Thứ Hai, 7 tháng 7, 2014
Thường trực đối mặt với ngoại xâm và kinh nghiệm Phát triển Dân tộc
Thường trực đối mặt với ngoại xâm và kinh nghiệm Phát triển Dân tộc
https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzTUVWZk1XLWNwUjg/edit?usp=sharing
… Book Hunter: Đây là một đoạn trích trong chương III cuốn “Chính đề Việt Nam” của ông Ngô Đình Nhu, Cố vấn của chính phủ Việt Nam Cộng hòa. Trong thời điểm hiện nay, vấn đề Phát triển Dân tộc Việt trở nên cấp thiết, nhưng trước tiên chúng ta phải hiểu được “điều kiện nội bộ” trong vị thế của Việt Nam.
Tự do học thuật – Nền tảng vững chắc để Việt Nam trỗi dậy
Tự do học thuật là vấn đề then chốt trong việc nâng cao dân trí. Một nền học thuật không tự do, tức là không có sự lành mạnh thì không có giáo dục nhân văn, không có tự do tư tưởng, và điều đó đồng nghĩa với việc hết thế hệ này đến thế hệ khác, người dân trở thành đám đông bị dắt mũi bởi các thế lực kiểm soát hệ thống.
https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzaTN6VmR2WllHTTA/edit?usp=sharing
… Độc quyền thông tin và kiến thức
Ở Việt Nam, nếu ai đã từng là một sinh viên , chắc hẳn phải trải qua cảnh khó khăn trong việc tìm số liệu hoặc tài liệu để hoàn thành bài luận của mình. Không dễ dàng gì để các sinh viên tiếp cận với các viện nghiên cứu chuyên ngành, hay thậm chí là bất lực trong việc xin xỏ từ thư viện của khoa. Các thư viện công như Thư viện Quốc gia hay Thư viện địa phương, các bạn chỉ có thể tiếp cận các sách tồn kho của các Nhà xuất bản, và muốn nghiên cứu chuyên sâu các bạn phải có giấy giới thiệu của cơ quan nghiên cứu nào đó như Viện chuyên ngành hoặc trường đại học. Nếu bạn là một người nghiên cứu tự do mà không thuộc bất cứ cơ quan nghiên cứu nào lại càng khó tiếp cận hơn với các tư liệu chuyên ngành. Điều này dẫn đến một tình trang là đa số công chúng không hiểu các cơ quan nghiên cứu (đặc biệt là trực thuộc nhà nước) đang làm gì.
Đây là một điều hoàn toàn bất hợp lý. Ngân sách đổ vào các Cơ quan nghiên cứu nếu không phải từ Ngân quỹ nhà nước thì cũng từ các quỹ hỗ trợ học thuật của cộng đồng (đa phần là các NGO nước ngoài). Xuất phát điểm của những quỹ này đều đến từ người dân hay cộng đồng, và bởi thế các công trình nghiên cứu (nếu không thuộc bí mất quốc gia) phải được công bố công khai để bất cứ ai cũng có thể tiếp cận khi cần thiết. Điều bất hợp lý này trong nhiều năm không ai để ý và coi đó là đặc quyền của các Cơ quan nghiên cứu. Họ đã quen với lối nghĩ ngân sách của nhà nước hỗ trợ thì các công trình chỉ phục vụ nhà nước mà quên mất rằng ngân sách đó được gây dựng bằng tiền thuế của dân chúng. Bạn thử nghĩ xem, việc giữ khư khư kho tư liệu khổng lồ ấy liệu có phải là điều hợp lý?
Ghi chép về giàn khoan 981
( Tài liệu về xuất xứ, kỹ thuật..)
https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzUWkyYVV0ZVpUQXc/edit?usp=sharing
… Trong toàn bộ chiến lược biển đó, dầu khí tất nhiên là một lãnh vực họ không tiếc công sức đầu tư. Mặc dù đã có nhiều chuyên gia về nước sâu trong đó phải kể tới Chu Kế Mậu, tổng công trình sư thiết kế cái Giao Long, hay một đội ngũ đông đảo các chuyên gia về tàu ngầm,chinh phục dầu khí nước sâu vẫn phải trông cậy vào phương Tây, vừa mua làm nhái theo, vừa ăn cắp bí quyết… Bằng việc mua lại công ty Nexen Canada với giá 15,8 tỷ đô la, CNOOC đã giành được những bí quyết thăm dò, khai thác dầu khí vùng nước sâu mà họ rất thèm muốn. CNOOC cải tổ nhanh chóng từ khâu tổ chức, quản lý tới các giai đoạn công nghệ cụ thể để có thể gia nhập vào hàng ngũ những tập đoàn khai thác dầu khí hàng đầu. Ai cũng biết Nexen là một tên tuổi chuyên khai thác dầu khí tại Biển Bắc Anh, Tây Phi, Hoa Kỳ và bờ Tây Canada. Và để thiết kế giàn nửa chìm hoạt động nước sâu, CNOOC đã phải mua thiết kế cơ bản của công ty Friede & Golman lừng danh có trụ sở tại Houston Texas Hoa Kỳ. Với công ty này, CNOOC đã có mối thâm giao nếu ta biết rằng chủ tịch và CEO hiện của Friede & Goldman (viết tắt là FG) tên là Paul Geiger đã có giai đoạn làm việc như một kỹ sư trưởng tại CNOOC Trung Quốc từ các năm 1982-1990 (ngay khi CNOOC vừa mới được thành lập vào 1982!), rằng hàng loạt kỹ sư các loại của Trung Quốc đã sang làm việc tại FG Houston từ hàng chục năm nay, rằng Geiger là một tên tuổi lớn, người chủ trì và viết chương Giàn Khoan trong bộ sách Công Nghệ Đóng Tàu nổi tiếng do Thomas Lamb và SNAME xuất bản,cuốn sách mà các trường Việt Nam hiện đang cố gắng đọc và học hỏi …..Chỉ cần vào trang chủ của FG ,các bạn có thể tìm thấy cái thiết kế giàn nửa chìm có ký hiệu ExD, một thiết kế “tâm huyết”, một sản phẩm kiêu hãnh của FG đã được thực thi tại Trung Quốc với cái tên giàn nửa chìm “Haiyang Shiyou 981″.
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét