Thứ Ba, 10 tháng 6, 2014

Trần Gia Phụng - Hành trình lá cờ đỏ

Trần Gia Phụng - Hành trình lá cờ đỏ

https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzNHVMVjNCSTU1TjA/edit?usp=sharing

… Tuyên cáo xác định hải phận là chuyện của Trung Quốc. Không nước nào trên thế giới trả lời bản tuyên cáo nầy trừ Bắc Việt. Ngày 14-9-1958, không có gì bắt buộc phải trả lời, thủ tướng Bắc Việt Phạm Văn Đồng, với sự đồng ý của Hồ Chí Minh và bộ Chính trị đảng Lao Động (tức đảng CSVN), gởi công hàm cho Trung Quốc “ghi nhận và tán thành bản tuyên bố ngày 4 tháng 9 năm 1958 của Chính phủ nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc”. Điều nầy có nghĩa là nhà nước Bắc Việt cộng sản tự động công nhận hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là của Trung Quốc theo điểm 1 và điểm 4 của tuyên cáo Trung Quốc. Trong lịch sử, so với Trần Ích Tắc (nhà Trần), Lê Chiêu Thống (nhà Hậu Lê) thì việc nhượng đảo do tổ tiên để lại của Hồ Chí Minh, Phạm Văn Đồng và đảng LĐ là tội phản quốc lớn lao hơn nhiều.

Với chủ trương chĩa mũi dùi vào Mỹ, Đại hội III đảng Lao Động năm 1960 quyết định phát động chiến tranh chống miền Nam, chống Mỹ cứu nước. Thật là khôi hài ở chỗ lúc đó (1960) Mỹ chưa đưa quân vào miền Nam Việt Nam. Quân Mỹ chỉ vào miền Nam Việt năm 1965, nhằm giúp Nam Việt sau khi Bắc Việt xâm lăng Nam Việt. Năm 1960, quân Mỹ chưa có mặt mà tại sao lại chống Mỹ cứu nước?

VIỆT NAM ƠI


Sáng tác mới của Nhạc Sĩ Trúc Hồ




Ta người nông dân
Ta người công nhân
Ta người sinh viên, em học sinh, anh người lính

Việt Nam ơi!

Đất nước ta khổ đau từng giờ
Hãy đứng lên đừng nên lo sợ
Ta thề không phản bội quê hương

Việt Nam ơi!

Bắc Trung Nam cùng nhau một lòng
Hãy đứng lên đập tan bạo tàn
Ta thề không nô lệ ngoại bang

Việt Nam ơi!

Đất nước ta khổ đau từng ngày
Hãy đứng lên đập tan độc tài
Ta giành quyền bảo vệ giang san

Việt Nam ơi!

Khắp năm Châu người dân một lòng
Hãy đứng lên con cháu Tiên Rồng
Ta cùng xây dựng lại Việt Nam

Việt Nam ơi!

UYÊN HẠNH – ÂU CHÂU VỚI TỰ DO NGÔN LUẬN – DÂN CHỦ – TÍN NGƯỠNG qua dữ kiện 12 bức biếm họa Thiên sứ Muhammed của Kurt Westergaard

https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzWWo1VnNibkRlMWs/edit?usp=sharing


... Giải thưởng Sappho:
Sappho là tên của nhà thơ cổ điển người nữ, là ”Biểu tượng bất thành văn của nhu cầu tự do và sự bình đẳng của con người”. Hội Tự Do Báo Chí của Đan Mạch họat động với giải thưởng lấy tên là Sappho. Hội có một lịch sử hình thành kể từ 1835-1848 và tiếp tục sau Ngày Lập Hiến 1848 của Đan Mạch. Đây là một tổ chức Đan Mạch có mục đích bảo vệ quyền tự do ngôn luận của giới truyền thông chống lại bất cứ một đe dọa nào.
Tổ chức nầy đã nhiều lần lên tiếng chỉ trích và phản đối Trung Quốc về vấn đề không có quyền tự do ngôn luận. Tháng 11 năm 2007, Hội đã tổ chức cuộc hội thảo với đề tài ”Ẩn Sau Gương Mặt Của Trung Quốc” để đưa ra thế giới và báo chí hòan cầu vấn đề bảo vệ nhân quyền tại Trung Quốc cũng như nói đến sự chiến đấu cho tự do dân chủ của những người đang xả thân tranh đấu cho quyền lợi nầy tại Trung Quốc hiện nay.
Năm 2007 Tổ chức đã trao giải Sappho cho sử gia Hoa kỳ ông Daniel Pipes cho quá trình tranh đấu bảo vệ quyền tự do ngôn luận của ông. Giải được trao ngày 10 tháng 3 năm 2007 tại Viện Bảo Tàng Lao Động, Thủ đô Copenhagen. Giải Sappho năm 2008 được trao cho Kurt Westergaard, tác giả 12 bức hình biếm họa Muhammed. Họa sĩ Kurt Westergaard là người đã tạo nhiều tranh luận nhất về vụ hình biếm họa Muhammed kể từ năm 2006. Do bị hăm dọa giết chết, ông đã phải sống ẩn náu dưới sự bảo vệ của cảnh sát kể từ đó đến giờ.

Tự do ngôn luận đang bị tấn công ở Đông Nam Á

Thanh Ngân chuyển ngữ

Mong Palatino, Tạp chí Diplomat

https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzZ0JBTHd1MkJWTGc/edit?usp=sharing

http://thediplomat.com/2014/06/free-speech-under-attack-in-southeast-asia/


… Tại Việt Nam, các phương tiện truyền thông chính thống của nước này vẫn tiếp tục nằm dưới sự giám sát chặt chẽ của nhà nước, trong khi các trang mạng truyền thông xã hội thường xuyên bị ngăn chặn. Nhiều blogger bất đồng chính kiến liên tục bị bắt giữ và bị kết án tù khắc nghiệt.
Khi Brunei công bố kế hoạch thực hiện bộ Luật Sharia trong cả nước, Quốc vương đã cảnh báo cư dân mạng không nên chỉ trích chính sách này. Hiện nay Philippines là một trong những nước có nền báo chí tự do nhất trong khu nhưng nước này được liệt kê vào danh sách những quốc gia nguy hiểm nhất trên thế giới đối với nhà báo, vì số lượng các vụ giết hại liên quan đến nhà báo vẫn chưa được giải quyết triệt để.
Có vẻ như tầm nhìn của một cộng đồng ASEAN thống nhất dựa trên một nền tảng chung đã được đưa vào hiện thực. Nhưng thay vì hội nhập kinh tế hoặc quân sự, nền tảng chung này lại phá hoại quyền tự do ngôn luận và các quy định chặt chẽ đối với nền tự do báo chí của khu vực.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét