Thứ Ba, 17 tháng 6, 2014

Trần Thị Vĩnh Tường – Có phải “Tây Sa thuộc Trung quốc từ đời Hán”?

Trần Thị Vĩnh Tường – Có phải “Tây Sa thuộc Trung quốc từ đời Hán”?

https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzcU0yb29tTVVaZFE/edit?usp=sharing

… Nhà Hán bị khoá trong lục địa. Phía Đông Bắc là biển rất lạnh. Phía Bắc tràn lan toàn tuyết. Phía Tây Bắc là sa mạc núi non. Chỉ còn miền Nam sông Dương Tử, chìa khóa mở cho kinh tế Trung Hoa con đường thoát.
Đời Hán Vũ Đế, vua Hán thứ bẩy, sau gần 30 năm xuôi ngược ngoài biên thùy, Zhang Qian/Trương Khiên hoàn thành sứ mạng nối hai đế quốc Hán/La Mã. Con Đường Tơ Lụa thành hình với đoàn lữ hành mang hàng hoá trên lưng lạc đà xuôi ngược 7.000km sa mạc núi non, từ Tràng An đến bờ biển Caspien. Trên thực tế, Con Đường Tơ Lụa đứt đoạn bởi thiên nhiên, cướp bóc và quá nhiều thứ thuế từ hàng ngàn lãnh chúa địa phương, chưa kể hành trình xa xôi đi/về mất từ 6-8 năm mất luôn mạng sống. Phía Bắc luôn bị người Hung Nô tấn công. Nhà Hán chỉ còn cách hướng về phía Nam. Đó là lý do nhà Đông Hán cử lão tướng Mã Viện xuống đánh dẹp hai người đàn bà non trẻ là Hai Bà Trưng. Theo Toàn Thư: “Vua Hán bảo người tả hữu rằng “Dân Giao Chỉ hay làm loạn, chỉ nên ràng buộc mà thôi”. “Ràng buộc” tức quan hệ rất lỏng lẻo. Nhà Hán chỉ đặt Sĩ Nhiếp làm thái thú, ngồi chơi thâu thuế và thâu cống phẩm từ các “nước” nhỏ xung quanh.

Hideo Murakami
“VIỆT NAM” VÀ
VẤN ĐỀ XÂM LƯỢC CỦA TRUNG HOA


Ngô Bắc dịch

https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzUkhtY3UzQ2JTb2M/edit?usp=sharing

… Thái độ của Trung Hoa đối với Việt Nam (được họ gọi là An Nam) vào lúc bước sang thế kỷ thứ 19 khi danh hiệu “Việt Nam” được đẽo gọt sát gốc, gần nhất với bức tranh được đưa ra trên đây bởi ông Huang. Mục đích của bài viết này không đào sâu vào chính vấn đề sự xâm lược của Trung Hoa đối với một khu vực ngoại biên, tức Việt Nam, mà đúng hơn là để phơi bày các sự tế nhị trong mối quan hệ hiện diện giữa một bên là Việt Nam, và bên kia là Trung Hoa, như khi các sự tế nhị này được phát hiện và mang ra ánh sáng, trong hành vi phong tước được ban cấp bởi Trung Hoa cho một nước phụ thuộc, và vấn đề biện minh cho một sự tấn phong như thế chiếu theo các diễn biến sau đó. Tài liệu chính yếu để đưa đến sự công bố này là các văn kiện của triều đình nhà Thanh, được gồm trong bộ Đai Thanh Lịch Triều Thực Lực (Ta Ch’ing li-ch’ao shih-lu: The Actual Records of the Great Ch’ing Emperors).

Nguyễn-Xuân Nghĩa - Hòa Bình trong tầm đạn
June 17, 2014
Hoa Kỳ Nhìn Từ Bên Ngoài


https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzM1RTSVhnLWhqNUE/edit?usp=sharing

… Năm đó, Hoa Kỳ vừa hy vọng kết thúc một cuộc chiến dài nhất lịch sử của mình, một cuộc chiến đã gây tranh luận và phân hóa trong xã hội Mỹ. Tổng thống Mỹ báo tin vui với quốc dân. Cho nên ít ai ngờ là có ngày thế sự đảo điên khiến nước Mỹ lại cộng tác với một quốc gia đối thủ để cùng ngăn ngừa một lực lượng võ trang có biệt tài hiếu sát....

Chúng ta đang nói chuyện xưa hay chuyện nay vậy?

Chuyện xưa? Năm 1972, Tổng thống nổi danh chống cộng Richard Nixon đi đêm với Trung Cộng để phủi tay theo tinh thần "hòa bình trong danh dự" vào năm 1973 tại Việt Nam. Sau đó, Mỹ chưng hửng với nạn Khờ Me Đỏ tàn sát thường dân một xứ láng giềng của Việt Nam là Kampuchia. Rồi 40 năm sau, Việt Nam kêu cứu Hoa Kỳ về mối nguy Trung Quốc!

Chuyện nay? Cuối năm 2011, Tổng thống Barack Obama chào mừng xứ Iraq "hòa bình và dân chủ" khi Hoa Kỳ rút hết các đơn vị tác chiến khỏi một chiến trường đã gây nhiều tranh cãi. Để rồi giữa năm 2014, tuần này, Mỹ lại ngầm thảo luận với Iran về cách ngăn ngừa lực lượng võ trang có tài tàn sát là ISIL, "Islamic State of Iraq and ash-Sham"- Quốc gia Iraq và Cận Đông.

Khi nghe nói "hòa bình trong tầm tay", ta nên dè chừng hòa bình trong tầm đạn!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét