Thứ Tư, 11 tháng 3, 2015

PHỐ NÚI BUỒN KHÔNG

PHỐ NÚI BUỒN KHÔNG

Tháng Ba phố núi buồn không
Hay đem giọt lệ thả dòng suối khô
Lá rừng rụng xuống phủ mồ
Giày Saut, áo trận điểm tô sơn hà
Sao thầy cô bạn khóc òa
Sân trường lặng lẽ tìm tà áo em
Nghe trong đạn pháo nửa đêm
Hoa Xuân vừa đến bên thềm tả tơi
Hỗn mang một cõi đất trời
Nước non biến loạn Ngày Mười Tháng Ba
Khuya em lạc mẹ mất cha
Sau lưng khói lửa nhạt nhòa tuổi thơ
Bên đường bom đạn tình cờ
Con ôm vú mẹ đâu ngờ tử sinh
Ngày tàn một cuộc chiến chinh
Sắc lan tím thẫm trăm nghìn thẳm sâu
Địu con lên rẫy lệ sầu
Suối rừng nghiêng ngả trong bầu hồ lô
Núi ơi khóc vạn nấm mồ
Sương mù trắng xóa khăn sô một đời
Tháng Ba ai khóc cho người
Khóc cho non nước một trời tang thương

Như Thương
(Viết để nhớ ngày mất Banmê 10/3/75)


Tùy bút Thị trấn cà phê hoa được viết vào tháng 3-75 và được đăng trên Tạp chí Thời Tập số phát hành vào tháng tư năm 1975. Số báo mang chủ đề Văn chương trước tình thế mới , không phát hành rộng rãi kịp. Chỉ có một số người may mắn có được. Nó được xem là số báo cuối cùng của miền Nam.

https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzUDlZT0FTMVhGRHlpVE4zbThPZDdoajJIbFN3/view?usp=sharing

…Trong hoàn cảnh giao thời đó, ở Bắc Mỹ, Thư Quán Bản Thảo ra mắt tháng 10-2001, Trần Hoài Thư phụ trách với sự hợp tác của thân hữu đã ra các số đặc biệt về văn-học miền Nam, về các nhà văn Y Uyên, Nguyễn Nghiệp Nhượng, Nguyễn Bắc Sơn, Võ Hồng, Dương Nghiễm Mậu, Lâm Hảo Dũng, Lâm Vị Thủy, Trần Dzạ Lữ, Doãn Dân, Nguyễn Nho Sa Mạc, Nguyễn Đức Sơn, Khoa Hữu, Nh. Tay Ngàn, dịch giả Phùng Thăng, các nhà văn nữ,… và về các tạp-chí/nhóm Ý Thức, Bách Khoa, Sáng Tạo, Khởi Hành, Vấn Đề, v.v. Cùng lúc, Thư Ấn Quán xuất-bản theo hình-thức book-on-demand, nhiều tuyển tập thơ văn miền Nam, xuất và tái bản các tác-phẩm của nhà văn thơ trẻ thời cuối thập niên 1960 và đầu 1970 như Lữ Quỳnh, Khuất Đẩu, Nguyễn Thanh Châu, Từ Thế Mộng, Phạm Cao Hoàng, Lê Văn Thiện, Linh Phương, Nguyễn Lệ Uyên, Nguyễn Bắc Sơn, Hoài Khanh, Đặng Tiến, Đặng Kim Côn, Nguyễn Thanh Châu, Hạc Thành Hoa, Hoàng Ziang Duy,v.v.; đặc-biệt là tập tiểu-thuyết về chiến-tranh thời kháng chiến của Nguyễn Thị Thanh Sâm (Cõi Đá Vàng, 2011).
Ở trong nước, lý luận thay đổi và ngôn-ngữ sử-dụng cũng đã thay đổi theo thời. Những từ "Ngụy, Mỹ Ngụy, bù nhìn, thực dân mới, v.v." dần mất trong diễn văn chính thức, chỉ sử-dụng khi cần cảnh cáo hay lo sợ phản-kháng. "Thực dân" Mỹ cũng trở thành bạn làm ăn, trao đổi thương mại và gần đây, phao quân sự! Tựa sách của nhà lý luận cộng-sản Trần Trọng Đăng Đàn nói trong phần đầu bài này được đổi từ Văn-học Thực dân mới Mỹ ở Miền Nam ra Văn-hóa Văn nghệ Nam Viêt Nam, 1954-1975 khi tái bản năm 1993 và 2000 một cách … "nhẹ nhàng"!
Trích từ:
http://damau.org/archives/35749
http://damau.org/archives/35752

Sắt và máu 

Sunday, December 07, 2014 2:31:17 PM
Tạp ghi Huy Phương

https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzMVR2OVBWZTVHS0dkSGg0U0xUUTQ1bHhuYW1F/view?usp=sharing
… Người ta gọi cờ của Cộng Sản Việt Nam là lá cờ máu, mà không phải chỉ Việt Nam, các nước Cộng Sản trên thế giới đều có lá cờ nền đỏ, từ Liên Bang Xô Viết, Trung Cộng, Bắc Hàn hay Cuba.

Một Góc Nhìn Khác Về Sự Đa Dạng Của Văn Hóa “Không Định Hướng”

CÁC “PHÊ PHÁN VĂN HỌC” (Thời VNCH)

https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzcFhMdUtOTkFTdk9OcVg0YTV1T2Z4cEduOUE4/view?usp=sharing

… Nếu nói rằng chế độ Việt Nam Cộng Hòa khởi đầu từ sau khi Hiệp Ðịnh Genève (1954) được ký kết cho đến khi Miền Nam Việt Nam bị VC cưỡng chiếm (30-4-1975), thì đã gần 21 năm… Nhìn lại với thời gian này, so với hiện tại thì người dân Miền Nam được hưởng cảnh tự do, dân chủ một cách thực sự… không như hiện nay đã bị khóa chặt bởi ý thức hệ “xã hội chủ nghĩa” khiến người cầm bút bị bắt buộc theo một định hướng được “đảng” đề ra.

Trần Hoài Thư - Ban Mê Thuột ngày đầu ngày cuối

https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzYTl4aUozSnpSMkQ0bnR2Z01ldEM5YmNVbWVN/view?usp=sharing

… Đây là một câu truyện được xây dựng từ những dữ kiện có thật theo lời kể của cựu thiếu úy trinh sát trung đoàn 45/SĐ23B và cũng là người bạn cùng một Sư đoàn, Nguyễn Lương Sơn. Tác giả mong được nói lên phần nào về một biến cố lịch sử mà những người lính vô danh VNCH đã là những chứng nhân, và hơn nữa đã tham dự thật sự vào, bằng máu, nước mắt, kiêu hãnh và tủi nhục trong những ngày oan nghiệt nhất của lịch sử đất nước từ ngày đầu tiên 10/3 đến ngày cuối cùng 17/3/75 tại Ban Mê Thuột.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét