Thứ Sáu, 20 tháng 6, 2014

Alan Phan - Không Phải Biển Đông, Mà Là Baghdad…

Alan Phan - Không Phải Biển Đông, Mà Là Baghdad…

https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzVTRJbDNmcnVBbEU/edit?usp=sharing

… Vì quê hương đang phải đối phó với khủng hoảng Việt-Trung, nhiều người Việt nghĩ rằng tình hình Biển Đông sẽ tạo sóng lớn cho nền kinh tế toàn cầu, hay ít nhất là Đông Á. Gần như 70% các tin chính trong tháng vừa qua của các báo lề phải cũng như của mạng lề trái đều liên quan đến vụ giàn khoan và những phản ứng khác nhau của các lãnh đạo Việt.
Không một chuyên gia kinh tế độc lập nào của Âu Mỹ Nhật quan tâm về cuộc tranh chấp trên vì thực ra GDP của Việt Nam trên tổng số GDP của toàn cầu (85 ngàn tỷ USD vào 2012) nằm dưới 1.1 phần ngàn. Ngay cả với Trung Quốc, dù xẩy ra tình huống nào, ảnh hưởng của vụ tranh chấp cũng sẽ rất giới hạn.
Trong khi đó, cả thế giới đang theo dõi tình hình chuyển động tại Iraq và sự tồn tại của chánh phủ Maliki. Iraq đang cung cấp khoảng 2. 4 triệu b/d hay khoảng 15 % tổng sản lượng dầu của OPEC. Một cuộc nội chiến lâu dài giữa phe Shia và phe Sunni sẽ giảm sâu nguồn cung cấp và giá dầu sẽ tăng mạnh trong vài năm tới.
Dù Mỹ đang năng nổ nhất trong việc can thiệp vào Iraq để giữ cân bằng cho địa chính trỉ, kinh tế Mỹ sẽ vượt thoát dễ dàng các thử thách mới này. Ba lý do: Mỹ đã trở thành nhà cung cấp khí đốt số 1 của thế giới, đã gia tăng lượng sản xuất dầu lên vị trí thứ 3 thế giới (nhờ công nghệ shale oil); và đang giảm thiểu lượng tiêu thụ dầu đáng kể nhờ công nghệ mới về năng lượng như mặt trời, hygrogen…

Nguyễn Xuân Nghĩa – Bán dầu chống giặc..và kiếm lời

https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzTnZGME9qLW15OXc/edit?usp=sharing

* Thả dầu may ra thì đỡ thả bom!... *


Tuần qua, khi Iraq có loạn với lực lượng xưng danh Quốc gia Iraq và Đông phương (ISIL) từ Syria tràn qua đã chiếm các thành phố Mosul và Tikrit rồi uy hiếp thủ đô Baghdad, giá dầu thô đã tăng vọt. Hôm Thứ Năm 19, dầu thô trên thị trường Brent vượt mức 115 đồng một thùng, còn trên thị trường NYMEX của Mỹ vẫn cứ chờn vờn ở giá 107 đồng,

Do tình trạng cung cầu khá căng thẳng hiện nay, nếu xứ Iraq mới trở lại bán dầu ở giữa khu vực chiến lược về năng lượng là Trung Đông mà lại bị khủng hoảng và các giếng dầu bị tấn công thì kinh tế thế giới có thể lại bị tổng suy trầm nữa. Đó là kịch bản đáng ngại nếu giá dầu tăng thêm 20 đô la, trong khi Ngân hàng Thế giới vừa hạ mức tăng trưởng kinh tế toàn cầu từ 3,4% xuống 2,8% cho năm nay. Nhiều chuyên gia về thương phẩm và năng lượng còn nói đến giả thuyết kinh hoàng mà họ cho là khả thể, là dầu thô sẽ lên tới 200 đô la một thùng!

Khi ấy, kinh tế toàn cầu không chỉ suy trầm mà suy thoái, và trôi vào khủng hoảng.

Trung Quốc – Việt Nam ‘hứa không gây thêm căng thẳng ở Biển Đông’


https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzWVRxdmpkcVdOYlE/edit?usp=sharing

… Ủy viên Quốc vụ Trung Quốc Dương Khiết Trì vừa đến Hà Nội hôm thứ Tư trong bối cảnh Việt Nam và Trung Quốc tiếp tục chỉ trích đối phương về vị trí của giàn khoan dầu mà Bắc Kinh đặt trong vùng đặc quyền kinh tế thuộc chủ quyền của Việt Nam (EEZ). Các buổi gặp giữa Dương Khiết Trì cùng Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh cũng như Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã đánh dấu sự trao đổi cấp cao nhất giữa hai nước kể từ khi cuộc khủng hoảng bắt đầu vào đầu tháng Năm.
Phạm Bình Minh cho biết chuyến thăm của Dương Khiết Trì đến Việt Nam là một dấu hiệu tiến bộ. “Cuộc họp của chúng tôi … chứng minh rằng hai đảng và hai chính phủ Việt Nam và Trung Quốc mong muốn đối thoại để giải quyết tình hình phức tạp hiện nay ở Biển Đông”, hãng tin AP dẫn lời ông Minh. Thậm chí, cả hai nước đều bày tỏ sẵn sàng làm việc để thúc đẩy nhằm đưa mối quan hệ trở lại bình thường, nhưng cho đến nay vẫn chưa có dấu hiệu nay cho thấy cả Việt Nam lẫn Trung Quốc sẵn sàng để thực hiện các bước cụ thể để phá vỡ các bế tắc liên quan đến vụ giàn khoan dầu.

Yang's Visit Underlines China-Vietnam Standoff


State Councilor Yang Jiechi’s trip to Hanoi provided little hope that China-Vietnam ties are close to a thaw.


http://thediplomat.com/2014/06/yangs-visit-underlines-china-vietnam-standoff/

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét