Tướng Thanh đưa Hoa Kỳ và Nhật Bản vào thế việt vị tại Biển Đông
31/05/2014 Cầu Nhật Tân
https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzcEZGaVJyRVdYNE0/edit?usp=sharing
… Tại hội nghị quốc tế này có nhiều đoàn tham dự (trong đó có những đoàn đang rất ủng hộ ta trước Trung Quốc) nhưng trong bài phát biểu tướng Thanh chỉ dành từ BẠN riêng cho Trung Quốc khiến giới quan sát không khỏi giật mình và tự hỏi đây có phải ranh giới hệ tư tưởng mà Việt Nam muốn vạch ra giữa Hội nghị Đối thoại quốc phòng an ninh châu Á để chứng tỏ một sự tương đồng rất quan trọng với Trung Quốc và mọi sự ủng hộ của các nước khác dành cho Việt Nam đều không quan trọng bằng chữ BẠN này.
Hiện, dư luận đang xôn xao việc chỉ đạo “xuống giọng” tại Hội nghị Shangri La và việc trì hoãn chuyến thăm Hoa Kỳ của Phó thủ tướng Phạm Bình Minh hẳn phải có một thông điệp gì đó mà Hà Nội muốn chuyển tới Bắc Kinh cũng như thế giới.
Lá thư của T/S Nguyễn đình Thắng
Thưa Quý Anh, Chị,
Kể từ khi Trung Quốc đặt giàn khoan vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, thái độ của Hoa Kỳ đối với Việt Nam hứa hẹn nhiều thay đổi.
Trước hết, là một số nhận định và cập nhật.
(1) Vụ giàn khoan HD 981 tạo một cơ hội bất ngờ và hãn hữu để chúng ta đẩy nhanh tiến trình dân chủ hoá đất nước. Lý do là Việt Nam mất điểm tựa Trung Quốc. Trên nguyên tắc Hoa Kỳ không còn phải sợ Việt Nam ngả về Trung Quốc nếu mạnh tay đòi hỏi nhân quyền và dân chủ.
(2) Tại buổi đối thoại nhân quyền với Việt Nam vừa qua, phía Hoa Kỳ đã nói thẳng rằng cánh cửa cơ hội cho Việt Nam tham gia TPP chỉ mở từ giờ đến cuối năm, và Việt Nam phải thực tâm cải thiện nhân quyền. BNG Hoa Kỳ hoàn toàn đồng ý với những trọng tâm mà chúng ta đưa ra: phải trả tự do cho tất cả tù nhân lương tâm, phải tôn trọng quyền thành lập và tham gia công đoàn độc lập, phải xoá bỏ các công cụ đàn áp nhân quyền, và thực thi Công Ước LHQ về chống tra tấn.
(3) TNS Ben Cardin đang có mặt ở Việt Nam trong chuyến công du 2 ngày Hà Nội và 2 ngày Sài Gòn. TNS Cardin đồng ý rằng Việt Nam phải chứng minh cải thiện nhân quyền trước rồi mới tính đến TPP sau. TNS Cardin cũng đ ồng ý các vấn đề trọng tâm ở trên.
(4) DB Frank Wolf đang áp lực mạnh mẽ US Trade Representative (USTR), cơ cấu thương thảo TPP với Việt Nam, phải đẩy mạnh nhân quyền trong cuộc thương thảo TPP với Việt Nam. DB Wolf nắm ngân sách của USTR. Ngày hôm qua tôi cùng với anh Cù Huy Hà Vũ và vợ anh ấy đã được mời đến văn phòng của DB Wolf để trao đổi với phái đoàn 8 người của USTR.
(5) Chúng tôi cũng đã tiếp xúc với tổ chức công đoàn AFL/CIO để phối hợp với họ, cùng nhau đẩy lùi TPP cho Việt Nam. Họ đồng ý.
(6) Trong nhiều buổi họp, anh Vũ đã đóng vai trò “tiếng nói của người ở trong nước” một cách rất hiệu quả. Chúng ta có thế của công dân Hoa Kỳ, Đức, Pháp, Canada… nhưng không ở vị thế là tiếng nói trong nước. Sự kết hợp này tăng hiệu quả cho cuộc vận động của chúng ta.
(7) DB Cao Quang Ánh đã nói chuyện với các văn phòng Dân Biểu và TNS để yêu cầu tổ chức điều trần và ra nghị quyết về Biển Đ ông. DB Ánh cũng đã viết một bài quan điểm gửi cho các báo chí Mỹ.
Theo tôi, từ giờ đến cuối năm nay là cơ hội vàng để chúng ta tiến một bước dài trong cuộc vận động nhân quyền và dân chủ. Nhưng chúng ta phải đi, phải bước. Theo tôi, đây là những việc chúng ta cần làm gấp và ráo riết:
(1) Vận động mọi khuynh hướng trong chính quyền Hoa Kỳ, gồm cả Hành Pháp và Lập Pháp, đồng lòng áp lực Việt Nam tối đa trong lúc này để phải xoá bỏ các công cụ đàn áp và tôn trọng quyền tự do ngôn luận, hội họp ôn hoà (bao gồm biểu tình) và lập hội. Đây là ba quyền căn bản để xây dựng dân chủ. Việt Nam đang ở thế kẹt, không còn “bài tẩy” để đem ra đối phó.
(2) Vận động cho một kế hoạch chung trong khối người Việt ở hải ngoại để nâng ảnh hưởng cho quốc tế vận. Khởi đầu có thể chỉ đơn giản như là ghi lại các cuộc biểu tình chống Trung Quốc đang diễn ra khắp nơi và chuyển thông tin đến các giới chức chính quyền. Ở cấp cao thì có thể là sự phối hợp hành động ngày càng lan rộng trong các nhóm, các tổ chức của người Việt ở hải ngoại.
(3) Hướng dẫn và trợ giúp cho đồng bào trong nước để biết cách nương thế quốc tế và tập hợp lại thành thế và lực.
Ngay trước mắt, một số người trong ban tổ chức Ngày Vận Động Cho Việt Nam đã cùng nhau thành lập Coalition for a Free and Democratic Vietnam (CFDV) để công cuộc quốc tế vận mang tính liên tục thay vì mỗi năm một lần như Ngày Vận Động Cho Việt Nam. Một số nhỏ các Anh, Chị “hào kiệt” tham gia vào liên minh này cùng với những người bạn ngoài gia đình “hào kiệt”. Chắc chắn CFDV sẽ phải mời thêm một số “hào kiệt” nữa tham gia tuỳ vào nhu cầu của tình thế. Xin nhắc là chúng ta cần số đông các Anh Chị “hào kiệt” tiếp tục dồn sức để thực hiện kế hoạch 5 & 100 năm của chúng ta. Theo tôi, con đường dài chúng ta vẫn phải đi. Sự kiện giàn khoan HD 981 là một đột biến có thể giúp chúng ta đi nhanh hơn vài bước mà thôi.
Một việc làm trước mắt của CFDV là tổ chức Ngày Tranh Đấu Cho Việt Nam vào 16 tháng 7 tới đây ở HTĐ. Mong rằng tất cả chúng ta sẽ cố gắng tham gia và kêu gọi thêm thân hữu tham gia.
Kính thư,
Thắng
Nguyen Dinh Thang, PhD
CEO & President
BPSOS
Trung Quốc: Hành trình xa thẳm đến tự do
Đỗ Đăng Khoa chuyển ngữ
Aryeh Neier, Project-Syndicate
https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzWUVtRVdHei1qRkk/edit?usp=sharing
… NEW YORK - Hai mươi lăm năm trước vào ngày 4 tháng Sáu năm 1989, phong trào dân chủ và nhân quyền Trung Quốc đã bị lực lượng an ninh nghiền nát tại Quảng trường Thiên An Môn ở Bắc Kinh. Vào giữa thời điểm mà dân chủ đang lan rộng trên khắp thế giới, một số người cho rằng vụ đàn áp đẫm máu chỉ là một thất bại tạm thời trong cuộc chiến dành tự do; một số người khác xem đó như sự kết thúc của con đường dân chủ. Một phần tư thế kỷ trôi qua, cả hai kịch bản đều chưa hẳn đúng nhưng hy vọng cho sự thay đổi vẫn tiếp tục dậy sóng.
Trung Quốc của Mao Trạch Đông
Phan Ba dịch
https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzVUFhUEtjT2E3UVU/edit?usp=sharing
… Tên cướp đỏ
1921 – 1931: lần thăng tiến của Mao
Ralf Berhorst
Phan Ba dịch từ chuyên san lịch sử "Trung Quốc của Mao Trạch Đông" do GEO EPOCHE
xuất bản.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét