TƯỞNG NIỆM NGÀY TANG YÊN BÁI
Tuyên Cáo Khởi Nghĩa của Việt Nam Quốc Dân Đảng năm 1930 ( Ảnh tư liệu của Trung Hiếu)
Việt Nam Minh Châu Trời Ðông
13 Anh hùng liệt sĩ VNQDĐ Vị Quốc Vong Thân:
Nguyễn Thái Học
Phó Đức Chính
Bùi Tử Toàn
Bùi Văn Chuẩn
Nguyễn An
Đào Văn Nhít
Ngô Văn Du
Nguyễn Văn Tiềm
Nguyễn Như Liên (20 tuổi, sinh viên) bí danh Ngọc Tỉnh
Nguyễn Văn Cửu
Lê Văn Tụ
Nguyễn Văn Tính
Hà Văn Lạo (25 tuổi)
NHỮNG ANH HÙNG TUẪN QUỐC
Thương tiếc các vị anh hùng vị quốc vong thân, trong số các bài thơ ca, có bài thơ "Ngày Tang Yên Bái" được in trong sách giáo khoa tiểu học thời bấy giờ (1930):
Ngày Tang Yên Bái
Gió căm hờn rền rĩ tiếng gào than
Từ lưng trời sương trắng rủ màn tang
Ánh mờ nhạt của bình minh rắc nhẹ
Trên Yên Bái đang u sầu và lặng lẽ
Giữa mấy hàng gươm sáng tỏa hào quang
Mười ba người liệt sĩ Việt hiên ngang
Thong thả tiến đến trước đài danh dự
Trong quần chúng đứng cúi đầu ủ rũ
Vài cụ già đầu bạc, lệ tràn rơi
Ngất người sau tiếng rú: "Ới, con ơi!"
Nét u buồn chợt mơ màng thoáng gợn
Trên khóe mắt đã từng khinh đau đớn
Của những trang anh kiệt sắp lìa đời
Nhưng chỉ trong giây lát vẻ tươi cười
Lại xuất hiện trên mặt người quắc thước
Đã là kẻ hiến thân đền nợ nước
Tình thân yêu quyến thuộc phải xem thường
Éo le thay! Muốn phụng sự quê hương
Phải dẫm nát bao lòng mình quí mến
Nhưng này đây, phút thiêng liêng đã đến
Sau cái nhìn chào non nước bi ai
Họ thản nhiên lần lượt bước lên đài
Và dõng dạc buông tiếng hô hùng dũng
"Việt Nam muôn năm!" Một đầu rơi rụng
"Việt Nam muôn năm!" Người kế tiến lên
Và tử thần kính cẩn đứng ghi tên
Những liệt sĩ vào bia người tuẫn quốc.
KHÔNG AI TRONG 13 CHÍ SỸ YÊN BÁI ĐÃ HÔ "VIỆT NAM QUỐC DÂN ĐẢNG MUÔN NĂM"
HÀO KHÍ NHỮNG ANH HÙNG YÊU NƯỚC ĐẦU THẾ KỶ 20
Lịch sử VN với nhiều trang sử đậm nét đấu tranh suốt chiều dài cứu nước và dựng nước, Việt tộc chúng ta phải trải qua những lúc thăng trầm, dân tình phải chịu cơ cực hành hạ dưới gót giày của bọn thái thú đến từ phương bắc. Tính từ năm 179 tr.TL, trãi qua 3 lần VN bị bắc thuộc cho đến khi Ngô Quyền dành lại quyền độc lập từ tay nhà Đường năm 939 - với chiến thắng Bạch Đằng, nước Việt mới thật sự được độc lập lâu dài.
https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzaGJEWVlkMzQybjFLbk5Ndkd4UHRleTV1anVJ/view?usp=sharing
Vụ Án Yên Bái : Không Thành Công Thì Thành Nhân
Cuộc khởi nghĩa của VNQDÐ năm 1930 là cuộc khởi nghĩa đầu tiên được lãnh đạo bởi lớp thanh niên tân học trẻ tuổi, khoảng chừng 18 đến 30. Ðiều nầy chứng tỏ sự thất bại của người Pháp đã bỏ công tổ chức giáo dục, tưởng rằng có thể hướng dẫn thanh niên đi theo con đường của họ, không ngờ những người thuộc thế hệ mới, xuất thân từ các trường cao đẳng Pháp, vẫn nối gót cha ông, quyết chí chống Pháp giành độc lập.
Cuộc khởi nghĩa Yên Bái đã gây một tiếng vang rất lớn trên chính trường Pháp cũng như ở Việt Nam.
Tại Pháp, sinh viên và thợ thuyền tổ chức biểu tình chống đàn áp và tàn sát (massacre) tại Ðông Dương, nổi bật nhất là cuộc mít tin trước điện Elysée (văn phòng tổng thống Pháp) của hơn 100 Việt kiều đưa đến việc Pháp trục xuất 19 du học sinh về nước trong đó có Tạ Thu Thâu (1905-1945), sau nầy là lãnh tụ nhóm La Lutte (Chiến đấu), Trần Văn Thạch (1903-1945), Nguyễn Văn Tạo (1908-1970), Trần Văn Giàu. Nhiều ký giả và nhà văn Pháp đã lên tiếng chỉ trích chính sách tàn bạo của toàn quyền Pierre Pasquier.(46) - trong nước, tại Hà Nội, sinh viên bí mật lạc quyên giúp đỡ gia đình những người bị kết án.. Một số tờ báo ở Nam Kỳ công khai ca ngợi sự can đảm của những nhà cách mạng như tờ Thần Chung, Phụ Nữ Tân Văn. Nguyễn Thái Học bị Pháp bắt ngày 20-2-1930 và đang khi Pháp sửa soạn đưa ông ra trước hội đồng đề hình thì ngày 6-3-1930, Phụ Nữ Tân Văn đăng một bài giới thiệu sự nghiệp của Nguyễn Thái Học.(47)
https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzdVdxNmdtTXlPRzJyWi0tVlJjQzZ0WDNSZFdV/view?usp=sharing
HOA YÊN BÁI
ĐỖ THÁI NHIÊN
Lúc bấy giờ trời tờ mờ
sáng, một buổi sáng mùa Hạ trên sân cỏ khô cằn, cạnh doanh trại của lính Khố
Xanh, thuộc tỉnh Yên Bái, Bắc Phần Việt Nam, NGUYỄN THÁI HỌC cùng với mười hai
đồng chí của ông lần lượt bước lên đoạn đầu đài đền nợ Nước. Mỗi người trước
khi lìa đời đều cố gắng hô to khẩu hiệu "Việt Nam Muôn Năm !" Tuy
nhiên hầu hết khẩu hiệu chưa kịp phát âm trọn vẹn đã bị lưỡi dao của chiếc máy
chém dập tắt một cách vội vàng và nghiệt ngã. Hôm ấy là ngày 17 tháng 6 năm
1930, nhằm ngày 21 tháng 5 năm Canh Ngọ...
Từ
Yên Báy 1930 đến Guyane 2010.
VIỆT
NAM QUỐC DÂN ĐẢNG, TÁM MƯƠI NĂM UẤT HẬN,
CẢM KHÁI VÀ NGẬM NGÙI.
Cung Nhật Thành
Cung Nhật Thành
(Tưởng nhớ anh linh các đảng viên VNQDĐ đã tranh đấu cho Tự Do và
hương hồn thân phụ, cụ Cung Thúc Vấn - đảng viên VNQDĐ từ những năm
1930.)
Ngày chủ nhật 04 tháng 12 năm 2011 tại Chùa Liên Hoa, Houston, VNQDĐ tổ chức
Đại Lễ Truy Điệu 325 Đảng Viên và 200 anh hùng dân tộc khác trong các cuộc khởi
nghĩa chống Pháp từ đầu thế kỷ 20, đã chịu bản án chung thân biệt xứ và chết
trong uất hận không bao giờ được nhìn thấy lại quê hương đất nước.
https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzNmh5V2VKamx6Qktvdk51X3VFZS05WXRqQURz/view?usp=sharing
Ngày chủ nhật 04 tháng 12 năm 2011 tại Chùa Liên Hoa, Houston, VNQDĐ tổ chức
Đại Lễ Truy Điệu 325 Đảng Viên và 200 anh hùng dân tộc khác trong các cuộc khởi
nghĩa chống Pháp từ đầu thế kỷ 20, đã chịu bản án chung thân biệt xứ và chết
trong uất hận không bao giờ được nhìn thấy lại quê hương đất nước.
https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzNmh5V2VKamx6Qktvdk51X3VFZS05WXRqQURz/view?usp=sharing
Tân Chính Khí Ca
Chính khí ca là thi phẩm ca tụng sự tuẫn tiết của Hoàng Diệu khi Pháp đánh chiếm Hà Nội năm 1882. Tuẫn tiết là tự hủy thân xác và chết vì nghĩa lớn, vì lý tưởng mà mình theo đuổi. Nghĩa lớn nhất trong đời người là nghĩa đối với nhân loại, quốc gia, dân tộc. Tuẫn tiết là nét đặc thù của một số nước Đông Á như Việt Nam, Trung Hoa, Nhật Bản. Riêng Việt Nam, nhiều cuộc tuẫn tiết rất anh hùng đã diễn ra trong lịch sử, đặc biệt nhất vào năm 1975, khi chính thể Việt Nam Cộng Hòa sụp đổ.
https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzT3oySG12RDAxNEVxNEE3T2pvakdUTVZYQlJz/view?usp=sharing
Tưởng niệm Cô Giang tuẫn tiết - 18/06/1930
Nguyễn Thị Giang sinh năm 1906 tại thị xã Phủ Lạng Thương, tỉnh Bắc Giang. Bà là con của ông Nguyễn văn Cao (?- 1925) và bà Nguyễn Thị Lưu (?- 1936) và là em ruột Nguyễn Thị Bắc, tức Cô Bắc.
Bà là con thứ hai trong một gia đình gồm bảy người con cả trai và gái, vốn quê ở môt làng dệt thuộc tỉnh Hà Đông, vì thân phụ tham gia phong trào văn thân nên phải dời lên buôn bán tại số 2 phố Thọ Xương, thị xã Phủ Lạng Thương (nay là thị xã Bắc Giang, tỉnh Hà Bắc).
https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzS3NyaHhJNXItRFY0Tm54THNHbW9ReFpXUFg4/view?usp=sharing
Vọng cổ CÔ GIANG TẾ NGUYỄN THÁI HỌC- Hương Chiều trình bày
“TÌNH SỬ CÔ GIANG” của Hương Chiều ..với sự đồng diễn của Nhóm Ca Cổ
Aí Hữu CHS Phan Thanh Giản -Đoàn Thị Điểm -Cần Thơ -Sydney Úc Châu để cùng tưởng
niệm NGÀY TANG YÊN BÁI 17-6
Trích đoạn 1:
Trích đoạn
3:
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét