Tưởng Năng Tiến – Người về
Đầu Tư & Kinh Doanh Tình Cảm
https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzc3NYVFF3cFY5S0k/edit?usp=sharing
… Những “điều tiếng” quanh ngày về của Phạm duy, cũng như của Khánh Ly, khiến tôi chợt nhớ đến nhà văn Gabriel Marquez – người được tặng giải văn chương Nobel năm 1982 – vừa mới qua đời vào ngày 17 tháng 4 năm 2014 vừa qua.
Cuộc đời của nhân vật này, theo ký giả Hồng Nguyên Hoàng:
“...nếu tóm gọn, có lẽ nổi bật hai thứ: tác phẩm Trăm Năm Cô Đơn và người bạn… Fidel Castro. Tác phẩm ấy đã đem đến cho ông sự kính trọng của mọi người trên thế giới về văn tài. Ngược lại, tình bạn ấy đã khiến nhiều người trên thế giới… khinh bỉ ông. Thậm chí, một người từng là bạn của ông, cũng từng được giải thưởng Nobel về văn chương, là Mario Vargas Llosa người Peru, đã gọi ông là một “con điếm cao cấp” của Fidel Castro. Nhà độc tài Cuba thì gọi ông là ‘bạn tri kỷ’ và nói rằng luôn được đọc bản thảo trước khi những tác phẩm của ông xuất bản...
Cả Phạm Duy lẫn Trịnh Công Sơn đều không được “cao cấp” như Gabriel Marquez (và họ cũng không được cấp lãnh đạo nào của nhà nước Việt Nam coi là “tri kỷ” cả) nói gì đến cỡ Khánh Ly.
Nguyễn Xuân Nghĩa - Việt Nam có thể làm gì?
Vũ Hoàng & Nguyễn Xuân Nghĩa, RFA Ngày140514
Diễn Đàn Kinh Tế
Kinh tế Việt Nam là Công ty Vệ tinh của Trung Quốc?
https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzQ2hzWXZEcGRzNVk/edit?usp=sharing
… Khi Bắc Kinh đặt giàn khoan Hải Dương 981 vào khu vực đặc quyền kinh tế của Việt Nam thì người Việt có thể làm những gì? Câu hỏi này đang khiến nhiều người ở trong và ngoài nước cùng thắc mắc. Tiết mục Diễn đàn Kinh tế nêu vấn đề với chuyên gia Nguyễn-Xuân Nghĩa qua phần trao đổi do Vũ Hoàng thực hiện sau đây.
…- Việc họ đưa giàn khoan tối tân vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam không là bất ngờ vì nằm trong bước thứ hai, là khai thác lợi thế chiến thuật đã có sau khi chiếm Hoàng Sa của Việt Nam từ năm 1974, rồi một phần Trường Sa năm 1988 và chiếm Bãi cạn Scarborough của Phi Luật Tân vào năm 2012 mà không gặp sự chống đối chung.
Tập san Sử Địa 29
Đặc khảo về Hoàng Sa và Trường Sa
Nhóm Giáo sư, Sinh viên ĐH Sư phạm-Sài Gòn
https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzRm04MUUyNlFqUzA/edit?usp=sharing
Đặc khảo về Hoàng Sa và Trường Sa
• Thử đặt vấn đề Hoàng Sa - Nguyễn Nhã
• Quần đảo Hoàng Sa - Hoàng Xuân Hãn
• Phúc trình về công tác nghiên cứu phốt-phát lần cuối cùng tại quần đảo Hoàng Sa của phái đoàn chuyên viên hỗn hợp Nhật Việt vào mùa thu năm 1973 - Trần Hữu Châu
• Phúc trình cuộc thám sát hòn Nam Yít thuộc quần đảo Trường Sa vào mùa thu năm 1973 - Trịnh Tuấn Anh
• Những sử liệu Tây Phương minh chứng chủ quyền của Việt Nam và quần đảo Hoàng Sa - Trường Sa từ thời Pháp thuộc đến nay - Thái Văn Kiểm
• Hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa giữa Đông Hải - Lam Giang
• Hoàng Sa và Trường Sa, lãnh thổ Việt Nam - Lãng Hồ
• Những sử liệu chữ Hán minh chứng chủ quyền của Việt Nam trên quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa qua nhiều thế kỷ - Hãn Nguyên
• Thử khảo sát về quần đảo Hoàng Sa - Sơn Hồng Đức
• Hoàng Sa dưới mắt nhà địa chất H. Fontaine - Lạp Chúc Nguyễn Huy
• Phương diện địa danh học của hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa - Võ Long Tê
• Nhận xét về các luận cứ của Trung Hoa liên quan tới vấn đề chủ quyền hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa - Quốc Tuấn
• Hoàng Sa qua vài tài liệu văn khố của Hội Truyền Giáo Ba Lê - Nguyễn Nhã
• Các văn kiện chính thức xác nhận chủ quyền Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa từ thời Pháp thuộc tới nay - Bà và Ông Trần Đăng Đại
• Hoàng Sa qua những nhân chứng - Trần Thế Đức
• Thư mục chú giải về Hoàng Sa - Nhóm thư tịch sử địa
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét