Thứ Ba, 15 tháng 7, 2014

TỰ DO THÔNG TIN – QUYỀN CON NGƯỜI ĐƯỢC BẢO VỆ TRÊN TOÀN THẾ GIỚI


TỰ DO THÔNG TIN – QUYỀN CON NGƯỜI ĐƯỢC BẢO VỆ TRÊN TOÀN THẾ GIỚI

Lichteinstyle chuyển ngữ, CTV Phía Trước
Toby Mendel, http://www.article19.org

https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzQ3lqR25JVGgtWmc/edit?usp=sharing

… http://www.article19.org/

“Người dân càng biết rõ sự thật, đất nước càng an toàn” – George Washington
Gần đây, quyền tự do thông tin, và đặc biệt quyền tiếp cận thông tin được lưu giữ bởi giới cầm quyền đã thu hút được nhiều sự chú ý. Trong 5 năm qua, một lượng kỷ lục những nước trên thế giới, bao gồm Cộng hòa quần đảo Fiji, Nhật Bản, Ấn Độ, Nam Phi, Trinidad và Tobago, Vương quốc Anh và một vài nước phương Tây, đã bắt đầu luật hóa quyền tự do này và cho nó có hiệu lực. Bằng việc đó, họ đã gia nhập những nước đã tuyên bố những luật tương tự trước đó, như Thụy Điển, Mỹ, Phần Lan, Hà Lan, Úc, Canada. Một vài cơ chế liên quốc gia đã bắt đầu dồn sự chú ý cho vấn đề này,đặc biệt là những chuyển biến tại Liên Hợp Quốc (LHQ) hay Khối thịnh vượng chung.
Tầm quan trọng của quyền tự do thông tin, với tư cách một quyền căn bản, là không có gì phải nghi ngờ. Tại hội nghị đầu tiên của Liên Hợp Quốc vào năm 1946, Hội đồng đã chấp thuận nghị quyết 59, tuyên bố : “Tự do thông tin là một quyền căn bản và… là tiêu chuẩn của mọi sự tự do mà Liên Hợp Quốc cống hiến cho nó”. Abid Hussain, báo cáo viên đặc biệt của Liên Hiệp Quốc về tự do ý kiến và biểu đạt, nhận định trong bản báo cáo năm 1995 tới Ủy ban nhân quyền rằng :
« Quyền tự do sẽ mất mọi sự hiệu lực nếu như con người không được tiếp cận thông tin. Tiếp cận thông tin là điều căn bản cho đời sống của nền dân chủ. Bởi vậy, ý đồ chiếm giữ thông tin từ người dân nói chung phải bị kiểm tra một cách mạnh mẽ »

TƯƠNG LAI DÂN CHỦ XÃ HỘI MỸ

Lane Kenworthy
http://njbrepository.blogspot.com/2014/01/americas-social-democratic-future-by.html

https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzRW9GT3pQSWk1LUE/edit?usp=sharing

Dẫn nhập của người dịch

Dân chủ xã hội đã được giới thiệu nhiều lần, nhưng phần lớn tập trung vào các mô hình dân chủ xã hội Bắc Âu. Trong tiểu luận sau đây, Lane Kenworthy phác họa một hành trình chậm rãi nhưng vững chắc của Hoa Kỳ trên con đường tiến tới một tương lai dân chủ xã hội. Theo tiên đoán của Kenworthy, tương lai này sẽ nằm ngay trong thế kỷ 21 và “không cực kỳ khác xa hiện tại”, mà chỉ “trở thành một phiên bản tốt hơn của chính mình hiện nay”.
Nền kinh tế hậu công nghiệp đặt cơ sở trên công nghệ thông tin và toàn cầu hóa đã tác động mạnh lên xã hội Mỹ. Việc đưa các cơ sở sản xuất ra nước ngoài và sự chuyển đổi ráo riết từ một nền kinh tế chế tạo sang kinh tế dịch vụ đã gây xáo trộn chóng mặt cho giai cấp công nhân, kể cả công nhân da trắng. Khủng hoảng này đòi hỏi một loạt chương trình xã hội nhằm giúp giới công nhân điều chỉnh lại nghề nghiệp và tái tham gia nền kinh tế mới.
Một thuộc tính khác của kinh tế hậu công nghiệp là tình trạng bất bình đẳng ngày càng trở nên nghiêm trọng. Kể từ thập niên 1970, lợi tức của một thiểu số rất nhỏ ở những nấc thang kinh tế cao nhất đã tăng lên nhiều lần, trong khi lợi tức của giai cấp trung lưu và thấp hơn, nhích lên không đáng kể. Lời than phiền được nghe nhiều nhất gần đây là, một phần trăm dân số Hoa Kỳ gồm những người giàu nhất đang nắm trong tay 23 phần trăm của cải cả nước.
Cuộc nổi dậy của Phong trào Chiếm phố Wall năm 2012 là một cảnh báo về khả năng một cuộc xung đột giai cấp và khủng hoảng xã hội có thể diễn ra . Để chặn đứng khả năng này từ trong trứng nước, dân chủ xã hội sẽ là một đồng thuận tất yếu giữa cánh Hữu và cánh Tả của chính trị Mỹ.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét