LS. Lê Công Định - Trận đánh Ban Mê Thuột 40 năm trước
LS. Lê Công Định
Theo Fb Lê Công Định
Khoảng 2 giờ sáng ngày 10/3/1975, khi Ban Mê Thuột còn đang trong giấc nồng, người dân và binh lính Việt Nam Cộng Hòa bỗng bị đánh thức dậy bằng tiếng pháo kích đinh tai của Cộng quân Bắc Việt. Đó là đợt tấn công khởi đầu các chiến dịch quân sự dẫn đến sự sụp đổ của Quân đoàn 2 nói riêng và toàn bộ Nam Việt nói chung sau đó. Đúng 7 giờ sáng ngày 11/3/1975, Cộng quân bắt đầu nã pháo vào Bộ Tư lịnh Sư đoàn 23 bộ binh, một trong hai sư đoàn chủ lực của Quân đoàn 2.
Đánh vào Ban Mê Thuột, Cộng quân bố trí đội hình tiến công trên 3 hướng, tạo thành 5 mũi tiến công sắc, nhọn: hướng Bắc 2 mũi, hướng Nam 2 mũi, riêng hướng Tây 1 mũi thọc sâu và thẳng vào mục tiêu chính là Sở chỉ huy tiền phương của Sư đoàn 23. Vào 10 giờ 30 phút ngày 11/3/1975, tức sau gần 33 giờ, Ban Mê Thuột thất thủ.
Bắc Việt chọn Ban Mê Thuột đánh trận mở màn vì vị trí này tuy then chốt nhưng được phòng thủ kém nhất sau hàng loạt hành động nghi binh hoàn hảo của Cộng quân khiến các tướng lĩnh Sài Gòn chuyển hướng nghĩ rằng Pleiku phải là mục tiêu tấn công chính. Trước đó một ngày, Thiếu tướng Phạm Văn Phú, Tư lịnh Quân đoàn 2, dù đã đến thị sát Ban Mê Thuột, vẫn không hề ngờ rằng mối đe dọa bị tấn công sẽ trở thành sự thật khốc liệt chôn vùi binh nghiệp của ông chỉ vài giờ sau.
Trên phương diện nghệ thuật quân sự đây là một trong những trận đánh đẹp và hiểm hóc bậc nhất của lịch sử thế giới hiện đại, bởi chiếm Ban Mê Thuột đã tạo ra đột biến về chiến lược, làm sụp đổ toàn bộ Tây Nguyên, vốn là địa bàn quân sự đặc biệt quan trọng đối với cả Nam phần. Trên thực tế, mất Tây Nguyên toàn hệ thống phòng ngự chiến lược của quân đội Sài Gòn bị chia cắt và rối loạn.
Sau 40 năm, trận Ban Mê Thuột đã đi vào dĩ vãng, nhưng bài học của nó vẫn nguyên vẹn như ngày nào: phòng thủ Tây Nguyên là điều tối quan trọng trong chiến lược quốc phòng nói chung của đất nước. Sự xâm chiếm của kẻ thù ngày nay không nhất thiết lộ liễu bằng quân đội. Thoạt đầu là kế hoạch ảnh hưởng và chi phối về kinh tế, kế đến là sự thâm nhập và bám trụ của một đội ngũ nhân lực ngày càng đông, sau đó là hành động gây rối loạn xã hội và nhân tâm. Đến thời điểm cần thiết, một đạo quân xuất hiện từ phía biên giới, xuất kỳ bất ý chiếm giữ Tây Nguyên bằng vũ lực, chia cắt hoàn toàn Nam Phần trong tầm tay.
Nhắc chuyện xưa không chỉ đơn thuần ôn cố, mà còn nhằm tri tân. Đánh nhau trong nhà, giết hại và hạ nhục anh em mình thì hả hê, dương dương tự đắc. Vài mươi năm sau, đối diện kẻ thù bên ngoài thì sợ hãi đến mức hèn hạ, chỉ trơ mắt nhìn đất đai và hải đảo từng bước rơi vào tay bọn cướp. Một quân đội từng tự hào bách chiến, bách thắng thuở nào, thấm nhuần nghệ thuật quân sự sau bao năm chinh chiến, chẳng lẽ giờ đây chỉ còn biết đấu võ mồm thôi? Mới tổ chức lễ hội kỷ niệm chiến thắng Đống Đa đại phá quân Thanh của vua Quang Trung, chẳng lẽ lại quên soi gương tiền nhân để còn biết tự hổ thẹn? Ông bà ta có câu “khôn nhà dại chợ” thật đầy ý nghĩa!
Bài phóng sự ngày 16 tháng 3-1975 trên Chính Luận Sài Gòn : Hoàng hôn chụp xuống Pleiku
https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzNVdnck93XzVfSVEyMWlaSkxPeExNN3lSQ1V3/view?usp=sharing
… Sau Khi Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn II Di Tản Về Nha Trang, Hoàng hôn chụp xuống Pleiku, Phố Xá Tràn Ngập Người: Trẻ, Già, Lớn, Bé Không Biết Đi Đâu
BANMÊTHUỘT, THÀNH PHỐ BỎ NGỎ
https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzZm0yYXNycGszaXUtbWp6cnlYX1ZyYzAxMEdB/view?usp=sharing
… Trung tâm thành phố và khu chợ bị cháy, dân chúng đổ xô nhau chạy tán loạn, nhóm chạy băng qua đường Tôn thất Thuyết, xuống suối Đốc Học, để đến Trường Tiểu Học Nguyễn Du, đối diện Dân Y Viện Banmêthuột, mong thoát khỏi thị xã bằng ngã cửa Nam thành phố, (nếu họ có thể vượt được vòng vây của Cộng quân đang bắn phá khu tư dinh tỉnh trưởng và Ty Ngân Khố). Nhóm khác, băng qua đường Quang Trung, chạy bọc sau Ciné Lo Do và dãy phố đồ gổ trên đường Y Jut để đến đường Phan bội Châu, lần về hưóng Trường Trung học Tỉnh Hạt (trường Bán công củ). Tại đường Phan bội Châu, 4 chiếc T54 đang án ngữ khu vực từ ngả 4 Phan Bội Châu - Nguyễn tri Phương đến nhà sách Văn Hoa trên đường Phan bội Châu. Thực sự lúc đó người ta không biết được T54 hay M113 của Thiết doàn 8, nhưng trong những người chạy loạn, có những sĩ quan lạc ngủ, đã hướng dẫn dân chúng chạy theo lối họ nhìn. Đòan người theo Phan bội Châu chạy đến Tôn Thất Thuyết, rồi theo Tôn thất Thuyết chạy đến đường Hòang Diệu Nguyễn thái Học. Từ ngã 4 Hoàng Diệu - Tôn thất Thuyết chạy dài đến Hoàng Diệu Nguyễn tri Phương, dân chúng tụ tập 2 bên đường nhìn về hướng Bộ Tư Lệnh Sư doàn 23 B binh như trông chờ 1 điều gì, trên bầu trời bộ tư lệnh, 2 chiếc máy bay trinh sát L19 vẫn quần quanh trên đầu Bộ Tư Lệnh, và đạn phòng không 37 ly hoặc 12 ly 7 của Cộng quân từ hướng Bandon (hướng tây thị xã) bắn lên đan chéo quanh 2 chiếc L19 như những bông dù làm thành 1 võng lưới, nhưng không 1 chiếc L19 nào trúng đạn.
BANMÊTHUỘT THẤT THỦ:
CÂU CHUYỆN BÊN LỀ
https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzUFpCSlkySHptRFpFOXFoUXhDMjhnWmNudlNV/view?usp=sharing
… Banmêthuột thất thủ là việc không ngờ được hay không thể nào, đối với những dân đinh của thị xã này. Về phía Quân, Cán Chính của tỉnh Darlắc, họ cũng không chấp nhận nỗi sự thất bại nhanh chóng của các lực lượng phòng thủ như Tiểu Khu, Hậu cứ Bộ Tư lệnh Sư Đoàn 23 BB hay Bộ Chỉ Huy Cảnh Sát Quốc Gia Tỉnh. Và vì vậy, người ta vẫn còn hy vọng quân đội sẽ đến giải tỏa, chỉ là nhanh hay chậm mà thôi.
Tin tức về Liên Đoàn 21 Biệt Động Quân vẫn còn chiến đấu ở vòng đai mặt Bắc thị Xã, Xã Đạt Lý, và hai Trung Đoàn Bộ Binh 44, 45 của Sư Đoàn 23 đã đổ xuống Quận Phước An.
Tin đồn 2 Tiểu đoàn Nhảy Dù đã đổ xuống Chi Khu Khanh Dương đang tiến về Chi Khu Phước An . . . Và cho đến lúc nhận được tin Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn II di tản về Nha Trang, lúc đó tâm trạng của họ thực sự đã rơi vào cảnh bi thảm đầy tuyệt vọng !
BANMÊTHUỘT
NHỮNG NGÀY ÐẦU TRONG TAY CỘNG QUÂN
https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzdUxJNG41V2NjeERuMV9CdjZrLVdqUEhnTmVN/view?usp=sharing
… Sau khi Cộng quân làm chủ thành phố Banmêthuột, nhiều rất nhiều những chuyện thật khôi hài, nhưng lại rất thật đã xày ra trên thành phố này. Không hiểu sau này, khi con, cháu, em út tôi lớn lên, đọc lại những điều tôi viết ở đây, chúng có tin được hay không, vì bây giờ đã là năm 1975, chỉ còn 25 năm nữa là hết thế kỷ thứ 20, thế giới loài người đang ở vào giai đoạn mà khoa học kỷ thuật đang tiến bộ cực thịnh, con người đã lên tận mặt trăng, và những cán bộ Cộng sản vẫn huyênh hoang vổ ngực "Xã hội chủ nghĩa là ưu việt, là đỉnh cao trí tuệ của loài người, là lương tâm của thời đại". Tôi cũng mong mỏi trong thế hệ trẻ mai sau, những người mà xã hội miền Bắc ưu đãi, có cơ hội, hoặc đã từng được du học, hay sẽ được du học ở các nước Cộng sản khác, nhìn lại xã hội miền Bắc từ 1954 đến 1975, tình trạng sinh hoạt và dân trí của miền Bắc, so sánh với xã hi của các nước mà họ đã, đang được du học, cũng như so sánh với xã hội miền Nam, dầu là với thành phố Banmêthuột nhỏ bé này, đễ thực sự nhìn rõ trình độ, dân trí của xã hội miền Bắc và hiểu rõ cái khốn khổ của những người dân Bắc.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét