Thứ Sáu, 25 tháng 7, 2014

Trung Quốc Muốn "Thoát-Mỹ" – Mà Không Dễ


Trung Quốc Muốn "Thoát-Mỹ" – Mà Không Dễ


Vũ Hoàng & Nguyễn-Xuân Nghĩa, RFA Ngày 140724

Ghét Mỹ lắm mà vẫn phải cho vay tiền đề kiếm chút cháo - cho an toàn

https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzNkZFMm5ENmswV2c/edit?usp=sharing


… Vũ Hoàng: Bây giờ thì có lẽ thính giả của chúng ta hiểu ra nghịch lý mà ông nói là kinh tế Trung Quốc ở vào tình trạng "Mỹ thuộc". Kết luận của ông là gì?

Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Kinh tế Hoa Kỳ và cả Âu Châu nữa có nội lực riêng nên ít lệ thuộc vào xuất nhập cảng, tức là ít lệ thuộc vào xứ khác. Kinh tế Trung Quốc thì lệ thuộc vào xuất cảng đến gần phân nửa, tức là gấp đôi Hoa Kỳ và thực tế thì nằm trong vòng kiềm tỏa của Mỹ. Chuyện phũ phàng ấy, lãnh đạo Bắc Kinh có biết và cũng muốn thoát mà không xong. Với khối dự trữ ngoại tệ khổng lồ, họ được cái danh hão để hù dân là trở thành chủ nợ của nước Mỹ với một ngàn hai trăm tỷ Công khố phiếu Hoa Kỳ ở trong tay. Thật ra, họ cứ nơm nớp lo là khoản tài sản đó mất giá. Bây giờ còn lo thêm là vì nội tình bất ổn, và nhân công có tay nghề thì ít nên cứ đòi tăng lương làm cho giới đầu tư sẽ tìm xứ khác làm ăn. Tôi nghĩ lãnh đạo Bắc Kinh muốn "Thoát Mỹ" mà không nổi!

HỆ THỐNG SIÊU-QUYỀN-LỰC ẨN DANH

Edmund Burke

https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzbGdweDVQRlN2TlE/edit?usp=sharing


Edmund Burke
First published Mon Feb 23, 2004; substantive revision Thu Jan 14, 2010
Edmund Burke, author of Reflections on the Revolution in France, is known to a wide public as a classic political thinker: it is less well understood that his intellectual achievement depended upon his understanding of philosophy and use of it in the practical writings and speeches by which he is chiefly known. The present essay explores the character and significance of the use of philosophy in his thought.

Nhóm từ “Tập Đoàn Tài Phiệt” là phỏng dịch của hai chữ “Financial Oligarchy”. Từ ngữ “Oligarchy - tập đoàn” có nghĩa đen là “một số người cai trị hay chỉ huy” và nghĩa rộng là một hình thức cơ chế chính quyền trong đó quyền bính thực sự thuộc về một thiểu số người. Những người nầy có thể được phân biệt do giai cấp hoàng tộc, đảng phái – hay đúng hơn, Bộ Chính Trị - liên hệ gia đình, học vấn, tập đoàn, độc đảng như Đảng Cộng Sản, hay quyền hành quân sự. Những quốc gia như thế thường được kiểm soát bởi một số gia đình thượng đẳng truyền lại ảnh hưởng của họ từ thế hệ nầy sang thế hệ tiếp theo.

Tạp ghi Quỳnh Giao

Luân Tế - California
Khúc hát càng cao càng ít người thưởng ngoạn

https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzTG1fSFk2WUpwNFU/edit?usp=sharing

… Khác với những người viết tiểu sử tự thuật, người viết tạp ghi chủ quan nhưng không đề cao cái tôi của mình (Muốn tìm biết QG đã làm những gì thì quý vị phải đọc ở trang bìa sau, với một tấm ảnh nhỏ mặc áo dài tím, đeo kiềng vàng rất xinh). Cho nên viết Tạp Ghi thật là dễ và cũng thật là khó. Và tạp ghi của QG rất chủ quan vì nó đưa ra những nhận định riêng của người viết.

Chẳng hạn như:

-Về bài “Việt Nam Minh Châu Trời Đông” của nhạc sĩ Hùng Lân, QG viết :

“UY NGHI, LẪM LIỆT VÀ NHÂN BẢN NHẤT VÌ PHƠI PHỚI HỒN NƯỚC MÀ KHÔNG SẮT MÁU ĐÒI PHANH THÂY UỐNG MÁU QUÂN THÙ”.

Đã từ lâu tôi vẫn mong một ngày nào đó VNMCTD được chọn làm quốc ca vì thấy bài này hay quá, hùng tráng quá. Tôi chỉ biết là mình muốn mà không biết tại sao. QG đã giải thích cái tại sao đó cho tôi bằng câu trên.

Viết về nhạc sĩ Lê Thương, tác giả của Hòn Vọng Phu và của Tuổi Thơ và Thằng Cuội – Cuội ơi ta nói Cuội nghe, ở trên trăng mãi làm chi… QG viết :

“Ở MỘT HOÀN CẢNH TỐT ĐẸP KHÁC, NƯỚC TA ĐÃ PHẢI CÓ
MỘT VƯỜN HOA THIẾU NHI MANG TÊN ÔNG”.

Mấy ai nghĩ đến chuyện vinh danh cho người nhạc sĩ có công lớn với văn hóa này? Tôi nghĩ đây là một nhận xét đầy nhân bản, đầy văn hóa của một nghệ sĩ về một nghệ sĩ.

- Muốn biết tại sao người ta gọi QG là Ca sĩ mà không là “Hát sĩ”? Mà gọi thế là đúng. Quý vị về mở computer xem một vài cái YouTube ghi lại những hình ảnh các ca sĩ trình diễn ngày xưa rồi mở cuốn Tạp Ghi, đọc đến trang 281, thì biết.

- Nói về những tác phẩm tạm gọi là “Bán Cổ Điển Tây Phương” của Việt Nam, QG viết:

“Những nhạc sĩ đó muốn nâng cao trình độ nghệ thuật và mở ra những chân trời khác. Chúng ta thấy họ là những người cô đơn. Họ sáng tác cho chính họ và nhiều khi cũng chẳng mong đợi là tìm ra người tri kỷ trong đám đông”.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét