Thứ Năm, 17 tháng 7, 2014

Tưởng Năng Tiến – Bánh Vẽ & Áo Giấy



Tưởng Năng Tiến – Bánh Vẽ & Áo Giấy


https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzMnN2M3Z2M3RSQVU/edit?usp=sharing


… Cái chính tức là nhà trường hiện nay truyền sang học trò tinh thần thi nhau cạnh tranh để giành mọi loại danh hiệu.

Vương Trí Nhàn

Bốn mươi năm trước, khi luận về chuyện “Chúng Ta Qua Tiếng Nói,” nhà văn Võ Phiến đã có lời bàn:

“Chúng ta chỉ lấy làm quan trọng những ghi nhận của giác quan bằng những hình dạng màu sắc v.v. Mũi thì gọi là cái mũi, nhưng mắt lại là con mắt; trâu thì lúc nào cũng là con trâu, nhưng kiến thì có thể là cái kiến. Một bên linh động, một bên không linh động; một bên là giọng bình thường, một bên bị khinh thị: những ghi nhận như thế chúng ta không bỏ qua...

Chúng ta nói tiếng nói của giác quan, mà cũng là tiếng nói của tình cảm nữa.

Lão thợ rèn, gã thợ rèn, ông thợ rèn, bác thợ rèn..., tất cả đều là người thợ rèn. Nhưng mỗi người đặt trong một quan hệ tình cảm khác nhau đối với kẻ nói ... Chúng ta không nói một cách ‘khách quan’. Chúng ta nói đến một người nào là đồng thời nói luôn cả cái tình cảm của mình đối với người ấy.


Kinh Tế Trung Quốc Lớn Cở Nào?

Vũ Hoàng & Nguyễn-Xuân Nghĩa, RFA Ngày 140716


https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzNjFsdThhcmtYOEE/edit?usp=sharing



… Con ếch với nọc độc của con cóc, và muốn to bằng con bò

Vũ Hoàng: Chúng ta bước qua phần hậu quả của việc điều chỉnh. Thưa ông, khi một cơ quan có uy tín như Conference Board nêu ra những sai trệch như vậy thì sự thể sẽ ra sao?



Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Trên đại thể và khách quan mà nói thì sản lượng kinh tế Trung Quốc có được thổi tới 10%, 20% hay thậm chí hơn 30% cũng chẳng làm trái đất ngừng quay và ta chẳng nên lấy làm lạ vì nhân loại đã từng lầm lẫn như vậy!



- Tuy nhiên, nhìn từ Việt Nam vì lãnh đạo Hà Nội cứ coi Trung Quốc là mẫu mực, thì ta suy ra mức trầm trọng của sự lãng phí kinh tế và bất tài chính trị của một quốc gia. Họ ngốn phân nửa số than đá tiêu thụ trên thế giới và nhập khẩu nào dầu khí nào nguyên liệu để nhả ra một sản lượng chưa bằng một phần ba của Hoa Kỳ mà cứ đòi vượt qua nước Mỹ và uy hiếp thiên hạ!



- Hậu quả thứ hai là chuyện nội bộ Trung Quốc. Lãnh đạo xứ này ý thức được nhược điểm, khi Tổng lý Quốc vụ viện là Thủ tướng Lý Khắc Cường ngày nay đã phát biểu từ 10 năm trước, thời còn làm Bí thư tỉnh Liêu Ninh. Nhưng nhược điểm không chỉ là thống kê thiếu chính xác mà nằm trong cơ chế kinh tế và hệ thống chính trị. Vì vậy, tiến trình chuyển hướng và cải sửa mà lạnh đạo Bắc Kinh đã nói tới sẽ là khoảng thời gian dài hơn, với nhiều trở ngại chính trị lớn lao hơn. Với cái thế biểu kiến của nền kinh tế nhất nhì thế giới, họ phải giải quyết bài toán thực tế của một xứ lạc hậu, mà mắc bệnh tới cỡ nào thì có lẽ đảng cũng không biết hết.



Vũ Hoàng: Sau cùng thưa ông, hậu quả với thế giới bên ngoài là gì?



Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Tôi thiển nghĩ Trung Quốc là một anh to xác, bị mập phì trên đôi chân rất yếu nên có thể ngã bệnh, nhưng cái đầu lại mơ ước chuyện viển vông vĩ đại nên mới gây rủi ro cho thiên hạ!



- Với dân số đông, lãnh thổ rộng và ý chí cao, xứ này thật ra là cường quốc cấp vùng, ai cũng đồng ý như vậy. Nhưng nói tới sức mạnh quân sự đang uy hiếp thiên hạ thì việc đầu tư lãng phí với lạm phát cao có thể cho thấy sự mong manh của bộ máy quân sự. Nếu kể thêm kỹ thuật chiến tranh lạc hậu - tiên tiến nhất thì chỉ lấy được từ chiến cụ của Liên bang Nga thời Xô viết cách nay hai ba chục năm – ta thấy ra hai sự thật. Bộ máy chiến tranh có tiếng mà chưa có miếng nên lãnh đạo càng phải ráo riết ăn cắp. Kết hợp với bài toán kinh tế và chính trị cơ bản của họ thì các nước có thể suy ra động thái mâu thuẫn, là càng yếu bên trong lại càng muốn biểu dương bên ngoài nên lấy nhiều quyết định có rủi ro. Đấy là con ếch muốn to bằng con bò, nhưng tin rằng mình có nọc độc của con cóc!



Vũ Hoàng: Xin cảm tạ ông Nguyễn-Xuân Nghĩa, nhất là trong cách ví von lý thú của ông.



CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT?

Nếu Phương Tây cấm vận Trung quốc…..



https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzdFBrQnloQmhlNE0/edit?usp=sharing


…Khi Trung Quốc đưa giàn khoan vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, nhiều người đã nghĩ đến một cuộc đối đầu quân sự. Nhưng trong thế kỷ 21, các cường quốc thường nghĩ đến cấm vận kinh tế vì đây là vũ khí lợi hại nhất để ép đối thủ của họ phải nhượng bộ. Sự cấm vận của Mỹ và phương Tây đã khiến Nga phải bắt đầu nhượng bộ trong việc tranh chấp với Ukraine
Nếu Trung Quốc tiếp tục hung hăng trên biển Đông, đụng chạm đến quyền lợi của Mỹ và phương Tây thì việc cấm vận kinh tế Trung quốc là điều hoàn toàn xảy ra

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét