Thứ Hai, 16 tháng 6, 2014

Điều gì sẽ đẩy Hoa Kỳ vào cuộc chiến với Trung Quốc?

Điều gì sẽ đẩy Hoa Kỳ vào cuộc chiến với Trung Quốc?

( bài song ngữ Việt-Anh)

Hãy quên đi vấn đề “xoay trục” hay “tái đối trọng”. Có một câu hỏi đơn giản hơn nhiều.
Harry White

Harry White is an analyst at the Australian Strategic Policy Institute (ASPI); these views are his own. Follow him on Twitter:@HarryEWWhit

https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jza25tYllRam5URkE/edit?usp=sharing

…“Việc tái đối trọng” hiện không hiệu quả. Washington muốn đảm bảo tồn tại một trật tự ở Á Châu mà ở đó họ ngồi ở đầu bàn và Trung Quốc theo đuổi các lợi ích của mình theo cách mà các nước láng giềng có thể chung sống với Trung Quốc. Nhưng hy vọng đó đang tắt dần. Để cho chúng ta cơ may tốt nhất là Hoa Kỳ duy trì được một vị thế mạnh mẽ và bền vững ở AC, Tổng thống (TT) Obama cần quyết định những điều mà ông ấy thật sự mong muốn và những điều mà ông ấy có thể sống mà không cần chúng. Trong bài diễn văn “West Point” tuần rồi, chúng ta nhìn thấy từ ngài Tổng thống một tia sáng le lói là điều đó sẽ được thực hiện.
Tính cho đến giờ, TT Obama đã nổ lực chế ngự Bắc Kinh bằng cách đi giữa việc làm yên lòng và ngăn cản. Cách tiếp cận quá mềm mỏng sẽ dẫn đến chủ nghĩa xét lại và quá cương quyết sẽ làm tăng khuynh hướng dẫn đến một mối quan hệ đối nghịch sâu sắc. Ông đã theo đường lối hòa giải ở hội nghị thượng đỉnh Sunnylands, đã cưỡng lại được lời kêu gọi của Nhật Bản là phải cứng rắn hơn với Trung Quốc về vấn đề quần đảo Senkaku/Điếu Ngư suốt gần cả năm ngoái, và chính quyền Hoa Kỳ, đại diện là ngài Phó tổng thống, đã đặc biệt thân thiện khi viếng thăm Bắc Kinh, kể cả sau tuyên bố khu vực nhận dạng phòng không ADIZ vào cuối năm 2013…

Nguyễn Xuân Nghĩa - Thành tích của Tổng thống Obama

Khi nhà cháy, Tổng thống Mỹ gọt bút chì hay gài chất nổ?


https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzZ1p3Z1lUd3JVZlU/edit?usp=sharing

… Đầu năm 2009, trước khi qua Á Châu thăm viếng Trung Quốc, Ngoại trưởng Hillary Clinton của Chính quyền Barack Obama vừa nhậm chức đã có một lời phát biểu phản ảnh trình độ thấp hèn của người thi hành chánh sách ngoại giao của chính quyền mới. Hillary bắn tiếng cho Bắc Kinh, rằng 1) Hoa Kỳ không để vấn đề nhân quyền chi phối quan hệ giữa hai nước, và 2) Trung Quốc nên tiếp tục mua Công khố phiếu của Mỹ.

Nhiều người có thể thông cảm với thái độ cầu tài đó vì Hoa Kỳ vừa bị một vụ khủng hoảng tài chánh và kinh tế đang bị suy trầm. Thế thì vì sao lại bảo rằng lời phát biểu ấy là thấp hèn?

Thấp là vì Hillary chẳng hiểu gì về tài chánh quốc tế. Nếu Bắc Kinh không mua tài sản Mỹ thì đầu tư vào đâu cho an toàn mà có lời? Quả nhiên là sau đó có một năm, một viên chức tài chánh Bắc Kinh hậm hực như sau: "Ghét Mỹ lắm, mà chẳng làm sao khác được!" Tức là tiếp tục châm tiền vào thị trường Hoa Kỳ. Vả lại, trong khoản công trái quá lớn của chính quyền Mỹ, Trung Quốc chỉ làm chủ chưa tới 10% và sẽ còn lỗ nặng nếu muốn bán tháo để bỏ chạy, hay để trả đòn.

Hillary hèn là vì công khai quỵ lụy một chế độ độc tài và phủ nhận những giá trị tinh thần mà Hoa Kỳ vẫn đề cao. Nhưng hai nhược điểm ấy không là độc quyền của người đang nghé cái ghế Tổng thống vào năm 2016 này.

Đấy là thuộc tính của Chính quyền Obama.

Tại sao người nghèo lại cần quyền sở hữu hay quyền sở hữu cho người bán hàng rong có thể tạo ra thịnh vượng như thế nào

http://www.fee.org/the_freeman/detail/why-the-poor-need-property-rights


Posted on Jun 16, 2014
Phạm Nguyên Trường dịch
James Peron, FEE

https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzRFVnakY3THg0bzQ/edit?usp=sharing

… Nhưng thế giới của hàng rong lại không có quyền sở hữu, và vì vậy mà mới có nhiều vấn đề. Người buôn bán không có quyền sở hữu chỗ đặt quầy hàng và biết rằng họ có thể bị đuổi đi bất cứ lúc nào. Thỉnh thoảng lại có một đội cảnh sát tới đuổi, tịch thu hàng hóa và tịch thu cả hàng quán nữa. Kết quả là người bán hàng không quan tâm tới việc đầu tư vào hàng quán. Chỉ cần môt tấm bìa các tông trải ngay trên nền đất cũng xong. Thêm nữa, sẽ trở thành khoản đầu tư mà họ không thể kham nổi vì sợ mất.
Hernando de Soto cũng nhận thấy vấn đề tương tự như thế ở những người bán hàng rong ở Peru. Ông viết như sau: “Nguy cơ bị đuổi luôn luôn đe dọa những người bán hàng rong, nhất là khi bị tắc đường hay dưới áp lực của người dân sống trong khu vực. Nói một cách thực tế, điều đó ngăn chặn mọi ý định đầu tư dài hạn nhằm cải thiện khu vực, buộc những người bán hàng rong tiếp tục sử dụng những chiếc xe đẩy chứ không làm hàng quán bằng vật liệu xây dựng, có điện, nước, tủ lạnh, kho và những vật dụng khác đủ chứa số hàng hóa cần thiết. Xây dựng những tiện nghi như toilet, chỗ để xe hay vườn cây sẽ là việc làm không thiết thực”[1].
Giải pháp cho cuộc xung đột khi những quyền lợi cạnh tranh với nhau có ý định chộp giật những tài sản thuộc quyền sở hữu chung là tư nhân hóa. Như tôi đã nói bên trên, giải pháp thay thế còn lại duy nhất là những biện pháp có tính độc đoán: công an, phạt và tịch thu[2].

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét