the country’s newest political actors—the Chinese people—have heard Li’s message and are more than willing to take to the web and to the streets to let their local officials know they are not going to forget it.


Thông điệp của Lý Nguyên Triều (Li Yuanchao) là điều được đưa ra nhiều lần trong những năm gần đây, nhưng rõ ràng là ít có hiệu quả. Nhưng, hình như những tác nhân chính trị mới của đất nước – người dân Trung Quốc – đã nghe qua thông điệp của họ Lý và càng muốn lên mạng xuống đường để cho các quan chức địa phương biết rằng họ không thể quên nó.


Starr Senior Fellow and Director for Asia Studies
Expertise: Chinese domestic and foreign policy; U.S.-China relations; global environmental issues.
Programs: Asia Program
Elizabeth C. Economy là nhà nghiên cứu thâm niên thuộc Chương trình C.V. Starr và là giám đốc Ban Nghiên cứu châu Á tại trung tâm nghiên cứu chính sách Council on Foreign Relations tại Hoa Kỳ.





Translated by Trần Ngọc Cư


http://blogs.cfr.org/asia/2012/07/26/chinas-new-political-class-the-people/

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét