Sống sót sau vụ thảm sát Thiên An Môn
http://www.project-syndicate.org/commentary/minxin-pei-asks-whether-the-chinese-communist-party-can-rule-for-another-quarter-century
https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzSGM2bi00MzJpSjg/edit?usp=sharing
… Nhân dịp kỷ niệm 25 năm vụ thảm sát Thiên An Môn ngày 4 tháng Sáu năm 1989, hai câu hỏi nổi bật được đặt ra là: Làm thế nào ĐCSTQ có thể sống sót trong một phần tư thế kỷ qua, và liệu họ có thể cai trị thêm được 25 năm tiếp theo?
Câu trả lời cho câu hỏi đầu tiên tương đối khá đơn giản. Điều chỉnh chính sách, thao tác các chiến thuật một cách khéo léo cùng với sự may mắn đã giúp ĐCSTQ giành được chiến thắng cũng như sự hỗ trợ cần thiết để họ duy trì quyền lực và đàn áp các lực lượng đe dọa đến quyền lực của họ.
Để chắc chắn đạt được các điều này thì họ cũng đã mặc phải nhiều sai lầm nghiêm trọng. Sau vụ thảm sát, các nhà lãnh đạo bảo thủ của Trung Quốc đã cố gắng đảo ngược chính sách cải cách tự do mà Đặng Tiểu Bình đã khởi xướng trong những năm 1980, dẫn đến suy thoái kinh tế trầm trọng. Và việc khối Liên Xô tan rã vào năm 1991 đã làm ĐCSTQ hoảng loạn.
Ls Lê Công Định -Đã sáng mắt ra chưa?
https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzZmhkQnprYVVid0E/edit?usp=sharing
…Nhân cuộc họp báo quốc tế về tranh chấp biển Đông do Bộ Ngoại giao Việt Nam tổ chức chiều ngày 23 tháng năm, 2014.
Trong cuộc họp báo này, không chỉ Việt Nam Cộng Hòa được đề cập đến một cách long trọng, mà cả Quốc Gia Việt Nam với Chính phủ của Quốc Trưởng Bảo Đại do Thủ Tướng Trần Văn Hữu đại diện tại Hội nghị Genève, cũng đã được nhấn mạnh như một thực thể công pháp.
Cần lưu ý, sự công nhận chính thức hay không của nhà nước hiện tại đối với hai quốc gia nêu trên hoàn toàn không quan trọng, bởi lẽ về mặt thực tế (de facto) hai quốc gia ấy đã hiện hữu như một pháp nhân công pháp với tên gọi, lãnh thổ, chính quyền và cư dân của mình; còn về mặt pháp lý (de jure) hai quốc gia đó được rất nhiều nhà nước khác đương thời công nhận về phương diện ngoại giao, thậm chí còn nhiều hơn cả Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa ở miền Bắc. Mặt khác, khi cùng tham gia vào hai Hội nghị Genève và Paris, Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa đã lần lượt mặc nhiên công nhận de jure Quốc Gia Việt Nam và Việt Nam Cộng Hòa rồi..
Tư liệu VẤN ĐỀ CÔNG HÀM NGÀY 14/9/1958 CỦA THỦ TƯỚNG PHẠM VĂN ĐỒNG
https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzZ1FHSTdxaUVERDg/edit?usp=sharing
… Hòa ước San Francisco 1951
Đầu tháng 9 năm 1951, theo lời mời của Chính phủ Hoa Kỳ, 51 quốc gia trước kia đã từng tham gia hay có liên hệ tới cuộc chiến chống xâm lược Nhật Bản từ năm 1939 đến năm 1945 đã tham dự Hội nghị Hòa bình nhóm họp ở thành phố San Francisco (Hoa Kỳ) để thảo luận vấn đề chấm dứt tình trạng chiến tranh và tái lập bang giao với Nhật Bản. Điểm đáng chú ý là cả Trung Quốc và Đài Loan đều không được mời tham dự hội nghị.
Trong hội nghị, vấn đề chính là thảo luận bản dự thảo hòa ước do hai nước Anh và Hoa Kỳ đề nghị ngày 12/7/1951. Ngày 8/9/1951, ngoại trừ Liên Xô, Ba Lan và Tiệp Khắc, các nước tham dự hội nghị đã ký hòa ước với Nhật Bản. (7)
Tại hội nghị này cho thấy hai quần đảo Hoàng Sa-Trường Sa được bao gồm trong vấn đề giàn xếp về lãnh thổ trong toàn văn Điều 2 của Hiệp ước:
Chương 2: Lãnh Thổ
Điều 2:
a) Nhật Bản, công nhận nền độc lập của Hàn Quốc, từ bỏ chủ quyền và yêu sách đối với Hàn Quốc, bao gồm đảo Quelpart, Port Hamilton và Dagelet.
b) Nhật Bản từ bỏ chủ quyền và yêu sách đối với Đài Loan và Pescadores.
c) Nhật Bản từ bỏ tất cả quyền, chủ quyền, và yêu sách về đảo Kurile, một phần của đảo Sakhalin và những đảo lân cận mà Nhật Bản làm chủ do kết quả của Hòa ước Portsmouth ngày 5 tháng 9 năm 1905.
d) Nhật Bản từ bỏ quyền, chủ quyền, và yêu sách liên quan đến việc uỷ nhiệm của Hội Quốc Liên, và chấp nhận quyết định của Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc ngày 2 tháng 4 năm 1947, mở rộng hệ thống quản trị đối với các đảo Thái Bình Dương nguyên thuộc quyền quản trị của Nhật Bản.
e) Nhật Bản từ bỏ tất cả mọi yêu sách về quyền hay chủ quyền hay quyền lợi liên quan đến bất cứ nơi nào ở Nam cực, cho dù xuất phát từ những hoạt động của Nhật hay bất cứ quốc gia nào khác.
f) Nhật Bản từ bỏ tất cả quyền, chủ quyền hay yêu sách về quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa
Chúng ta thấy rằng Hiệp ước không nêu tên nước nào sẽ làm chủ những lãnh thổ do Nhật Bản bỏ lại. Tuy nhiên, từ những điều trên, rất rõ ràng là mỗi đề mục đều liên quan đến quyền của một quốc gia, thí dụ:
- mục (b): quyền liên quan đến Trung Quốc
- mục (c): quyền liên quan đến Liên Xô
- mục (d): quyền liên quan đến Hoa Kỳ
- mục (f): quyền liên quan đến Việt Nam
Ngày 5/9/1951, trong phiên họp toàn thể thứ 2 của hội nghị San Francisco, đại biểu Liên Xô Andrei A. Gromyko sau khi chỉ trích tính cách bất hợp pháp và sự vô nghĩa của bản dự thảo hòa ước của Anh - Mỹ để ký với Nhật Bản đã đưa ra một đề nghị 7 điểm gọi là để hướng dẫn việc ký kết hòa ước thực sự với Nhật Bản. Điểm 6 đề nghị trao trả hai quần đảo Hoàng Sa-Trường Sa cho Trung Quốc.
“1. Thay đổi về điều 2.
(a) Thay vì đề mục (b) và (f) là đoạn văn sau đây: Nhật Bản công nhận chủ quyền toàn vẹn của nước Cộng hòa Nhân Dân Trung Hoa ở Mãn Châu, Đài Loan (Formosa) với những đảo lân cận của nó, đảo Penlinletao (The Pescadores), đảoTunshatsuntao (The Pratas Islands), cũng như quần đảo Sishatsunta và Chunshatsuntao (quần đảo Hoàng Sa, nhóm đảo Amphitrites, Maxfield) và quần đảo Nanshatsuntao bao gồm quần đảo Trường Sa, đồng thời Nhật Bản từ bỏ tất cả quyền, chủ quyền và yêu sách đối với những lãnh thổ nói trên”.
Trong phiên họp lần thứ 8 của Hội Nghị. Chủ tịch hội nghị đã loại bỏ yêu cầu này của Liên Xô ra khỏi nghị trình qua cuộc bầu phiếu với tỷ lệ 46 phiếu chống, 3 phiếu thuận và một phiếu trắng.
… Hai ngày sau, ngày 7/9/1951 Thủ tướng kiêm Ngoại trưởng Trần Văn Hữu, trưởng phái đoàn Quốc gia Việt Nam (8), đã lên tiếng tái xác định chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa trước 51 phái đoàn ngoại giao như sau:
“Et comme il faut franchement profiter de toutes occasions pour étouffer les germes de discorde, nous affirmons nos droits sur les îles Spratley et Paracels qui, de tout temps, ont fait partie du Viet Nam”.
Tạm dịch là: “Và để tận dụng không ngần ngại mọi cơ hội để dập tắt những mầm mống bất hòa, chúng tôi khẳng định chủ quyền của chúng tôi trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa từ xưa đến nay vẫn thuộc cương vực Việt Nam”. (9)
Lời tuyên bố của Đoàn đại biểu Quốc gia Việt Nam tại Hội nghị San Francisco (1951).
(Đăng trong tạp chí France-A’e số 66-67 Novembre-Décembre, 1951)
Lời tuyên bố của Trần Văn Hữu đã được Hội nghị San Francisco ghi vào biên bản và trong tất cả 51 phái đoàn, không có một phái đoàn nào phản đối. Điều này được coi như là sự chấp nhận toàn vẹn chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa-Trường Sa. Bản tuyên bố của Thủ tướng Trần Văn Hữu xác nhận chủ quyền đã hiện hữu, vì vậy nó có tác dụng đối với tất cả, ngay cả đối với những quốc gia không có mặt tại hội nghị (Cộng Hoà Nhân Dân Trung Hoa, Trung Hoa Dân Quốc). (10)
A number historical and juridical documents on Vietnam’s sovereignty over the Truong Sa and Hoang Sa archipelagoes
https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzMjVkMHZKbHdaRjQ/edit?usp=sharing
… In 1953, the French ship Ingénieur en chef Girod went on its survey trip on oceanography, geology, geography and ecology in the Hoàng Sa archipelago.
The Sài Gòn Administration, and later, both the government in South Vietnam (the Republic of Vietnam) and the Provisional Revolutionary Government of the Republic of South Vietnam exercised Vietnam’s sovereignty over the two archipelagoes of Hoàng Sa and Trường Sa.
Some of the evidence are as follows:
In 1956, the naval forces of the Sài Gòn Administration took over the Hoàng Sa and Trường Sa archipelagoes when France withdrew its troops.
Also in 1956, with the assistance of the Sài Gòn Administration’s naval forces, the Department of Mining, Technology and Small Industries organized a survey on four islands within the Hoàng Sa archipelago, namely Hoàng Sa (Pattle), Quang Ảnh (Money); Hữu Nhật (Robert) and Duy Mộng (Drumond).
On October 22nd, 1956, the Sài Gòn Administration placed the Trường Sa archipelago under Phước Tuy province.
On July 13th, 1961, the Sài Gòn Administration transferred the Hoàng Sa archipelago previously belonging to Thừa Thiên province to Quảng Nam province and set up on this archipelago a commune named as Định Hải, headed by an administrative envoy directly under the district of Hòa Vang.
Decree 174-NV dated 13th July 1961 by the President of the Republic of Vietnam
Ngô Đình Diệm
From 1961 to 1963, the Sài Gòn Administration in turn planted built sovereignty markers on major islands within the Trường Sa archipelago, such as Trường Sa, An Bang, Song Tử Tây, and so on.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét