GÓC TÂM TÌNH VỚI BÁC HUỲNH TẤN MẪM
Lý Bích Thuỷ
8-7-2014
https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzQXNzMXJkR3drWW8/edit?usp=sharing
… Trước khi vào đề cho cháu xin phép được xưng hô là bác cháu, vì cháu là một thanh nữ đang sống ở Hải Ngoại. Nội, Cha, Chú cháu là những người là những người từng sống ở Sài Gòn trong khoãng thời gian mà bác quậy phá SG, và những người thân nầy của cháu đã phải xếp bút nghiên để bưóc vào quân ngũ, chứ không được ưu đải như bác, một thanh niên chưa từng bước chân vào nghiệp lính trong chế độ cộng hoà. Cũng có thể vì đó bác không biết được sự khốc liệt của cuộc chiến và sự xão trá của người cộng sản(?) Cháu cũng như bác chưa hân hạnh đưọc cầm súng ra chiến trường, nhưng cháu đưọc nghe kể và có tham khảo các tài liệu trên INTERNET, nên cháu cũng nhận ra được bề mặt phải và trái của cuộc chiến vừa qua. Cháu cũng có đọc qua về các việc làm của bác trong quá khứ, lúc bác còn là một sinh viên của Y Khoa SG.
Cháu chỉ tâm tình với bác bằng một góc độ riêng và từ sự hiểu biết của cháu về Bác mà thôi. Lý do mà cháu phải tâm tình với bác vì bác có đề cập đến người hải ngoại trong bức tâm thư của bác! https://www.facebook.com/tvietnam/posts/699625660084822
Chính sách tái cân bằng: Các nước đồng minh của Hoa Kỳ ở châu Á đóng vai trò như thế nào?
Đỗ Đăng Khoa chuyển ngữ, CTV Phía Trước
Hayley Channer, East–West Center
https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzTUNDejRRQkZPS00/edit?usp=sharing
… Chính sách tái cân bằng ở châu Á và sự hứa hẹn của Hoa Kỳ trở lại khu vực châu Á – Thái Bình Dương đã khiến một số nước đồng minh của Washington và các đối tác trong khu vực mong đợi Hoa Kỳ có thể làm nhiều hơn nữa ở khu vực này. Nhiều quốc gia – trong đó bao gồm cả Nhật Bản, Australia và Hàn Quốc – đều hoan nghênh chính sách tái cân bằng của Washington, mặc dù đã có những lời chỉ trích từ một số nước rằng Hoa Kỳ “chỉ khoa trương bằng lời nói và không có hành động nào cụ thể”. Trong khi chính sách tái cân bằng của Hoa Kỳ đã được diễn giải cụ thể thì ngược lại sự đóng góp từ các nước đồng minh vẫn chưa rõ ràng. Hoa Kỳ phải đối mặt với nhiều áp lực sau một thời gian dài cam kết hỗ trợ quân sự tại hai nước Iraq và Afghanistan. Sự cô lập và một môi trường an ninh toàn cầu đa dạng vẫn tiếp tục lây lan dẫn đến việc tài nguyên của Hoa Kỳ ngày càng suy yếu hơn. Những hạn chế này đã buộc Hoa Kỳ kỳ vọng vào các nước đồng minh ở châu Á cũng như trên toàn cầu để họ có thể đóng góp nhiều hơn. Câu hỏi đặt ra là Hoa Kỳ muốn các nước đồng minh làm những gì và trong lĩnh vực nào?
Hub and Spokes: How US Allies in Asia Can Contribute to the US Rebalance
By Hayley Channer
https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzVXUwdVhXal9MUkE/edit?usp=sharing
Hùng Tâm - Hoa Kỳ Lưỡng Bề Thọ Địch
Ngày 140709
Chuyên đánh đòn xóc, nước Mỹ lãnh cả hai đầu....
https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzVG9ZWnIzODZtY28/edit?usp=sharing
… Hoa Kỳ có truyền thống đối ngoại là hay tạo ra một tương quan lực lượng giữa các cường quốc bên ngoài để các nước canh chừng nhau mà không nước nào có thể thách đố quyền lực của Mỹ.
Vì chính sách thực dụng mà Hoa Kỳ hợp tác với Liên bang Xô viết để chống Đức quốc xã trong Thế chiến II, rồi giải vây và hợp tác với Trung Quốc để làm Liên Xô suy yếu như từ năm 1972 giữa thời Chiến tranh lạnh. Với chiều hướng đó, Hoa Kỳ có thể buông rơi đồng minh mà bắt tay với kẻ thù cũ. Những thí dụ như vậy kể ra thì rất nhiều.
Gần đây là sau vụ khủng bố 9-11, khi mở chiến dịch tấn công Afghanistan để lật đổ chế độ Taliban và tiêu diệt lực lượng al-Qaeda theo hệ phái Hòi giáo Sunni, Hoa Kỳ kín đáo hợp tác với một nước khét tiếng chống Mỹ là Iran, thuộc sắc tộc Ba Tư theo hệ phái Shia. Khi vào Iraq thì Mỹ lật đổ chế độ Saddam Hussein và hệ phái Sunni thiểu số bằng cách bắt tay với phe Shia thân Iran. Đến lúc khó khăn thì Chính quyền Bush dồn quân đánh tới để bắt tay với các lãnh tụ Sunni và tạo ra tương quan lực lượng giữa hai phe Sunni và Shia để Mỹ có thể rút lui khi hai phe canh chừng lẫn nhau.
Nhưng ngày nay, tình hình có thay đổi và Hoa Kỳ đang thọ địch từ cả hai đầu. "Hồ Sơ Người-Việt" sẽ tìm hiểu chuyện này qua một tin thời sự ít được chú ý....
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét