Thứ Tư, 25 tháng 3, 2015

Sổ Tay Thượng Dân K’ Tien – Dưới Chân Tượng Bác

Sổ Tay Thượng Dân K’ Tien – Dưới Chân Tượng Bác

https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzZE9tS2dfQUg1NmgtUXRBZmtLVW5HSVdhSXhZ/view?usp=sharing

… The Montagnards have been repressed by Vietnam for decades. This has got to stop.
Mike Jendrejczyk
Ở xứ ta, xem ra, người thực sự (và duy nhất) hiểu thấu tâm hồn đơn sơ của Bác chính là nhà thơ Tố Hữu:
Mong manh áo vải hồn muôn trượng,
Hơn tượng đồng phơi những lối mòn.
Kỳ dư, không ai thấy được bản tính “khiêm tốn nhường ấy” ấy của Bác nên thiên hạ đã dựng cả đống tượng đồng phơi những lối mòn (tá lả) khắp mọi nơi – theo như ghi nhận của phóng viên Lý Trực Dũng:
“Chỉ trong khoảng 15 năm gần đây đã xuất hiện tới hàng trăm tượng đài trên cả nước. Có địa phương còn lên kế hoạch sẽ xây dựng cả trăm tượng đài sắp tới… Khó có thể tìm thấy một nước thứ hai trên thế giới có phong trào xây dựng tượng đài ào ạt trong một thời gian ngắn như vậy bằng 100% ngân sách nhà nước như Việt Nam. Công chúng đương thời thì bàng quan, thờ ơ với ‘tượng đài’, thứ mà Nhà nước đang hào phóng ban phát cho họ bằng tiền thuế của họ.”

Đánh Dấu 40 Năm Bỏ Nước Ra Đi Tìm Tự Do

Alfa Nguyên Nghĩa

http://thuduc-ontario.ca/

https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzVTJzSk1uRXVWSHZJX2QyZWpEZEQ3MjBxS1ZV/view?usp=sharing

… Cách đây 20 năm, ngày 30 tháng 4 năm 1995, với sự hỗ trợ đặc biệt của thành phố Ottawa, người Việt tị nạn tại Canada đã long trọng khánh thành Đài Kỷ Niệm (Thuyền Nhân) Việt Nam, ngay tại thủ đô Ottawa.
Năm nay 2015, đánh dấu 40 năm cả triệu người Việt Nam bỏ nước ra đi tìm tự do sau khi Cộng Sản chiếm Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) ngày 30 tháng 4 năm 1975. Dịp này, bên cạnh việc đặt viên đá đầu tiên xây dựng Đài Tưởng Niệm Nạn Nhân Của Chủ Nghĩa Cộng Sản tại thủ đô Ottawa vào ngày 30 tháng 4 (công trình này được chính phủ Canada hỗ trợ hơn 1 triệu Gia-kim); người ta còn được biết có Dự Luật S-219 “Journey to Freedom Day” (Ngày Hành Trình Tìm Tự Do) do Thượng nghị sĩ Ngô Thanh Hải đệ trình, đang được bàn thảo tại Hạ viện.

Hồi ký của Đại Tá Nguyễn Thành Trí, Tư Lệnh Phó Sư Đoàn Thuỷ Quân Lục Chiến: Tháng Tư Đen Và Binh Chủng Mũ Xanh

https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzcTZNX0czd2M5LVkwV2s3UHZuN3hQYUpuTkJr/view?usp=sharing

… Cựu Đại Tá Nguyễn Thành Trí, biệt danh Tango, sinh năm 1935, nguyên Tư Lệnh Phó Sư Đoàn Thuỷ Quân Lục Chiến VNCH từ 1972 cho tới cuối ngày 30 Tháng Tư 1975, đã trải qua 13 năm tù cộng sản, tới Hoa Kỳ theo chương trình HO., hiện định cư tại Houston Texas cùng vợ và 4 con.

Ngày 18 tháng Ba 1975, Đại tá Trí là Tư Lệnh Mặt Trận Tây Bắc Huế. Ngày 20-3, từ tuyến Mỹ Chánh trở vào vẫn nguyên vẹn. Mọi cuộc tấn công của Quân Bắc Việt vào phòng tuyến Thuỷ Quân Lục Chiến dọc hành lang sông Bồ và khu vực Cổ Bi đều bị đẩy lui. Nhưng rồi, chỉ 10 ngày sau những lệnh rút quân hoảng loạn từ thượng cấp, Sư Đoàn Thuỷ Quân Lục Chiến tại Vùng I chiến thuật với quân số chừng 11,000, khi được Cơ Xưởng Hạm 802 đưa về đến Vũng Tầu, chỉ còn khoảng 4,000 binh sĩ.
Sau đây là chuyện Tháng Tư Đen, trích từ hồi ký "Ngày Tháng Không Quên", của một tư lệnh mặt trận, kể về những ngày giờ sau cùng của binh chủng mũ xanh thiện chiến của Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà.

Phim Ride the Thunder và Kiều Chinh - Huy Phong

https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzcEhwRm8yNzUxSzZMbTMyZEJOb3AteGEtc3ZV/view?usp=sharing

… Tháng Tư 2015, kỷ niệm 40 Năm ngày Sàigòn và miền Nam sụp đổ. Nhân dịp tưởng niệm Tháng Tư Đen, Ride the Thunder Productions và Koster Film, LLC, sẽ trình chiếu ra mắt phim "Ride the Thunder" của đạo diễn Fred Koster vào ngày 27 tháng Ba, 2015 tại Regency Theatres, số 6721 Westminster Blvd., Westminster, CA 92683.
Truyện phim dựa theo cuốn sách cùng tên, "Ride the Thunder, A Vietnam War Story of Honor and Triumph" của tác giả Richard Botkin. Đây là cuốn phim đầu tiên thể hiện được danh dự và chiến thắng đích thực của các chiến sĩ VNCH và đồng minh Hoa Kỳ trong chiến tranh Việt Nam. Câu chuyện chính được kể là đôi bạn chiến đấu Việt-Mỹ: Thiếu tá Lê Ba Bình, tiểu đoàn trưỡng Tiểu đoàn 3 Thuỷ Quân Lục Chiến VNCH và Đại uý John Ripley, cố vấn Mỹ. Cũng là lần đầu tại Hoa Kỳ, cuốn phim có sự tham gia của nữ diễn viên Kiều Chinh như một Co-Producer.

Ride the Thunder - Official Trailer (2015)



Pictures from the movie in-the-making "Ride The Thunder" by KosterFilms






Một câu chuyện về Danh Dự và Vinh Quang trong cuộc chiến Việt Nam

https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzcjNXMDJZdzB5dXkwTC1PdldPeEZXdlk5TWVJ/view?usp=sharing


Lời nói đầu của Ban Biên Tập

Được sự ủy thác của Richard Botkins và Trung tá TQLC Lê Bá Bình, một trong những nhân vật chính trong cuốn sách "Ride The Thunder," Ban Biên Tập Diễn Đàn Cựu Sinh Viên Quân Y đang tiến hành công việc dịch thuật tác phẩm này qua tiếng Việt.

Nhằm cho bản dịch ít bị sai sót và giữ được sự trung thực, chúng tôi xin đón nhận mọi ý kiến đóng góp của quý độc giả. Xin chân thành cảm ơn quý vị.

Richard Botkin
(Bản dịch của Lý Văn Quý & Nguyễn Hiền)

Lời Tựa

Cuốn sách“Cưỡi Ngọn Sấm” đã lột tả được tinh thần và lòng quyết tâm của một nhóm "huynh đệ chi binh" khác thường - một toán nhỏ cố vấn Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ và các chiến binh TQLC VNCH bạn trong một tình hình đặc biệt khó khăn của cuộc chiến Việt Nam.

Richard Botkin đã ghi chép lại những chiến công của các TQLC Hoa Kỳ và bạn đồng minh VNCH đã lãnh trách nhiệm chính trong công cuộc đẩy lui cuộc xâm lược của Bắc quân tại địa đầu miền Nam Việt Nam, được biết đến như là cuộc Tổng tấn công mùa Phục Sinh (mùa hè đỏ lửa) 1972 đối với người Tây phương, một cuộc tấn công nhằm đánh gục một quốc gia.

Mặc dù tất cả những ai hiện diện tại nơi đó không ít thì nhiều đều có dính dáng đến những trận đánh khốc liệt trong những chuyến công vụ trước và những hành vi anh hùng và chỉ huy dũng cảm xảy ra khắp nơi, nhưng Botkin đã chú trọng vào ba nhân vật chính.

Trung tá Gerry Turley, người đã hiện diện trong vùng hai ngày trước cuộc tấn công để tiến hành một cuộc viếng thăm tưởng chừng như thường lệ trong một thời kỳ yên lắng. Hoàn cảnh và một loạt các yếu tố bất thường đã đưa đẩy ông lên một vai trò chỉ huy đặc biệt trong đời. Ông đã phải đối mặt với toan tính hủy diệt của bọn Bắc quân ngoan cố cũng như các trở ngại của bộ máy quan liêu của quân đội Hoa Kỳ và VNCH đã không đánh giá đúng sự suy xét của ông lúc ban đầu.

Ngoại trừ đối với những người đã quen thuộc với những câu chuyện về hành động của Đại úy Ripley tại cây cầu Đông Hà, rất khó mà không xác nhận cao tác động chiến lược của sự phá hủy cây cầu đó đối với những trận đánh còn lại tại Việt Nam sau buổi chiều Chủ nhật mùa Phục Sinh năm ấy.

Botkin làm nổi bật cho độc giả thấy mối liên quan đặc biệt giữa các cố vấn TQLC Hoa Kỳ đối với các TQLC Việt Nam mà họ đã phục vụ. Mối dây chân tình huynh đệ và tình bạn chân thành giữa Đại úy Ripley và Thiếu tá Lê Bá Bình, lúc đó đang chỉ huy bẩy trăm binh lính thuộc Tiểu đoàn 3 TQLC, đối diện với hơn hai chục ngàn quân Bắc Việt lăm le tiêu diệt họ tại Đông Hà, đã thăng hoa vượt lên trên cả ngôn ngữ và văn hóa khác biệt. Câu chuyện của hai người chiến binh vĩ đại cùng phục vụ cho một mục đích chung thật là hiển nhiên. Nếu đã có thêm nhiều người như Lê Bá Bình thì chắc chắn kết quả của cuộc chiến đã khác hẳn.

Khác với hầu hết các cuốn sách về thể loại này, Botkin đã theo dõi thật chi tiết cuộc sống gia đình của từng chiến binh và kể lại chiến sự qua trải nghiệm cá nhân của họ. Trong lúc nghiên cứu về lịch sử của chiến tranh người ta rất thường chỉ tập trung vào người lính chiến, do đó chỉ diễn tả nổi một nửa câu chuyện mà thôi.

Với tư cách một người đã từng tham dự những trận giao tranh tại đó, đã chứng kiến nhiều cuộc thử thách được ghi chép lại trong khoảng thời kỳ đặc biệt dữ dội lúc đó, tôi vẫn không mường tượng nổi những gì xảy ra cho bạn bè của chúng tôi sau khi phần tham chiến của người Mỹ đã kết thúc. Đối với các sĩ quan TQLC Việt Nam và gia đình họ, cơn ác mộng dường như bất tận của trại tù cải tạo mà Cộng sản đã chụp lên họ một cách tàn nhẫn từ sau tháng tư 1975, trong trường hợp của Lê Bá Bình là gần 12 năm trời, đã nói lên sự kiên trì, lòng nhẫn nại và niềm vinh quang của tinh thần con người.

Nước Mỹ đã có phước được những chiến binh như John Ripley và Gerry Turley phục vụ dưới cờ, nay lại còn may mắn gấp bội khi được kể thêm những người như Bình là công dân Hoa Kỳ. "Cưỡi Ngọn Sấm" là một cuốn sách hấp dẫn, ly kỳ rất đáng đọc, là một mảnh lịch sử chưa hề được nói đến bao giờ.

Chuẩn tướng James Joy TQLC Hoa Kỳ (hồi hưu)
Cố vấn trưởng cho Lữ đoàn 147 TQLC QLVNCH trong khoảng thời gian 1971-1972




Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét